1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy Bay Chiến Đấu Của Mỹ!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Soundlessman, 09/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    407
    Không biết có bạn nào chơi game USAF chưa, trò này mô phỏng máy bay Mỹ thật tuyệt vời, tôi thấy F22 thì tốt khi chiến đấu với mục tiêu từ rất xa, đặc biệt có thể bay rất nhanh với độ cao dưới 300 feet , nhưng đánh xáp lá cà thì thua xa F15 và Mig29. Nói là tàng hình nhưng cũng khó thoát khỏi tên lửa tầm nhiệt bắn từ phía sau tới. Cũng do tốc độ quá cao mà khi lượn vòng gấp phi công dễ bị choáng.
    Sorry Mod cứ xoá nếu thấy phạm qui, em ở box điện tử sang chơi tí thôi.

  2. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Mig29 thì không biết nhưng với F15 thì không đúng như bạn gì ở trên nói. F15 tuy nhanh nhẹn nhưng F22 cũng không kém đâu. Coi nó bè bè thế chứ chuyển hướng để né tên lửa thì không thua ai mà động tác lại rất "nhẹ nhàng, thanh thoát" không phải cái kiểu gắt đột ngột của F15 hay F18. Tại vì bạn chưa thấy cảnh diễn tập thôi! Đúng là xáp lại gần F22 không mạnh bằng khi nó ở xa. Trong 13 chiếc f15 bị hạ khi diễn tập thì đến 8 chiếc là do bị hạ từ xa, 2 chiếc thì ở cự ly cũng khá gần, và 3 chiếc cuối là đánh xáp lá cà với 4 chiếc F15 còn lại. Con số này thấp hơn khả năng dự đoán nên Lockheed đang xem lại để nâng cấp thêm tính cơ động cho F22 cũng như làm các phiên bản khác như F/B 22 dùng để thả bom. Còn chuyện bị tầm nhiệt dí thì không biết nó sẽ như thế nào. Cái đó không biết có ai dám thử đem 1 chiếc trị giá gần 100 triệu đô ra thử cho nó bị tầm nhiệt dí không!
    Dù gì thì đến năm sau Mỹ cũng đã có đến hơn 20 chiếc F22 và cả F35 nữa!
    Sẵn đây cho hỏi có ai có thể cho mượn host để up mấy đoạn phim lên được không? Coi xong không muốn sắm 1 chiếc đi không ăn tiền!
  3. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay thi xong rồi nên làm tiếp đây!
    ****pit
    Kiểu buồng lái mới của F22 sẽ làm thay đổi những khái niệm cũ về buồng lái ở những thế hệ máy bay sau này. Với thiết kế mới người phi công sẽ giữ nhiệm vụ của 1 nhà chiến lược chứ không phải nhiệm vụ của 1 người thu thập thông tin. Những điểm chính trong thiết kế mới là:
    - Thiết kế NVG (Night Vision goggle) đầu tiên.
    - Canopy được làm bằng vật liệu polycarbon tốt nhất thế giới hiện nay, tương thích với hệ thống Helmet Mounted giúp phi công lúc nào cũng có thể tập trung vào mục tiêu.
    - Hệ thống Helmet Mounted được cải tiến.
    - Hệ thống thoát hiểm được nâng cấp với phiên bản mới ACES II.
    Điều Khiển: HUD (Head Up Display) dài 4.5 inches được thiết kế bởi GEC sẽ là thiết bị điều khiển chính của phi công. Nó có tầm hoạt động ngang 30 độ và dọc 25 độ. Màn hình phẳng LCD hiển thị thông tin hoàn hảo dưới ánh nắng trực tiếp, không bi chóa. Chế độ bay tự động, thông tin liên lạc, định vị, tác chiến được tích hợp trong ICP (Integrated Control Panel) nằm bên dưới HUD.
    Biểu tượng: Máy bay địch là tam giác đỏ, chưa xác định được là hình vuông màu vàng, vòng tròn màu xanh lá là may bay bạn, và đồng đội F22 thì được hiển thĩ bằng hình dạng 1 chiếc F22 màu xanh da trời. Tên lửa không đối đất hiển thi bằng lục giác kèm thông tin chính xác kiểu và tầm bắn. Hệ thống máy tính có thể tự động xắp xếp mục tiêu với độ tin tưởng đến 98%. Và hệ thống Inter/Intra Flight Data Link (IFDL) có thể tự thông tin liên lạc, trao đổi thông tin về định vị, nhiên liệu, mục tiêu ... với các máy bay F22 khác mà không cần phi công phải gọi radio thông báo. Điều này làm tăng cao khả năng tác chiến phối hợp của các chiếc F22.
