1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay sử dụng trong CTVN

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ov10, 21/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo về F111 system tại đây:
    http://www.f-111.net/ejection.htm
  2. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Tư liệu về trận Điện Biên Phủ trên không - Hà Nội 1972.
    Ngày 14-12-1972, Tổng thống Nixon phê chuẩn kế hoạch tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng. 193 máy bay B52 (với 663 lượt chiếc) và 999 máy bay chiến thuật (với 3.920 lượt chiếc) được huy động hòng đánh phá hủy diệt các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự, khu dân cư ở Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác. Nhưng quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích này, làm nên "Điện Biên Phủ trên không".
    Với chiến dịch ném bom rải thảm cực kỳ tàn bạo này (theo tính toán của các nhà nghiên cứu thì sức tàn phá của nó tương đương với 5 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945), đế quốc Mỹ tin rằng, Hà Nội sẽ phải khuất phục. Vậy mà, tham vọng của bộ máy chiến tranh Mỹ đã sụp đổ. Qua 12 ngày đêm chiến đấu kiên cường (từ 18 đến 30-12-1972) quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B52.
    Thất bại này của Mỹ không chỉ đơn thuần là thất bại quân sự, mà là thất bại chiến lược toàn diện cả về quân sự lẫn chính trị.
    Cùng với những thắng lợi giành được trước đó, đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến lược 1972 ở miền nam, thắng lợi của trận "Điện Biên Phủ trên không" trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng đã góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền nam Việt Nam.
    Thắng lợi này là thắng lợi của sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Chính phủ; tài thao lược của Quân ủy Trung ương trong quá trình thực hiện phương hướng mà Chủ tịch Hồ Chí Minhkính yêu đã chỉ ra: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào".
    Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do chuẩn bị từ nhiều năm trước, cho nên chúng ta đã không bị bất ngờ khi phải đối phó với cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của đế quốc Mỹ vào thủ đô Hà Nội và Hải Phòng.
    Ngay từ năm 1966, khi B52 ra đánh đèo Mụ Giạ, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã chỉ thị cho Quân chủng Phòng không-Không quân nghiên cứu cách đánh B52. Cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội. Phải dự kiến mọi tình huống càng sớm càng tốt để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội. Quán triệt tinh thần đó, Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo các LLVT mà trực tiếp là Quân chủng Phòng không-Không quân xây dựng kế hoạch tác chiến phòng không chống địch tập kích bằng B52 vào Hà Nội. Bộ Tổng tham mưu đã chỉ đạo biên soạn tài liệu cách đánh B52 để huấn luyện cho các đơn vị phòng không, không quân; tiến hành điều chỉnh lực lượng, bổ sung vũ khí trang bị, điều các đơn vị phòng không chủ lực về các địa bàn trọng điểm; xây dựng thế trận phòng không 3 thứ quân; chấn chỉnh công tác bảo đảm phục vụ chiến đấu... Các đơn vị tên lửa, ra-đa, phòng không đều chủ động triển khai nghiên cứu cách đánh B52 tại chỗ, đồng thời đưa một số đơn vị vào Khu 4 trực chiến để đúc rút kinh nghiệm. Bộ Tổng tham mưu đã điều hẳn một trung đoàn tên lửa vào Khu 4, thậm chí trong chiến dịch Quảng Trị đưa tới 4 trung đoàn vào tham chiến cùng với các lực lượng phòng không tại chỗ nhằm tìm ra cách đánh B52 hiệu quả nhất.
    Không chỉ chuẩn bị về vật chất mà công tác chuẩn bị về chính trị tinh thần nhân dân và bộ đội cũng được tiến hành khẩn trương. Việc xây dựng QĐND toàn diện, trong đó lấy xây dựng về chính trị làm nền tảng, đã phát huy mạnh mẽ, cao độ nhân tố con người - nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc đọ sức thần kỳ trong "12 ngày đêm Hà Nội" nói riêng và là nhân tố hàng đầu của nền nghệ thuật quân sự hiện đại Việt Nam.
    Đầu tháng 9-1972, ba tháng trước khi cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào thủ đô Hà Nội và Hải Phòng diễn ra, ta đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch chiến dịch đánh B52. Những nội dung quan trọng như: công tác chuẩn bị; điều chỉnh bố trí lực lượng; nghệ thuật tác chiến chiến dịch phòng không... về cơ bản đã được xác định. Chính vì vậy mà khi cuộc tập kích chiến lược của không quân địch diễn ra, ta đã không bị bất ngờ về chiến lược, chiến dịch cũng như cả về chiến thuật. Ngày đầu tiên, B52 vào đánh phá Hà Nội, Bộ Tổng tham mưu đã phát lệnh báo động trước 25 phút; còn những ngày sau đó, ta thường phát hiện B52 vào đánh Hà Nội trước 30 phút.
