1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trời nhà Scorta - Laurent Gaudé (Prix Goncourt 2004)

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi liebe215, 20/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Anna, cháu nghe nhé, bà già Carmela đang nói thầm với cháu đây... Cháu không biết bà... Lâu lắm rồi, bà là một mụ già lẫn cẫn mà cháu luôn tranh thật xa... Hồi ấy, bà chẳng nói gì cả... Bà chẳng nhận ra ai cả... Anna, cháu nghe nhé, lần này thì bà kể tất cả... Bà là Carmela Scorta... Bà được sinh ra nhiều lần vào những tuổi khác nhau... Trước hết, từ bàn tay Rocco vuốt nhẹ tóc bà... Rồi sau đó, trên boong của con tàu đưa bọn ta trở về đất nước lầm than này của chúng ta, từ đôi mắt của các anh trai nhìn ta... Từ nỗi xấu hổ nhận chìm và khi người ta lôi bà khỏi hàng người xin nhập cư ở đảo Ellis để loại bà ra...
    Mặt đất mở ra... Bà biết đó là để đón bà... Bà nghe thấy tiếng những người thân gọi bà. Bà không sợ... Mặt đất mở ra... Bà chỉ việc bước xuống qua khe nứt... Bà đi đến tâm điểm trái đất để gặp lại những người thân của mình... Bà bỏ lại đằng sau những gì nhỉ?... Anna... Bà muốn cháu nghe bà... Anna, cháu nghe nhé, lại gần đây... Bà là một cuộc hành trình toi công đến tận cùng thế giới... Bà là những ngày buồn dưới chân thành phố lớn nhất... Bà đã hóa dại, đã hèn nhát và đã rộng lượng... Bà là sự khô hạn của mặt trời và sự khát khao của biển cả.
    Bà đã không biết trả lời ông Raffaele ra sao và đến giờ, bà vẫn khóc vì chuyện ấy... Anna... Cho đến cùng, bà chỉ thành công trong mỗi một việc: là em gái những thành viên nhà Scorta... Bà đã không dám thuộc về ông Raffaele... Bà là Carmela Scorta... Bà biến đây... Xin mặt đất khép lại đằng sau tôi...
  2. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    X
    Đám rước thánh Elia
    Elia dậy muộn, đầu hơi nặng. Suốt đêm trời không ngớt nóng và ông ngủ không yên giấc. Maria đã soạn bình pha cà phê cho ông và đã ra mở cửa quầy thuốc lá. Ông ngồi dậy, tinh thần nặng nề, gáy đẫm mồ hôi. Ông chẳng nghĩ gì hết, ngoài chuyện hôm nay ắt sẽ là một ngày dài ?" đó là ngày hội Thánh bảo hộ Elia. Nước mát từ vòi hoa sen làm cho ông dễ chịu nhưng vừa ra khỏi buồng tắm, vừa mặc một chiếc sơ mi trắng cộc tay vào là cái nóng và hơi ẩm lại tấn công liền. Mới có mười giờ sáng. Hôm nay hẳn sẽ ngột ngạt đây.
    Vào giờ này, hàng hiên nhỏ mé ngoài nhà ông hãy còn râm mát. Ông đặt ở đó một chiếc ghế gỗ để ngồi uống cà phê, hi vọng hưởng một chút không khí thoáng đãng. Ông ở một ngôi nhà trắng nhỏ mái vòm lợp ngói đỏ. Kiểu nhà truyền thống của Montepuccio. Hàng hiên ở tầng trệt, ăn ra hè, có một thanh chắn bảo vệ. Ông ngồi đó, nhấm nháp cà phê, cố sao cho tỉnh hẳn.
