Tớ mở cái topic này, hàng tuần sẽ đưa ra một nhà Toán học để các bác cùng nhau thảo luận, bồi bổ thêm những gì chúng ta đã biết và chưa biết về thế hệ những nhà Toán học đi trước. Các bác support ý tưởng này của tớ thì giơ tay ủng hộ cái nhé ... Tuần đầu tiên, tớ chọn Galois - Đơn giản vì hồi này đang học Galois theory và rất có ấn tượng với một tài năng bị lụi tàn quá sớm. Xin tóm tắt mấy dòng tiểu sử của Galois. Galois Evariste Galois sinh ngày 25 tháng 10 năm 1811 tại Bourg La Reine (gần Paris), mất ngày 31 tháng 5 năm 1832 tại Paris. Cha và mẹ của Galois là Nicholas Gabriel Galois và Ađelaie Marie Demante, những người được đào tạo rất tốt trong các lĩnh vực Triết học, văn học và thần học. Mẹ của Galois là người thầy đầu tiên (và duy nhất) của Galois cho tới tận năm 12 tuổi. Cha của Galois năm 1815 được bầu làm thị trưởng thành phố Bourg-la-Reine. Năm 1823, Galois đăng ký vào trường Lycée của Louis-le-Grand. Năm 1827, Galois đăng ký vào lớp Toán đầu tiên của mình - dưới sự giảng dạy của M. Vernier. Galois nhanh chóng bị hút vào niềm yêu thích Toán học, đến độ người phụ trách việc học của ông đã viết rằng: "Niềm yêu Toán học đã ngự trị anh ta. Tôi tin rằng điều tốt nhất cho anh ấy là để anh ấy chỉ học một mình Toán mà thôi. Anh ta đang lãng phí thời gian ở đây [trường này] làm những điều vô bổ, gây khó khăn cho những người thầy và nhận được quá nhiều sự trừng phạt". M. Vernier, người thầy Toán đầu tiên của ông, lại nhận xét: "Thông mình, tiến bộ nhanh, nhưng còn thiếu phương pháp". Năm 1828, Galois thi vào Ecole Polytechnique lần đầu tiên, nhưng trượt. Quay trở lại Louis-le-Grand, Galois đăng ký vào lớp Toán của Louis Richard. Nhưng ông làm việc một mình nhiều hơn là đến lớp. Ông bắt đầu học về Hình học thông qua giáo trình của Lagrange. Vào tháng 4 năm 1829, Galois ra bài báo đầu tiên về "continued fractions" trong tờ Annales de mathématiques. Ngày 25 tháng 5 và 1 tháng 6, ông nộp bài về "algebraic solution of equations" cho tờ Académie des Sciences. Năm 1829, sau khi cha mất một vài tuần, Galois thi vào Ecole Polytechnique lần thứ 2. Ông lại trượt, và phải vào Ecole Normale. Sau đó, Galois lần lượt làm về các vấn đề "theory of equations" (rất gần với công việc của Abel), "On the con***ion that an equation be soluble by radicals". Bài báo "On the con***ion that an equation be soluble by radicals" của ông được gửi tới cho Fourier để xem xét trao giải thưởng Grand Prize in mathematics. Fourier mất tháng 4 năm 1830, và vì thế bài báo của Galois chưa bao giờ thực sự được xem xét cả. Sau những kết quả thành công của Abel và Jacobi (2 nhà Toán học này được trao giải Grand Prize in mathematics), Galois nghiên cứu về "elliptic functions" và "abelian integrals". Ông xuất bản 3 bài báo trong tờ Bulletin de Férussac vào tháng 4 năm 1830. 2 bản thảo nhỏ in trong Annales de Gergonne (tháng 12 năm 1830) và Gazette des Ecoles (tháng 1 năm 1831) là những xuất bản cuối cùng của Galois. Ngày 17 tháng 1 năm 1831, ông nộp bản thảo "memoir on equation" lần thứ 3. Ngày 14 tháng 7, ngày Bastille, Galois bị bắt và đưa vào nhà tù Sainte-Pélagie. Trong tù, ông nhận được tin bản thảo "memoir on equation" của mình bị từ chối. Ngày 29 tháng 4 năm 1832, Galois được trả tự do. Ông có cuộc thách đấu với Perscheux d'Herbinville vào ngày 30 tháng 5 năm đó (vì lý do có dính líu tới quan hệ tình cảm với một người đàn bà tên là Stephanie). Ông bị thương và mất ngày 31 tháng 5. Trên lề của bản thảo ông viết đêm cuối cùng trước cuộc đấu, ông có ghi: "Còn phải hoàn thiện phần trình bày nay. Tôi không có đủ thời gian". Có lẽ chính vì điều này mà có những tin đồn rằng Galois đã viết tất cả những gì mình hiểu về "group theory" vào đêm cuối cùng của cuộc đời. Điều này thực ra đã bị cường điệu hoá. Anh (em) trai của Galois và bạn của ông, Chevalier, đã gửi bản thảo của ông tới Gauss và Jacobi. Sau đó, bản thảo tới tay Liouville, người đã xuất bản kết quả của Galois trong tạp chí của mình vào năm 1846. Lý thuyết mà Galois xây dựng trong bản thảo cuối cùng này bây giờ được gọi là lý thuyết Galois (Galois theory). "Nguyện mỗi người có một niềm vui" Cuộc thi viết về lứa tuổi học trò www.suutap.com/nusinh/ Được CXR sửa chữa / chuyển vào 14:08 ngày 22/03/2003
