1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay sử dụng trong CTVN

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ov10, 21/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Cánh chim đầu đàn ngành kỹ thuật toàn quân
    (vụ này dân gian gọi là độ chế)
    Bài của: ĐOÀN HOÀI TRUNG.
    Trung tướng Trương Khánh Châu, nguyên là Phó tư lệnh Quân chủng Không quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Giám đốc Trung tâm Khoa học kỹ thuật-Công nghệ quân sự Bộ Quốc phòng là một người gắn bó với ngành kỹ thuật hơn năm mươi năm. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, trong đó có những sáng kiến có giá trị trong phục vụ chiến đấu thắng lợi. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm quân đội, tôi có dịp gặp Trung tướng, nghe ông kể lại những bước đường trong quân ngũ của ông.
    [​IMG]
    Trung tướng Trương Khánh Châu (bên trái) đang trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật hàng không với Đại tá Phương Minh Hòa, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân.
    Lòng ham mê định hướng cuộc đời
    Khi nói chuyện với tôi, Trung tướng Trương Khánh Châu khẳng định: Lòng ham mê kỹ thuật đã định hướng đúng cho cuộc đời tôi.
    Trung tướng Trương Khánh Châu tên thật là Trương Minh Trinh, sinh năm 1935, tại làng Khánh Hòa, xã Châu Phú, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Cha của ông là Trương Minh Vẽn, làm thợ điện ở nhà máy đèn. Ảnh hưởng của người cha, ông đã có lòng ham mê học kỹ thuật từ nhỏ. Ông tham gia cách mạng từ tháng 11-1949 với nhiệm vụ làm Thư ký văn phòng Tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc Long Châu Hà. Tháng 5-1950, ông tham gia chiến đấu ở bộ đội địa phương, sau đó chuyển về công tác ở tỉnh đội Hà Tiên. Cuối năm 1951, Trường Lục quân 2 Trần Quốc Tuấn tổ chức chiêu sinh. Ông Tám Lăng là Chính trị viên Tỉnh đội, thấy ông là người ham học nên gọi lên:
    - Anh thấy em sáng dạ, lại chăm chỉ cần cù. Đợt chiêu sinh này các anh định cử em đi học, em chịu không?
    Như người khác thì chắc vui mừng lắm, nhưng ông Châu lại suy nghĩ khác:
    - Thôi, em không đi học chỉ huy đâu, em ở lại chiến đấu với các anh.
    Ông Tám Lăng khuyên bảo:
    - Cuộc chiến đấu còn lâu dài, em nên đi học. Tổ quốc rất cần những người chỉ huy qua trường lớp như em.
    Nhưng ông Châu vẫn lắc đầu quầy quậy. Thế là ông Tám bực mình: ?oTùy em!?, rồi ông cử người khác đi. Vài tháng sau, có cuộc chiêu sinh cho Trường kỹ thuật Nam Bộ, ông Châu lên năn nỉ ông Tám Lăng cho đi học. Ông Tám trợn mắt:
    - Cho em đi học chỉ huy thì không đi, mà lại đòi đi học làm thợ? Thôi để lúc nào trường Trần Quốc Tuấn chiêu sinh lại, anh cho em đi học. Được không?
    Ông Châu kiên quyết xin đi học trường kỹ thuật. Ông gặp cả Tỉnh đội trưởng Ba Kiềm để trình bày. Thế là ông được đi học Trường kỹ thuật Nam Bộ. Ra trường, ông trở thành thợ nguội binh công xưởng 141 miền Tây Nam Bộ. Lúc mới về xưởng, ông được giao một đống súng hỏng trong kho, cái thì gẫy báng, cái thì hỏng cò... Ông đã hì hục kiếm gỗ về cưa bào làm báng súng, đánh quét vé-ni như mới vậy. Có khẩu súng trường mất ổ nạp đạn, ông nhìn theo mẫu khẩu tốt, tự rèn, tiện lại ổ nạp mới, thế là ta lại có khẩu súng tốt. Có lần, tiểu đoàn 307 do ông Nguyễn Văn Tiên chỉ huy (sau này là Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân), chuẩn bị đi đánh đồn giặc, nhưng không may khẩu súng đại liên 13,2mm bị hỏng, không bắn được liên thanh. Ông suy nghĩ, muốn bắn liên thanh được, viên này ra viên kia phải lên được nòng, như vậy phải có nguồn hơi. Từ suy nghĩ ấy, ông phát hiện chốt đóng mở hơi là một thanh sắt hình bị mòn, ông phải rèn lại chốt khác. Từ 3 giờ chiều ông hì hục làm đến 5 giờ sáng thì thành công việc khôi phục bắn liên thanh cho khẩu đại liên.
