1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay chiến đấu đẹp nhất

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VasilyTran, 19/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Nói thật, nhìn F16 và F/A-18 đẹp thật, nhưng sao mình thấy ngán tới cổ cái ông Mỹ nay ở mỗi điểm: Cứ mỗi lần bay là phải đeo lỉnh kỉnh mấy cái thùng xăng bên ngoài trông oải thật (mấy ông Rafael, JAS 39, Typhoon cũng vậy)! Thế thì sao mà tác chiến cho linh động được nhỉ? chiếm hết 2, 3 giá treo vũ khí rồi! Nhìn bọn tiêm kích của Nga trông gọn gàng làm sao!
  2. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Người ăn không hết kẻ lần không ra nhỉ?
    Mỹ từ chối bán máy bay F-16 cho Đài Loan
    VIT - Chủ tịch cơ quan lập pháp của Đài Loan, ông Wang Jin-pyng, hôm 10/3 cho biết, chính phủ Mỹ đã từ chối thực hiện thương vụ được trông đợi từ lâu ?" bán máy bay chiến đấu F-16 ?" cho Đài Loan do lo ngại ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc.
    Theo ông Wang Jin-pyng, Nhà Trắng đã ngăn cản thỏa thuận bán 66 chiến đấu cơ F-16 tiên tiến trị giá 4,9 tỷ USD cho Đài Loan vào năm ngoái, và hiện có ít hi vọng thỏa thuận này sẽ được khôi phục trong năm nay.
    Phát biểu trên hãng tin Reuters, ông Wang Jin-pyng cho biết: ?oMỹ không muốn cung cấp máy bay F-16 cho chúng tôi?.
    Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với Đài Loan và dọa sẽ tấn công nếu hòn đảo chính thức tuyên bố độc lập; đồng thời phản đối tất cả các thỏa thuận vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan. Trong khi đó, Washington đang tìm kiếm cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.
    Đối thoại quốc phòng giữa Trung Quốc và Mỹ được nối lại vào hôm 27/02 với cuộc hội đàm kéo dài 2 ngày tại Bắc Kinh, tạo không khí chung cho quan hệ quốc phòng song phương giữa Trung Quốc và chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trao đổi quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị trì hoãn năm ngoái sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush thông báo hồi tháng 10 về thương vụ bán vũ khí trị giá 6,5 tỷ USD cho Đài Loan bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
    Mặc dù quan hệ Trung Quốc ?" Đài Loan đã cải thiện kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền hồi năm ngoái, nhưng sự nghi ngờ sâu sắc về quân sự vẫn còn giữa hai bên.
    Năm 2007, Đài Loan đã yêu cầu mua máy bay chiến đấu F-16 mới sau khi tán thành chi số tiền đáng kể để thực hiện kế hoạch này. Ông Wang Jin-pyng cho biết phi đội máy bay hiện có của Đài Loan đã trải qua 16 năm hoạt động.
    Hồi tháng 7/2008, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định rằng các nhà hoạch định chính sách Mỹ không nhận thấy nhu cầu cấp bách trong việc bán vũ khí tiên tiến cho Đài Loan.
  3. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Em thấy mấy con này cũng không đẹp bằng "hoa hậu" Flanker
    Mượn vài tấm ảnh bốc lửa của bác hasiquan
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Ấn tượng bá phát
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. SaoDoLienXo

    SaoDoLienXo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    1
    Ảnh Su đẹp lắm, toàn Su-27và Su-27UB. Đội bay Dũng Sĩ Nga có cả Su-35 nhưng không thấy mang ra bay bao giờ. Các bác dùng hình của Airlines.net phải ghi rõ nguồn, nó bắt bản quyền đó.
  6. cnktqs

    cnktqs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    :)) thì tại vì nó cất thùng xăng trong buồng lái luôn. Phải ko? :))
    (thắc mắc có ý nghĩa chút nhé)
  7. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    :)) thì tại vì nó cất thùng xăng trong buồng lái luôn. Phải ko? :))
    (thắc mắc có ý nghĩa chút nhé)
    [/QUOTE]
    He he, xin phép lạc đề một chút. Thanks!
