1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mẫu Sinh

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi LG, 02/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Mẫu Sinh

    Mẫu sinh (Gynogenesis, từ chữ Hy Lạp ?oGyno? là người đàn bà và "genes" là phát sinh) là 1 hình thức hiếm thấy của sinh sản hữu tính, ở đây để cho trứng bắt đầu phát triển vẫn cần có giao phối và thụ tinh nhưng tinh trùng chỉ có vai trò hoạt hoá, kích thích trứng phát triển, nhân tinh trùng sau đó thoái hoá hoàn toàn và phát triển chỉ diễn ra dưới sự kiểm soát của nhân cái.

    Mẫu sinh tự nhiên ở cá diếc

    [​IMG]

    Mẫu sinh thấy ở loài cá diếc bạc (Carassius auratus gibelio Bloch). Người ta biết ở cá diếc bạc song song tồn tại dạng mẫu sinh đơn giới tính và dạng sinh sản hữu tính 2 giới bình thường, không có sự sai khác về hình thái giữa 2 dạng (Golovinskaia et al., 1965).

    Cá diếc bạc phân bố trong 1 vùng rộng lớn, từ Nhật Bản đến Tây Âu. Ở vùng phía Đông Nga, kể cả Sibiri, chủ yếu là diếc 2 giới với tỷ lệ cái lớn hơn đực, có lẽ do lẫn lộn hai dạng 1 và 2 giới. Càng lui dần về phía tây, tỷ lệ cá đực càng giảm và phần Châu Âu của Nga chỉ có 1 dạng mẫu sinh đơn giới cái. Ở Bungari, Đức và Pháp có cả 2 dạng, nhưng dạng đơn giới vẫn chiếm ưu thế. Trong trường hợp cùng sống 2 dạng, con cái đơn giới sinh sản mẫu sinh với sự tham gia của con đực dạng 2 giới. Trong trường hợp chỉ có 1 dạng đơn giới, con cái sinh sản mẫu sinh với sự tham gia của con đực các loài gần với chúng như chép, cá vàng...

    Nghiên cứu tế bào học sự phát triển mẫu sinh cho biết: Sau khi xâm nhập vào trứng, nhân tinh trùng không biến đổi thành nhân nguyên đực và không tham gia vào phân chia phân cắt lần thứ nhất. Nó có dạng 1 cục nhiễm sắc chất đặc và sẽ bị thải bỏ.

    Quần thể cá diếc 2 giới có số nhiễm sắc thể là 94 - 100(Cherfas, 1966). Tất cả các quần thể diếc mẫu sinh Châu Âu đều là tam bội với số nhiễm sắc thể 135 - 146 (Cherfas, 1966) hoặc 160 (Pehar, 1979). Ở Trung Quốc cũng có dạng diếc 2 giới lưỡng bội (2n = 100) và dạng tam bội mẫu sinh (3n = 162).

    Quần thể cá diếc Hồ Tây có tỷ lệ con cái khá lớn, tới 70 %. Tuy nhiên đây là quần thể 2 giới.





    Được LG sửa chữa / chuyển vào 14:35 ngày 02/06/2003
  2. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    gửi ông Lông Gà
    01- Song song với trường hợp Mẫu Sinh, vậy có tồn tài Phụ Sinh hay không?
    02- Hiện tượng Trinh Sản ở Ong có điểm giống hay khác nhau với mẫu sinh.
    03- Sự tồn tại hiện tượng sinh sản bất thường này có ý nghĩa gì trong sự tiến hóa của sinh giới nói chung và tính đa dạng về nguồn gene của loài có trường hợp mẫu sinh, trinh sản nói riêng?
    04- Di sâu vào hiện tượng mẫu sinh, trường hợp nhân đực không dung hợp với nhân cái, vậy bộ NST của con cái trước đó là đơn bội hay lưỡng bội, và sau đó thì sao?
    05- Câu hỏi này hơi khó, rằng cơ chế nào khiến cho cá diếp bạc tồn tại sự mẫu sinh này. Nói cách khác, sự sinh sản của cá diếp bạc không tuân theo cơ chế bình thường, vậy yếu to nào, cơ chế nào điều khiển hiện tượng sinh sản bất thường này ở mức độ quần thể, cá thể, tế bào và di truyền phân tử.
    Concay
  3. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Xin trả lời bác:
    1. Có hiện tượng Phụ sinh nhưng Phụ sinh tự nhiên chỉ thấy ở thực vật (thuốc lá) còn ở động vật thì người ta đã tạo được phụ sinh nhân tạo
    2. Sau topic Mẫu sinh tôi sẽ tạo topic về Trinh sản và nói về trường hợp trinh sản ở ong.
    3,4,5. Tôi sẽ trả lời trong phần tiếp của topic này, nhưng không thể ngay lập tức vì tôi cần thời gian chuẩn bị.
    Mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của bác.
  4. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên tôi xin nhấn mạnh là tất cả các quần thể cá diếc bạc đơn tính mẫu sinh đều là tam bội, trong khi quần thể diếc sinh sản hữu tính bình thường là lưỡng bội. Khi giảm phân tạo giao tử, làm thế nào chúng tạo ra được hậu thế tam bội như chúng? Điểm mấu chốt ở đây là quá trình meiosis có nhiều biến đổi đáng ngạc nhiên.
    Ở tiền kỳ của meiosis 1, tất cả các nhiễm sắc thể đều là đơn trị và không xảy ra tiếp hợp. Ở khu vực đơn trị hình thành nên thoi 3 cực và nhiễm sắc thể phân thành 3 nhóm ở 3 cực. Sau đó thoi 3 cực biến đổi thành thoi 2 cực và nhiễm sắc hoặc phân bố đồng đều hoặc theo tỷ lệ 1/2. Quá trình này không dẫn đến giảm phân vì cuối cùng tất cả nhiễm sắc thể hợp lại thành 1 tấm trung kỳ tam bội cho 1 lần phân chia độc nhất của quá trình thành thục. Sau khi tách ra 1 thể cực duy nhất, trong noãn bào (noãn bào bậc 2 và đồng thời cũng là tế bào trứng thành thuch) phức hệ tam bội dần dần hình thành nên nhân nguyên cái và hình thành tấm tam bội của phân chia phân cắt lần thứ nhất.
    Xét qua đặc điểm Meiosis trong tạo noãn ta thấy các tế bào trứng được tạo nên theo kiểu nguyên phân và như vậy tất cả hậu thế đều là bản sao của cơ thể mẹ, chúng là 1 clone hay 1 dòng vô tính các cá thể hoàn toàn giống nhau về bộ gen. Sự sinh sản ở đây giống như sinh sản vô tính. Tính chất này được chứng minh bằng các thí nghiệm ghép mô. Hiện tượng bất tương hợp mô không thấy trong dòng vô tính mặc dù luôn luôn luôn có trong cá thể sinh sản hữu tính.
    Còn về cơ chế điều khiển ở các mức độ (câu này bác cũng biết rất khó mà vẫn hỏi) thì cho đến nay vẫn chưa có ai tìm ra. Nó vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn.
    Theo tôi, mẫu sinh có thể xuất hiện qua lai xa trong quá trình tiến hoá. Sự tạo bộ gen có độ dị hợp cao đảm bảo cho tính thích ứng cao của các dạng này, chúng có thể sinh sản mẫu sinh và ít biến đổi qua nhiều thế hệ.

Chia sẻ trang này