1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máu ... ung thư máu hay các bệnh có liên quan đến máu

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi bagialaixetang, 01/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. truaha1905

    truaha1905 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    - Có 6 loại kháng nguyên Rh: C, D, E, c, d, e. Kháng nguyên D phổ biến nhất và có tính kháng nguyên mạnh nhât --> người có kháng nguyên D được coi là người Rh(+); những người không có kháng nguyên D được gọi là người Rh(-). ở Việt Nam, tỉ lệ Rh(+) là 99,92% --> Rh(-) là của hiếm của quý ở Việt Nam đấy.
    - Khi hồng cầu chứa yếu tố Rh (Rh+) hoặc những sản phẩm phân huỷ của các hồng cầu này được truyền cho người Rh(-), thì sự tạo thành kháng thể anti-Rh xảy ra rất chậm, khoảng 2-4 tháng sau nồng độ kháng thể mới đạt đến mức tối đa.
    Sau nhiều lần tiếp xúc với yếu tố Rh, người Rh(-) trở nên "mẫn cảm" rất mạnh với yếu tố Rh ---> Nếu 1 người Rh(-) chưa tiếp xúc với máu Rh(+) bao giờ thì việc truyền máu Rh(+) cho họ không gây ra bất kỳ một phản ứng tức thời nào. Nhưng nếu lần sau tiếp tục được truyền máu Rh(+) thì có thể xảy ra tai biến truyền máu nặng như hệ thống ABO.
    - Hội chứng tăng nguyên hồng cầu ở bào thai - là bệnh của bào thai và trẻ sơ sinh. Hầu hết trường hợp do mẹ Rh(-), bố Rh(+), đứa trẻ được di truyền Rh(+) từ bố. ở mẹ sẽ có quá trình tạo kháng thể anti-Rh, các kháng thể này sẽ khuyếch tán qua nhau thai vào bào thai để làm ngưng kết hồng cầu bào thai.
    Khi người mẹ Rh(-) có thai lần đầu là Rh(+) thì cơ thể mẹ không sản xuất đủ kháng thể để gây nguy hiểm cho thai. Khoảng 3% bào thai thứ hai Rh(+) có những triệu chứng của tăng nguyên hồng cầu bào thai và tỉ lệ tăng dần cho những bào thai sau.
    NGười mẹ chỉ sản xuất ra kháng thể anti-Rh nếu bào thai là Rh(+). Khoảng 55% người cha Rh(+) là dị hợp tử (dị hợp về các gen kháng nguyên Rh) do đó 1/4 số con của họ là Rh(-) --> sau khi sinh 1 đứa con bị tăng nguyên hồng cầu thì không nhất thiết đứa trẻ sau cũng bị bệnh này.
    - Hội chứng tăng nguyên hồng cầu có dấu hiệu: thiếu máu, vàng da và tăng nguyên hồng cầu. Cách điều trị thông thường là thay thế máu sơ sinh bằng máu Rh(-); truyền 400ml máu Rh(-) cho đứa trẻ trong vòng 1,5-2h, đồng thời lấy máu Rh(+) của đứa bé đi. Quá trình này đòi hỏi khoảng 6 tuần thì những kháng thể anti-Rh của mẹ bị phá huỷ, hồng cầu Rh(-) được truyền vào sẽ bị thay thế dần bởi hồng cầu Rh(+).
    (Trích SINH LÝ HỌC tập I - Đại học Y Hà Nội)
    tất cả điều trên ---> vợ Rh(+), chồng Rh(-) thì yên tâm nhé
    Được truaha1905 sửa chữa / chuyển vào 18:23 ngày 03/09/2005
    Được truaha1905 sửa chữa / chuyển vào 18:24 ngày 03/09/2005
  2. truaha1905

    truaha1905 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    85% da trắng là Rh(+), trên thế giới không hiếm lắm đâu
  3. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cho hỏi, tôi có đứa nhỏ 2 tuổi xét nghiệm bị thiếu Fe; đã cho uống thuốc Fe, C nhưng không đỡ vậy bệnh thiếu máu như thế này có thể do những nguyên nhân nào khác ?
  4. 1209

    1209 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    667
    Đã được thích:
    0
    Em hỏi một chút
    Vậy ung thư máu thể L2 là thế nào ạ?
    Điều trị bệnh này bằng hóa chất, có để lại di chứng gì không ạ?
    Liệu sức khỏe sinh sản có được đảm bảo không ạ?
  5. MrKien_Trung

    MrKien_Trung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    1.714
    Đã được thích:
    0
    1. Ung thư máu thì tối đa cũng chỉ có thể kéo dài được 3-5 năm thôi, còn nghĩ gì đến có con cái gì nữa. Có những trường hợp ... nhập viện mới chỉ 10-15 phút BN đã có thể tử vong.
    2. Thể L2 - còn gọi là thể Giảm tiểu cầu. Theo GS-TS Nguyễn Anh Trí - Viện Huyết học truyền máu thì thể này , thực tế trên BN nước ta thường Bạch cầu có thể tăng gấp vài trăm thậm chí có trường hợp (Khoa C8 - Viện Huyết học ) đã có trường hợp tăng gấp gần 1000 lần bình thường. Tiểu cầu và hồng cầu giảm mạnh.
    Thông thường, bệnh nhân Ung thư này được điều trị bằng các loại hóa chất như 5-FU,... Có một điều đáng buồn là , khi điều trị một dợt hoá chất, các chỉ số hoá sinh, số lượng bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu có thể trở lại mức bình thường nhưng nhiều trường hợp chỉ 1 tháng sau, bạch cầu lại trở laịo như chưa điều trị.
    Tốt nhất, những trường hợp này bạn nên điều trị Ngay, càng sớm càng tốt, và cố gắng có BHYT, để có thể điều trị tại viện Bạch Mai - Khoa Huyết Học, Viên Huyết học TW - khoa C8 và viện 103 - khoa máu - độc xạ.
  6. baphicr