    Bạn đó thắc mắc có ý nghĩa đấy chứ. Các nhà thiết kế trên máy bay trên thế giới thường rất đau đầu khi phải cân nhắc kích thước nào là phù hợp cho máy bay họ thiết kế:
    1 - Kích thước lớn: Ưu điểm là chứa được nhiều nhiên liệu bên trong và vì thế bán kính chiến đấu sẽ lớn hơn mà không cần phải mang thùng dầu phụ bên ngoài. Mang thùng dầu phụ bên ngoài chỉ là một biện pháp chữa cháy bởi khi đó sức cản không khí (drag) và diện tích phản xạ radar (RCS) sẽ tăng lên rất nhiều. Máy bay to khi làm nhiệm vụ ở gần cũng không nhất thiết phải đổ đầy nhiên liệu để giảm trọng lượng, giúp máy bay nhanh nhẹn hơn.
    Một ưu điểm khác là máy bay lớn thường có tải trọng lớn và mang được nhiều vũ khí.
    Tuy nhiên nhược điểm của kiểu thiết kế này là máy bay lớn sẽ đồng nghĩa với RCS lớn và dễ bị radar đối phương phát hiện từ xa. Dòng Su-27 / 30 / 34 / 35 là tiêu biểu của thiết kế này, hầu như rất ít bức hình thấy chúng mang thùng dầu phụ bởi chỉ với nhiên liệu bên trong, chúng đã có thể bay được đọan đường là 3,500 km. Thêm vào nữa là máy bay to thì tốn nhiên liệu, một yếu tố rất quan trọng đối với các nước nghèo.
    Các nước có vùng lãnh thổ rộng, như Viêt Nam, cần loại máy bay có bán kính chiến đấu lớn để có thể bảo vệ Trường Sa, sẽ chọn mua loại máy bay này.
    2 - Kích thước máy bay nhỏ: Ưu điểm của nó là khi làm nhiệm vụ tầm gần và không phải mang thùng dầu, RCS của chúng sẽ nhỏ hơn và tốn ít nhiên liệu hơn. các nước mà chiến lược chủ yếu là phòng thủ thường chọn mua loại máy bay này
    Tuy nhiên là khi cần làm nhiệm vụ ở xa và phải mang thùng dầu phụ thì bất lợi của chúng như phân tích ở trên. Mang theo thùng dầu phụ cũng có nghĩa là mất bớt các mấu cứng (hard points / pylon), đặc biệt là các mấu cứng chịu được tải trọng lớn, để mang vũ khí, đặc biệt là các vũ khí hạng nặng.
    Thêm vào nữa mọi người hay dùng từ drop tank để chỉ các thùng dầu phụ có thể vứt đi sau khi đã dùng hết dầu. Tuy nhiên trong thực tế là các drop tank là khá đắt nên máy bay sẽ chỉ vứt nó, thậm chí là vứt thêm bom, để máy bay nhẹ và nhanh nhẹn hơn trong trường hợp gặp và phải nghênh chiến với máy bay địch mà thôi.
    Một giải pháp khắc phục được các nhược điểm của thùng dầu phụ là người ta thiết kế ra các Conformal Fuel tank (CFT) / Thùng dầu phụ đính sát thân không thể vứt đi ở trên không. Chúng không những giúp máy bay vẫn đủ nhiên liệu cho các nhiệm vụ ở xa mà sức cản không khí và diện tích phản xạ radar cũng giảm đi nhiều so với các drop tank.
    Có thể nói F-15E Strike Eagle là máy bay đầu tiên sử dụng CFT với 2 thùng được "ốp" vào 2 bên ống dẫn khí (air intake) cho động cơ. F-16 block 52 trở đi là máy bay thứ hai sử dụng CFT với 2 thùng được "ốp" trên gốc cánh. Nó được cho là rất hiệu quả khi mang thêm được 900 gallon (2.7 tấn) nhiên liệu nhưng drag chỉ tăng 12%.
