1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi concuabaoto, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Con An - 2 này được bác Antonov cho ra đời năm 1946, đáp ứng và phục vụ đắc lực cho công tác chủ yếu là phục vụ phát triển nông nghiệp của LX sau chiến tranh và một số chức năng khác như khảo sát địa chất hoặc làm máy bay chở khách (10-12 người) ở tầm bay ngắn.
    An-2 được LX viện trợ cho VN từ những năm 63-64, ở VN An-2 ko có điều kiện thực hiện nhiệm vụ chính mà nhà sản xuất giao cho nó là phun thuốc sâu hay bón phân, gieo hạt... mà là phương tiện chở người, hàng hóa, tập luyện và thậm chí là máy bay cường kích luôn (trận trạm radar PaThí và các trận đánh tàu biệt kích). Sau chiến tranh một số An-2 tiếp tục chở khách, số khác được trưng dụng vào mục đích khảo sát địa chất hoặc huấn luyện nhảy dù.
    Ở sb Già Lắm hiện có khoảng 4-5 con, ngày trước là phương tiện cho các chàng các nàng cung văn hóa tập nhảy dù. Khoảng mấy năm nay ko còn thấy tập nữa, chỉ còn cho các chú SV phi công tập thôi. Chắc do hết tiền với cả các chàng các nàng nhảy dở quá, đáp tùm lum vào ao, nóc nhà... nên các bác tổ chức cũng thấy gớm. Tớ từng chứng kiến cảnh một chàng một nàng chắc mải tán nhau quá nên mắc dù vào nhau, rơi gần như tự do từ 20m xuống, tưởng tiêu mà cuối cùng anh ả thậm chí chả bong gân, tài thật.
    Mà mấy con An-2 nhìn dù sao vẫn ngon phết, đâu đến nỗi nào, có thể so sánh với mấy chị sồn sồn 4 chục nhưng vẫn đẹp thì vẫn xài được chứ sao. He he...
  2. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Con An - 2 này được bác Antonov cho ra đời năm 1946, đáp ứng và phục vụ đắc lực cho công tác chủ yếu là phục vụ phát triển nông nghiệp của LX sau chiến tranh và một số chức năng khác như khảo sát địa chất hoặc làm máy bay chở khách (10-12 người) ở tầm bay ngắn.
    An-2 được LX viện trợ cho VN từ những năm 63-64, ở VN An-2 ko có điều kiện thực hiện nhiệm vụ chính mà nhà sản xuất giao cho nó là phun thuốc sâu hay bón phân, gieo hạt... mà là phương tiện chở người, hàng hóa, tập luyện và thậm chí là máy bay cường kích luôn (trận trạm radar PaThí và các trận đánh tàu biệt kích). Sau chiến tranh một số An-2 tiếp tục chở khách, số khác được trưng dụng vào mục đích khảo sát địa chất hoặc huấn luyện nhảy dù.
    Ở sb Già Lắm hiện có khoảng 4-5 con, ngày trước là phương tiện cho các chàng các nàng cung văn hóa tập nhảy dù. Khoảng mấy năm nay ko còn thấy tập nữa, chỉ còn cho các chú SV phi công tập thôi. Chắc do hết tiền với cả các chàng các nàng nhảy dở quá, đáp tùm lum vào ao, nóc nhà... nên các bác tổ chức cũng thấy gớm. Tớ từng chứng kiến cảnh một chàng một nàng chắc mải tán nhau quá nên mắc dù vào nhau, rơi gần như tự do từ 20m xuống, tưởng tiêu mà cuối cùng anh ả thậm chí chả bong gân, tài thật.
    Mà mấy con An-2 nhìn dù sao vẫn ngon phết, đâu đến nỗi nào, có thể so sánh với mấy chị sồn sồn 4 chục nhưng vẫn đẹp thì vẫn xài được chứ sao. He he...
  3. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    An-2 ở VN đã từng phun thuốc trừ sâu. Đại khái là An-2 sang VN thì không có cái bộ đồ phun xịt ấy đi cùng nên quân ta phải chế biến.
