1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máu ... ung thư máu hay các bệnh có liên quan đến máu

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi bagialaixetang, 01/08/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    To bluewing ,
    Nếu bạn đọc kỷ lại bài G. viết 1 lần nữa thì sẽ hiểu là G. chỉ đưa ra cách chỉ dẫn cho những người bắt đầu áp huyết cao ... cao -bình thường ( Early hypertension [prehypertension] can still be cured ) có thể tự chữa cho áp huyết giảm xuống bằng cách chú ý đến ăn uống etc.
    Số người bị viêm gan ( hepatitis ) tại VN khá cao ... nên vấn đề có giảm hay cử hẳn rượu không có gì là hại ... còn về uống nước nếu nói áp huyết cao không thế uống nước vậy thì Diuretics để làm gì ? 1 câu hiểu sai of bệnh nhân áp huyết cao là không nên uống nước sẽ đưa đến kết quả là thận sẽ suy sớm hơn . ( trường hợp này đã xãy ra không ít tại nơi G. đang làm )
    Ai trong nghề Y , luôn cả bệnh nhân có kinh nghiệm về huyết áp cao đều hiểu rỏ là 1 lần đo huyết áp có con số không bình thường thì không thể cho đó là kết quả đúng ngay .... Câu hỏi bạn đặc ra cho G . làm G. cảm thấy như bệnh nhân bị tiểu đường mà mình bảo họ ngừa bệnh bằng cách đừng mang giầy dép vậy .
    Đây là câu hỏi về áp huyết cao , G. nghĩ tốt mình nên giải thích trong phạm vi của bệnh này ... càng rỏ ràng càng tốt cho người đọc ... bạn đem đề tài " hypotension " vào topic này và dùng chữ tắc và chữ anh ...G lo sợ sẽ đưa đến sự hiểu sai cho người đọc ... đưa đến kết quả không hay .... G. rất cố gắng trả lời tất cả câu hỏi bằng chữ VN , để mọi người có thể đọc được ... ( mặc dù có nhiều chữ không có chắc là đúng , nên phải xài song ngữ )
    Cám ơn .
  2. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Trong khi chờ các bác sĩ vào trả lời, tớ post cho bạn vài thứ tìm được trên net nhé:
    Phòng chống bệnh gút bằng ăn uống
    Theo Đông y, bệnh gút (thống phong) là do ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây tắc nghẽn kinh lạc, ứ trệ khí huyết, làm tân dịch kết lại thành đờm quanh khớp, gây đau. Ngoài việc dùng thuốc, phương pháp điều trị bằng ăn uống cũng rất quan trọng. Sau đây là một số món ăn chữa bệnh gút.
    1. Rau cải trắng 250 g, dầu thực vật 20 g, xào rau ăn hằng ngày, thích hợp trong giai đoạn điều trị củng cố.
    2. Cà dái dê tím 250 g, rửa sạch, luộc chín, thái thành miếng, cho thêm xì dầu, dầu vừng, muối, gia vị, trộn đều, ăn cách nhật.
    3. Khoai tây 250 g, dầu thực vật 30 g, rán khoai tây rồi trộn với xì dầu, muối, gia vị, ăn hằng ngày. Dùng rất tốt khi bệnh tái phát.
    4. Củ cải 250 g thái chỉ, dầu thực vật 50 g. Củ cải rán qua với dầu rồi thêm bá tử nhân (30 g), nước (500 ml) đun chín, cho thêm muối và gia vị, ăn hằng ngày.
    5. Củ cải 250 g, dầu thực vật 30 g, gạo tẻ 30 g. Củ cải thái chỉ, rán qua rồi cho thêm 750 ml nước, nấu với gạo thành cháo, ăn trong ngày.
    6. Măng tre 250 g, dầu thực vật 30 g, xào măng, cho thêm muối và gia vị, ăn hằng ngày.
    7. Hạt dẻ tán thành bột 30 g, gạo nếp 50 g, nấu với 750 ml nước thành cháo ăn trong ngày.
    8. Rau cần 100 g (để cả rễ, rửa sạch, thái nhỏ), gạo tẻ 30 g, nấu với 750 ml nước thành cháo, ăn trong ngày.
    9. Nho tươi 30 g, gạo tẻ 50 g, nấu thành cháo ăn hằng ngày, dùng rất tốt trong giai đoạn cấp tính.
    10. Dâu tây (thảo mai) 80 g, rửa sạch, bỏ cuống, ép lấy nước, pha thêm đường phèn và nước đun sôi để nguội (khoảng 100 ml) chia 2-3 lần uống mỗi ngày.