    Bọn trẻ đang chơi ngoài phố. Thằng bé Giuseppe, con trai bà hàng xóm, hai anh em nhà Mariotti và mấy đứa khác mà Elia quen mặt. Chúng chơi trò tiêu diệt những tên địch vô hình, giả cách nhằm vào lũ chó trong phố hoặc chơi đuổi nhau. Chúng hò reo. Túm bắt nhau. Trốn. Đột nhiên, một câu nằm lại trong đầu ông. Một câu mà một thằng bé la to với các chơi của nó: ?oKhông được quyền vượt quá chỗ cái ông vechhietto (ông già bé nhỏ) đấy.? Elia ngẩng đầu lên ngắm phố. Bọn nhóc chơi trốn tìm, ẩn sau ba-rở-sốc của những ô-tô đậu dọc vỉa hè. Elia đưa mắt tìm một ông già nào đó để nắm được giới hạn phạm vi chơi của chúng là đâu, nhưng chẳng thấy ai. ?oKhông vượt quá chỗ vecchietto,? một thằng bé hét to, nhắc lại. Bấy giờ ông mới hiểu. Và điều đó làm ông mỉm cười. Vecchietto chính là ông. Ngồi đấy, trên chiếc ghế tựa của mình, ông là cái ông già bé nhỏ làm cọc tiêu định giới hạn cho trường đua. Thế là tâm trí ông thoát đi và ông quên luôn bọn trẻ với những tiếng la hét và những tiếng súng tượng trưng của chúng. Ông nhớ lại, ờ, các ông bác của ông cũng đã từng ngồi trước cửa nhà như ông hôm nay. Và hồi đó, ông thấy các vị đó già cốc đế. Ông nhớ là mẹ ông, trước khi chết, cũng đã ngồi trên chiếc ghế này, chính chiếc ghế rơm này, và cứ ngồi nguyên thế suốt buổi chiều ngắm đường ngắm phố và để cho những tiếng động của phố xá ùa vào đầy mình. Bây giờ đến lượt ông. Ông đã già. Cả một đời đã trôi qua. Con gái ông đã hai mươi tuổi. Anna. Đứa con gái mà ông ngắm hoài không chán. Phải. Thời gian đã trôi qua. Và giờ đến lượt ông ngồi trên chiếc ghế rơm nhìn lớp trẻ rảo bước diễu qua.
    Ông đã có hạnh phúc hay không? Ông ngẫm lại tất cả những năm tháng ấy. Làm sao cân lượng được một đời người? Đời mình cũng đã giống như mọi cuộc đời khác. Đầy niềm vui và nước mắt kế tiếp nhau. Ông đã mất những người ông yêu thương. Các bác ông. Mẹ ông. Em trai ông. Ông đã nếm trải nỗi buồn đau ấy. Cảm thấy mình còn lại độc trọi và vô dụng. Nhưng vẫn giữ lại được niềm vui trọn vẹn là có Maria và Anna bên mình, và điều đó bù lại tất cả. Ông đã từng có hạnh phúc không? Ông nghĩ lại những năm tháng kế sau vụ cháy cửa hiệu thuốc lá và đám cưới của ông. Ông thấy cái thời đó xa thẳm, như là một cuộc đời khác. Ông ngẫm lại những năm tháng ấy và ông thấy dường như dạo đó, ông không có một giây để lấy lại hơi. Ông đã chạy theo đồng tiền. Ông đã làm việc đến mức những đêm của ông không dài hơn những giấc ngủ trưa. Nhưng, phải, ông đã từng có hạnh phúc. Ông bác già Faelucc?T của mình có lí, một hôm ông đã nói với mình: ?oHãy tận hưởng mồ hôi.? Đó là điều đã cảy ra. Ông đã hạnh phúc và mệt nhoài. Hạnh phúc của ông nảy sinh từ sự mệt nhọc đó.
  3. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Ông đã chiến đấu. Ông đã bám trụ. Và bây giờ, khi mà ông đã trở thành cái lão già bé nhỏ ngồi lì trên chiếc ghế của mình, khi mà ông đã gây dựng lại được cửa hàng buôn bán, mang lại được cho vợ con một cuộc sống tiện nghi, khi mà ông đã có thể trọn vẹn hạnh phúc vì đã thoát vòng nguy hiểm, vì đã thoát cảnh lầm than, thì ông lại không cảm thấy cái cảm giác mãnh liệt ấy về hạnh phúc. Ông sống trong tiện nghi và yên ổn, như thế đã là may mắn rồi. Ông có tiền có của, nhưng cái hạnh phúc man rợ giành giật từ cuộc sống, cái hạnh phúc ấy đã lùi lại đằng sau ông.
    Thằng ku Giuseppe bị mẹ gọi về. Elia bị kéo ra khỏi dòng suy nghĩ bởi cái giọng ấm áp và mạnh mẽ của mẹ nó. Ông ngẩng đầu lên. Bọn nhóc đã ùa đi như một đàn châu chấu. Ông đứng dậy. Ngày sắp bắt đầu. Hôm nay là hội Thánh Elia. Trời nóng. Và ông lcos bao việc phải làm.