    Nhờ phán đoán đúng âm mưu của địch, hạ quyết tâm kịp thời và chính xác, triển khai công tác chuẩn bị một cách đồng bộ, quân và dân ta đã giành được thế chủ động ngay từ đầu và duy trì nó trong suốt quá trình chiến dịch diễn ra.
    Cách đánh cơ bản của không quân địch trong cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng là lấy B52 làm lực lượng chủ yếu, với sự hộ tống của không quân chiến thuật và không quân của hải quân. B52 tập trung đánh vào ban đêm, còn không quân chiến thuật làm nhiệm vụ gây nhiễu, chế áp các lực lượng phòng không và không quân của ta; đồng thời đánh xen kẽ giữa các đợt của B52 để duy trì cường độ đánh phá 24/24 giờ trong ngày.
    Mỗi chiếc B52 là một trung tâm tác chiến điện tử và đi theo nó thường có từ 15 đến 19 máy bay gây nhiễu khác nhau. Mỗi tốp 3 máy bay B52 có thể rải thảm từ 60 đến 100 tấn bom trên một diện rộng. Lần đầu, phải đương đầu với cuộc tập kích chiến lược bằng siêu pháo đài bay B52 và các loại vũ khí tối tân hiện đại của Mỹ, các LLVT ta đã tìm ra cách đánh hay, phù hợp điều kiện thực tế về trang bị. Bộ đội ra-đa qua thực tế chiến đấu đã tách được B52 ra khỏi nền nhiễu và tách được B52 ra khỏi lực lượng hộ tống. Trong một khối nhiễu dày đặc, bộ đội tên lửa đã khắc phục được những hạn chế về tính năng binh khí kỹ thuật, biết phân biệt được mục tiêu thật và giả, tránh được tên lửa tự dẫn của máy bay địch, nhận diện được B52, tạo cho mình thế trận có lợi nhất để tiêu diệt mục tiêu; quân và dân ta đã nghiên cứu phát hiện ra điểm mạnh, yếu của địch, bảo đảm lực lượng nào cũng có thể hạ được máy bay, vũ khí nào cũng phát huy được tác dụng... Trong chiến dịch phòng không cuối tháng 12-1972, ta đã huy động được sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân, đối phó có hiệu quả với những thủ đoạn đánh phá nham hiểm của địch. Cách đánh sáng tạo và hiệu quả trong chiến dịch này là kết quả được đúc rút từ nhiều năm chống chiến tranh phá hoại, đặc biệt là những kinh nghiệm được bộ đội ra-đa, tên lửa, phòng không tích lũy, thậm chí được trả bằng xương máu qua những năm tháng trực chiến và nghiên cứu cách đánh B52 trên chiến trường Khu 4.
    Để bảo đảm chắc thắng và giành thế chủ động ngay từ trận đầu, công tác nghiên cứu khoa học, bảo đảm vật chất, kỹ thuật cũng được các lực lượng vũ trang ta chuẩn bị công phu với nỗ lực rất lớn. Cho đến trước ngày 18-12-1972, ngày đế quốc Mỹ mở đầu cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội và Hải Phòng, chỉ riêng ở Hà Nội ta đã xây dựng được 30 trận địa cho tên lửa, hơn 100 trận địa cho cao xạ các loại; mỗi tiểu đoàn tên lửa đều có hơn hai cơ số đạn; hệ số kỹ thuật của tên lửa bảo đảm 100%, của pháo phòng không là 95% và của ra-đa là 96,5%.
    Ta đã tập trung một lực lượng phòng không chủ lực mạnh nhất cho chiến dịch, bao gồm: ba sư đoàn phòng không: 361, 363, 375; 23 tiểu đoàn tên lửa; 13 trung đoàn cao xạ; bốn trung đoàn không quân; bốn trung đoàn ra-đa; ba trung đoàn, hai tiểu đoàn phòng không của các quân khu Việt Bắc, Hữu Ngạn, Tả Ngạn. Ngoài ra còn có 346 đội (1.428 khẩu pháo) phòng không của dân quân, tự vệ. Toàn bộ lực lượng này được bố trí thành thế trận chiến dịch vững chắc, hiểm hóc tại các địa bàn trọng yếu ở trong và các vùng lân cận Hà Nội, Hải Phòng.
    Cũng trong chiến dịch này, ta đã xây dựng được một thế trận phòng không ba thứ quân vững chắc và duy trì được sự phối hợp hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng. Bên cạnh các lực lượng phòng không chủ lực, tại thủ đô Hà Nội ta đã tổ chức được 92 trận địa tập trung pháo phòng không tầm thấp và bốn đại đội cao xạ tầm trung (loại 100 mm), nhiều trận địa được bố trí trên các tòa nhà cao tầng, gần các mục tiêu trọng điểm, đón lõng trên các đường bay của địch... Ngoài ra còn có 1.122 tổ đội dân quân, tự vệ phối hợp đánh trả máy bay địch.