    11. Khoai tây, cà rốt, dưa chuột, táo tươi (loại táo to nhập khẩu từ Trung Quốc) mỗi loại 300 g. Tất cả rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, cho thêm mật ong uống trong ngày.
    11. Quýt 200 g, cà rốt 300 g, táo 400 g, lô hội 40 g, tất cả rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, pha thêm mật ong uống hằng ngày.
    13. Cương tàm 250 g, đậu đen 250 g, rượu trắng 1.000 ml. Đậu đen sao cháy, ngâm trong rượu cùng với cương tàm, sau 5 ngày thì dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml.
    14. Độc hoạt 40 g, bạch tiên bì 15 g, khương hoạt 30 g, nhân sâm 20 g, rượu vừa đủ. Các vị rửa sạch, sấy khô, tán vụn. Mỗi lần lấy 10 g bột thuốc, 7 phần nước 3 phần rượu, đun cạn còn 7 phần rồi bỏ bã, uống hằng ngày.
    15. Tang ký sinh 200 g, đậu đen 200 g, rượu trắng 1.500 ml. Các vị sấy khô, sao thơm, tán vụn, ngâm trong rượu cùng một chút mật ong, sau 5 ngày thì dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 ml.
    16. Độc hoạt 60 g, đậu tương 500 g, đương quy 10 g, rượu trắng 1.000 ml. Tất cả sấy khô, sao thơm, thái vụn, ngâm trong rượu, cho thêm mật ong, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 ml.
    Th.S Hoàng Khánh Toàn, VHNTAU
  3. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Trong khi chờ các bác sĩ vào trả lời, tớ post cho bạn vài thứ tìm được trên net nhé:
    Phòng chống bệnh gút bằng ăn uống
    Theo Đông y, bệnh gút (thống phong) là do ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây tắc nghẽn kinh lạc, ứ trệ khí huyết, làm tân dịch kết lại thành đờm quanh khớp, gây đau. Ngoài việc dùng thuốc, phương pháp điều trị bằng ăn uống cũng rất quan trọng. Sau đây là một số món ăn chữa bệnh gút.
    1. Rau cải trắng 250 g, dầu thực vật 20 g, xào rau ăn hằng ngày, thích hợp trong giai đoạn điều trị củng cố.
    2. Cà dái dê tím 250 g, rửa sạch, luộc chín, thái thành miếng, cho thêm xì dầu, dầu vừng, muối, gia vị, trộn đều, ăn cách nhật.
    3. Khoai tây 250 g, dầu thực vật 30 g, rán khoai tây rồi trộn với xì dầu, muối, gia vị, ăn hằng ngày. Dùng rất tốt khi bệnh tái phát.
    4. Củ cải 250 g thái chỉ, dầu thực vật 50 g. Củ cải rán qua với dầu rồi thêm bá tử nhân (30 g), nước (500 ml) đun chín, cho thêm muối và gia vị, ăn hằng ngày.
    5. Củ cải 250 g, dầu thực vật 30 g, gạo tẻ 30 g. Củ cải thái chỉ, rán qua rồi cho thêm 750 ml nước, nấu với gạo thành cháo, ăn trong ngày.
    6. Măng tre 250 g, dầu thực vật 30 g, xào măng, cho thêm muối và gia vị, ăn hằng ngày.
    7. Hạt dẻ tán thành bột 30 g, gạo nếp 50 g, nấu với 750 ml nước thành cháo ăn trong ngày.
    8. Rau cần 100 g (để cả rễ, rửa sạch, thái nhỏ), gạo tẻ 30 g, nấu với 750 ml nước thành cháo, ăn trong ngày.
    9. Nho tươi 30 g, gạo tẻ 50 g, nấu thành cháo ăn hằng ngày, dùng rất tốt trong giai đoạn cấp tính.
    10. Dâu tây (thảo mai) 80 g, rửa sạch, bỏ cuống, ép lấy nước, pha thêm đường phèn và nước đun sôi để nguội (khoảng 100 ml) chia 2-3 lần uống mỗi ngày.
    11. Khoai tây, cà rốt, dưa chuột, táo tươi (loại táo to nhập khẩu từ Trung Quốc) mỗi loại 300 g. Tất cả rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, cho thêm mật ong uống trong ngày.