    Ông ra khỏi nhà và đi ngược lên corso. Làng đã khác xưa. Ông cố nhớ lại những gì đã có ở đây năm mươi năm trước. Có bao nhiêu cửa hàng ông biết từ hồi bé giờ vẫn còn? Mọi thứ đã dần dần biến đổi. Con cái đã kế tục công việc kinh doanh của cha. Các biển hàng đã thay mới. Các hàng hiên ngoài nhà đã mở rộng. Elia đi giữa những phố trang hoàng đón ngày hội, và đó quả là điều duy nhất không thay đổi. Ngày nay cũng như ngày xưa, sự nhiệt thành của dân làng thắp sáng lung linh những mặt tiền. Những dây đèn điện dăng từ vỉa hè này sang vỉa hè khác. Ông đi qua sạp hàng của người bán kẹo. Hai chiếc xe bò to tường đầy kẹo caramel, kẹo cam thảo, kẹo mút ..., đủ các loại làm bọn trẻ con hoa mắt. Xa hơn chút nữa, con trai một nông dân đang gạ trẻ con làm một tour trên lưng la. Gã đi xuôi đi ngược corso không biết mệt. Bọn nhóc bám theo con vật, thoạt đầu hơi sờ sờ, rồi van nài bố mẹ cho tiền đi một vòng nữa. Elia dừng lại. Ông nhớ đến chú lừa Muratti. Chú lừa hút thuốc của các bác ông. Đã bao lần ông và cậu em tra Donato đã cưỡi chú ta với niềm vui của kẻ chinh phục? Đã bao lần hai anh em đã van nài zio Mimi hay zio Pêp cho đi một vòng? Hai anh em rất yêu Muratti, thường rũ ra cười khi chí phì phèo cọng lúa mì dài ngoằng. Và khi, cuối cùng, con vật già, với con mắt gườm gườm và tinh quái, nhổ toẹt điếu thuốc với vẻ trễ nải của con lạc đà già trên sa mạc, thì họ vỗ tay như sấm. Muratti chết vì ung thư phổi ?" điều này là bằng chứng quyết định để thuyết phục mọi người rằng nó hút thực sự, cũng nuốt khói như người vậy. Nếu chú lừa già Muratti sống lâu hơn, Elia tất sẽ đặc biệt yêu quý chú. Con gái ông, Anna, ắt sẽ mê tít chú. Ông hình dung những nhịp cười giòn giã của cô bé Anna khi thấy chú lừa già. Ông ắt sẽ cho con gái cưỡi lừa đi chơi khắp các phố của Montepuccio và trẻ con trong khu phố ắt sẽ ớ ra kính phục. Nhưng Muratii chết rồi. Chú thuộc về một thời đã qua hẳn mà có lẽ Elia là người cuối cùng còn nhớ được. Ngẫm lại tất cả những cái đó, ông rơm rớm nước mắt. Không phải vì chú lừa, mà vì ông lại nghĩ đến em trai, Donato. Ông nhớ cái thằng nhóc kì lạ và lầm lì luôn chia sẻ mọi trò chơi với ông và biết mọi bí mật của ông. Phải, ông đã có một em trai. Và Donato là người duy nhất mà Elia có thể nói chuyện về thời thơ ấu của mình, biết chắc là sẽ được thông cảm. Mùi cà chua phơi khô ở nhà bác gái Mattea. Món cà nhồi thịt băm ở nhà bác gái Maria. Những cuộc choảng nhau bằng ném đá với bọn trẻ các phố bên. Donato đã sống trải mọi cái đó. Donato có thể nhớ lại nhưng năm tháng xa xôi ấy với cùng một độ chính xác và cùng một niềm hoài nhớ như ông. Và hôm nay, Elia còn có một mình. Donato không bao giờ trở lại và sự mất tích ấy đã xẻ hai nếp nhăn dài dưới mắt ông, những nếp nhăn của một người anh trai mồ côi em trai mình.
  4. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Độ ẩm làm da nhơm nhớp. Không một làn gió nhẹ khả dĩ làm khô mồ hôi trên cơ thể. Elia đi chậm để khỏi ướt đẫm chiếc sơ-mi, cẩn thận men theo các bức tường có bóng râm. Ông tới cái cổng sắt sơn trắng của nghĩa trang và đi vào.
    Vào giờ này, lại vào hôm nay là ngày lễ thánh bảo hộ, nghĩa trang vắng tanh, chẳng có ai. Các bà già đã dậy từ rất sớm đặt hoa lên mộ nhưng ông chồng quá cố của họ. Lúc này, tất thảy trống vắng và lặng lẽ.
    Ông đi sâu vào những lối đi, giữa nền đá hoa cương phơi mình dưới nắng. Ông bước chậm rãi, nheo mắt để đọc tên những người chết khắc trên bia đá. Tất cả các gia đình Montepuccio đều góp mặt ở đây. Gia đình Tavaglione, gia đình Biscotti, gia đình Esposito, gia đình De Nittis... Từ cha đến con. Anh chị em họ và cô, dì, thím. Tất tật. Toàn bộ nhiều thế hệ cùng tồn tại trong một khuôn viên đá hoa cương.
    ?oỞ đây, mình quen biết nhiều người hơn ở trong làng, ông nghĩ thầm. Lũ nhóc sáng nay có lí. Mình là một lão già bé nhỏ. Hầu hết những người thân của mình đều nằm ở đây. Mình nghĩ chính bằng vào đó mà ta thấy rằng thời gian đã bắt kịp ta.?