    Nội dung cơ bản của chiến dịch phòng không tháng 12-1972 bao hàm cả hai mặt: Chủ động tích cực đánh địch, tiêu diệt lực lượng tiến công chiến lược B52 của chúng và triệt để phòng tránh, sơ tán làm giảm hiệu quả đánh phá của địch xuống mức thấp nhất. Công tác phòng tránh, sơ tán được quân và dân ta thực hiện một cách chủ động và triệt để bao trùm các mặt: tổ chức vận động nhân dân sơ tán ra khỏi các trọng điểm đánh phá; chỉ đạo củng cố và xây dựng hầm hố trú ẩn; tổ chức tốt hệ thống thông tin - thông báo, quan sát báo động; triển khai các phương án khắc phục hậu quả. Đối với LLVT, ngoài việc phối hợp với nhân dân thực hiện các nội dung nêu trên còn phải triển khai xây dựng các trận địa dự phòng, các sân bay dã chiến; sơ tán các xưởng trạm, tập kết vũ khí, đạn dược, nhất là vấn đề đạn tên lửa... Trước khi cuộc tập kích chiến lược bằng B52 diễn ra; Hà Nội đã huy động 370 ô-tô các loại chở hơn 30 vạn người ra khỏi nội thành, đưa số người sơ tán khỏi nội thành lên tới gần 55 vạn. Những nhà máy, xí nghiệp không thể sơ tán, đã được ngụy trang, bảo vệ chu đáo. Ở đâu có người, có tài sản, ở đó đều có hầm trú ẩn. Bên cạnh mạng lưới tình báo quốc gia, ra-đa cảnh giới, Hà Nội còn có 36 còi báo động, 36 đài quan sát của thành phố, 414 trạm quan sát của các khu, huyện, hình thành mạng lưới quan sát rộng khắp từ xa đến gần. Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống cấp cứu phòng không bốn tuyến với 266 trạm ở các khu, huyện và 64 đội cấp cứu, 11 đội phẫu thuật lưu động.
    Nhờ chủ động làm tốt công tác sơ tán phòng tránh, ta đã hạn chế được thiệt hại về người và của; nhất là tại một trung tâm đầu não như Hà Nội.
    Thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không là thắng lợi của tư tưởng chiến lược tiến công, tính tích cực chủ động, mưu trí sáng tạo của quân và dân ta. Lần đầu, trong lịch sử 30 năm tiến hành chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975), quân và dân ta đã tiến hành một chiến dịch phòng không quy mô lớn chống lại một cuộc tập kích chiến lược bằng B52 và đây cũng là cuộc tập kích lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Bằng chiến dịch này, ta đã giáng một đòn quyết định vào ưu thế của không lực Hoa Kỳ, trong đó nòng cốt là lực lượng không quân chiến lược.
    Thượng tá Trần Việt Anh
    (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn)
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 01:02 ngày 06/05/2006
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Một bài viết về anh hùng Vũ Xuân Thiều đăng trên báo LĐ.
    Điều tốt đẹp của mùa xuân
    Bài của: Huỳnh Dũng Nhân - Trần Duy Phương
    Xuân Thiều - điều tốt đẹp của mùa xuân, là cái tên dòng họ Vũ gốc ở xã Hải An, Hải Hậu, Nam Hà đặt cho đứa con trai thứ 7 của chi cả, ngành cả tại Hà Nội. Và chắc là đứa con trai ấy cũng hiểu ý nghĩa của tên mình. Trong trận chiến với B52 cuối năm 1972, Anh hùng phi công Vũ Xuân Thiều đã góp phần đem mùa xuân về cho cả dân tộc.
    Anh Thiều sinh năm 45. Hy sinh ở tuổi 27. Trong một chiều mùa đông, sau gần nửa thế kỷ, bà hàng nước tóc bạc trắng ngồi trước cửa nhà anh run run nhớ: "Thiều nó thuỳ mỵ lắm. Đi học xong về nhà ngay, chẳng bao giờ gây sự với trẻ hàng xóm...".
    Các anh chị của anh trong một lần ngồi lại cùng nhau nhớ em, bỗng nhớ ra rằng cái đặc biệt nhất của Thiều là chẳng bao giờ làm phiền ai. Nhà 10 người con, mỗi người mỗi tính, Thiều thứ 7 nhưng không chành choẹ anh chị cũng chẳng bắt nạt em.