    Năm ngoái hay năm kia gì đấy, nhân vụ một khu rừng thông ở VN bị dịch sâu tàn phá mà các xếp nhà ta chẳng làm cái gì cho ra hồn cả thì cụ bô nhà tớ mới nhắc lại chuyện này. Túm lại là hồi đầu những năm 60 thì phải, ta cũng bị một vụ dịch sâu tàn phá khu rừng thông, không nhớ là cụ bô nói ở Sơn La hay Nghệ Tĩnh. Lúc đó quân ta đã sáng kiến dùng An-2 để phun thuốc trừ sâu. Nhưng như đã nói là phải chế biến, tức là phải đục mấy lỗ để lắp giàn xịt và ỗng dẫn thuốc thừ thùng chứa trong khoang. Công việc đục đẽo máy bay thế nào là của các bác không quân, còn cụ bô nhà tớ thì tham gia làm cái hệ thống phun xịt để lắp lên máy bay. Cái nhà máy làm ra cái hệ thống phun xịt này thì mọi người có thể thấy trong cái topic không chiến ở VN của bác kqndvn, bức ảnh chụp bệnh viện Bạch Mai bị bỏ bom ấy. Cái nhà máy ấy nằm phía trên cùng của bức ảnh, được tụi Mẽo cho luôn vào khuôn viên bệnh viện.
    Cụ bô bảo cái thời ấy mà còn đục máy bay để chế đồ xịt thuốc trừ sâu được, thế mà giờ boeing với airbus ầm ầm mà để khu rừng bị sâu ăn chết teo. Hic!
  4. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    An-2 ở VN đã từng phun thuốc trừ sâu. Đại khái là An-2 sang VN thì không có cái bộ đồ phun xịt ấy đi cùng nên quân ta phải chế biến.
    Năm ngoái hay năm kia gì đấy, nhân vụ một khu rừng thông ở VN bị dịch sâu tàn phá mà các xếp nhà ta chẳng làm cái gì cho ra hồn cả thì cụ bô nhà tớ mới nhắc lại chuyện này. Túm lại là hồi đầu những năm 60 thì phải, ta cũng bị một vụ dịch sâu tàn phá khu rừng thông, không nhớ là cụ bô nói ở Sơn La hay Nghệ Tĩnh. Lúc đó quân ta đã sáng kiến dùng An-2 để phun thuốc trừ sâu. Nhưng như đã nói là phải chế biến, tức là phải đục mấy lỗ để lắp giàn xịt và ỗng dẫn thuốc thừ thùng chứa trong khoang. Công việc đục đẽo máy bay thế nào là của các bác không quân, còn cụ bô nhà tớ thì tham gia làm cái hệ thống phun xịt để lắp lên máy bay. Cái nhà máy làm ra cái hệ thống phun xịt này thì mọi người có thể thấy trong cái topic không chiến ở VN của bác kqndvn, bức ảnh chụp bệnh viện Bạch Mai bị bỏ bom ấy. Cái nhà máy ấy nằm phía trên cùng của bức ảnh, được tụi Mẽo cho luôn vào khuôn viên bệnh viện.
    Cụ bô bảo cái thời ấy mà còn đục máy bay để chế đồ xịt thuốc trừ sâu được, thế mà giờ boeing với airbus ầm ầm mà để khu rừng bị sâu ăn chết teo. Hic!
  5. NguoiTotbung

    NguoiTotbung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Bác Hai sờ ca di làm vại bia cho mát nhá .....
    Về vụ con sâu thông, dạ em làm trong ngành này, bác cũng thông cảm là bọn sâu bọ nó chọn lọc tự nhiên, tự chúng nó sau mấy trăm thế hệ là sinh kháng thuốc, hơn nữa ngày xưa, thời chiến tranh là ta cứ xzài mấy thuốc độc bảng A như DDT, 666 - toàn chất Chlor hữu cơ - thuộc diện POPs , bọn này công hiệu cực tốt nhưng cực hại cho môi trường với con người - nayđã bị thế giwói cấm tiệt.
    Việc giết máy con sâu ấy khó phết đấy bác ạ!
  6. NguoiTotbung

    NguoiTotbung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Bác Hai sờ ca di làm vại bia cho mát nhá .....
