1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi concuabaoto, 30/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kenjijing

    kenjijing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Em cũng không rành về tu, may quá có bác biết.Do em chơi games mig-29 lái máy bay nên quen mất rồi.Chiếc đó bự không hả bác mấy chiếc Tu hồi trước mình lấy là mchở khách hết rồi đa số là máy bay cũ.Nếu tu-22 mới chắc mua được 1-2 chiếc thôi.
  2. axe105

    axe105 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Các ơi đúng là Ukrain có TU-22M nhưng là TU-22M2 thôi, dòng này cổ rồi và bắt đầu bị cắt ra bán sắt vụn. Phổ biển là TU-22M3 :
    Backfire C - TU-22M3 -- During subsequent upgrades the nose was lengthened, the air intakes changed and the maximum angle of the swept-variable geometry wings increased up to 65 degrees. The aircraft received the designation TU-22M3 and carried out its'' first flight test on 20 June 1977. The TU-22M3 began operational evaluation in the late 1970s, and in 1983 it was introduced into the active inventory. Cleared of some of the shortcomings of its predecessor this aircraft soon proved its worth in service with long-range and naval aviation units. The range of the bomber was increased to 6800 km, the maximum speed up to 2300 kms/h and the payload was twice that of the Tu-22M2. The bomber is equipped with a maximum of three Kh-22 cruise missiles or up to ten Kh-15 (AS-16) short-range missiles. It can also carry nuclear bombs. In 1985 the TU-22M3 conducted high-peed flight tests at low altitude that demonstrated the capability of countering air defenses.
    Hiện nay thì Nga đang sử dụng TU-22M4 ( TU-22ME) :
    Backfire E - TU-22ME -- Improvement of flight and fighting characteristics continued, and in 1990 the TU-22ME was developed.
  3. kenjijing

    kenjijing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Nhìn đẹp bác nhỉ 2 ống phản lực luôn ,thằng này giống máy bay phóng to ấy chứ,Nc mà trang bị mấy em này thì còn gì bằng, ngoài ra có một loại tu một trăm mấy mang bom nguyên tử phải không các bác
  4. axe105

    axe105 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Con TU-22M này thừa sức mang mấy quả bom nguyên tử. Vào năm 1989 khi LX rút quân khỏi Afghan. TU-22M3 mang nhieu bom nhiệt áp 4 tấn ném tơi bời quân Mujahitdin khi định phục kích các đoàn xe cơ giới đang rút của LX. Chỉ có duy nhất 1 sĩ quan + 1lính Nga hy sinh thôi do sơ xuất thôi. Nói thật nhé, nếu năm 1988 Nga cho mượn 8 con TU-22M3 với khoang 50-60 quả bom nhiệt áp 4 tấn cùng với 20 tên lửa KH-22 thì VN có thế giải phóng cả Hoàng sa và thêm nửa may cái điểm cao ở Hà giang sẽ chất đầy xác lính Tầu cho mà xem.
  5. kenjijing

    kenjijing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Sao mình không mua đi bác nhỉ, mua lúc đó là có thể chơi nó rồi em nghĩ nếu bây giờ mình chơi một trái bom nguyên tử ở Hoàng sa cho bọn tàu đóng ở đó chết hết đi cho dân và quân phục ở xa chừng nào hết thì lên chiếm lại, ăn không được phá cho hôi , dư luận hỏi mình nói thử tên lửa
  6. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Ai bán mà bạn định mua, Ấn Độ đồng minh chiến lược của Nga mà cũng thèm nhỏ rãi rà mà Nga không cho. Nhưng mà thằng TQ đợt này có khi mua hoặc thuê được mấy con đấy .... .
  7. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Các bác muốn nằm mơ thì lên lên giường nằm cho khỏe, cứ làm như Nga ngố kia mắc nợ VN không bằng. Con bài tủ của người ta các bác cứ đòi mua với chẳng mượn. Ngày xưa LX với Mỹ kình chống nhau, VN mình còn có giá trị lợi dụng nên chú Nga mới giúp đỡ. Bây giờ thử đứng ở cương vị người Nga mà nghĩ xem, VN mình có gì để đem ra mặc cả nữa đâu. Nga Mỹ bây giờ chẳng có lý do gì kình nhau nữa cả. Nga với Tàu thì đã ký xong hiệp ước biên giới, buôn bán vũ khí, hợp tác quân sự, lại còn tập trận chung nữa. Bây giờ Tàu với VN có chiến tranh bác Nga chẳng đứng giữa rung đùi khoái chí bán vũ khí cho cả 2 bên.
    Bao nhiêu vụ người Việt ở Nga bị bọn đầu trọc đánh cho tơi tả các bác còn chưa sáng mắt. Đành là bọn phát xít, nhưng nếu cảnh sát không dung túng thì bọn nó còn lâu mới dám làm thế. Người Nga bây giờ nghĩ về VN chắc chỉ liên tưởng đến hình ảnh mấy tay buôn lậu quần áo và những khu nhà ổ chuột của người nhập cư.
  8. souri