    Cô Bình người em thứ 9 rất thân với anh kể, sách vở của Thiều chỉ bị vẽ thêm máy bay. Buổi tối khi cả nhà đi ngủ, anh lại lên sân thượng tập quay tròn. Có lần anh bảo cô: Tao đi khám 2 lần rồi không được, lần cuối may mà chịu nổi đến khi thông báo kết quả xong mới chạy ra ngoài nôn.
    Ký ức của mẹ về Thiều có lần được kể về đôi vành xe đạp. Thuở ấy học sinh cấp 3 có xe đạp đi là oai lắm. Bạn bè thường đánh đôi vành của mình thật bóng so nhau để "làm sang". Thiều về nhà chẳng nói gì, đem sơn xanh hết cho đỡ ai nhìn ngó. Mẹ bảo: Tính nó đơn giản vậy thôi.
    Anh hùng phi công cảm tử
    Thiều xung phong đi bộ đội năm 1965 khi đang là sinh viên năm thứ ba khoa Vô tuyến Đại học Bách khoa. Người bí thư chi đoàn này đã được chọn đi khám và trúng tuyển phi công. Sang Liên Xô học tập, Thiều nhanh chóng trở thành một phi công giỏi, được cấp trên tín nhiệm và đồng đội yêu mến.
    Về nước, lớp MIG21 của Thiều được chia đôi, chuyên bay đêm và chuyên bay ngày. Đêm 28.12.1972, Vũ Xuân Thiều cất cánh tại sân bay Cẩm Thủy. Đây là một sân bay... bằng đất, có lẽ chỉ có thể có ở Việt Nam. Khi ra lệnh cất cánh, kíp trực phải... gõ kẻng. Hàng trăm nữ dân quân cầm đuốc lao ra đứng hai bên đường băng làm cọc tiêu cho Thiều cất cánh. Chiếc Mig 21 của Thiều lao vút lên chiếm lĩnh độ cao theo sự dẫn đường của Sở chỉ huy. Người trực tiếp dẫn đường cho Thiều lúc đó là thượng úy Lê Thiết Hùng (hiện nay công tác tại Sở LĐTB và XH TPHCM). Trong Sở chỉ huy lúc đó có Phó Tư lệnh binh chủng Trần Hanh, Phó Tư lệnh quân chủng Đào Đình Luyện, Chính uỷ binh chủng Văn Duy... Sau này, đại tá nhà văn Hà Bình Nhưỡng, Trưởng phòng Biên tập ký sự lịch sử Phòng không không quân đã viết về trường hợp Vũ Xuân Thiều hy sinh như sau:
    ... Mọi người hồi hộp đến nín thở nhìn theo chiếc Mig 21 được biểu thị bằng vệt chì đỏ trên bản đồ bằng mica đang lao vào đội hình máy bay địch được biểu thị bằng vệt chì đen. Ngay lập tức địch phát hiện ra Mig 21 của Thiều. Tốp F4 hộ vệ B52 bắn hàng loạt tên lửa vào chiếc Mig 21 đơn độc nhưng dũng mãnh trên không. Thiều cơ động thoăn thoắt tránh tên lửa của địch và vọt lên độ cao hơn 10 ngàn mét. Anh liên tục báo về Sở chỉ huy: "Hồng Hà! Sao Mai đã vượt qua được "sương mù". Mây đen (B52) đang ở phía trước, đã nhìn thấy các đèn "đỏ xanh đỏ đỏ" trên lưng Mây đen. Xin phép công kích".
    Ngay sau đó, Thiều đã bắn hết hai quả tên lửa vào chiếc B52, nhưng bị tên lửa gây nhiễu của B52 làm giảm hiệu lực nên chỉ làm chiếc B52 bị thương và vẫn chưa rơi... Sở chỉ huy lo ngại và hồi hộp theo dõi đường chì đỏ trên bản đồ. Đột nhiên tiếng của Vũ Xuân Thiều lại vang lên: "Hồng Hà! Mây đen chỉ bị thương, Sao Mai xin công kích lần hai, quyết tiêu diệt Mây đen". Các đồng chí trong Sở chỉ huy nhìn nhau, quyết định ra lệnh cho Thiều quay về nhưng đột nhiên tín hiệu tốp 13 của máy bay B52 bị xóa trên màn hiện sóng, nhưng rồi cả vết chì đỏ cũng đột ngột ngừng lại. "Sao Mai đâu? Sao Mai đâu? Trả lời đi!". Nhưng không có một tín hiệu nào đáp lại. Mọi người đều lặng người đi, tim thắt lại và hiểu rằng Thiều đã biến chiếc Mig 21 thành viên đạn cuối cùng lao thẳng vào cắt đôi chiếc pháo đài bay của Mỹ...
    Người phi công cảm tử ấy đã anh dũng hy sinh khi vừa tròn 27 tuổi.