    Tháng 3-1955, tập kết ra Bắc, ông được làm thợ đặc thiết sân bay Gia Lâm. Hồi còn trong rừng, ông Châu hay lấy kèn ra thổi, cũng được dăm ba bài. Ai dè có anh bạn thân chơi nhạc cho Đoàn văn công Tổng cục Chính trị giới thiệu ông. Thế là các anh trong đoàn văn công sang Gia Lâm gặp ông, đề nghị về đoàn văn công. Ông phải từ chối mãi, vì lúc này ông đang mong muốn được đi học ngành kỹ thuật hàng không. Trong tâm trí ông lúc đó chỉ ước mơ trở thành người thợ bậc cao để phục vụ cho Tổ quốc. Chính lòng đam mê kỹ thuật đã không làm ông trở thành người chỉ huy hay nhạc công mà trở thành một nhà khoa học cống hiến nhiều công trình cho đất nước.
    Những sáng kiến phục vụ chiến đấu và huấn luyện
    Ngay từ khi còn làm thợ đặc thiết sân bay Gia Lâm, ông đã có sáng kiến cải tiến hệ thống phanh cho máy bay AN.2. Từ việc chỉ một phi công sử dụng phanh, ông cải tiến để hai phi công có thể cùng phanh được. Sáng kiến này phục vụ cho công tác huấn luyện phi công. Cục trưởng Không quân lúc ấy là ông Đặng Tính, đã hỏi ông:
    - Cậu dựa vào đâu mà tính toán để cải tiến được?
    Ông chỉ biết cười trừ:
    - Báo cáo thủ trưởng, tôi chẳng biết tính toán gì, mà chủ yếu làm theo kinh nghiệm và sự nhạy cảm thôi.
    Thấy vậy, ông Đặng Tính tạo điều kiện cho ông Châu đi học Đại học hàng không Ki-ép ở Liên Xô. Sau đó ông được sang Trung Quốc thực tập kỹ thuật hàng không.
    Trở về nước trong tình hình cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc hết sức ác liệt, ông được Tư lệnh Binh chủng Không quân Đào Đình Luyện giao nhiệm vụ nghiên cứu làm sao để MiG-17 hạ cánh trên bãi cát khoảng 500m chiều dài. Ý đồ của cấp trên là muốn sử dụng máy bay MiG.17 đi đánh tàu khu trục Mỹ ở Quảng Bình, yêu cầu đường băng hạ cánh của MiG-17 khoảng 1.500m, mà xung quanh khu vực đó ta không có sân bay nào đáp ứng được yêu cầu này. Thế là ông Trương Khánh Châu đã nghiên cứu lắp dù đuôi cho MiG-17. Khi MiG-17 có dù đuôi, chỉ cần một bãi cát ven biển có chiều dài khoảng 500m là có thể hạ cánh được. Sáng kiến này đã tạo điều kiện cho hai phi công Nguyễn Văn Bẩy và Lê Xuân Dị đánh bom vào tàu khu trục Mỹ ở ngoài khơi Quảng Bình.
    Tư lệnh Binh chủng Đào Đình Luyện lại giao nhiệm vụ cho ông cải tiến máy bay IL-28 trinh sát chụp ảnh sang thành máy bay ném bom. Ông đã cùng anh em kỹ thuật nghiên cứu đưa các thiết bị chụp ảnh xuống để lắp bom lên máy bay. Việc cải tiến thành công đã tạo điều kiện cho máy bay ta sang Nam Lào ném bom cháy kho xăng vài triệu tấn của Mỹ, làm địch không có nhiên liệu đi đánh phá miền Bắc Việt Nam.