    11. Quýt 200 g, cà rốt 300 g, táo 400 g, lô hội 40 g, tất cả rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, pha thêm mật ong uống hằng ngày.
    13. Cương tàm 250 g, đậu đen 250 g, rượu trắng 1.000 ml. Đậu đen sao cháy, ngâm trong rượu cùng với cương tàm, sau 5 ngày thì dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml.
    14. Độc hoạt 40 g, bạch tiên bì 15 g, khương hoạt 30 g, nhân sâm 20 g, rượu vừa đủ. Các vị rửa sạch, sấy khô, tán vụn. Mỗi lần lấy 10 g bột thuốc, 7 phần nước 3 phần rượu, đun cạn còn 7 phần rồi bỏ bã, uống hằng ngày.
    15. Tang ký sinh 200 g, đậu đen 200 g, rượu trắng 1.500 ml. Các vị sấy khô, sao thơm, tán vụn, ngâm trong rượu cùng một chút mật ong, sau 5 ngày thì dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 ml.
    16. Độc hoạt 60 g, đậu tương 500 g, đương quy 10 g, rượu trắng 1.000 ml. Tất cả sấy khô, sao thơm, thái vụn, ngâm trong rượu, cho thêm mật ong, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 ml.
    Th.S Hoàng Khánh Toàn, VHNTAU
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Giống như bị suy dinh dưỡng nặng và thiếu máu
    đứng lên ngồi xuống : chóng mặt = huyếp áp thấp
    thân nhiệt thấp, hay lạnh. = thiếu máu, thiếu mỡ cách nhiệt trên da
    thiếu oxy não = suy dinh dưỡng, não bị "đói" không đủ năng lượng để làm việc.
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Giống như bị suy dinh dưỡng nặng và thiếu máu
    đứng lên ngồi xuống : chóng mặt = huyếp áp thấp
    thân nhiệt thấp, hay lạnh. = thiếu máu, thiếu mỡ cách nhiệt trên da
    thiếu oxy não = suy dinh dưỡng, não bị "đói" không đủ năng lượng để làm việc.
  6. Global

    Global Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    1.677
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bác Milou.. thế làm thế nào để chữa bệnh đó được ạ? Mà bác nói suy dinh dưỡng làm em tí ngất... em được coi là béo đấy bác ạ. Suy dinh dưỡng mà như em thì chít
    Mà thiếu oxy não thì làm gì để tăng lên hả bác??? làm gì để cho não đủ dinh dưỡng, năng lượng làm việc bây giờ???
  7. Global

    Global Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    1.677
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bác Milou.. thế làm thế nào để chữa bệnh đó được ạ? Mà bác nói suy dinh dưỡng làm em tí ngất... em được coi là béo đấy bác ạ. Suy dinh dưỡng mà như em thì chít
    Mà thiếu oxy não thì làm gì để tăng lên hả bác??? làm gì để cho não đủ dinh dưỡng, năng lượng làm việc bây giờ???
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nhìn thấy bạn thì làm sao biết bạn béo ở mức độ nào? Nếu không béo hơn Thắng Béo và ATC thì vẫn có thể xem như tạng người trung bình. Người béo cũng có thể bị thiếu máu vì ăn uống không đầy đủ cách chất bổ. Ăn uống thất thường không đúng giờ giấc làm não bộ bị suy dinh dưỡng tạm thời.
    Thiếu máu
    Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu:
    - Ăn uống không đúng cách (thiếu chất dinh dưỡng) như thiếu chất sắt, axit folic, chất đạm, các sinh tố B2, B6, B12 và E tham gia vào quá trình tổng hợp hồng huyết cầu.
    - Xuất huyết ồ ạt như bị chấn thương mạch máu, xuất huyết dạ dày, tá tràng, xuất huyết do ho ra máu, có thai ngoài tử cung...
    - Chảy máu rỉ rả nhưng liên tục (không cầm) vì giun móc, giun tóc hút máu niêm mạch ruột non. Một con giun, móc có khả năng hút 0,15 - 0,26 ml máu mỗi ngày, nếu cơ thể chứa 100 con giun móc thì mỗi ngày mất 15 - 26 ml máu, mỗi tháng mất 450 - 780 ml. Ký sinh trùng sốt rét (plasmodia) là tác nhân gây thiếu máu trầm trọng do làm vỡ các hồng huyết cầu.