    Chuyện của 30 năm
    Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân Lam Sơn kể, Thiều có lần tâm sự "Em chỉ nói riêng cho Trung đoàn trưởng biết thôi nhé, nếu bắn B52 mà nó không chịu rơi thì em sẽ nhào vô "taran" (tiếng Nga: Đâm vào địch). Và đêm 28.12.1972, Vũ Xuân Thiều đã thực hiện đúng lời hứa của mình. Một ngày sau, đồng chí Phạm Ngọc Lan, Đoàn trưởng Đoàn bay đêm đến tận nơi chiếc B52 rơi ở xã Tạ Khoa, Châu Yên, Sơn La thì thấy chiếc Mig 21 của Vũ Xuân Thiều cũng rơi ngay gần đó.
    Người dân Sơn La kể họ nhìn thấy hai vệt lửa nhỏ lao đi, rồi sau đó là một vầng lửa rất to bùng lên sáng rực một khoảng trời. Khi biết có phi công mình bị tai nạn, bà con chia nhau đi tìm và đưa xác anh về nghĩa trang Bố ÂÍn (Mường La). Một hôm mẹ nhận được bức thư của một người không quen từ Thanh Hoá kể đã trực tiếp khâm liệm anh Thiều, rằng 5 giờ sáng hôm đó bà con Châu Yên, Mường La đã đưa anh về nơi an nghỉ rất đông và thi thể anh còn khá nguyên vẹn, xin mẹ hãy yên lòng.
    Năm 1994, sau khi Vũ Xuân Thiều được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, một hôm mẹ bảo mơ thấy Thiều, Thiều nói: "Mẹ ơi, mẹ bảo anh Thăng đưa con về". Âu cũng là sự mong muốn hơn 20 năm của mẹ hiện vào giấc mơ. Khi Quân chủng Không quân và gia đình bàn với tỉnh Sơn La về chuyện này, chị Tòng Thị Phóng khi đó là Bí thư Tỉnh uỷ thưa rằng, ý mẹ chúng con xin vâng lời. Nhưng đồng chí Thiều bây giờ cũng là người con của Sơn La, chỉ xin mẹ cho để lại một số kỷ vật ở Bảo tàng tỉnh và cho phép làm một lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng, cũng là lễ tiễn anh về Hà Nội. Buổi lễ bắt đầu từ 5 giờ sáng ở nơi rừng núi nhưng bà con đến rất đông, lãnh đạo tỉnh không thiếu ai và còn cử một đoàn tiễn về tận Hà Nội.
    Trong ngày cuối năm 2002, kỷ niệm 30 năm chiến thắng B52 Mỹ, chúng tôi đến thăm căn gác nhỏ ở 21 phố Đặng Dung, Hà Nội, nơi anh Vũ Xuân Thiều từng lớn lên trong tình thương yêu của một đại gia đình. Mẹ đã mất. Hàng xóm láng giềng ngậm ngùi: "Cụ sắp một trăm ngày, hiếm có ai sống tốt được như cụ!". Ông Vũ Xuân Thăng người anh thứ hai đến bên bàn thờ lấy cho chúng tôi xem di ảnh của anh Thiều chụp tại Krassnoda (Liên Xô), tuyết bám đầy trên vai áo. Ông bảo: Về nước là Thiều vào trận ngay nên chẳng kịp chụp kiểu ảnh nào. Ông kể cho chúng tôi về cuộc gặp gỡ ngày 28.12 vừa qua nhân 30 năm ngày giỗ. Có đủ cả những đồng đội còn sống, cả lớp MIG21 ngày xưa nay tụ tập về, Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN Phùng Quang Thanh cũng có mặt. Có một tin mới, được đồng đội bay ngày xưa nay là giảng viên Học viện Quốc phòng thông báo: Cuộc chiến đấu cuối cùng của Vũ Xuân Thiều đã được đưa vào giáo trình dạy bay như một chiến lệ (trận chiến đấu mẫu) về tấn công ở tầm gần hạ được máy bay địch. Rồi ông Thăng kể cho chúng tôi về đám tang của mẹ, mà một đồng đội bay khác Phó Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Đức Soát đã đứng ra lo liệu như người con trong nhà. Ông Thăng hồi tưởng, năm nào cứ khi mùa xuân sắp tới mẹ cũng gọi các bạn của Thiều đưa cả gia đình tập trung ở đây. Anh em đến đông đủ lắm nên mẹ cũng được an ủi nhiều.
    Cuối buổi, ông Thăng bảo chúng tôi: Còn một kỷ vật nữa rất ít người biết nhưng tôi sẽ cho anh xem. Ông lục tìm rất lâu mà không thấy.
    - Đó là vật gì vậy bác?
    - Tấm ảnh. Tất cả các phi công đến thăm mẹ.