    souri Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    7
    Đồng Nai nâng cánh đoàn bay Anh hùng
    (10:55 19/05/2005)
    Tôi về thăm đoàn không quân C35 (B70) vào một buổi sáng đầu tháng 5. Không khí chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 30 năm thành lập đoàn đang hết sức khẩn trương. Cổng doanh trại đang được xây dựng lại, với kiến trúc trang nhã, vừa toát vẻ uy nghiêm lại có nét văn hóa phương đông. Cơn mưa đầu mùa hôm trước đã làm cho cây cối xanh mướt, hai dãy điệp vàng vào đơn vị xòe hoa vàng tươi, xen vào đó là những bảng pa-nô khẩu hiệu mới sơn đỏ chữ vàng.
    Tôi gặp chủ nhiệm chính trị, trung tá Nguyễn Thăng Long tại phòng truyền thống của đoàn. Anh đang chỉ đạo anh em sắp xếp lại các hiện vật, làm các pa-nô ảnh mới. Dẫn tôi đi quanh phòng, giới thiệu truyền thống của đơn vị, giọng anh đầy tự hào: "Đoàn không quân tiêm kích C35 chúng tôi có tên gọi gắn liền với vùng đất mà đoàn đóng quân: Đoàn Đồng Nai. Vừa mới ra đời, đoàn đã tham gia vào chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị có quyết tâm cao, chiến đấu mưu trí, dũng cảm, càng đánh càng trưởng thành, lập nhiều chiến công xuất sắc". Đoàn C35 đã đánh 105 trận, tiêu diệt nhiều sinh lực và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch: đánh thiệt hại nặng 12 sở chỉ huy trung đoàn và sư đoàn của địch; đánh chìm, đánh hỏng 17 tàu chiến; phá hủy 15 trận địa pháo 105, 120 ly (60 khẩu), 31 xe quân sự (có 6 xe tăng, xe bọc thép); 15 kho vũ khí; đánh thiệt hại nặng 2 quân cảng, 2 bến phà, 5 sân bay, chi viện đắc lực cho bộ binh ta tiến công địch, hạn chế được thương vong. Ngày 20 tháng 12-1979, đoàn C35 (Đồng Nai) đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Chủ nhiệm chính trị Long dẫn tôi gặp ban chỉ huy đoàn. Mặc dù đang rất bận công việc cho chuyến bay ngày hôm sau, nhưng Đoàn trưởng thượng tá Nguyễn Văn Thận và Phó đoàn trưởng, bí thư Đảng ủy - trung tá Nguyễn Văn Vọng dành thời gian để tiếp tôi. Đoàn trưởng Thận cho biết, các anh đã bay được 40% kế hoạch năm. Trong thời gian vừa qua, đoàn C35 có nhiều biến động về biên chế tổ chức, đặc biệt là việc tiếp nhận các loại máy bay "Su" thay thế cho các loại máy bay MiG. Trước đây, việc chuyển loại từ máy bay MiG sang loại Su thường phải ra nước ngoài học từ 2 đến 3 tháng với vài chục giờ bay. Nhưng vừa qua đoàn đã chủ động dùng giáo viên của đơn vị để bay chuyển loại cho anh em lái MiG-21 sang lái Su. Anh Thận nói: "Ba mươi năm trước, các lớp đàn anh chuyển từ lái máy bay MiG-21 của Liên Xô sang lái máy bay F-5 của Mỹ trong thời gian vài ba tháng, rồi vào chiến đấu luôn. Ngày nay, chúng tôi cũng phải động viên anh em phát huy truyền thống ấy, nhanh chóng làm chủ máy bay mới để có thể đưa vào sử dụng trực ban sẵn sàng chiến đấu. Hiện nay, chúng tôi đã có thể trực ban sẵn sàng chiến đấu cả ngày lẫn đêm bằng máy bay mới". Bí thư Đảng ủy Nguyễn Xuân Vọng cho rằng, công tác Đảng, chính trị trong thời gian vừa qua đã được đoàn hết sức chú trọng. Ban đầu chưa rõ biên chế, một số anh em phi công, thợ máy cũng hơi dao động, không biết loại máy bay mới về thì mình có phải di chuyển đi nơi khác không? Nhưng sau khi cấp trên công bố biên chế, tổ chức, nhất là sau khi các chi bộ tiến hành đại hội, anh em phấn khởi hăng say học tập để chuyển loại máy bay mới. Các phi công có thời gian đi tập huấn ở nước ngoài, đã có kinh nghiệm bay máy bay mới như các anh: Nguyễn Văn Phượng, Nguyễn Xuân Vọng, Hoàng Quỳnh, Nguyễn Xuân Tuyến... đã đứng ra làm giáo viên để kèm cặp các phi công chuyển loại. Các giáo viên vừa sưu tầm, vừa dịch thuật tài liệu để lên lớp cho anh em.
    Tôi ở lại đoàn không quân C35 một đêm để chờ xem một ban bay ngày. Để chuẩn bị cho bay, tất cả các phi công ở lại tại trại, ăn cơm tại bếp bay và sinh hoạt đúng chế độ quy định. Mới sáng tinh mơ, cả sân bay đã nhộn nhịp, tiếng xe chạy, tiếng người đi như một ngày hội. Các đài trạm thông tin thử máy từ 5 giờ sáng, đài nọ gọi đài kia rộn vang sở chỉ huy. Những người lính kỹ thuật của đoàn không quân C35 đã có mặt bên những chiếc máy bay. Trời hửng sáng, thời tiết không được tốt lắm, những đám mây lởn vởn chân trời như dọa những cánh én bạc. 7 giờ 33 phút, đoàn trưởng Nguyễn Văn Thận cùng thiếu tá Nguyễn Hữu Hiên bay trinh sát khí tượng. Trên bầu trời bao la, anh ngắm nhìn bốn xung quanh để phán đoán tình hình biến động của thời tiết. Trở về hạ cánh, đoàn trưởng họp tất cả thành phần và quyết định : tranh thủ mây chưa đùn lên, cho bay theo kế hoạch. Mọi người khẩn trương tản ra chuẩn bị. Đúng 9 giờ, những con én bạc tăng tốc phụt luồng lửa xanh lét lao vút vào bầu trời Đồng Nai. Giờ đầu tiên, phi công Nguyễn Văn Phượng bay hồi phục biển cho Lê Văn Hợi; phi công Huỳnh Mạnh Thắng cùng Phạm Xuân Tình bay làm quen khu vực biển; phi công Nguyễn Hữu Trọng và Nguyễn Xuân Tuyến bay cơ động phức tạp đánh mục tiêu mặt đất; phi công Nguyễn Hữu Hiên bay chuyển loại cho phi công Trần Văn Cường. Tôi lên sở chỉ huy theo dõi các sĩ quan dẫn đường đang dẫn cho máy bay của phi công Hoàng Quỳnh và Ngô Quang Hiền đang chặn kích. Phi công Nguyễn Ngọc Trung đóng giả quân xanh bay ra biển. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 phút, máy bay của phi công Quỳnh và Hiền đã bám kịp. Trận chặn kích thành công, làm không khí trong sở chỉ huy vui như tết.
    Mặt trời lên cao, mây cũng đùn ngày một nhiều lên. Đoàn trưởng Thận ngồi tại chòi chỉ huy, bình tĩnh điều khiển những con én bạc về hạ cánh an toàn. 12 giờ 25 phút, máy bay của Nguyễn Ngọc Trung và Ngô Quang Hiền chạm đất trong niềm vui của những người thợ máy, thông tin, hậu cần, khí tượng... đã bảo đảm an toàn cho ban bay chào mừng kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Bác và 30 năm ngày thành lập đoàn không quân Đồng Nai anh hùng (21-5-1975 - 21-5-2005). Còn tôi chợt nhớ đến lời của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Một trong một lần đến thăm đoàn C35 mới đây rằng: "Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai tự hào và tạo mọi điều kiện để nâng cánh bay cho đoàn không quân C35".
    Trung Hoài
    --------------------------------
    Tại sao chiếc 6001 này từ Phan Chiên lại đem về Biên Hoà nhỉ?
  9. souri