    Động cơ
    F119-PW-100 tăng gấp đôi lực đẩy dưới chế độ bay siêu thanh, và có thể bay với vận tốc siêu thanh trên 1.4 Mach mà không cần dùng đến chế độ afterburner vốn tiêu hao nhiều nhiên liệu và dễ bị phát hiện. Mỗi động cơ cung cấp khoảng 35000 pound lực đẩy so với 23000 và 29000 của F15 và F16. Đây là kết quả của 40 năm nghiên cứu về hệ thống đẩy cao tốc.
    F119 có số bộ phận ít hơn 40% so với loại thông thường, mỗi bộ phận thì được cải tiến hiệu quả hơn và giảm thiểu sự bảo hành giúp F22 nhẹ hơn và kinh tế hơn.
    Các chi tiết khác:
    Hợp chất kim loại dùng làm khung máy bay: 39% titanium, 24% composite, 16% nhôm, 0.1% thermo-plastic
    Phiên bản F/B-22 với cánh lớn hơn, tầm hoạt động xa hơn và khả năng mang bom nhiều hơn đã được bắt đầu đưa vào nghiên cứu chế tạo với dự đoán sẽ đi vào phục vụ trong khoảng 2011-2016. Bên không quân thì yêu cầu làm thêm 1 phiên bản khác của F/A-22 với tầm hoạt động xa hơn loại hiện có.
    Với ngân sách quốc phòng là 447 tỷ USD (so với Nga là 45 tỷ) cho năm tới thì sẽ có 4.1 tỷ dành cho 24 chiếc F/A-22 và 4.3 tỷ cho F-35.
    Thật ra còn rất nhiều chi tiết khác nhưng do không biết phải dịch lại như thế nào nên chỉ có thể nói sơ như vậy. Thông cảm giùm nha!
    Ở đây mình có 1 đoạn phim khác về F-22 chất lượng khá tốt coi đỡ buồn:http://www.holvn.de/Downcome/F22new.mpg
    Lần sau sẽ tiếp về F-35
  4. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Mình vẫn confused 1 chút về việc gọi tên các Fighters của Mỹ. F-14, F-15... thì ko nói làm gì rồi, nhưng F/A-18 và F/A-22 thì ý nghĩa của kí tự "A" ở đây là gì? Và tên chĩnh thức của Raptor là F-22 hay là F/A-22?
  5. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    F/A: fighter/attack chăng?
  6. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Các kí hiệu như chữ A, B hay C là dùng để phân biệt các phiên bản khác nhau với những chức năng khác nhau của máy bay. Còn tên Raptor thì cứ thằng nào thuộc dòng F-22 đếu gọi là Raptor không phân biệt phiên bản gì! Đúng rồi kí hiệu chữ A là viết tắc của từ Attack, B là bomber. Còn như X-35 thì X-35A thì dùng cho bên US Air Force, X-35B dùng cho bên US Marines và UK Royal Navy, X-35C dành cho US Navy! X-35 sẽ nói rõ hơn ở bài sau!
    Được soundlessman sửa chữa / chuyển vào 04:11 ngày 14/12/2004
  7. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo sau F-22 sẽ là phần giới thiệu về X-35.
    Tổng Quát và Lịch Sử:
    Chương trình nghiên cứu và chế tạo Joint Strike Fighter (JSF) đã bắt đầu từ những năm 1990 thông qua 1 nổ lực tái cấu trúc và hợp nhất các phát minh khoa học kỹ thuật tối tân và các dự án về máy bay chiến lược của Bộ Quốc Phòng Mỹ. Mục tiêu của Bộ Quốc phòng Mỹ là sử dụng những công nghệ tối tân nhất mà nó nắm giữ để tổng hợp nó vào 1 loại máy bay có thể đáp ứng hầu hết các phi vụ trong tương lai của Mỹ và đồng minh.
    Vào năm 1993, Defense Advanced Research Projects Agency bắt đầu khởi động 1 chương trình nhằm phát triển 1 loại máy bay siêu thanh có thể cất cánh nhanh (không cần chạy đà dài) và có thể cất cánh thẳng đứng để thay thế cho loại AV-8B Harrier. Cùng lúc đó Bộ Quốc Phòng cũng hủy bỏ chương trình nghiên cứu A/F-X của Hải Quân Mỹ nhằm phát triển 1 loại máy bay chiến đấu mới dành riêng cho bên Hải Quân.