    Những đối tượng thiếu máu là trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị tiêu chảy kinh niên, phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú...
    Người bị thiếu máu thường xanh xao, niêm mạc mắt và môi nhạt màu, lòng bàn tay không hồng hào, mạch nhanh (đập trên 80 nhịp/phút), hay bần thần, mệt mỏi, lười ăn, khó thở (trường hợp thiếu máu nặng). Người thiếu máu khi nồng độ huyết cầu tố thấp hơn các trị số sau đây:
    - Trẻ con 6 tháng - 6 tuổi: 11 g huyết cầu tố /100 ml máu tĩnh mạch.
    - Trẻ 6 - 14 tuổi: 12 g huyết cầu tố /100 ml máu tĩnh mạch.
    - Người lớn: Nam 13 g, nữ 12 g, phụ nữ có thai 11 g/100 ml máu tĩnh mạch.
    Muốn điều trị thiếu máu, phải chẩn đoán đúng nguyên nhân. Phải giải quyết các nguyên nhân chứ không nên sử dụng thuốc "bổ máu". Nếu thiếu máu do xuất huyết dạ dày, bệnh phổi, bệnh phụ khoa, bệnh sốt rét thì phải điều trị tận gốc. Xét nghiệm phân, máu đối tượng nghi ngờ mắc giun móc để có hướng điều trị. Đối với trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị tiêu chảy kinh niên, phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú... cần bổ sung chất sắt (dưới dạng thuốc), ăn thay đổi những thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, gan, huyết heo, bò, lòng đỏ trứng, sò huyết, đậu ván, đậu đen, đậu xanh, đậu nành, rau muống, rau dền, nấm mèo...
    BS Trương Văn Anh Tuấn
    Thiếu máu do thiếu sắt
    Kết quả điều tra trong toàn quốc do Viện Dinh dưỡng quốc gia và UNICEF thực hiện trong năm 1995 cho biết, 60% trẻ dưới 2 tuổi và 45,3% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu do thiếu sắt; hơn 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) và 52,7% thai phụ cũng bị thiếu máu do thiếu sắt. Thế nhưng trong cộng đồng có rất ít người biết mình bị mắc bệnh và số người tích cực đến cơ sở y tế điều trị lại càng hiếm hoi. Nguyên nhân là do biểu hiện của bệnh không gây chú ý nhiều như cái bướu cổ to do thiếu iod hoặc tình trạng mắt khô, mù mắt do thiếu vitamin A. Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng, thường gọi là "nạn đói tiềm ẩn" vì thiếu nhưng người ta không hay biết.
    Thiếu máu do thiếu sắt diễn ra từ từ, thầm lặng, không rõ rệt. Ngoài một số biểu hiện đã kể trong trường hợp cụ thể trên, lòng bàn tay, niêm mạc mắt của bệnh nhân trắng nhợt, da khô, móng tay, móng chân mất độ bóng và có hình dẹt... Người bệnh thiếu máu thường mệt mỏi, hay cáu gắt, khả năng lao động giảm. Trẻ em kém phát triển cả về thể chất và tinh thần, thường nhận thức chậm, nhớ kém, hay ngủ gật. Phụ nữ có thai dễ gặp tai biến khi sinh đẻ như đẻ non, đẻ con nhỏ yếu, dễ bị băng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con. Người bị thiếu máu nặng thường có các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi lao động gắng sức và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
    Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu do thiếu sắt, phổ biến là hằng ngày thức ăn không cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể. Một nguyên nhân phổ biến thường thấy ở Việt Nam là nhiễm giun sán kéo dài, đặc biệt là nhiễm giun móc. Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác ít gặp hơn như hấp thu sắt kém, chảy máu đường tiêu hoá rỉ rả lâu ngày do viêm, loét, ung thư... Để định bệnh chính xác, bác sĩ thường cho làm xét nghiệm định lượng huyết sắc tố (Hemoglobin - Hb).
    Trong cộng đồng có một số đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt như:
    - Phụ nữ mang thai và các em gái tuổi dậy thì (11 - 14) do tăng nhu cầu tăng sử dụng sắt để tạo máu.
    - Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, do hàng tháng mất máu do kinh nguyệt.
    - Trẻ ở độ tuổi ăn dặm, từ 5-6 tháng trở lên do không cho ăn dặm đúng cách.
    - Người do ăn uống kiêm khem, không đủ chất; người ăn chay trường, không ăn thịt cá...
