1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay sử dụng trong CTVN

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ov10, 21/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Donjuan

    Donjuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã ủng hộ. Tui tiếp tục phần MiG 17 đây:
    [​IMG]
    Đây là ảnh chụp chiếc F-105 bị bắn rơi trên "gun camera" của Trần Hạnh
    [​IMG]
    Đây là gun camera gắn ngay trên đầu nạp khí của chiếc MiG-17.
    [​IMG]
    Huy hiệu trên máy bay có thể thấy được sơn rất thô thiển che lấp huy hiệu cũ. Có lẽ đây là máy bay MiG-17 Trung Quốc cung cấp cho KQBV.
    [​IMG]
    Bốn phi công trong hình mặc bộ quần áo bay G-suit vào tháng 02 năm 1967. Được sử dụng từ cuối năm 1966, bộ đồ bay đặc biệt này cho thấy phi công KQBV đã sử dụng thuần thục những tính năng cao nhất của máy bay MiG.
    [​IMG]
    Một nhóm phi công thuộc Trung Đoàn Không Quân Tiêm Kích 921 đang thảo luận phương pháp tác chiến trước một chuyến bay tập vào cuối năm 1968 từ Nội Bài. Lưu ý chiếc máy bay màu xanh đậm đậu phía xa với những vệt loang lổ màu nâu. Đây là cách nguỵ trang giúp tránh cho máy bay bị phát hiện khi đang bay cũng như trên mặt đất.
    [​IMG]
    Phi công Đoàn 923 chuẩn bị cất cách từ sân bay Kép. Những chiếc MiG-17 Fresco C này được gọi là "rắn" thay vì "én bạc" vì màu ngụy trang đặc trưng của chúng.

    [​IMG]
    Tới miến Bắc vào cuối năm 1965, đây là chiếc MiG-17FP Fresco D đầu tiên do Liên Xô cung cấp. Đặc điểm chính là cụm thiết bị điện tử đặt trên mũi máy bay. Trong đó có 2 anten của hệ thống radar RP5 Izumrud. Một dùng để tìm mục tiêu và chiếc kia để theo dõi mục tiêu sau khi đã phát hiện.
    Trận đánh tàu chiến Mỹ trên Vịnh Bắc Bộ ngày 19 tháng 04 năm 1972.
    [​IMG]
    Vài ngày trước khi bị hư hại nặng do 2 chiếc MiG-17F đã hoán cải thuộc Trung Đoàn 923 gây ra, khu trục hạm USS Highbee được nhìn thấy đang tăng tốc trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là chiếc tàu được đóng trong Thế Chiến II, bàn giao cho Hải Quân Mỹ vào tháng Giêng năm 1945, tàu này chấm dứt hoạt động vào tháng 07 năm 1979.
    [​IMG]
    Phi công Lê Xuân Di (trái) miêu tả trận đánh tàu USS Oklahoma City của ông và đồng đội Nguyễn Văn Bảy. Ông đã thả một trái bom nặng 250 kg xuống tàu USS Highbee. Cả hai tàu đều bị thiệt hại.
    [​IMG]
    Hư hại trên tàu USS Highbee do trái bom 250kg từ máy bay của phi công Lê Xuân Di gây ra. Điều kì lạ là không một thuỷ thủ nào của US Highbee thiệt mạng.