    Tôi định sửa chắc là tất cả lớp MIG21 của anh Thiều thôi, nhưng chợt nghĩ: Tại sao không? Sẽ thật đẹp! Thật có ý nghĩa, nếu ghi lại được trong một khuôn hình tất cả phi công VN đến thăm người mẹ của một đồng đội đã hy sinh dũng cảm.
    Đọc xong bài này tôi cứ thắc mắc: Tại sao xác của VXT gần như còn nguyên? Phải chăng, VXT đã nhảy dù ngay trước khi máy bay đâm vào B-52?
    OV-10
  4. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Quá dũng cảm . No. 1
    Tuy nhiên, thời đấy để có 1 phi công giỏi như vậy là cực khó, máy bay của ta lại không nhiều, bắn không rơi thì còn nhiều cơ hội mà thịt bọn B52 mà ? Liệu có cần thiết phải bỏ mình như thế trong khi tổ quốc còn đang rất cần phi công giỏi như vậy ?! Nếu tui là thủ trưởng được nghe bác VXT nói như thế, tôi sẽ làm khác, không để thuộc cấp làm như thế.
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chuyện này cũng đã được bàn đến rồi. Nói chung anh em thiên về khả năng VXT hy sinh do B-52 nổ quá gần (chứ không phải đâm máy bay vào). Nếu đâm vào thì xác máy bay và thi hài VXT không thể còn nguyên vẹn như vậy được (chú ý là từ 9x trở về trước tất cả các tư liệu của ta đều viết là VXT hy sinh do B-52 cháy nổ trùm lên máy bay ta).
  6. ASIAN_DRAGON

    ASIAN_DRAGON Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    748
    Đã được thích:
    0
    Anh hùng Vũ Xuân Thiều quả là dũng mãnh và can đảm .
    Em cũng đang làm 1 mô hình MIG-21.Có khi sơn số hiệu 5121 của VXT thôi .
    Cám ơn bác ov10 dã post bài rất hay .Vote * bác nè .hihi .
    Được asian_dragon sửa chữa / chuyển vào 12:52 ngày 06/05/2006
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Hi!!! Chiangshan.
    Có một chi tiết mà anh em cần chú ý! mãi sau này (khi quan điểm... có thoáng hơn), VXT mới được "truy phong" AHLLVT. Nếu tớ không nhầm thời điểm đó là những năm 8X.
  8. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Hi!!! ASIAN_DRAGON.
    Chiếc MiG-21số 5121 VXT lái qua chưa thì tớ không biết, nhưng nó không phải là chiếc VXT lái "cuối cùng" vì hiện tại chiếc MiG-21số 5121 còn nằm trong Bảo tàng Không Quân ngoài Hà Nội.
    [​IMG]
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Từ hai chiếc máy bay của Bảo Đại
    Bài của: NGUYỄN TƯỜNG (báo QĐND)
    Được Bác Hồ chuẩn y, tháng 3-1949, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký quyết định thành lập Ban nghiên cứu không quân Việt Nam. Đồng chí Hà Đổng được giao trách nhiệm làm Trưởng ban. Trong số cán bộ đầu tiên của Ban nghiên cứu, ngoài một số cán bộ Việt Nam, một số người quốc tịch Đức, Áo... trong đó có Nguyễn Đức Việt.
    Tên thật của anh Nguyễn Đức Việt là Hen-ri, một hàng binh Đức từ quân đội viễn chinh Pháp chạy sang hàng ngũ ********* trong những ngày đầu kháng chiến ở Trung Bộ. Anh được bố trí công tác ở Nha nghiên cứu kỹ thuật quân giới. Biết được trước đây anh từng là phi công của quân đội Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ hai và sau đó là phi công chuyên nghiệp của quân đội viễn chinh Pháp, Bộ Quốc phòng đã điều anh qua Ban nghiên cứu không quân làm giáo viên đào tạo hoa tiêu.
    May mắn cho anh là khỏi phải ?odạy chay?. Anh được sử dụng hai chiếc máy bay của Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn vừa thoái vị.
    Hai chiếc máy bay Chính phủ Pháp tặng Bảo Đại khi còn trị vì, kèm theo một phi công Pháp làm nhiệm vụ lái và theo dõi sự đi lại của Bảo Đại. Chỉ có tổ bảo dưỡng máy bay và tổ khí tượng phục vụ bay là do người Việt Nam được Pháp huấn luyện đảm nhiệm. Chiếc Tiger Moth, hai tầng cánh và hai chỗ ngồi trước và sau, có một động cơ cánh quạt do hãng De Havillan của Anh chế tạo từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Máy bay còn tốt, tốc độ tối đa khoảng 200km/giờ, có thể cất cánh và hạ cánh trên sân hẹp, đường băng ngắn. Chiếc Moran Sonier 343 do Pháp chế tạo, một tầng cánh, một động cơ cánh quạt, hai chỗ ngồi, thuộc loại máy bay thể thao, có tốc độ nhanh hơn và có thể nhào lộn được.