    Về vụ con sâu thông, dạ em làm trong ngành này, bác cũng thông cảm là bọn sâu bọ nó chọn lọc tự nhiên, tự chúng nó sau mấy trăm thế hệ là sinh kháng thuốc, hơn nữa ngày xưa, thời chiến tranh là ta cứ xzài mấy thuốc độc bảng A như DDT, 666 - toàn chất Chlor hữu cơ - thuộc diện POPs , bọn này công hiệu cực tốt nhưng cực hại cho môi trường với con người - nayđã bị thế giwói cấm tiệt.
    Việc giết máy con sâu ấy khó phết đấy bác ạ!
  7. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Oh! Thank you, giáo sư tốt bụng! Hôm nay mình lại được bài học về chọn lọc theo hướng kháng thuốc.
    Trở lại chuyện chính, tớ không có nhu cầu làm mát. Lý do là vì chuyện tớ kể không phải là về chuyện diệt được sâu hay không. Chuyện tớ kể là:
    1. An-2 có được dùng ở VN để phun thuốc trừ sâu. Ý chính là đây, OK.
    2. Các bậc tiền bối đã sáng tạo và gá được đồ phun thuốc trừ sâu lên cái An-2.
    Nếu cậu muốn nói về diệt sâu thì:
    3. Cụ bô nhà tớ phê như vậy vì ở cái thời đó của các cụ, các cụ dám tìm cách để diệt dâu, dù phải đục đẽo cái máy bay; còn tới cái thời này có đủ thứ đồ chơi hiện đại thì người ta chẳng làm được cái gì cho ra hồn về cái chuyện diệt sâu đó. Cái mà người ta làm bây giờ là nói, và nói, nêu đủ thứ khó khăn, bao gồm cả chuyện kháng thuốc mà cậu cho ví dụ, hoặc cậu là một ví dụ.
    Vài năm gần đây, dịch côn trùng như thế xảy ra rất nhiều.
    Tớ thì không có nhu cầu làm mát. Còn cậu thì có nhu cầu tỉnh táo để xem rõ tớ viết về cái gì. Vì cần tỉnh táo, nên bia là không hợp, mà ở đây không có cái smiley nào phù hợp cả. Vậy nên khất cậu nhé.
  8. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Oh! Thank you, giáo sư tốt bụng! Hôm nay mình lại được bài học về chọn lọc theo hướng kháng thuốc.
    Trở lại chuyện chính, tớ không có nhu cầu làm mát. Lý do là vì chuyện tớ kể không phải là về chuyện diệt được sâu hay không. Chuyện tớ kể là:
    1. An-2 có được dùng ở VN để phun thuốc trừ sâu. Ý chính là đây, OK.
    2. Các bậc tiền bối đã sáng tạo và gá được đồ phun thuốc trừ sâu lên cái An-2.
    Nếu cậu muốn nói về diệt sâu thì:
    3. Cụ bô nhà tớ phê như vậy vì ở cái thời đó của các cụ, các cụ dám tìm cách để diệt dâu, dù phải đục đẽo cái máy bay; còn tới cái thời này có đủ thứ đồ chơi hiện đại thì người ta chẳng làm được cái gì cho ra hồn về cái chuyện diệt sâu đó. Cái mà người ta làm bây giờ là nói, và nói, nêu đủ thứ khó khăn, bao gồm cả chuyện kháng thuốc mà cậu cho ví dụ, hoặc cậu là một ví dụ.
    Vài năm gần đây, dịch côn trùng như thế xảy ra rất nhiều.
    Tớ thì không có nhu cầu làm mát. Còn cậu thì có nhu cầu tỉnh táo để xem rõ tớ viết về cái gì. Vì cần tỉnh táo, nên bia là không hợp, mà ở đây không có cái smiley nào phù hợp cả. Vậy nên khất cậu nhé.
  9. kenjijing

    kenjijing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Tôi lâu quá không lên! Không biết các bạn có cái này chưa nhưng đưa lên đại để xem.
    http://www.baodongnai.com.vn/default.aspx?tabid=559&idmid=1&ItemID=665
    Đồng Nai nâng cánh đoàn bay Anh hùng
    (10:55 19/05/2005)


    Đoàn trưởng Nguyễn Văn Thận giao nhiệm vụ cho cán bộ đoàn C35.