    Ông tìm thấy trong ý nghĩ này một thứ an ủi kì lạ. Ông bớt sợ chết khi nghĩ đến tất cả những người ông quen biết đã qua cầu này. Như đứa trẻ run sợ trước cái hố mà nó phải vượt qua, nhưng thấy các bạn đã nhảy và qua bên kia rồ, nó dạn lên và tự nhủ thầm: ?oNếu bọn nó đã làm, thì mình cũng có thể làm được.? Đó chính thị là điều ông tự nhủ. Nếu tất cả những người kia đã chết, những con người không dũng cảm hoặc thiện chiến hơn ông, thì đến lượt mình, ông cũng có thể chết.
    Lúc này, ông đến gần khu mộ những người thân của mình. Mỗi ông bác của ông đều được chôn cùng với vợ. Ở đây không có hầm mộ đủ lớn cho tất cả dọng họ Scorta. Nhưng họ đã làm đơn rành rọt xin được chôn không quá xa nhau. Elia lùi lại một chút. Ông ngồi xuống một chiếc ghế băng. Từ chỗ này, ông có thể nhìn thấy tất cả bọn họ. Bác Mimi va fan?T culo. Bác Peppe pancia piena. Bác Faelucc?T. Ông cứ ngồi thế hồi lâu. Dưới nắng. Quên cả nóng. Không buồn để ý đến mồ hôi ròng ròng chảy dọc sống lưng. Ông nhớ lại các ông bác nguyên như ông từng biết họ. Ông ngẫm lại những câu chuyện người ta đã kể cho ông nghe. Ông đã yêu ba con người ấy bằng tất cả trái tim của một đứa trẻ. Yêu hơn cả cha mình ?" lắm khi ông có cảm giác như cha mình là một người lạ, gượng gạo trong những buổi sum họp gia đình, không có khả năng truyền cho các con trai một chút gì đó của bản thân, trong khi các ông bác thì không ngừng chăm lo cho ông và Donato với sự rộng lượng của những người già chín chắn, có phần mệt mỏi với thế sự, trước những đứa trẻ tinh khôi và ngây thơ. Ông không thể liệt kê hết những gì ông đã sao chép từ họ. Những lời nói. Những cử chỉ. Cả những giá trị nữa. Ông nhận chân ra điều đó giờ đây khi ông đã thành cha: con gái ông thi thoảng vẫn rầy la ông về những cách nghĩ mà nó cho là cổ lỗ sĩ. Không bao giờ nhắc đến tiền bạc, trọng lời hứa. Hiếu khách. Và giận dai. Tất cả những cái đó là từ những ông bác. Ông biết thế.
  5. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Elia ngồi đó, trên chiếc ghế băng, một nụ cười trên môi, để cho những ý nghĩ lẫn lộn với kỉ niệm, giữa những con mèo như từ dưới đất chui lên. Phải chăng sức nóng của mặt trời xói thẳng xuống đầu đã làm ông hoang tưởng? Hay các hầm mộ thật sự để cho các vong hồn trong đó thoát ra một lúc? Ông có cảm giác như bị hoa mắt rồi ông nhìn thấy các ông bác mình đứng đó, cách không đầy hai trăm mét. Ông trông thấy họ. Dominico, Giuseppe và Raffaele, cả ba ngồi quanh một cái bàn gỗ, đánh bài, như trước kia họ vẫn thích làm thế mỗi chiều, trên corso. Ông sững sờ, không động cựa nữa. Ông nhìn thấy họ rất rõ. Có lẽ họ hơi già đi, nhưng chỉ chút ít thôi. Mỗi người vẫn giữ những tật của mình, những cử chỉ quen thuộc, hình dáng vẫn nguyên như thế. Họ cười vang. Nghĩa trang là của họ mà. Và các lối đi vang lên tiếng các lá bài bị quật thật mạnh, kêu đen đét trên mặt bàn gỗ.
    Cách bàn một chút là Carmela. Bà quan sát ván bài. Chê một ông anh khi ông này đánh dở. Bênh một ông khác khi bị các ông kia hù.
    Một giọt mồ hôi từ lông mày nhỏ xuống là Elia nhắm mắt lại. Ông nhận ra trời đang nắng gắt. Ông đứng dậy. Và không rời mắt khỏi những người thân, ông bước giật lùi, xa dần. Phút chốc, ông không nghe thấy tiếng họ trò chuyện nữa. Ông làm dấu thánh giá và cầu Chúa phù hộ cho họ, kính cẩn xin người cứ cho họ tiếp tục chơi bài, chừng nào thế giới còn là thế giới.
    Rồi ông quay gót đi.
