1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay tiêm kích hiện đại nhất SU-34

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi su-34, 04/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Lâu rồi mới thấy có người hỏi đúng "Kỹ thuật"
    Đây là trường hợp áp dụng "hiệu ứng mũi nhọn". Để phóng nhanh điện tích tập trung trên vật ra ngoài khí quyển và sẽ tạo ra gió điện.

    KHi bay qua những đám mây, máy bay thường bị tích điện. Do đó điện thế của thân máy bay thay đổi , ảnh hưởng đến việc sử dụng các thiết bị điện trên máy bay. Vì thế trên thân máy bay (đặc biệt máy bay có vận tốc lớn) người ta thường gắn 1 thanh kim loại nhọn (hoặc mảnh dây kim loại mảnh). Do hiệu ứng mũi nhọn, điện tích trên thân máy bay sẽ mất đi nhanh chóng.
    Về chi tiết "hiệu ứng mũi nhọn", đồng chí nào quan tâm thì giở sách vật lí đại cương (phần Điện học) ra mà xem.
  2. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Có nhầm với cái ống đo vận tốc không vậy?
  3. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
  4. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Em hỏi câu nữa: Sao co loại tên lửa khởi động ngay trên giá phóng, có loại được thả ra khỏi giá phóng của máy bay, sau đó tên lửa mới khởi động và phóng đi ?
  5. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Giống như cái "que" ở MiG-21 đấy.
  6. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Hi hi, thì cái que đó là cái để giải phóng điện tích đó. Nếu bác không tin thì bác giở sách Vật lí đại cương (phần Điện học) để biết thế nào là hiệu ứng mũi nhọn hay quyển cơ sở Vật lí (tập 2.3) thì sẽ thấy cái que đó trên máy bay là cái gì có ảnh minh hoạ là con F15 đàng hoàng. [​IMG]
    Ngày xưa, hồi bé em cũng chả biết cái cần đó làm gì, hỏi mấy ông dậy ở Phòng Không KHông Quân thì mấy bố đó cũng nói i xì, lớn lên thì mới biết thêm bản chất nó là vậy.
    @Exoet: Cái chuyện đặt bệ phóng tên lửa cố định hay di động thì theo tôi hiểu tương tự khi bắn súng có điểm tỳ cố định bao giờ cũng hơn cầm 1 tay mà không điểm tì. Ngwời Nga đã giải được bài toán đặt bệ phóng trên tầu hoả, đó là bệ sàn để chịu đựng được rất nhiều lực khi phóng và phản lực tác động lên mặt sàn trong khi có thể di chuyển.  
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Vụ này phải xem lại đi.
    Sách GKVL của ta cũng có nhiều chỗ không chính xác, ngoài ra còn không đầy đủ lắm đâu.
    Mấy cái chóp đó ngoài tác dụng tập trung điện tích (đương nhiên) thì đối với một số loại nó chính là cái ống để đo vận tốc gió đấy.
    Còn tại sao nó thường bố trí ở mũi vì ở đó không khí ít bị nhiểu loạn nhất. Một số loại khác thì bố trí ở cánh nhưng phải có thêm một cái cần nối dài ra.
  8. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146

  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    @ T_80_U
    Nói sách GKVL không chính xác không phải không có sơ sở, nhất là sách của VN thường hay đưa các dẫn chứng ứng dụng minh hoạ rất lạc hậu.
    Vấn đề này báo chí cũng đã đề cập nhiều, bạn có thể tìm đọc lại. Tôi có thể đưa một vài ví dụ sau:
    - VL cơ thường lẫn lộn giữa lực ly tâm và hướng tâm.
    - VL nhiệt khi đưa dẫn chứng về dãn nở không chính xác (khe hở giữa các thanh ray xe lửa, các đường ống kim loại phải có đọan hình chữ U...)
    - Ví dụ nữa là cái sợi dây thép phía sau máy bay như bài của bạn trích. Bây giờ không ai còn làm vậy hết.
    - Bài của bạn trích có từ "gió điện" hay là phải gọi là dòng không khí bị nhiễu loạn và nhiễm điện thì chính xác?
    Bạn cần tìm hiểu thêm về việc tích điện của máy bay khi bay và cách trung hoà điện áp khi máy bay hạ cánh để đảm bảo an toàn thì sẽ rõ hơn về vấn đề này.
    Nói tiếp về cái ống đo tốc độ. Chúng ta đang nói tới cái "kim" ở mũi chiếc SU-34 (từ bài của Excocet) bạn có biết nó là cái gì không? Bạn nói sác GK minh hoạ hình chiếc F-15 với vấn đề chúng ta đang trao đổi, thế bạn có biết F-15 chỉ có chóp mà không có "kim" không? (trừ phiên bản F-15 của NASA )
    Còn vấn đề kim (hay ống) đo vận tốc gió của các loại máy bay thì bạn hãy tự tìm hiểu thì hay hơn là hỏi.
    Khi nào có thời gian tôi sẽ có bài đề cập tới nguyên tắc và thiết bị đo tốc độ máy bay cho anh em đọc.
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 03:42 ngày 12/03/2007
  10. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146