    CFT của F-15E Strike Eagle đang được tháo ráp
    [​IMG]
    [​IMG]
    Theo sau F-15 / 16, các máy bay từ Rafale cho tới Jas-39 Gripen cũng thiết kế CFT cho mình
    CFT của F-16 block 52 / 60
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    CFT của Rafale:
    [​IMG]
    Saab cũng đang nghiên cứu CFT cho Jas-39
    [​IMG]
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 13:31 ngày 12/03/2009
  8. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Em thấy có cái mark của nó rồi còn phải ghi thêm nguồn gì nữa bác?
    Mà nó biết ai mà kiện bản quyền?
  9. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    [/quote]
    He he, xin phép lạc đề một chút. Thanks!
    Bạn đó thắc mắc có ý nghĩa đấy chứ. Các nhà thiết kế trên máy bay trên thế giới thường rất đau đầu khi phải cân nhắc kích thước nào là phù hợp cho máy bay họ thiết kế:
    1 - Kích thước lớn: Ưu điểm là chứa được nhiều nhiên liệu bên trong và vì thế bán kính chiến đấu sẽ lớn hơn mà không cần phải mang thùng dầu phụ bên ngoài. Mang thùng dầu phụ bên ngoài chỉ là một biện pháp chữa cháy bởi khi đó sức cản không khí (drag) và diện tích phản xạ radar (RCS) sẽ tăng lên rất nhiều. Máy bay to khi làm nhiệm vụ ở gần cũng không nhất thiết phải đổ đầy nhiên liệu để giảm trọng lượng, giúp máy bay nhanh nhẹn hơn.
    Một ưu điểm khác là máy bay lớn thường có tải trọng lớn và mang được nhiều vũ khí.
    Tuy nhiên nhược điểm của kiểu thiết kế này là máy bay lớn sẽ đồng nghĩa với RCS lớn và dễ bị radar đối phương phát hiện từ xa. Dòng Su-27 / 30 / 34 / 35 là tiêu biểu của thiết kế này, hầu như rất ít bức hình thấy chúng mang thùng dầu phụ bởi chỉ với nhiên liệu bên trong, chúng đã có thể bay được đọan đường là 3,500 km. Thêm vào nữa là máy bay to thì tốn nhiên liệu, một yếu tố rất quan trọng đối với các nước nghèo.
    Các nước có vùng lãnh thổ rộng, như Viêt Nam, cần loại máy bay có bán kính chiến đấu lớn để có thể bảo vệ Trường Sa, sẽ chọn mua loại máy bay này.
    2 - Kích thước máy bay nhỏ: Ưu điểm của nó là khi làm nhiệm vụ tầm gần và không phải mang thùng dầu, RCS của chúng sẽ nhỏ hơn và tốn ít nhiên liệu hơn. các nước mà chiến lược chủ yếu là phòng thủ thường chọn mua loại máy bay này
    Tuy nhiên là khi cần làm nhiệm vụ ở xa và phải mang thùng dầu phụ thì bất lợi của chúng như phân tích ở trên. Mang theo thùng dầu phụ cũng có nghĩa là mất bớt các mấu cứng (hard points / pylon), đặc biệt là các mấu cứng chịu được tải trọng lớn, để mang vũ khí, đặc biệt là các vũ khí hạng nặng.
    Thêm vào nữa mọi người hay dùng từ drop tank để chỉ các thùng dầu phụ có thể vứt đi sau khi đã dùng hết dầu. Tuy nhiên trong thực tế là các drop tank là khá đắt nên máy bay sẽ chỉ vứt nó, thậm chí là vứt thêm bom, để máy bay nhẹ và nhanh nhẹn hơn trong trường hợp gặp và phải nghênh chiến với máy bay địch mà thôi.