    Tôi về thăm đoàn không quân C35 (B70) vào một buổi sáng đầu tháng 5. Không khí chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 30 năm thành lập đoàn đang hết sức khẩn trương. Cổng doanh trại đang được xây dựng lại, với kiến trúc trang nhã, vừa toát vẻ uy nghiêm lại có nét văn hóa phương đông. Cơn mưa đầu mùa hôm trước đã làm cho cây cối xanh mướt, hai dãy điệp vàng vào đơn vị xòe hoa vàng tươi, xen vào đó là những bảng pa-nô khẩu hiệu mới sơn đỏ chữ vàng.
    Tôi gặp chủ nhiệm chính trị, trung tá Nguyễn Thăng Long tại phòng truyền thống của đoàn. Anh đang chỉ đạo anh em sắp xếp lại các hiện vật, làm các pa-nô ảnh mới. Dẫn tôi đi quanh phòng, giới thiệu truyền thống của đơn vị, giọng anh đầy tự hào: "Đoàn không quân tiêm kích C35 chúng tôi có tên gọi gắn liền với vùng đất mà đoàn đóng quân: Đoàn Đồng Nai. Vừa mới ra đời, đoàn đã tham gia vào chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị có quyết tâm cao, chiến đấu mưu trí, dũng cảm, càng đánh càng trưởng thành, lập nhiều chiến công xuất sắc". Đoàn C35 đã đánh 105 trận, tiêu diệt nhiều sinh lực và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch: đánh thiệt hại nặng 12 sở chỉ huy trung đoàn và sư đoàn của địch; đánh chìm, đánh hỏng 17 tàu chiến; phá hủy 15 trận địa pháo 105, 120 ly (60 khẩu), 31 xe quân sự (có 6 xe tăng, xe bọc thép); 15 kho vũ khí; đánh thiệt hại nặng 2 quân cảng, 2 bến phà, 5 sân bay, chi viện đắc lực cho bộ binh ta tiến công địch, hạn chế được thương vong. Ngày 20 tháng 12-1979, đoàn C35 (Đồng Nai) đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Chủ nhiệm chính trị Long dẫn tôi gặp ban chỉ huy đoàn. Mặc dù đang rất bận công việc cho chuyến bay ngày hôm sau, nhưng Đoàn trưởng thượng tá Nguyễn Văn Thận và Phó đoàn trưởng, bí thư Đảng ủy - trung tá Nguyễn Văn Vọng dành thời gian để tiếp tôi. Đoàn trưởng Thận cho biết, các anh đã bay được 40% kế hoạch năm. Trong thời gian vừa qua, đoàn C35 có nhiều biến động về biên chế tổ chức, đặc biệt là việc tiếp nhận các loại máy bay "Su" thay thế cho các loại máy bay MiG. Trước đây, việc chuyển loại từ máy bay MiG sang loại Su thường phải ra nước ngoài học từ 2 đến 3 tháng với vài chục giờ bay. Nhưng vừa qua đoàn đã chủ động dùng giáo viên của đơn vị để bay chuyển loại cho anh em lái MiG-21 sang lái Su. Anh Thận nói: "Ba mươi năm trước, các lớp đàn anh chuyển từ lái máy bay MiG-21 của Liên Xô sang lái máy bay F-5 của Mỹ trong thời gian vài ba tháng, rồi vào chiến đấu luôn. Ngày nay, chúng tôi cũng phải động viên anh em phát huy truyền thống ấy, nhanh chóng làm chủ máy bay mới để có thể đưa vào sử dụng trực ban sẵn sàng chiến đấu. Hiện nay, chúng tôi đã có thể trực ban sẵn sàng chiến đấu cả ngày lẫn đêm bằng máy bay mới". Bí thư Đảng ủy Nguyễn Xuân Vọng cho rằng, công tác Đảng, chính trị trong thời gian vừa qua đã được đoàn hết sức chú trọng. Ban đầu chưa rõ biên chế, một số anh em phi công, thợ máy cũng hơi dao động, không biết loại máy bay mới về thì mình có phải di chuyển đi nơi khác không? Nhưng sau khi cấp trên công bố biên chế, tổ chức, nhất là sau khi các chi bộ tiến hành đại hội, anh em phấn khởi hăng say học tập để chuyển loại máy bay mới. Các phi công có thời gian đi tập huấn ở nước ngoài, đã có kinh nghiệm bay máy bay mới như các anh: Nguyễn Văn Phượng, Nguyễn Xuân Vọng, Hoàng Quỳnh, Nguyễn Xuân Tuyến... đã đứng ra làm giáo viên để kèm cặp các phi công chuyển loại. Các giáo viên vừa sưu tầm, vừa dịch thuật tài liệu để lên lớp cho anh em.