    Tranh luận chủ đề này với bác Ov10 rất thú vị, mới thấy bõ sức tranh luận, mang đúng tính chất kĩ thuật. Xin mạn phép, nhờ Mod có thể mở thêm chủ đề về ?ocái kim? ở máy bay và cho mấy bài về nó trong topic này cho vào trong chủ đề mới để khỏi loãng chủ đề về Su34.
    Nói về ?osách GKVL không chính xác không phải không có sơ sở, nhất là sách của VN thường hay đưa các dẫn chứng ứng dụng minh hoạ rất lạc hậu?, em co thể công nhận với bác, nhưng đây là kiến thức rất cơ bản của vật lí học vả lại sách này đã tồn tại và giảng dậy cho sinh viên khối kĩ thuật hơn chục năm nay. Nhưng em đã có dẫn chứng thêm có quyển sách ?oCơ sở vật lí? của tập thể giáo sư Mỹ viết nên Bác không ngại là thiếu chính xác. Còn về phần minh họa con F15 của sách nước ngoài là chỉ để lấy 1 mẫu máy bay ra làm ví dụ cho trường hợp áp dụng hiệu ứng mũi nhọn. Đã là kiến thức cơ bản thì bất di bất dịch, còn áp dụng như thế nào thì tùy nhưng cốt lõi vẫn không thay đổi. Hình minh họa con F15 quả thật có cái ?oque? ở đầu, nhưng sách nó không nói đây là con F15 mà do em nhìn hình dáng nên mới nói là F15 (mà chắc mắt em không đến nỗi không nhận ra F15) và có thể sự trùng hợp lại rơi vào con F15 của Nasa như bác nói.
    Đã gọi là nguyên lí cơ bản thì ?ocái sợi dây thép phía sau máy bay? chỉ là hướng đi để triệt tiêu điện tích cho máy bay, còn thực tiễn thế nào thì tùy nhà thiết kế và áp dụng công nghệ cần thiết để triệt tiêu. ?oBây giờ không ai còn làm vậy hết? - không ai để máy bay có cái dây phấp phới đằng sau cả. Vậy cho nên cái phần để triệt tiêu điện tích có thể thiết kế ở chỗ khác thích hợp , giống như con F15 sẽ triệt tiêu điện tích ở cánh thẳng phía sau chẳng hạn. Còn từ F16 cũng giống Su hay Mig toàn để ở đầu mũi,.
    Bác OV10 thân mến, em xin mạn phép nói qua về nguyên lí cơ bản của hiệu ứng mũi nhọn để bác tiện hình dung thêm:
    Điện tích phụ thuộc vào hình dánh của vật. Với các vật có dạng hình cầu hay hình phẳng, điện tích phân bố đều trên mặt. Còn đối với vật có hình dạng khác nhau thì điện tích phân bố không đều trên bề mặt. Nơi nào có vật dẫn lồi nhiều thì mật độ điện tích sẽ lớn. Đặc biệt, ở những mũi nhọn của vật dẫn, điện tích tập trung nhiều. Điện trường do các điện tích này gây ra tại vùng xung quanh sát với mũi nhọn rất lớn. Dưới tác dụng của điện trường này, lớp không khí sát mũi nhọn sẽ bị ion hóa. Các ion này (cùng với các ion ?o+? và các electron có sẵn trong không khí do sự ion hóa của các tia vũ trụ, tia phóng xạ) sẽ được gia tốc mạnh và đạt tới vận tốc lớn. Chúng tiếp tục va chạm vào các phân tử không khí, gây tiếp sự ion hóa. Các hạt điện tích khác dấu với điện tích ở mũi nhọn sẽ bị mũi nhọn hút vào, do đó điện tích của mũi nhọn sẽ bị trung hòa và mất dần. Còn các điện tích cùng dấu với điện tích ở mũi nhọn sẽ bị đẩy ra xa, kéo theo lớp không khí và tạo thành 1 luồng gió, gọi là ?ogió điện?. Đây gọi là hiệu ứng mũi nhọn.
    Chú ý thêm rằng, các điện tích khác dấu với điện tích ở mũi nhọn sẽ bị mũi nhọn hút vào, coi như không tạo ra gió điện, bởi vì các điện tích này ở sát mũi nhọn nên được tăng tốc ít.
    Từ trên cho thấy bác nhầm lẫm ở thuật ngữ ?odòng không khí bị nhiễu loạn và nhiễm điện? và các lớp không khí bị ion hóa là khác nhau hẳn bản chất vật lí. Còn thuật ngữ ?ogió điện? là Việt hóa cũng như ta nói ?oBão từ? chẳng hạn.
    Về việc tích điện của máy bay khi bay và cách trung hoà điện áp khi máy bay hạ cánh để đảm bảo an toàn cho nên thường thấy khi máy bay hạ cánh thường thấy tia lửa điện nhỏ chân máy bay bởi vậy nên có đoạn dây thép nối đất khi máy bay hạ cánh. Cũng giống như ngày xưa em thấy mấy cái xe ôtô chở xăng dầu hay có kiểu kéo lê dây xích sắt xuống đường.
    Đó là kiến thức cơ bản mà dân Vật lí bọn em được học và biết nó áp dụng vào máy bay là như thế. Rất mong nhận được thêm ý kiến của Bác để nhất là vê phần đo tốc độ gió hay là cái ?oque? này co thêm công dụng khác.

Chia sẻ trang này