    Bấy giờ, ông cảm thấy bức thiết muốn nói chuyện với don Salvatore. Không phải như con chiên xứ đạo nói chuyện với cha xứ - Elia ít khi đi lễ nhà thờ - mà như người với người. Ông già người Calabre vẫn còn sống, theo cái nhịp chậm rãi của tuổi già. Một cha xứ mới đã đến Montepuccio. Một người trẻ tuổi gốc gác ở Bari tên là don Lino. Được lòng phụ nữ. Các bà các cô tôn sùng ông và không ngớt nói rằng đã đến lúc Montepuccio phải có một cha xứ hiện đại thấu hiểu những vấn đề của hôm nay và biết nói với lớp trẻ. Và thực tế, don Lino biết làm xúc động trái tim lớp trẻ. Ông là bạn tâm sự của họ. Ông chơi guitar trong những tối vui kéo dài trên bãi biển, mùa hè. Ông trấn an các bà mẹ. Thưởng thức món bánh kem mứt họ làm và lắng nghe những vấn đề lứa đôi của họ với một nụ cười đầy dè giữ và tập trung. Montepuccio tự hào về cha xứ của mình. Toàn thể Montepuccio, trừ những ông bà già chỉ thấy ở ông ta mọt gã ga-lăng. Họ thích nhất sự thẳng thắn và cộc cằn đầy chất nông dân của don Salvatore và cho gã Barese (người vùng Bari) này không có cái bản lĩnh của người tiền nhiệm của gã
  6. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Don Salvatore không chịu rời Montepuccio. Ông muốn sống những ngày cuối ở đây, giữa những con chiên của mình, trong nhà thờ của mình. Thật không đoán tuổi con người vùng Calabre này. Đó là một ông già khô quắt, bắp thịt cuồn cuộn, mắt diều hâu. Ông đã xấp xỉ tám mươi và thời gian như quên bẵng ông và cái chết thì chưa đến.
    Elia tìm thấy cha ở mảnh vườn con của cha, chân lấp trong cỏ và tay cầm một tách cà phê. Don Salvatore mời ông ngồi xuống cạnh mình. Hai người rất yêu quý nhau. Họ bàn phiếm một chút rồi Elia thổ lộ với bạn mình về những điều dằn vặt ông:
    ?oCác thế hệ nối tiếp nhau, don Salvatore. Và chung cuộc, điều đó có nghĩa gì? Liệu cuối cùng, chúng ta có tới được cái gì không? Hãy xem gia đình con. Gia tộc Scorta. Mỗi người chiến đấu theo cách của mình. Và, theo cách của mình, mỗi người đã vượt lên được chính mình. Để đi đến cái gì? Đến con ư? Con có thực sự khấm khá hơn các bác con không? Không. Vậy thì ích gì những nổ lực của họ. Chẳng ích gì cả. Don Salvatore, chẳng ích gì. Tự bảo mình vậy mà phát khóc.
    _ Phải, don Salvatore đáp, các thế hệ nối tiếp nhau. Chỉ cần làm cho tốt phần của mình, rồi truyền gậy và nhường chỗ của mình.?
    Elia im lặng một lát. Ông thích ở vị cha xứ các cách bộc trực không cố đơn giản hóa vấn đề hoặc đắp cho nó một khía cạnh tích cực. Rất nhiều người của Nhà Thờ mắc cái khuyết điểm ấy. Họ đem thiên đường rao bán cho con chiên, điều đó khiến họ tuôn ra những bài thuyết giảng an ủi ngớ ngẩn, rẻ tiền. Don Salvatore thì không. Tưởng như đức tin của cha không mang lại an ủi nào.
    ?oElia, vị cha xứ nói tiếp, đúng là trước khi con tới, cha cũng tự hỏi cái làng này đã trở thành cái gì rồi? Cũng cùng một vấn đề đấy. Nói cho cha nghe, Montepuccio đã trở thành cái gì?
    _ Một cái bị đầy tiền trên một đống sỏi, Elia chua chát nói.
    _ Phải, tiền bạc đã làm họ phát điên. Khao khát có tiền. Sợ không có tiền. Tiền là ám ảnh duy nhất của họ.
    _ Có lẽ thế, nhưng phải công nhận là dân Montepuccio không chết đói nữa, Elia nói thêm. Trẻ con thôi không bị sốt rét và mọi nhà đều có nước máy.
    _ Phải, don Salvatore nói. Chúng ta đã giàu lên, nhưng một ngày kia, ai sẽ đo được sự bần cùng hóa đi kèm với diễn tiến này. Đời sống của làng nghèo đi. Bọn ngu đần này thậm chí không thấy điều đó.?
    Elia nghĩ vị cha xứ nói hơi quá nhưng rồi ông nghĩ đến đời sống của các ông bác mình. Những gì các ông bác đã làm cho nhau, Elia có làm cho Donato em trai mình không?
    ?oBây giờ đến lượt chúng ta chết, Elia, vị cha xứ nói câu này rất dịu dàng.