    Thời kỳ này, Mỹ đánh phá sân bay ta rất ác liệt, những chiếc MiG là mục tiêu của không quân chúng. Việc di chuyển máy bay đi sơ tán rất nan giải, vì xung quanh sân bay không có đường kéo đi xa được. Ông Châu đã nghĩ ra phương án làm giàn để cẩu máy bay MiG bằng trực thăng Mi-6. Với phương pháp dùng các ống thép đút vào các chốt bánh, sau đó dùng dây cáp nối lên để trực thăng cẩu máy bay. Những tính toán chính xác, không để máy bay quay ngang, phương án của ông đã được không quân ta sử dụng để sơ tán máy bay khỏi sân bay và khi cần lại đưa về chiến đấu. Có những lúc kẻ địch tưởng ta đã bị tiêu diệt hết máy bay, nào ngờ khi chúng nghênh ngang vào đánh phá thì những con én bạc lại bất thần xuất hiện, giáng cho chúng những đòn đích đáng. Việc cất giấu máy bay bằng đường không này đã góp phần tránh được tiêu hao sinh lực cho không quân trong những năm chiến tranh.
    Có lần Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân Lê Văn Tri gọi ông lên giao nhiệm vụ:
    - Hiện nay C-130 của địch đánh rất rát trên tuyến đường vận tải của ta, cậu thử nghiên cứu xem cải tiến máy bay nào đuổi được C-130 không?
    Ông Châu về suy nghĩ. Các máy bay MiG của ta bay không được xa, yêu cầu về đường băng khó khăn, chỉ có cải tiến máy bay L.39, là loại máy bay huấn luyện, bay được khá lâu trên không thì rất phù hợp với nhiệm vụ này. Thế là ông lại cùng anh em kỹ thuật lấy giá rốc két của máy bay MiG.19 lắp sang máy bay L.39, mỗi bên cánh lắp được 2 quả. 4 chiếc máy bay L.39 được đưa vào sân bay Đồng Hới, từ đó, máy bay cất cánh và đuổi máy bay C.130 dọc Trường Sơn.
    Từ cuối năm 1966 đến năm 1972, ông đã làm nhiệm vụ kiểm tra mức độ hư hỏng, phân cấp hướng dẫn và trực tiếp sửa chữa máy bay. Ông đã cùng tổ kỹ thuật sửa chữa được 221 lần chiếc máy bay, trong đó có nhiều chiếc hỏng nặng. Ông cũng biên soạn nhiều tài liệu có giá trị như: Quy trình sửa chữa vỏ bọc MiG.17; Đo thăng bằng MiG.15; MiG.17, MiG.19; Nguyên lý bay siêu âm, chế tạo máy bay... Đồng thời ông cũng mở nhiều lớp kỹ thuật để giảng dạy cho anh em. Ngày 31-3-1973, ông Trương Khánh Châu đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
    Góp sức xây dựng ngành kỹ thuật toàn quân
    Từ kỹ sư ngành hàng không, ông đã phấn đấu học tập không ngừng và trở thành tiến sĩ khoa học kỹ thuật. Ngày 4-3-1978, khi ông đang là Trưởng phòng nghiên cứu Cục Kỹ thuật Quân chủng Không quân, Quân ủy Trung ương phê duyệt dự án: ?oXây dựng cơ sở thiết kế chế thử máy bay cánh quạt loại nhỏ?. Ông được cử làm Chủ nhiệm dự án, còn phó tiến sĩ Nguyễn Văn Hải và kỹ sư Cao Văn Bình làm Phó chủ nhiệm dự án. Nhóm nghiên cứu gồm 13 người, làm việc liên tục không mệt mỏi, trong điều kiện cơ sở vật chất lúc ấy hết sức nghèo nàn. Sau hơn hai năm thiết kế chế tạo, ngày 25-9-1980, chiếc máy bay Việt Nam chế tạo đầu tiên mang tên TL.1 rời đường băng cất cánh lên bầu trời quê hương. Với 102 phút trên không, 13 lần cất hạ cánh, máy bay TL.1 đã chứng tỏ khả năng của những nhà thiết kế ngành hàng không Việt Nam. Máy bay TL.1 có tốc độ 265km/giờ, độ cao tối đa 4.500m, trọng lượng 1.100kg, có thể chở người. Tổng bí thư Lê Duẩn và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Văn Tiến Dũng đã xuống xem bay thử và khen ngợi. Lúc này, ông Trương Khánh Châu đã được bổ nhiệm Phó Tư lệnh, kiêm Chủ nhiệm Kỹ thuật, kiêm Viện trưởng Viện kỹ thuật Quân chủng Không quân. Sau đó ông còn tham gia chế thử hai chiếc máy bay nữa là HL.1 và HL.2. Trong những năm cuối thập kỷ 1980, tình hình kinh tế nước ta có nhiều khó khăn, nên việc chế thử máy bay phải tạm dừng lại.