    baphicr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Bác sĩ ơi, kết quả khám nghiệm máu như sau:
    RBC (3.80-5.80 x106/mm3) = 3.96
    Eosinophils 2-4% = 05
    Nhờ bác sĩ chẩn xem bịnh gì, ăn uống ra sao có kiêng cử gì không nhé.
    Cám ơn nhiều nhiều
  7. 1209

    1209 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    667
    Đã được thích:
    0
    Người thân của tớ đang bị thể L2. Đang điều trị ở Viện HH TW - C7.
    Hiện tại, tỉ lệ tiểu cầu đã ổn định. Nhưng đang điều trị hoá chất để diệt các tế bào lympho, nên hiện tại, tỉ lệ bạch cầu đang giảm đến mức tối đa. Chẹp.
    Đây là lần điều trị đầu tiên với 4 lần truyền hoá chất. Sau đó, bác sĩ bảo sẽ về nhà ngoại trú.
    Cho mình hỏi, tỉ lệ tái phát bệnh là bao nhiêu %?

  8. iandyou118

    iandyou118 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0

    Xin lỗi mọi người trong box này nhé , tui có vài ý kiến ngoài lề câu chuyện của các bạn , mong các bạn bớt chút thời gian đọc và ủng hộ chúng tôi .
    HÃY GIÚP THUẦN ĐƯỢC SỐNG!
    Ngày 5/9/2005 nhập học cùng biết bao sinh viên khác của khoa kinh tế trường ĐHQG Hà Nội .Thuần đến lớp với bao hi vọng lớn lao ....Ngày 23/9/2005 sau ngày nhập học chưa đầy một tháng gia đình bạn bè và người thân thật sự choáng váng khi nhận được tin kết quả xét nghiệm từ bệnh viện , Thuần đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo ...ung thư máu giai đoạn cuối ..!
    Để lo cho số tiền viện phí 2 triệu đồng / ngày của con gái Cha mẹ Thuần đã phải cố gắng và vay mượn rất nhiều , bởi ông bà biết rằng cuộc sống của con gái mình giờ đây đang được tính từng ngày , phụ thuộc vào số tiền có được để nộp viện phí .Trong khi Thuần chua hay biết về căn bệnh quái ác của mình , Thuần vẫn luôn tin rằng ngày mai thôi mình cũng sẽ được ra viện , được đi học cùng bạn bè .
    Tôi vẫn nhớ mãi câu nói đầy tự tin : '''''''''''''''' Con còn sống ngày nào thì mẹ phải cho con học ngày ấy '''''''''''''''' của Thuần , vẫn hi vọng mà chưa hay biết về căn bệnh quái ác của mình và cuộc sống đang rời xa mình.
    Tôi _ Bạn và tất cả chúng ta đều có thể giúp đỡ Thuần kéo dài thêm cuộc sống .Hãy tham gia và ủng hộ cùng chúng tôi để thắp lên niềm tin và hi vọng cho cuộc sống.
    ( Mọi thư từ chia sẻ , đóng góp và ủng hộ xin hãy gửi đến cho chúng tôi : Đoàn thanh niên _ Hội sinh viên khoa kinh tế ĐHQG Hà Nội , Giảng đường G1 , 144 đường xuân thuỷ , cầu giấy , hà nội .)
    Chi tiết mới nhất : Hôm qua ngày 10/10 Thuần đã ra viện về quê ( Quỳ Hợp , nghệ an) điều dưỡng vì không đủ tiền tiếp tục nằm viện . Trong những ngày về nhà Bố Mẹ Thuần đang cố gắng tiếp tục vay mượn để cho Thuần tiếp tục nằm viện , kéo dài sự sống .
    Cảm ơn các bạn và mong các bạn ủng hộ phong trào vì sự sống của người bạn tội nghiệp này.
  9. chau1979

    chau1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    mình có một câu muốn hỏi, khi một người A bị ung thư máu, lấy máu người A cho người B không bị ung thư, vậy người b có mắc bệnh ung thư không. ung thư có duy truyền không. cám ơn
    THỜI GIAN SẼ TRẢ LỜI TẮT CẢ
  10. thanhy5

    thanhy5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    1
    chào bạn,
    1) Không! do leukemia là sự tăng sinh quá mức của dòng bạch cầu non trong tuỷ.
    2) nguyên nhân của leukemia chưa rõ ràng trong đó yếu tố di truyền đang được nghiên cứu nhưng chưa được khẳng định. Tuy nhiên trong một gia đình có người bị các loại bệnh ung thư khác thì tỷ lệ người bị leukemia tăng gấp 4 lần so với gia đình không bị ung thư.

Chia sẻ trang này