    _ Vâng, Elia đáp. Cuộc đời con đã lui lại đằng sau. Một cuộc đời thuốc lá. Tất cả số thuốc lá đã bán chẳng là gì hết. Chỉ là gió và khói. Mẹ con đã đổ mồ hôi, vợ con và con đã đổ mồ hôi trên những bao thuốc cỏ sấy khô để rồi bốc hơi giữa những đôi môi của khách hàng. Cả đống thuốc lá đốt thành khói, ấy đấy, cuộc đời con giống như thế đấy. Những cuộc khói tan biến trong gió. Tất cả những cái đó chả là gì hết. Đó là một cuộc đời lạ kì mà người ta rít phì phèo, kẻ thì lập bập bồn chồn, người thì bình thản từng hơi dài, vào những chiều hè.
    _ Đừng sợ. Cha sẽ đi trước con. Con còn đôi chút thời gian.
    _ Vâng.
    _ Thật đáng tiếc, vị cha xứ nói thêm, cha đã từng yêu họ biết mấy, cái đám nhà quê ấy của cha. Cha ngần ngừ không nỡ rời xa họ.?
    Elia mỉm cười. Ông thấy nhận xét ấy thật kì lạ ở miệng một người của Nhà Thờ. Sao không nhắc đến bình yên đời đời, niềm hạnh phúc được gọi về chầu bên tay phải Chúa? Ông định vạch ra sự mâu thuẫn ấy với người bạn già, nhưng không dám. Đành chỉ mỉm cười nói:
    ?oĐôi khi con cảm thấy cha không phải thực sự là một cha xứ.
    _ Không phải lúc nào cha cũng thế.
    _ Thế bây giờ?
    _ Bây giờ cha nghĩ đến cuộc đời và cha tức điên vì phải giã từ nó. Cha nghĩ đến Chúa và ý niệm về lòng nhân từ của Người không đủ để làm nguôi nỗi đau buồn của cha. Cha nghĩ rằng cha quá yêu mọi người nên không lòng nào quyết định từ bỏ họ, Giá như chí ít cha có thể chắc chắn là thi thoảng vẫn sẽ nhận được tin về Montepuccio.
    _ Phải truyền gậy thôi, Elia nói, dùng lại chữ của cha.
    _ Ừ. Hai người im lặng một lúc, rồi mặt don Salvatore sáng lên và ông nói thêm: Nhũng câu ô liu là vĩnh cửu. Một trái ô liu thì không đậu được lâu. Nó chín rồi hư mục. Nhưng những trái ô liu thì kế tiếp nhau một cách bất tận và lặp đi lặp lại. Chúng đều khác nhau, nhưng chuỗi dài nối tiếp của chúng thì vô tận. Chúng cùng một hình dáng, cùng một màu, chúng chín dưới cùng một mặt trời và có cùng một vị. Phải, những cây ô liu là vĩnh cửu. Cũng như con người. Cũng cùng một sự nối tiếp bất tận sống và chết. Chuỗi dài những con người không đứt đoạn. Chẳng bao lâu sẽ đến lượt cha biến mấy. Kết thúc cuộc đời. Nhưng mọi sự vẫn tiếp tục với những người khác chúng ta.?
    Hai người im lặng. Rồi Elia nhận thấy mình đã trễ giờ đến cửa hàng thuốc lá và cáo từ ông bạn già. Lúc nồng nhiệt siết chặt tay vị cha xứ, ông cảm thấy như don Salvatore sắp sửa nói thêm điều gì đó xong lại thôi. Và hai người chai tay.
  7. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    ?oNó làm gì mà chưa thấy đến nhỉ??
    Elia lúc này đang ở trước cửa hiệu thuốc lá. Ánh sáng buổi chiều mơn man các mặt tiền nhà. Đã hai mươi giờ và đối với Elia, đây là khoảnh khắc thiêng liêng. Làng đã lên đèn. Một đám đông chen chúc nhau trên sorso Garibaldi. Một đám đông bất động và ồn ào. Đám rước sắp qua. Và Elia muốn có mặt trước cửa hiệu thuốc lá của mình để xem rước. Như mọi lần trước. Như mẹ ông ngày xưa. Ông chờ đợi. Đám đông chen chúc quanh ông.
    ?oNó làm gì mà chưa thấy đến nhỉ??
    Ông chờ con gái. Sáng nay, ông đã bảo nó: ?oQua chỗ cửa hàng để xem rước,? và khi thấy nó nói vâng với cái vẻ như không nghe thấy, ông đã nhắc lại: ?oĐừng quên đấy. Hai mươi giờ. Ở cửa hàng thuốc lá.? Và nó đã cười, vuốt má ông, trả lời: ?oVâng, thưa bố, cũng như mọi năm, con sẽ không quên đâu.?