Chà, cái topic này chả biết tồn tại được mấy tuần đây .. Tuần này tớ chọn Euclid of Alexandria - Đơn giản vì ông này già quá rồi, bàn nhanh không có thì hết cả tài liệu. Euclid of Alexandria sinh vào khoảng năm 325 trước Công nguyên, và mắt khoảng năm 265 trước Công nguyên, tại Alexandria, Egypt (tiếng Việt nước Egypt là gì nhỉ, bác nào giúp cái, tớ quên mất tiêu). Euclid được biết đến nhiều nhất là từ bản viết The Elements của ông. Có lẽ người ta biết nhiều tới The Elements hơn là về cuộc đời ông. Proclus, triết gia lớn của Greek, người sống vào khoảng những năm 450 sau Công nguyên, đã viết về Euclid như sau: Euclid trẻ hơn các học trò của Plato. Trong "The Elements" của mình, Euclid đã sắp xếp một cách có thứ tự các định lý của Eudoxus, hoàn thiện những kết quả của Theaetetus, và đưa ra lý luận chặt chẽ cho những vấn đề mà những người đi trước ông thường nói tới một cách khá lỏng lẻo. Euclid sống vào thời của Ptolemy đầu tiên, người đã từng hỏi Archimedes "Liệu có cách nào học Hình học ngắn hơn "The Elements" không" - Archimedes đã trả lời rằng "Không có con đường hoa mỹ nào dành riêng cho các bậc hoàng gia để đi tới Hình học cả". Với bản thân mình, Euclid là một người theo trường phái Plato, cảm nhận được triết lý của trường phái này. Người Ả rập cho rằng Euclid là con của Naucrates và ông ta sinh ra ở Tyre. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lịch sử Toán học tin rằng đây hoàn toàn là chuyện "viễn tưởng". Một số người còn nhầm ông với Euclid of Megara, một nhà hiền triết sống khoảng 100 năm trước ông. Tóm lại, có rất ít thông tin về cuộc đời của Euclid được biết. Người ta đặt ra 3 giả thuyết sau đây: 1) Euclid là một người đã viết ra "The Elements" và một số đề tài khác mang tên ông. 2) Euclid là người dẫn đầu trong một nhóm các nhà Toán học ở Alexandria. Nhóm người này đã đóng góp vào trong sưu tập "the complete work of Euclid", và thậm chí còn tiếp tục viết sách với tên Euclid ngay cả sau khi ông đã mất. 3) Euclid không phải là một người. Một nhóm những nhà Toán học ở Alexandria đã lấy một cái tên chung là Euclid, xuất phát từ nhà hiền triết Euclid of Megara 100 năm trước đó. Giả thuyết thứ nhất được khá nhiều người tin tưởng trong suốt 2000 năm qua và hoàn toàn không có mâu thuẫn gì nảy sinh. Giả thuyết thứ 2 chỉ được đặt trên một hiện thực duy nhất, đó là việc văn phong khác nhau trong một số công việc của Euclid. Giả thuyết thứ 3 gần như là một "giấc mơ đẹp". Có lẽ chính vì thế mà vào thế kỷ 20, ta thấy bộ sách của Bourbaki ra đời bởi các nhà Toán học như Henri Cartan, André Weil, Jean Dieudonné, Claude Chevalley và Alexander Grothendieck. "Nguyện mỗi người có một niềm vui" Đôi dòng tản mạn về du học.
em thì em chọn Bác CXR đơn giản chỉ vì thấy phục bác ấy ,nhưng hiện giờ chưa sưu tập đủ tài liệu,chừng nào đủ hi vọng cập nhật đủ thông tin cho các bác. Được Computerdeptrai sửa chữa / chuyển vào 12:32 ngày 31/03/2003
Ối . Bác ơi. mấy bài viết bnày, pahỉ đăng sang: Lịch sử Toán học. Chứ.Bác xem lại đi.Bên, đó cũng đề cập mà. ------------------------------------ Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
Chết thật .. can tội không đọc những gì đã được viết trước kia .. sorry các bác nhé - Cho cái chủ đề này nó trôi luôn đi, sau này tớ sẽ viết vào phần Lịch sử vậy. Bác Computerdeptrai .. bác vừa nói không biết tớ là ai, bây giờ lại bảo "phục" .. hihi .. mâu thuẫn nha .. Dân Toán là không được tự mâu thuẫn như vậy đâu đấy .. "Nguyện mỗi người có một niềm vui" Đôi dòng tản mạn về du học.