    Phòng ngừa:
    - Ăn uống đủ chất, đặc biệt là thực phẩm giàu chất sắc như đạm động vật (thịt, cá, huyết, gan, trứng...). Rau dền, các loại đậu và rau củ khác cũng có nhiều chất sắt nhưng khó hấp thụ hơn đạm động vật. Vitamin C trong các loại rau củ giúp cho việc hấp thụ sắt dễ dàng hơn.
    - Cần cho trẻ em ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, đường, dầu, mỡ và rau trái tươi) lưu ý phải ăn cả phần xác của thịt cá... vì nước hầm xương, nước luộc thịt không chứa đạm và hầu như không có sắt.
    - Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần cho trẻ trên 2 tuổi.
    - Đối với thai phụ và các em gái trong tuổi dậy thì, ngoài việc tăng cường thức ăn giàu sắt cần chủ động dùng thêm viên sắt hoặc các thuốc có chứa sắt vì hiện nay, bữa ăn hàng ngày của chúng ta hầu như chưa cung cấp đủ sắt cho 2 đối tượng có nhu cầu cao này.
    Tuy nhiên dư sắt trong cơ thể cũng không tốt vì thế nếu cần uống viên sắt dài ngày thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
    BS Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng trẻ em
    VNEXP
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nhìn thấy bạn thì làm sao biết bạn béo ở mức độ nào? Nếu không béo hơn Thắng Béo và ATC thì vẫn có thể xem như tạng người trung bình. Người béo cũng có thể bị thiếu máu vì ăn uống không đầy đủ cách chất bổ. Ăn uống thất thường không đúng giờ giấc làm não bộ bị suy dinh dưỡng tạm thời.
    Thiếu máu
    Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu:
    - Ăn uống không đúng cách (thiếu chất dinh dưỡng) như thiếu chất sắt, axit folic, chất đạm, các sinh tố B2, B6, B12 và E tham gia vào quá trình tổng hợp hồng huyết cầu.
    - Xuất huyết ồ ạt như bị chấn thương mạch máu, xuất huyết dạ dày, tá tràng, xuất huyết do ho ra máu, có thai ngoài tử cung...
    - Chảy máu rỉ rả nhưng liên tục (không cầm) vì giun móc, giun tóc hút máu niêm mạch ruột non. Một con giun, móc có khả năng hút 0,15 - 0,26 ml máu mỗi ngày, nếu cơ thể chứa 100 con giun móc thì mỗi ngày mất 15 - 26 ml máu, mỗi tháng mất 450 - 780 ml. Ký sinh trùng sốt rét (plasmodia) là tác nhân gây thiếu máu trầm trọng do làm vỡ các hồng huyết cầu.
    Những đối tượng thiếu máu là trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị tiêu chảy kinh niên, phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú...
    Người bị thiếu máu thường xanh xao, niêm mạc mắt và môi nhạt màu, lòng bàn tay không hồng hào, mạch nhanh (đập trên 80 nhịp/phút), hay bần thần, mệt mỏi, lười ăn, khó thở (trường hợp thiếu máu nặng). Người thiếu máu khi nồng độ huyết cầu tố thấp hơn các trị số sau đây:
    - Trẻ con 6 tháng - 6 tuổi: 11 g huyết cầu tố /100 ml máu tĩnh mạch.
    - Trẻ 6 - 14 tuổi: 12 g huyết cầu tố /100 ml máu tĩnh mạch.
    - Người lớn: Nam 13 g, nữ 12 g, phụ nữ có thai 11 g/100 ml máu tĩnh mạch.
    Muốn điều trị thiếu máu, phải chẩn đoán đúng nguyên nhân. Phải giải quyết các nguyên nhân chứ không nên sử dụng thuốc "bổ máu". Nếu thiếu máu do xuất huyết dạ dày, bệnh phổi, bệnh phụ khoa, bệnh sốt rét thì phải điều trị tận gốc. Xét nghiệm phân, máu đối tượng nghi ngờ mắc giun móc để có hướng điều trị. Đối với trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị tiêu chảy kinh niên, phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú... cần bổ sung chất sắt (dưới dạng thuốc), ăn thay đổi những thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, gan, huyết heo, bò, lòng đỏ trứng, sò huyết, đậu ván, đậu đen, đậu xanh, đậu nành, rau muống, rau dền, nấm mèo...