    Đám rước sắp qua mà chưa thấy nói đến. Elia bắt đầu càu nhàu. Mà có gì là rắc rối đâu. Làng đâu có lớn đến độ có thể lạc. Thôi kệ. Nếu nó không đến, tức là nó chẳng hiểu gì hết. Vậy là ông sẽ xem rước một mình. Anna là một cô gái đẹp. Cô đã rời Montepuccio năm mười tám tuổi để theo học ngành y ở Bologna. Một môn học lâu dài mà cô hăng hái bắt đầu. Chính Elia đã thúc cô chọn Bologna. Cô bé hẳn có thể được điểm tốt ở Napoli, nhưng Elia muốn con gái mình học ở trường tốt nhất và ông sợ kiểu sống ở Napoli. Cô là người đầu tiên trong gia đình Scorta rời làng đi thử vận may ở miền Bắc. Đừng có đặt vấn đề cô sẽ kế nghiệp ở cửa hàng thuốc lá. Elia và Mari phản đối kịch liệt chuyện đó, vả lại cô gái cũng chẳng muốn tí nào. Hiện tại, cô đang hết sức vui sướng được là sinh viên ở một thành phố đại học xinh đẹp đầy những chàng trai có cặp mắt ngọt ngào. Cô đang khám phá thế giới. Elia tự hào về điều đó.
  8. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Con gái ông đang làm cái điều mà ông đã không làm khi ông bác Domenico đề xuất với ông. Cô là người đầu tiên tách ra khỏi cái mảnh đất khô cằn này vốn chẳng có gì chào mời. Cuộc ra đi của cô có thể là dứt khoát. Elia và Maria đã nhiều lần bàn cãi chuyện này: có nhiều khả năng là cô sẽ tìm thấy một chàng trai ở đó, ở lại đó và lấy chồng luôn cũng nên. Chẳng bao lâu, cô sẽ thành một phu nhân sang trọng và kiều diễm đeo đầy đồ trang sức như những quý bà thường đến nghỉ một tháng hè trên bãi biển Gargano.
    Ông đang đứng im trên hè, nghĩ lại mọi chuyện đó thì bỗng thấy ở góc phố lá cờ Thánh Elia to tướng phất phơ chậm rãi như kiểu ngái ngủ trên đầu khách qua đường. Đám rước tới. Đi đầu, một người đàn ông lực lưỡng và bền sức vác một cột gỗ có mắc một lá cờ dài mang màu biểu trưng của làng. Anh ta tiến từ từ, vướng víu bởi lá cờ bằng nhung nặng nề và chú ý không để cây cột ngoắc phải những bóng điện dăng từ cột đèn này sang cột đèn khác. Theo sau là đám rước. Bây giờ đã thấy hết. Elia đứng ngay ngắn. Chỉnh lại cổ áo. Đưa tay ra sau lưng và đợi. Ông sắp sửa càu nhàu rủa đứa con gái chết tiệt giờ đây đã thành một thiếu nữ Milan chính hiệu thì bỗng cảm thấy một bàn tay trẻ trung và bứt rứt luồn vào tay ông. Ông quay lại. Anna đứng đó. Tươi cười. Ông nhìn cô. Đó là một phụ nữ đẹp, đầy chất vô tư lự vui vẻ của tuổi cô. Elia hôn cô và nhích ra lấy chỗ cho cô bên cạnh mình, tay vẫn giữ chặt tay cô.
    Sở dĩ Anna đến trễ, là vì don Salvatore đã đưa cô đến chỗ chiếc ghế xưng tội ngày xưa. Cha đã nói với cô suốt nhiều tiếng đồng hồ, đã kể cho cô tất cả. Và tựa như cái giọng già nua của Carmela vuốt ve đám cỏ trên đồi. Hình ảnh mà Anna còn giữ về bà nội ?" một bà già lẫn cẩn, thân hình mòn mỏi và xấu xí ?" vừa bị xóa sạch. Carmela đã nói qua miệng vị cha xứ. Và từ nay, Anna mang trong đầu những điều bí mật về New York và về Raffaele. Cô quyết định không nói gì với cha mình. Cô không muốn gia đình Scorta bị tước mất cái phần New York. Tuy không hiểu tại sao, nhưng cô thấy những bí mật ấy làm cho cô mạnh lên, mạnh lên cô hạn độ.