    Tôi ở lại đoàn không quân C35 một đêm để chờ xem một ban bay ngày. Để chuẩn bị cho bay, tất cả các phi công ở lại tại trại, ăn cơm tại bếp bay và sinh hoạt đúng chế độ quy định. Mới sáng tinh mơ, cả sân bay đã nhộn nhịp, tiếng xe chạy, tiếng người đi như một ngày hội. Các đài trạm thông tin thử máy từ 5 giờ sáng, đài nọ gọi đài kia rộn vang sở chỉ huy. Những người lính kỹ thuật của đoàn không quân C35 đã có mặt bên những chiếc máy bay. Trời hửng sáng, thời tiết không được tốt lắm, những đám mây lởn vởn chân trời như dọa những cánh én bạc. 7 giờ 33 phút, đoàn trưởng Nguyễn Văn Thận cùng thiếu tá Nguyễn Hữu Hiên bay trinh sát khí tượng. Trên bầu trời bao la, anh ngắm nhìn bốn xung quanh để phán đoán tình hình biến động của thời tiết. Trở về hạ cánh, đoàn trưởng họp tất cả thành phần và quyết định : tranh thủ mây chưa đùn lên, cho bay theo kế hoạch. Mọi người khẩn trương tản ra chuẩn bị. Đúng 9 giờ, những con én bạc tăng tốc phụt luồng lửa xanh lét lao vút vào bầu trời Đồng Nai. Giờ đầu tiên, phi công Nguyễn Văn Phượng bay hồi phục biển cho Lê Văn Hợi; phi công Huỳnh Mạnh Thắng cùng Phạm Xuân Tình bay làm quen khu vực biển; phi công Nguyễn Hữu Trọng và Nguyễn Xuân Tuyến bay cơ động phức tạp đánh mục tiêu mặt đất; phi công Nguyễn Hữu Hiên bay chuyển loại cho phi công Trần Văn Cường. Tôi lên sở chỉ huy theo dõi các sĩ quan dẫn đường đang dẫn cho máy bay của phi công Hoàng Quỳnh và Ngô Quang Hiền đang chặn kích. Phi công Nguyễn Ngọc Trung đóng giả quân xanh bay ra biển. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 phút, máy bay của phi công Quỳnh và Hiền đã bám kịp. Trận chặn kích thành công, làm không khí trong sở chỉ huy vui như tết.
    Mặt trời lên cao, mây cũng đùn ngày một nhiều lên. Đoàn trưởng Thận ngồi tại chòi chỉ huy, bình tĩnh điều khiển những con én bạc về hạ cánh an toàn. 12 giờ 25 phút, máy bay của Nguyễn Ngọc Trung và Ngô Quang Hiền chạm đất trong niềm vui của những người thợ máy, thông tin, hậu cần, khí tượng... đã bảo đảm an toàn cho ban bay chào mừng kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Bác và 30 năm ngày thành lập đoàn không quân Đồng Nai anh hùng (21-5-1975 - 21-5-2005). Còn tôi chợt nhớ đến lời của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Một trong một lần đến thăm đoàn C35 mới đây rằng: "Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai tự hào và tạo mọi điều kiện để nâng cánh bay cho đoàn không quân C35
    Tôi nghĩ thay thế mig-21 bằng su-27 ngày càng tốt, đọc cái này cũng thấy chiến tích của quân ta rất vang dội

    Được kenjijing sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 08/06/2005
  10. kenjijing

    kenjijing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Tôi lâu quá không lên! Không biết các bạn có cái này chưa nhưng đưa lên đại để xem.
    http://www.baodongnai.com.vn/default.aspx?tabid=559&idmid=1&ItemID=665
    Đồng Nai nâng cánh đoàn bay Anh hùng
    (10:55 19/05/2005)


    Đoàn trưởng Nguyễn Văn Thận giao nhiệm vụ cho cán bộ đoàn C35.