    Cuối năm 1945, khi được Bác Hồ mời ra làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bảo Đại thấy không còn đủ điều kiện dùng riêng, đã đề xuất với Chính phủ ta tổ chức đưa hai chiếc máy bay từ Huế ra Hà Nội. Chính phủ chấp thuận đề nghị đó. Giáo sư Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, được giao nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức thực hiện. Đồng chí Phan Phác, Cục trưởng Cục Quân huấn, một trong số ít người Việt Nam biết chút ít về kỹ thuật hàng không được giao trách nhiệm trực tiếp phụ trách. Máy bay được tháo cánh chở bằng tàu hỏa ra Hà Nội và chuyển về sân bay Tông, thuộc huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Tây) tạm cất giấu.
    Tháng 12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Có ý kiến đề xuất với Bộ Quốc phòng cho sử dụng chiếc Moran Sonier 343 để nã đạn súng cối vào quân Pháp đang bị vây hãm ở thành phố Nam Định. Bác Hồ không đồng ý. Bác chỉ thị cho Bộ Tổng tham mưu bí mật đem hai chiếc máy bay cất giấu ở căn cứ địa Việt Bắc.
    Tháng 1-1947 hai chiếc máy bay được đưa xuống thuyền, theo đường sông Hồng và sông Lô, ngược lên Tuyên Quang, tạm cất giấu ở sân bay Bình Ca. Tháng 3-1947, sân bay Bình Ca bị máy bay Pháp bắn phá. Một trong hai chiếc bị hỏng nhẹ, được sửa chữa lại. Đề phòng quân Pháp tấn công lên Việt Bắc, một lần nữa hai chiếc máy bay lại xuống thuyền sơ tán lên Chiêm Hóa. Một bãi cát trồng ngô cách huyện lỵ Chiêm Hóa độ 10km được sửa sang làm chỗ tạm cho máy bay có thể cất cánh, hạ cánh được.
    Hai chiếc máy bay được bảo dưỡng tốt, chờ lệnh phục vụ cho việc huấn luyện đào tạo phi công. Nhờ có hai ?odụng cụ trực quan? đó mà Nguyễn Đức Việt cùng một số cán bộ khác đã đào tạo thành công hai khóa hoa tiêu I và II bao gồm 130 người. Là trưởng ban huấn luyện, Nguyễn Đức Việt dạy rất nhiều môn: kỹ thuật, vật lý hàng không, lý thuyết phi hành, tổ chức phi trường... Chính Nguyễn Đức Việt là người đầu tiên lái thử chiếc Tiger Moth tại bãi Soi Trinh, bên bờ sông Gâm. Hôm đó, ngày 15-8-1949, Việt ngồi ghế lái chính, đồng chí Hà Đổng ngồi ghế sau. Máy bay cất cánh tốt. Sau khi bay lượn một vòng ở độ cao 1000 mét, máy bay vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi hạ cánh thì bộ phận điều khiển bị trục trặc. Việt bình tĩnh cho máy bay tiếp đất dọc bờ sông. Máy bay bị hỏng nhẹ vài bộ phận, không bay tiếp được. Lần đầu tiên một máy bay mang cờ Việt Nam dân chủ cộng hòa lượn trên vùng trời tự do của đất nước. Nhân dân đã hồ hởi đến giúp bộ đội kéo máy bay vào nơi an toàn.
    Có điều lý thú là hai chiếc máy bay cổ lỗ sĩ ngày ấy đã làm cho quân Pháp lo sợ. Năm 1954, tạp chí Không lực của Pháp cho biết là từ đầu năm 1950, Bộ chỉ huy Pháp ở Bắc Bộ đã ra lệnh cho những bốt lẻ của chúng lúc nào cũng phải bố trí một đại liên hoặc trung liên chĩa thẳng lên trời, đề phòng máy bay ********* tấn công.
  10. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Cuộc đọ cánh đầu tiên
    Bài của: SĨ BÌNH.
    Ngày 10-9-1963, một máy bay T.28 của không quân Mỹ được mệnh danh là ?odân du mục? do một viên phi công phản chiến điều khiển, hạ cánh xuống sân bay Bạch Mai, Hà Nội. Khi ta chưa có phương tiện bay có thể ngăn chặn những chuyến bay thả biệt kích vào ban đêm quấy nhiễu miền Bắc thì đây là dịp may hiếm có. Sau khi xem xét tính năng, công dụng của chiếc T.28, Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân quyết định đưa chiếc T.28 vào phương án chiến đấu, do Phó tư lệnh Nguyễn Văn Tiến trực tiếp chỉ huy.