    Một giải pháp khắc phục được các nhược điểm của thùng dầu phụ là người ta thiết kế ra các Conformal Fuel tank (CFT) / Thùng dầu phụ đính sát thân không thể vứt đi ở trên không. Chúng không những giúp máy bay vẫn đủ nhiên liệu cho các nhiệm vụ ở xa mà sức cản không khí và diện tích phản xạ radar cũng giảm đi nhiều so với các drop tank.
    Có thể nói F-15E Strike Eagle là máy bay đầu tiên sử dụng CFT với 2 thùng được "ốp" vào 2 bên ống dẫn khí (air intake) cho động cơ. F-16 block 52 trở đi là máy bay thứ hai sử dụng CFT với 2 thùng được "ốp" trên gốc cánh. Nó được cho là rất hiệu quả khi mang thêm được 900 gallon (2.7 tấn) nhiên liệu nhưng drag chỉ tăng 12%.
    [/quote] Heee, lại là Viva...Russianfan! bác tìm đâu ra lắm thông tin....hay thế!!!? Hết tank rồi lại đến máy bay....nhất là thùng dầu phụ này!Vừa lúc Tui cũng đang thét mét chưa biết hỏi ai về 2 cái...bầu bầu trên thân con F16 của UAE (thùng dầu đeo tòn ten của mấy con F là tui thét mét đó bác ạ!).
    Lỡ rồi, nhờ bác khai sáng dùm em luôn cái vụ 2 động cơ, để em còn tư vấn cho Sir Ấntony Càri mua 126 con tiêm kích nữa: Con Jas-39 Gripen, con F16 Block..v..v.. chỉ 1 động cơ; còn SU- MIG, Rafael và Typhoon thì 2 động cơ (đều là tiêm kích tầm trung). Tuy nhiên so 1 với 2 động cơ, thì con nào sẽ mạnh hơn, cơ động hơn hả bác ? (trừ Su Mig made in..... Russianfan ra nha)
  10. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Máy bay một động cơ hay hai động cơ đều có ưu và nhược điểm riêng của nó.
    - Máy bay 1 động cơ có ưu điểm là:
    1 - Chi phí / thời gian cho bảo dưỡng thấp vì trong bảo dưỡng máy bay, phần cho động cơ là tốn kém nhất.
    2 - Có diện tích phản xạ radar nhỏ hơn.
    3 - Tiêu thụ ít nhiên liệu
    Nhược điểm:
    1 - Kém an toàn hơn: Bởi chỉ có 1 động cơ nên nếu nó gặp sự cố thì chắc chắn máy bay sẽ rơi.
    2 - Tải trọng cất cánh tối đa MTO (Max take off) thường nhỏ. Theo như mình không nhầm thì máy bay chiến đấu một đông cơ có MTO lớn nhất là F-16I / F-16 block 60 với 23.5 tấn, Mirage-2000-5 mark 2 là 17 tấn còn Jas-39 chỉ là 14 tấn.
    - Máy bay 2 động cơ có nhược điểm:
    1 - Chi phí bảo trì cao. Chi phí bảo trì cho Mig-29 là ác mộng cho những người sử dụng nó.
    2 - Tiêu thu nhiều nhiên liệu.
    3 - Diên tích phản xạ radar RCS tại mặt trước thường lớn hơn vì máy nén khí của động cơ thường lộ ra phía trước.
    Tuy nhiên ưu điểm của nó rất nhiều:
    1 - Công suất lớn => Tải trọng cất cánh tối đa / nhiên liệu / vũ khí lớn. Ví dụ F-15E Strike Eagle có MOT là 36 tấn, Su-30 / 35 là 34.5 tấn.
    2 - Khả năng sống sót cao: Các máy bay 2 động cơ đều được thiết kế để có thể bay được với chỉ một động cơ trong trường hợp động cơ kia bị trúng đạn hay gặp sự cố.
    3- Nhờ có công suất lớn cung cấp bởi 2 động cơ mà tốc độ tối đa / sự nhanh nhẹn cũng như khả năng thao diễn tốt hơn.

Chia sẻ trang này