    Tháng 9-1990, ông Trương Khánh Châu được điều về làm Phó Chủ nhiệm thứ nhất, sau đó là Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng. Tháng 11-1996, Trung tướng Trương Khánh Châu đảm nhiệm trọng trách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và năm 2000 kiêm thêm Giám đốc Trung tâm khoa học kỹ thuật-công nghệ quân sự Bộ Quốc phòng. Ông là một trong những người đề xướng phong trào ?oQuản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông? trong toàn quân. Ông đã tham gia nhiều ủy ban chỉ đạo của quân đội và Nhà nước về khoa học kỹ thuật như công nghệ thông tin, vệ tinh địa tĩnh... Hiện nay, Trung tướng không còn đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng nữa, nhưng ông vẫn dồn tâm trí tham gia một số dự án Bộ Quốc phòng. Ông được phong Viện sĩ chính thức Viện hàn lâm các khoa học tự nhiên Nga năm 2000 và Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Hàng không Nga năm 2002.
    Niềm đam mê kỹ thuật và sự phấn đấu không ngừng cho khoa học đã là động lực cho Trung tướng Trương Khánh Châu trở thành một trong những cánh chim đầu đàn kỹ thuật của toàn quân.
    (ông viết bài này viết tên hiệu các loại máy bay lung tung quá!)
  2. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Hình ảnh trao trả tù binh tại sân bay Gia Lâm.
    Nguyên trú: American POWs at Hanoi''''s Gia Lam Airport, awaiting flights for home, Feb. 12, 1973. Congressman Johnson is fifth in line.
    [​IMG]
    Chiếc máy bay trong hình có phải IL-76 hay là C-141?
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 00:45 ngày 07/05/2006
  4. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Mode chuyển bài sang mục thích hợp hộ.
    Đây là phần viết về buồng lái và điều áp của anh Nguyễn Cường, trưởng phòng kỹ thuật bay, sân bay Yên Bái (tiêm kích Mig-21).
    Hành trang thoát hiểm
    Bạn biết không, đối với mỗi phi công khi thực hiện lái máy bay, đều phải học qua tương đối nhiều kiến thức tổng hợp phòng khi gặp nạn thì mang ra sử dụng, người ta gọi chung đó là hành trang thoát hiểm.
    Khác với nhảy dù thể thao, bạn chỉ việc thoát ly khỏi máy bay và giật dù bung ra rơi xuống thật đơn giản, các phi công bay các máy bay phản lực chiến đấu nhảy dù khổ sở hơn nhiều. Nếu máy bay bay ở độ cao thấp (Có khi chỉ vài mét đến vài chục mét khi cất hạ cánh) mà nhảy dù kiểu thoát ly như vậy sẽ không an toàn, vì không đủ độ cao để bung dù. Chính vì vậy ở các máy bay chiến đấu, dưới mỗi ghế ngồi của phi công, người ta lắp một viên đạn cối (Gọi là đạn phóng ghế). Khi nổ nó bắn người phi công ngồi trên ghế như bắn một viên đạn thực sự. Tuỳ thuộc vào loại máy bay mà ghế ngồi và người phi công có thể bị bắn lên cao từ 45 đến hàng trăm mét. Khi bị bắn như vậy, thông thường người ta sẽ bị ngất xỉu và rơi tự do. Nếu ở độ cao lớn ô xi ít, áp suất khí quyển giảm sẽ rất nguy hiểm khi buông dù, nên để rơi xuống độ cao an toàn khoảng vài trăm mét, hệ thống tự động giật dù sẽ giật để dù bung ra, đồng thời, khi phóng ghế nhảy dù, hệ thống ô xi trên ghế sẽ tự động cung cấp vào mũ bay để người lái nhanh chóng tỉnh lại.