    [​IMG]
    Chiến thắng cuối cùng của MiG-17 vào ngày 11/07/1972 trên bầu trời Phả Lại, một chiếc F4J bị bắn rơi. Tuy nhiên, nguồn của HQ Mỹ không cho thấy có máy bay nào bị bắn rơi trong ngày. Mặc dù vậy, truớc đó 24 giờ đã có một chiếc F4J - Buno 155803 (xuất phát từ tàu US Saratoga )đuợc ghi nhận là bị MiG bắn hạ.
    [​IMG]
    Đây là một chiếc MiG-17 Fresco A đang được xe Zil-157 do Trung Quốc sản xuấ tkéo khỏi đuờng băng . MiG-17 được sản xuất tại TQ từ năm 1955 với tên gọi là Shenyang J-5 (hoặc F-5), những chiếc đầu tiên sử dụng 100% linh kiện Liên Xô. Từ sau 1956, Trung Quốc đã sản xuất được hầu hết linh kiên máy bay này, kể cả động cơ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đây là một chiếc MiG-17 thuộc Đoàn 923 đang được sửa chữa trong một nhà đậu máy bay lợp tranh tre, cách nguỵ trang này giúp tránh bị máy bay Mỹ phát hiện. Tuy nhiên điều kiện bảo dưỡng khó khăn cũng gây tổn thất nhiều cho lực lượng KQBV do tai nạn hoặc trục trặc kỹ thuật.
    [​IMG]
    Chiếc MiG-17 này đang đuợc gắm thêm một thùng chứa không rõ mục đích. Đây có lẽ là một camera do thám. Công việc hoàn cải này được thực hiện trong một nhà đỗ bằng bê tông được xây dựng trong một hang núi. Chiếc máy bay này có lẽ đã được trực thăng Mi-6 đưa tới rồi sau đó kéo vào hang bằng xe tải.
    [​IMG]
    Phần đuôi của một chiếc MiG-17 đang đuợc kiểm tra tại xưởng A-33.
    [​IMG]
    Nhân viên kỹ thuật mặt đất chuẩn bị cho một phi đội MiG-17 trước giờ xuất kích trên phi truờng Nội Bài.
    [​IMG]
    Trực thăng Mi-6 đang chuyển MiG-17 từ một địa điểm cất giấu vùng núi đến sân bay. Đội bay Mi-6 của KQBV đã thực hiện ít nhất 400 lần vận chuyển MiG-17 theo cách nay cả đi và về với đầy đủ nhiên liệu và đạn dược cách vị trí cất cánh của MiG khoảng 30 km để tránh máy bay ném bom Mỹ.
    [​IMG]
    Tốt nghiệp Học Viện Hàng Không Zhukovsky, kỹ sư Trương Khánh Châu đã hoán cải nhiều loại máy bay: An-2, Mi-6 và MiG-17 trong những năm chiến tranh.
    [​IMG]
    Số hịêu và màu của MiG-17 KQBV trong CTVN:
    4 chữ số màu đỏ, trong đó số đầu chỉ số thứ tự lô máy bay đến Việt Nam. Số thứ 2 và thứ 4 là số hiệu dùng để gọi trên bộ đàm.
    Được donjuan sửa chữa / chuyển vào 17:07 ngày 21/08/2006
  2. mykoyan

    mykoyan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Hàng không Việt Nam (AirVietnam), Cần Thơ, 1965
  3. Donjuan

    Donjuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục đây, thêm màu sắc vô, coi trắng đen hoài mỏi mắt quá. Bác nào cần sách thì PM cho tui nhe tui sẽ gửi link download nguyên cuốn:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Còn tiếp: MiG-19, MiG-21, F-4 ......
  4. mykoyan