    Tôi về thăm đoàn không quân C35 (B70) vào một buổi sáng đầu tháng 5. Không khí chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 30 năm thành lập đoàn đang hết sức khẩn trương. Cổng doanh trại đang được xây dựng lại, với kiến trúc trang nhã, vừa toát vẻ uy nghiêm lại có nét văn hóa phương đông. Cơn mưa đầu mùa hôm trước đã làm cho cây cối xanh mướt, hai dãy điệp vàng vào đơn vị xòe hoa vàng tươi, xen vào đó là những bảng pa-nô khẩu hiệu mới sơn đỏ chữ vàng.
    Tôi gặp chủ nhiệm chính trị, trung tá Nguyễn Thăng Long tại phòng truyền thống của đoàn. Anh đang chỉ đạo anh em sắp xếp lại các hiện vật, làm các pa-nô ảnh mới. Dẫn tôi đi quanh phòng, giới thiệu truyền thống của đơn vị, giọng anh đầy tự hào: "Đoàn không quân tiêm kích C35 chúng tôi có tên gọi gắn liền với vùng đất mà đoàn đóng quân: Đoàn Đồng Nai. Vừa mới ra đời, đoàn đã tham gia vào chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị có quyết tâm cao, chiến đấu mưu trí, dũng cảm, càng đánh càng trưởng thành, lập nhiều chiến công xuất sắc". Đoàn C35 đã đánh 105 trận, tiêu diệt nhiều sinh lực và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch: đánh thiệt hại nặng 12 sở chỉ huy trung đoàn và sư đoàn của địch; đánh chìm, đánh hỏng 17 tàu chiến; phá hủy 15 trận địa pháo 105, 120 ly (60 khẩu), 31 xe quân sự (có 6 xe tăng, xe bọc thép); 15 kho vũ khí; đánh thiệt hại nặng 2 quân cảng, 2 bến phà, 5 sân bay, chi viện đắc lực cho bộ binh ta tiến công địch, hạn chế được thương vong. Ngày 20 tháng 12-1979, đoàn C35 (Đồng Nai) đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Chủ nhiệm chính trị Long dẫn tôi gặp ban chỉ huy đoàn. Mặc dù đang rất bận công việc cho chuyến bay ngày hôm sau, nhưng Đoàn trưởng thượng tá Nguyễn Văn Thận và Phó đoàn trưởng, bí thư Đảng ủy - trung tá Nguyễn Văn Vọng dành thời gian để tiếp tôi. Đoàn trưởng Thận cho biết, các anh đã bay được 40% kế hoạch năm. Trong thời gian vừa qua, đoàn C35 có nhiều biến động về biên chế tổ chức, đặc biệt là việc tiếp nhận các loại máy bay "Su" thay thế cho các loại máy bay MiG. Trước đây, việc chuyển loại từ máy bay MiG sang loại Su thường phải ra nước ngoài học từ 2 đến 3 tháng với vài chục giờ bay. Nhưng vừa qua đoàn đã chủ động dùng giáo viên của đơn vị để bay chuyển loại cho anh em lái MiG-21 sang lái Su. Anh Thận nói: "Ba mươi năm trước, các lớp đàn anh chuyển từ lái máy bay MiG-21 của Liên Xô sang lái máy bay F-5 của Mỹ trong thời gian vài ba tháng, rồi vào chiến đấu luôn. Ngày nay, chúng tôi cũng phải động viên anh em phát huy truyền thống ấy, nhanh chóng làm chủ máy bay mới để có thể đưa vào sử dụng trực ban sẵn sàng chiến đấu. Hiện nay, chúng tôi đã có thể trực ban sẵn sàng chiến đấu cả ngày lẫn đêm bằng máy bay mới". Bí thư Đảng ủy Nguyễn Xuân Vọng cho rằng, công tác Đảng, chính trị trong thời gian vừa qua đã được đoàn hết sức chú trọng. Ban đầu chưa rõ biên chế, một số anh em phi công, thợ máy cũng hơi dao động, không biết loại máy bay mới về thì mình có phải di chuyển đi nơi khác không? Nhưng sau khi cấp trên công bố biên chế, tổ chức, nhất là sau khi các chi bộ tiến hành đại hội, anh em phấn khởi hăng say học tập để chuyển loại máy bay mới. Các phi công có thời gian đi tập huấn ở nước ngoài, đã có kinh nghiệm bay máy bay mới như các anh: Nguyễn Văn Phượng, Nguyễn Xuân Vọng, Hoàng Quỳnh, Nguyễn Xuân Tuyến... đã đứng ra làm giáo viên để kèm cặp các phi công chuyển loại. Các giáo viên vừa sưu tầm, vừa dịch thuật tài liệu để lên lớp cho anh em.