  9. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Đám rước dừng lại một lúc. Tất cả im sững. Đám đông dành một phút im lặng tưởng niệm rồi đám rước lại tiếp tục đi trong tiếng kèn đồng lanh lảnh và mạnh mẽ của ban nhạc. Đám rước đi qua là một khoảnh khắc ân sủng. Tiếng nhạc tràn ngập tâm hồn mọi người. Elia cảm thấy mình là một bộ phận của một tổng thể. Tượng Thánh Elia đến gần, do tám người khiêng, mồ hôi nhễ nhại. Tượng như nhảy múa bên trên đám đông, đu đưa chầm chậm như một con thuyền trên sóng, theo nhịp lắc lư của đoàn người diễu hành. Dân làng Montepuccio làm dấu thành giá khi tượng đi qua. Và đúng lúc ấy, luồng mắt của Elia và don Salvatore giao nhau. Vị cha xứ già gật đầu ra hiệu, nhấn mạnh thêm bằng một nụ cười, rồi ban phước cho ông. Elia nhớ lại hồi ông đánh cắp mề đay của Thánh Michele và cả làng truy lùng ông để trừng phạt về cử chỉ vô đạo ấy. Ông thở dài thật sâu để thấm đầy hơi ấm nụ cười của vị cha xứ già.
  10. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Khi tượng thánh đến ngang cửa hiệu thuốc lá, Anna bóp tay cha mình mạnh hơn chút nữa và ông nghĩ ra là mình đã lầm. Con gái ông có thể là người đầu tiên rời làng, nhưng nó đúng là người Montepuccio. Nó thuộc về mảnh đất này. Nó có con mắt nhìn và lòng kiêu hãnh của đất này. Chính lúc đó. Anna thì thầm vào tai ông: ?oKhông cái gì làm thỏa mãn họ nhà Scorta cả.? Elia không đáp lại. Ông ngạc nhiên về câu đó và nhất là về cái giọng bình thản và cương quyết mà con gái ông dùng khi thốt ra nhận xét đó. Nó muốn nói gì nhỉ? Phải chăng nó tìm cách để cảnh báo mình đề phòng một cái tật của gia gia đình mà nó vừa phát hiện ra? Hay để bảo mình rằng nó biết và chia sẻ cơn hát lâu đời của gia đình Scorta, cơn khát đã tạo nên sức mạnh cùng kiếp nguyền của họ? Ông nghĩ đến tất cả những điều đó và bỗng nhiên ông cảm thấy nghĩa của câu đó đơn giản hơn thế nhiều. Anna là một thành viên của dòng họ Scorta. Nó vừa trở thành như vậy. Mặc dù nó mang họ Manuzio. Phải. Thế đấy. Nó vừa chọn dòng họ Scorta. Ông nhìn Anna. Nó có đôi mắt đẹp, sâu. Anna. Người cuối cùng của dòng họ Scorta. Nó chọn cái họ ấy. Nó chọn dòng họ của những người ăn mặt trời. Cái thèm khát không cách chi thỏa mãn, nó coi là của nó. Không cái gì làm thỏa mãn họ nhà Scorta. Cái khát khao đời đời muốn ăn bầu trời và uống các vị sao. Ông định trả lời một điều gì đó nhưng vừa lúc ấy, âm nhạc lại nổi lên, át mọi tiếng rì rầm của đám đông. Ông không nói gì mà chỉ siết mạnh tay con gái mình trong tay mình.
    Đúng lúc đó, Maria đến nhập với hai cha con trên thềm cửa hiệu thuốc lá. Bà cũng đã gì đi nhưng vẫn giữ được trong mắt nhìn cái ánh man dại đã làm Elia phát điên phát cuồng. Họ đứng sát vào nhau, bao quanh bởi đám đông. Một tình cảm mãnh liệt ngập tràn họ. Đó, đám rước đang diễn ra. Trước mặt họ. Nhạc hùng mạnh làm họ say ngất ngây. Cả làng đổ ra ngoài phố. Trẻ con được kẹo đầy tay. Phụ nữ xức nước hoa thơm lừng. Như là xưa nay vẫn thế. Họ đứng rất thẳng trước cửa hiệu thuốc lá . Với niềm tự hào. Không phải cái niềm tự hào hợm hĩnh của những kẻ hãnh tiến, mà đơn giản là tự hào vì họ cảm thấy cái khoảnh khắc này là công bằng.
    Elia làm dấu thánh giá. Hôn tấm mề đay Đức Mẹ ông đeo ở cổ, chiếc mề đay mẹ cho ngày xưa. Chỗ của ông là ở đây. Phải. Điều đó thì không còn gì có thể nghi ngờ. Chỗ của ông là ở đây. Không thể khác được. Trước cửa hiệu thuốc lá. Ông lại ngẫm về sự vĩnh hằng của những cử chỉ ấy, những lời cầu nguyện ấy, những hy vọng ấy và tìm thấy ở đó một an ủi sâu xa. Mình đã là một con người, ông nghĩ thầm. Chỉ là một con người. Và mọi sự đều ổn. Don Salvatore có lí. Những con người, cũng như những cây ô liu, dưới mặt trời Montepuccio, là vĩnh cửu.
    _ End _

Chia sẻ trang này