    mykoyan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Thung lũng Ashau, tháng 11-1967
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    thanks pác donjuan em nóng lòng muốn xem hình các chiến đấu cơ mig 21 của anh hùng Cốc và Phạm Tuân. còn nữa pác nhớ post hình của máy bay ném bom IL28 lên nhé!
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Các bạn chịu khó đọc 1 số trang trước, có 2 file về KQND VN đấy (Mig 17& Mig19 trong CTVN, Mig 21 trong CTVN), sách tiếng Anh.
    http://www5.ttvnol.com/quansu/681073/trang-69.ttvn
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    BLU-82
    QUẢ BOM LỚN NHẤT
    TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM
    Ở Việt Nam quân đội Mỹ khi tham chiến không phải "đi bộ" nhiều như trong Thế Chiến Thứ II hay Chiến Tranh Triều Tiên. Họ thường sử dụng trực thăng để tiến nhanh và bất ngờ đến cạnh đối phương mà họ từng thả người theo dõi từ trước. Chiến thuật hành quân trực thăng vận thay thế hành quân nhảy dù trước kia thường sử dụng trong Thế Chiến Thứ II. Vì vậy, mọi trở ngại việc thi hành chiến thuật hành quân trực thăng vận phải được giải quyết.
    Nếu như phải chuẩn bị một cuộc hành quân trực thăng vận trong vùng đồng bằng như đồng bằng Sông Cửu Long, thì vấn đề không phải là bãi đáp, vì đâu đâu cũng đều có ruộng nước bằng phẳng mà trực thăng có thể đáp bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu cho dù trời nắng hay trời mưa. Khi hành quân, nếu có nhu cầu tản thương hay tải thương thì cũng tiện lợi, không cần phải trì trệ cuộc tiến quân vì chưa giải quyết được vấn đề tản thương binh ra khỏi vùng đang chiến đấu. Trái lại, khi ta hành quân trong vùng rừng núi, tìm chổ đổ quân lại khác, rất khó khăn thì vấn đề là tạo ra nhanh chóng một bãi đáp thuận lợi. Từ đó đặt ra nhu cầu chế tạo một quả bom phát quang cấp thời, nhưng không tạo những hố sâu làm cản trở việc đổ quân. Và công việc đã tiến hành như sau:
    Vào năm 1968, tại Lầu Năm Góc, Lục Quân và Không Quân phối hợp nghiên cứu đã tìm ra một đáp số, đó là mang loại bom cũ kỹ có tên M-121 gọi là "blockbuster" bomb để phá rừng. Để trắc nghiệm sử dụng, một toán được thiết lập để sang Việt Nam. Quả bom M-121 cân nặng 10,000 lbs. Không Quân cho biến cải một chiếc C-130 Hercules để có thể thả loại bom này. Chuyện này không khó lắm vì cách thả bom này cũng giống như cách thả kiện hàng từ trong ra cửa hậu của chiếc C-130 mà thôi. Trong mùa Xuân năm 1969, khi bay thử phi vụ này, người ta tiếp cận mục tiêu ở cao độ 2,000 bộ (1.800m). Khi còn cách mục tiêu khoảng 2,700 feet (800m), người ta cho kéo bom ra ngoài. Một dù extractor mở ra trước. Dù này sau khi bọc sẽ kéo ra một cây dù to hơn nhiều mới có khả năng kéo hẳn quả bom ra ngoài phi cơ. Sau khi quả bom tòn ten trên cây dù to rồi thì cây dù extractor và vỉ nâng bom cũng rời khỏi bộ phận, để chỉ còn quả bom và cây dù to rớt từ từ xuống đất với tốc độ chừng 340 feet một giây (100m/s). Trong khi đó thì phi cơ C-130 đã rời khỏi vùng nguy hiểm khi bom phát nổ. Vì nhu cầu công phá theo chiều ngang hơn là đào sâu xuống đất, nên người ta dùng loại hỏa pháo (fuse) cho bom nổ trên mặt đất khoảng 36 inches (0.9m).
    Sức công phá chiều ngang của quả bom tạo thành một khoảng trống đủ để cho một hay hai trực thăng có thể đáp xuống ngay. Chẳng những cây cối đều ngả rạp xuống mà nếu có người lẩn quẩn quanh vùng vài trăm thước, dù dưới hầm hay trên mặt đất cũng đều bị thiệt mạng do sức ép của bom, như vậy có thể coi như bãi đáp an toàn. Ngoài chiếc C-130 Hercules còn có chiếc Sikorsky CH-54 Skycrane cũng có khả năng thả loại bom M-121 này. Đối với nhu cầu chiến trường thì sự công phá của loại bom M-121 chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Lại nữa, loại bom M-121 cũng không còn bao nhiêu trong nguồn tiếp liệu. Lục Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đều hy vọng Không Quân Hoa Kỳ phát triển nghiệm chế(design) một loại bom thích hợp hơn, có khả năng tạo dựng nhanh chóng một bãi đáp đúng cở cần thiết cho nhu cầu thiết lập một bãi đáp trực thăng đổ bộ, hay một căn cứ hỏa lực pháo binh.