    Tôi ở lại đoàn không quân C35 một đêm để chờ xem một ban bay ngày. Để chuẩn bị cho bay, tất cả các phi công ở lại tại trại, ăn cơm tại bếp bay và sinh hoạt đúng chế độ quy định. Mới sáng tinh mơ, cả sân bay đã nhộn nhịp, tiếng xe chạy, tiếng người đi như một ngày hội. Các đài trạm thông tin thử máy từ 5 giờ sáng, đài nọ gọi đài kia rộn vang sở chỉ huy. Những người lính kỹ thuật của đoàn không quân C35 đã có mặt bên những chiếc máy bay. Trời hửng sáng, thời tiết không được tốt lắm, những đám mây lởn vởn chân trời như dọa những cánh én bạc. 7 giờ 33 phút, đoàn trưởng Nguyễn Văn Thận cùng thiếu tá Nguyễn Hữu Hiên bay trinh sát khí tượng. Trên bầu trời bao la, anh ngắm nhìn bốn xung quanh để phán đoán tình hình biến động của thời tiết. Trở về hạ cánh, đoàn trưởng họp tất cả thành phần và quyết định : tranh thủ mây chưa đùn lên, cho bay theo kế hoạch. Mọi người khẩn trương tản ra chuẩn bị. Đúng 9 giờ, những con én bạc tăng tốc phụt luồng lửa xanh lét lao vút vào bầu trời Đồng Nai. Giờ đầu tiên, phi công Nguyễn Văn Phượng bay hồi phục biển cho Lê Văn Hợi; phi công Huỳnh Mạnh Thắng cùng Phạm Xuân Tình bay làm quen khu vực biển; phi công Nguyễn Hữu Trọng và Nguyễn Xuân Tuyến bay cơ động phức tạp đánh mục tiêu mặt đất; phi công Nguyễn Hữu Hiên bay chuyển loại cho phi công Trần Văn Cường. Tôi lên sở chỉ huy theo dõi các sĩ quan dẫn đường đang dẫn cho máy bay của phi công Hoàng Quỳnh và Ngô Quang Hiền đang chặn kích. Phi công Nguyễn Ngọc Trung đóng giả quân xanh bay ra biển. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 phút, máy bay của phi công Quỳnh và Hiền đã bám kịp. Trận chặn kích thành công, làm không khí trong sở chỉ huy vui như tết.
    Mặt trời lên cao, mây cũng đùn ngày một nhiều lên. Đoàn trưởng Thận ngồi tại chòi chỉ huy, bình tĩnh điều khiển những con én bạc về hạ cánh an toàn. 12 giờ 25 phút, máy bay của Nguyễn Ngọc Trung và Ngô Quang Hiền chạm đất trong niềm vui của những người thợ máy, thông tin, hậu cần, khí tượng... đã bảo đảm an toàn cho ban bay chào mừng kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Bác và 30 năm ngày thành lập đoàn không quân Đồng Nai anh hùng (21-5-1975 - 21-5-2005). Còn tôi chợt nhớ đến lời của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Một trong một lần đến thăm đoàn C35 mới đây rằng: "Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai tự hào và tạo mọi điều kiện để nâng cánh bay cho đoàn không quân C35
    Tôi nghĩ thay thế mig-21 bằng su-27 ngày càng tốt, đọc cái này cũng thấy chiến tích của quân ta rất vang dội

    Được kenjijing sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 08/06/2005

Chia sẻ trang này