    Công việc đầu tiên là phải ?odò? cho được lý lịch của T.28. Bởi quy định nghiêm ngặt của hàng không là: Nếu một máy bay chưa rõ lý lịch thì không được bay. Các kíp thợ giỏi của xưởng sửa chữa A.33, trung đoàn 919 là những người đầu tiên vào cuộc. Cuối cùng tổ trưởng Nguyễn Thủ cùng kíp thợ sửa chữa 4 người đã nổ máy, khởi động được T.28 và ?oxác minh? xong lý lịch của nó. T.28 có thể bay đêm, được trang bị 2 súng 12,7mm và 2 ổ rốc két hoặc 2 bom tạ. Có điều khác là Mỹ dùng T.28 để bắn mục tiêu dưới đất, còn ta thì sử dụng T.28 để bắn mục tiêu bay trong đêm. Việc còn lại là chọn tổ bay nào để có thể bắn trúng và hạ gục mục tiêu bay đêm của địch.
    Cân nhắc kỹ, cuối cùng Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân quyết định chọn Nguyễn Văn Ba làm lái chính, lái phụ là Lê Tiến Phước, Trung đội trưởng kiêm huấn luyện viên cùng đại đội với anh Ba, với sự giúp đỡ của viên phi công phản chiến. Nhưng lâu nay các anh chỉ tập bay chế độ ngày trên máy bay của Liên Xô (cũ), còn đây là lần đầu tiên nhìn thấy T.28, lại phải thực hiện bay đêm. Quân chủng đã điều đồng chí Hoàng Ngọc Trung, lái chính giỏi loại IL-14, người có nhiều kinh nghiệm giúp sức và tổ chức huấn luyện.
    Suốt 3 tháng, 3 người thay nhau làm thầy, làm trò cùng huấn luyện chéo. Sau giám sát, kiểm tra bay thử trên chiếc T.28 có sự trợ giúp của viên phi công phản chiến, thấy an toàn, Bộ Tổng tham mưu quyết định cho chiếc T.28 xuất kích, tiến công máy bay C.123 của Mỹ (loại thả biệt kích ban đêm, lớn hơn T.28 nhiều). Lúc này T.28 được mang số hiệu ?o963?, tên tháng và năm máy bay này hạ cánh xuống Bạch Mai.
    Nguyễn Văn Ba hồi hộp chờ giờ xuất kích. Ngày chờ đợi đã đến. 963 xuất kích lần đầu vào 23 giờ đêm một ngày tháng 7-1964. Lần thứ hai vào một đêm của tháng 11-1964. Cả hai lần đều không nhìn thấy địch, bởi 963 luôn bay ở tầng cao hơn đối phương. Quân chủng đã có nhiều cuộc họp rút kinh nghiệm, nhiều phương án đánh địch được trình bày. Mãi tới Tết Ất Tỵ 1965, đêm 14-2, sau 3 ngày đêm trực chiến sẵn sàng chiến đấu, vào lúc 22 giờ, trăng sáng đẹp, tổ bay của Ba được thông báo: ?oChuẩn bị đón khách?.
    22 giờ 30 phút, 963 được lệnh cất cánh. Khi đạt độ cao 1.200 mét, tổ bay nghe Sở chỉ huy thông báo: ?oQuạ đen? phía trước, bên phải 15 độ, cự li 15km?. Phước phát hiện ra địch và reo lên: ?oNó kia kìa!?. Ba bình tĩnh báo về Sở chỉ huy, xin được công kích rồi bật đèn máy ngắm, lên đạn. Chiếc C.123 cứ lớn dần, chắn ngang tầm ngắm, anh hỏi: ?oBắn được chưa Phước??. Phước trả lời: ?oĐược rồi! Bình tĩnh nghe!?. Ba siết cò, đạn bay tới tấp vào động cơ bên phải và buồng lái máy bay địch. Không trúng thùng dầu nên không thấy cột lửa như các anh mong muốn. Chiếc C.123 mất thăng bằng, lao vào mây đen rồi rơi xuống vùng rừng núi gần biên giới Việt-Lào.
    Nguyễn Văn Ba đã xả hết 190 viên đạn vào chiếc máy bay của Mỹ. Anh khẳng định đã hạ gục kẻ địch. Nhưng lúc ấy, điều kiện, phương tiện kiểm tra của ta còn hạn chế, phải chờ xác minh. 3 tháng sau nguồn tin mới được xác định. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhiều tài liệu của địch khẳng định chiến công nói trên. Đó cũng là trận mở màn những cuộc đọ cánh quyết liệt, ngoan cường của Không quân nhân dân Việt Nam, đã tiêu diệt hàng trăm ?othần sấm?, ?ocon ma?, ?opháo đài bay? góp phần cùng quân và dân cả nước chặn đứng, bẻ gãy cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc.
    Từ chiến công kể trên và những năm công tác sau này, Nguyễn Văn Ba đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tháng 8-1995.

Chia sẻ trang này