    Ông Cook tốt nghiệp tiến sĩ hóa học ở Yale trong năm 1937 và đã làm việc tại hãng Du Pont. Trong Thế Chiến Thứ II, ông thuộc Khối dự trữ chất xám của Du Pont, một nhóm khoa học gia ưu tú của Hoa Kỳ để khai triển lý thuyết mới mẻ về chất nổ. Mục tiêu chủ yếu của Cook là cải tiến hình thái chất nổ. Sau chiến tranh, Cook rời hãng Du Pont để làm giảng viên cho Đại Học Utah về luyện kim. Trong thời kỳ Chiến Tranh Triều Tiên, ông được Lục Quân Hoa Kỳ yêu cầu một lần nữa nghiên cứu về chất nổ. Các nghiên cứu của ông mang lại rất nhiều nguồn tài chính cho Đại Học Utah. Cook tiếp tục nghiên cứu về chất nổ dù Chiến Tranh Triều Tiên đã chấm dứt vào năm 1953. Năm 1956, ông tìm ra một loại chất nổ mới sử dụng cho mìn bẫy thay thế hẳn chất nổ thường dùng là dynamite. Và Cook sau đó đã dùng lý thuyết mới này để chế ra một loại bom qui ước to nhất, đó là bom BLU-82.
    Quả bom khổng lồ BLU-82 chỉ có hình dáng một cái hộp xy lanh với một đầu hình nón cực kỳ to lớn. Vỏ bom là một lớp thép dầy 1/4 inch (6mm). Người ta vẫn dùng loại hỏa pháo 36-inch (0.9m) như đã dùng cho M-121, nghĩa là canh sao cho bom nổ ngay khi vừa chạm mặt đất để tạo sức ép tung ra xung quanh hơn là đào sâu dưới đất. Thay vì dùng 10,000 lbs chất nổ TNT cho bom M-121, người ta dùng 12,600 lbs chất GSX để làm cho bom BLU-82 cân nặng tất cả là 15,000 lbs. Chất đặc biệt này gọi là "slurry explosive", gồm có ammonium nitrate, aluminum powder, và polystyrene soap. Giá thành mỗi trái bom là $27,000.00 rất là khiêm tốn.
    Phương pháp thả bom trên C-130 cũng giống như đã áp dụng cho bom M-121. BLU-82 tạo được một khoảng trống vào khoảng 250 feet (75m)đường kính.
    Điều hành viên trên C-130 có thể điều chỉnh hướng gió, canh độ dạt. Hoa tiêu sẽ bay vào vùng theo chỉ thị của điều hành viên, đóng vai oanh tạc viên. Nhờ thế, phi hành đoàn phối hợp chặt chẽ bảo đảm thả bom chính xác độ 32m, có nghĩa là nếu ta vẽ một vòng tròn đường kính 32m thì sác xuất thả bom vào vòng tròn đó là 50%.
    Người ta mang BLU-82 ra sử dụng ở Việt Nam ngày 23 tháng Ba năm 1970. Người ta đặt cho nó cái tên là "Daisy Cutter" ("D-Z" có lẽ là Drop Zone khi nói đến nhu cầu thả dù), dựa theo dáng quả bom tạo thành khi nổ trên một khu rừng rậm. Nhìn từ trên không, nó giống như một bông "daisy" nhưng không có cuống hoa. Để tránh cho phi cơ lãnh sức ép của bom, người ta chỉ thả ở cao độ 6,000 bộ trên mặt đất.
    Khi sử dụng BLU-82 để tạo bãi trực thăng cho hành quân trực thăng vận, thoạt đầu đã tạo ảnh hưởng thuận lợi vì sự hoang mang của quân đối phương. Trước hết là tiếng nổ long trời xảy ra như không báo hiệu trước có máy bay khu trục hay oanh tạc cơ trên vùng, mà còn có thể giết nhiều người nếu tụ họp gần nơi bom chạm đất trong vòng vài trăm thước, dù họ đang trong hầm trú ẩn. Hơn thế nữa, cái nấm bụi do bom tạo ra làm cho người ta nghĩ rằng đó là một bom nguyên tử nhỏ, chứ không phải là một quả bom qui ước.
    Khi sử dụng trên chiến trường Cam-bốt vào tháng Năm năm 1970, 4 quả BLU-82 đã phá được một bãi đáp ngay trên khu rừng rậm che khuất một đơn vị Bắc Việt đang trú ẩn để tránh mọi tấn công từ lực lượng diện địa. C-130 của Không Quân Hoa Kỳ cũng đã thả Daisy Cutter để mở bãi đáp cho trực thăng trong năm 1971 khi quân của Việt Nam Cộng Hòa tấn công vào khu vực Hạ Lào trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Đồng thời, BLU-82 cũng được dùng để tiêu diệt các đơn vị quân đội Bắc Việt phát hiện ra được ở Hạ Lào.
    Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam, quân đội cộng sản sử dụng lực lượng chính qui của Bắc Việt bắt đầu tấn công vào các đơn vị VNCH theo chiến tranh qui ước (thay vì dùng du kích chiến như trước kia). Do đó, việc sử dụng BLU-82 rất thích hợp. Đó là trường hợp một C-130 của Không Quân VNCH đã thả BLU-82 trên đầu một đơn vị lớn tập trung trong vùng Xuân Lộc trong tháng Tư 1975, tuy nhiên, về sau đã không còn làm được gì hơn dù có thả BLU-82.
    Hãng đã chế tạo tất cả 225 quả BLU-82 to lớn này. Sau chiến tranh Việt Nam, số bom còn lại được tồn kho và chỉ mang ra sử dụng trong chiến tranh Iraq Desert Storm và Operation Freedom. Vì vậy, ta có thể cho rằng, trong chiến tranh Việt Nam, quả bom to nhất được sử dụng là quả BLU-82 nặng 15,000 lbs.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Anh OV10 post bài này hay quá, em thắc mắc loại bomb này lâu rồi nhưng đọc bài này xong thấy OK rồi
    Thanks anh OV10
    Được sonyclie sửa chữa / chuyển vào 22:09 ngày 23/08/2006
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Thêm vài hình ảnh về BLU-82.
    BLU-82 khi nhập cảng VN ở Cam Ranh.
    [​IMG]
    Quả cầu lửa khi BLU-82 nổ.
    [​IMG]
    Sơ đồ khi thả BLU-82 từ C-130.
    [​IMG]
    BLU-82 còn có thể thả từ H-54.
    [​IMG]
    BLU-82 ở Irak.
    [​IMG]
  10. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này