    BS Trương Văn Anh Tuấn
    Thiếu máu do thiếu sắt
    Kết quả điều tra trong toàn quốc do Viện Dinh dưỡng quốc gia và UNICEF thực hiện trong năm 1995 cho biết, 60% trẻ dưới 2 tuổi và 45,3% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu do thiếu sắt; hơn 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) và 52,7% thai phụ cũng bị thiếu máu do thiếu sắt. Thế nhưng trong cộng đồng có rất ít người biết mình bị mắc bệnh và số người tích cực đến cơ sở y tế điều trị lại càng hiếm hoi. Nguyên nhân là do biểu hiện của bệnh không gây chú ý nhiều như cái bướu cổ to do thiếu iod hoặc tình trạng mắt khô, mù mắt do thiếu vitamin A. Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng, thường gọi là "nạn đói tiềm ẩn" vì thiếu nhưng người ta không hay biết.
    Thiếu máu do thiếu sắt diễn ra từ từ, thầm lặng, không rõ rệt. Ngoài một số biểu hiện đã kể trong trường hợp cụ thể trên, lòng bàn tay, niêm mạc mắt của bệnh nhân trắng nhợt, da khô, móng tay, móng chân mất độ bóng và có hình dẹt... Người bệnh thiếu máu thường mệt mỏi, hay cáu gắt, khả năng lao động giảm. Trẻ em kém phát triển cả về thể chất và tinh thần, thường nhận thức chậm, nhớ kém, hay ngủ gật. Phụ nữ có thai dễ gặp tai biến khi sinh đẻ như đẻ non, đẻ con nhỏ yếu, dễ bị băng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con. Người bị thiếu máu nặng thường có các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi lao động gắng sức và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
    Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu do thiếu sắt, phổ biến là hằng ngày thức ăn không cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể. Một nguyên nhân phổ biến thường thấy ở Việt Nam là nhiễm giun sán kéo dài, đặc biệt là nhiễm giun móc. Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác ít gặp hơn như hấp thu sắt kém, chảy máu đường tiêu hoá rỉ rả lâu ngày do viêm, loét, ung thư... Để định bệnh chính xác, bác sĩ thường cho làm xét nghiệm định lượng huyết sắc tố (Hemoglobin - Hb).
    Trong cộng đồng có một số đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt như:
    - Phụ nữ mang thai và các em gái tuổi dậy thì (11 - 14) do tăng nhu cầu tăng sử dụng sắt để tạo máu.
    - Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, do hàng tháng mất máu do kinh nguyệt.
    - Trẻ ở độ tuổi ăn dặm, từ 5-6 tháng trở lên do không cho ăn dặm đúng cách.
    - Người do ăn uống kiêm khem, không đủ chất; người ăn chay trường, không ăn thịt cá...
    Phòng ngừa:
    - Ăn uống đủ chất, đặc biệt là thực phẩm giàu chất sắc như đạm động vật (thịt, cá, huyết, gan, trứng...). Rau dền, các loại đậu và rau củ khác cũng có nhiều chất sắt nhưng khó hấp thụ hơn đạm động vật. Vitamin C trong các loại rau củ giúp cho việc hấp thụ sắt dễ dàng hơn.
    - Cần cho trẻ em ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, đường, dầu, mỡ và rau trái tươi) lưu ý phải ăn cả phần xác của thịt cá... vì nước hầm xương, nước luộc thịt không chứa đạm và hầu như không có sắt.
    - Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần cho trẻ trên 2 tuổi.
    - Đối với thai phụ và các em gái trong tuổi dậy thì, ngoài việc tăng cường thức ăn giàu sắt cần chủ động dùng thêm viên sắt hoặc các thuốc có chứa sắt vì hiện nay, bữa ăn hàng ngày của chúng ta hầu như chưa cung cấp đủ sắt cho 2 đối tượng có nhu cầu cao này.
    Tuy nhiên dư sắt trong cơ thể cũng không tốt vì thế nếu cần uống viên sắt dài ngày thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
    BS Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng trẻ em
    VNEXP
  10. qtkd

    qtkd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0

    Anh Milou có links nào nói về xét nghiệm máu hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến máu cũng được, vớI lạI cái links nói về vấn đề nước tiểu, phân?. nữa. Anh tìm cho em nhé, em đang học về xét nghiệm nên rất cần dến nó. Cám ơn anh nhiều.

Chia sẻ trang này