    Những nhà lãnh đạo tại Bộ Quốc Phòng đã đề nghị chương trình JSF để thay thế cho dự án A/F-X của bên Hải Quân. JSF sẽ rẻ hơn so với A/F-X và nó có chung 1 khung máy bay có thể thích hợp cho cả 3 quân chủng (Hải, Lục và Không).
    Cuối năm 1993 chương trình Joint Advanced Strike Technology (JAST) ra đời! Văn phòng chính thức của chương trình này được thiết lập vào 27/1/1994 với mục tiêu phát triển những loại máy bay, vũ khí và công nghệ cảm quan để tích hợp vào 1 loại máy bay chiến lược trong tương lai.
    Đến cuối năm 1994, JAST tập trung mọi nỗ lực vào chương trình DARPA Common Affordable Lightweight Fighter (CALF). Sau khi nghiên cứu các yêu cầu và đòi hỏi của 3 quân Air Forces, Navy và Marines JAST đã vạch ra các tiêu chuẩn chung cho loại máy bay mới là:
    - 1 động cơ và 1 phi công
    - Loại chiến đấu dùng cho Hải Quân nên có 2 động cơ.
    Loại dùng cho Marines phải cất cánh nhanh và có khả năng cất cánh thẳng đứng.
    - Loại dùng cho Air Force thì cất cánh như bình thường.
    - Loại dùng cho Navy phải có khả năng mang theo nhiều loại vũ khí hơn so với loại thường và cò thể tương thích với những loại vũ khí khác nhau.
    4 hãng Boeing, Lockheed Martin, McDonnell Douglas và Northrop Grumman được giao thời hạn 15 tháng để đưa ra thiết kế và ý tưởng của mình. Không lâu sau đó hai hãng Northrop Grumman và McDonnell Douglas xáp nhập làm 1.
    Đến mùa xuân 1995 cả ba hãng đều chọn loại động cơ F119 của Pratt & Whitney làm động cơ cho mẫu thiết kế của mình. Sau đó vào tháng 11/1995, P & W được giao hợp đồng để phân tích và chọn lựa giữa GE F110 và YF 120 loại nào thích hợp làm động cơ phụ cho những yêu cầu đa dạng của JSF. Năm 1996 YF 120 được chọn.
    8/1995 sau khi xem xét lại chương trình Bộ Quốc Phòng Mỹ chính thức đổi tên chương trình lại là JSF và bổ sung vào đó là sự hợp tác của Hải Quân Hoàng Gia Anh.
    Đến 16/11/1996 hợp đồng nghiên cứu phát triển JSF được trao cho Boeing và Lockheed Martin, sau đó sẽ có sự chọn lựa giữa hai hãng này để phát triển loại JSF chính thức dùng cho quân đội Mỹ. Ngoài những yêu cầu cơ bản trên 2 nhà sản xuất còn phải tập trung vào những tính năng mới như khả năng tàng hình, khả năng tương thích với những loại vũ khí chính xác mới, khả năng hỗ trợ tự động cho phi công cao và hàng đầu là giá thành phải rẻ.
    Đây là hình ảnh 2 mẫu JSF của Boeing (X-32) và Lockheed Martin (X-35).
    X-32
    [​IMG]
    [​IMG]
    X-35
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Và cuối cùng vào 26/10/2001 chiếc X-35 của Lockheed Martin đã chiến thắng chiếc X-32 của Boeing trong cuộc đua giành hợp đồng trị giá 200 tỷ USD để sản xuất JSF.
    Được soundlessman sửa chữa / chuyển vào 06:10 ngày 14/12/2004
    Được soundlessman sửa chữa / chuyển vào 06:11 ngày 14/12/2004
    Được soundlessman sửa chữa / chuyển vào 06:47 ngày 14/12/2004
  8. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    2 điều này mình đều biết rồi!
    Thx!
    Đính chính 1 chút dùm soundlessman: McDonnell Douglas là sáp nhập vào Boeing chứ ko phải Northrop Grumman!
  9. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Thanks có lẽ mình dịch từ "teamed" không đúng. Chắc là 2 thằng này nhập thành 1 đội thôi! À sẵn đây cho hỏi những đoạn phim của mình đưa lên có coi được không vậy?
  10. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Phim của bro đưa lên coi được, mình rất thích vì mình chưa kiếm được DVD nào của Discovery Channel nói về F-22 trong cái series Great Planes của nó cả! Chắc là phải vài năm nữa khi mà có nhiều phi đội F-22 đã được triển khai và được thử lửa thì nó mới làm cái DVD như vậy
    Có điều nếu bro nào ở VN mà ko có xài ADSL thì download hơi mệt!

Chia sẻ trang này