    Tại bộ ghế ngồi của phi công người ta cũng đã sắp sẵn nhiều thứ cần thiết giúp cho người lái an toàn trong mọi tình huống:
    Khi dù rơi nguy hiểm xuống vùng biển, hay vùng hồ nước rộng không có khả năng điều khiển được, người lái có thể lựa chọn để vặn khoá ô xi xả vào một chiếc thuyền phao, và căng phồng lên. Khi rơi xuống biển, người lái phải nhanh chóng cắt dây dù. Tại thuyền phao này, thông thường được chuẩn bị sẵn các loại thuốc chống cá mập (Thường là loại a xít dấm cô đặc), thuốc đổi màu nước để trên trực thăng dễ dàng tìm kiếm. Lương khô đủ để dăn trong 1 tuần. Một súng ngắn có đủ đạn để chống trả với thú dữ nếu rơi xuống nơi rừng sâu, núi thẳm. Một số đạn pháo hiệu, máy liên lạc khẩn cấp, lương khô đủ ăn trong 1 tuần, một cần câu có mồi sẵn bằng nhựa được tẩm thuốc nhử cá, củi khô để nhóm lò nướng và sươỉ ấm. Ngoài ra, bản đồ, địa bàn và hướng dẫn xác định phương hướng bằng dấu vết trên các cây, vết đá... danh mục các cây cỏ có quả có thể ăn được, thuốc lọc nước kèm bi đông, dao....
    ...
    Khi bay cao, do sức chịu đựng của con người có hạn, áp suất khí bên ngoài cơ thể sẽ nhỏ hơn gây nên sự đẩy áp xuất từ trong cơ thể con người ta ngoài gây chướng bụng, căng phổi và căng dạ dày.... mạch máu giãn... gây nên những bệnh rất nguy hiểm. Nên người ta phải tạo áp suất trong máy bay giống như ở mặt đất. Có nghĩa là áp suất trong máy bay sẽ cao hơn bình thường. Nếu không đủ kín sẽ nguy hiểm cho mọi người.
  5. hoangsonsg

    hoangsonsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Xin hoi ban, may bay nhu F111 co hai dong co, cua hut gio nam hai ben canh. Con may bay nhu Mig 21 thi cua hut gio vao dong co nam o dau? O truoc mui? Cho do co radả, sao khong khi co the vao de den buong dot?
  6. ASIAN_DRAGON

    ASIAN_DRAGON Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    748
    Đã được thích:
    0
    MIG-21 số hiệu 5121 là VXT lái đấy bác ạ .Có khi con này là số hiệu khác nhưng khi về trưng bày ở bảo tàng thì người ta lại xoá số hiệu nguyên bản của nó và sơn số hiệu 5121 thì sao .
  7. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Tin với chả tức. Chiếc T.28 đó của không quân Lào do một phi công người Thái, trung úy Chert Saibory, lái chạy sang ta, chứ không quân Mỹ nào ở đây cơ chứ.
    Đọc tài liệu của ta, bực nhất là những chi tiết cứ nhập nhà nhập nhằng thế này.
  8. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    [​IMG]
    Trước tớ có nghe chú thiếu tá (hồi đó) làm hưỡng dẫn thuyết minh giới thiệu chiếc MiG-21 này có tham gia một trận mà khi bắn máy bay đối phương gần quá nên phải lao qua luôn (quả cầu lửa). Khi về máy bay ám khói đen thui, má nhận không ra. À quên, các chú ấy nhận không ra, phải làm vệ sinh mãi mới sạch được như trong hình.
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 01:50 ngày 08/05/2006
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Đúng là như vậy.
    Gần đây nhà xuất bảm QĐND xuất bản cuốn Cánh Chim Phù Đổng của Hà Bình Nhưỡng viết, bìa in hình phi đội Lan - Túc - Quỳ - Phương nhưng lại đi kèm với máy bay MiG-21 mới hết biết....
    Thôi! tốt nhất anh em ta cứ phải sàng lọc lại nếu như không muốn ăn cơm cắn phải sạn.
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 22:19 ngày 09/05/2006
  10. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Chính xác là ở trước mũi. Radar nằm trong một khoang nhỏ xíu lọt thỏm ở giữa, nên mới phải dùng cái chụp hình nón nhìn bẩn mắt như thế để thông thoáng cho cửa hút gió.
    Su 22 cũng tương tự. Bọn Mig17 thì hình như radar nằm phía trên mũi...

Chia sẻ trang này