    souri Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    7
    Cây sáng kiến của ngành kỹ thuật hàng không
    (22:58 13/07/2005)
    Anh Vũ Quốc Huân nhập ngũ năm 1984, được đi học kỹ sư vô tuyến điện ở nước ngoài và về công tác tại đoàn không quân C35 từ năm 1990 đến nay. Hiện thiếu tá - kỹ sư Vũ Quốc Huân là chủ nhiệm vô tuyến điện tử của đoàn không quân C35.
    Trong quá trình công tác, anh đã có nhiều sáng kiến đóng góp cho ngành kỹ thuật không quân. Thấy mũ bay của phi công thường bị hỏng, nhất là các mạch vô tuyến bên trong mũ, anh đã trăn trở, nghĩ ra phương án kiểm tra mũ phi công sao cho tiện lợi nhất. Bình thường muốn biết mũ bay có tốt hay không, người phi công phải lên máy bay, mở máy, rồi các đài trạm cũng phải lên máy thử liên lạc với máy bay. Làm như thế vừa mất thời gian, vừa tốn xăng dầu mà cũng không thật chính xác. Kỹ sư Huân đã mày mò chế tạo ra thiết bị kiểm tra mũ bay phi công ngay tại mặt đất. Theo đó, mạch vô tuyến của mũ được nối với thiết bị kiểm tra. Thiết bị này có băng tần của đài phát thanh, nếu đội mũ vào nghe rõ đài thì phần thu của mũ tốt. Đề tài này được Quân chủng phòng không - không quân đánh giá cao và đem ứng dụng ở các đơn vị bay khác. Trong mũ bay có mạch khuếch đại micrô để giúp cho phi công truyền được tiếng nói về mặt đất. Mạch này ở nước ngoài thường chế tạo thành một khối đặc nên khi hỏng không sửa được. Kỹ sư Huân đã chế thử một mạch khuếch đại tương đương, khá gọn nhẹ để thay cho các mũ bị hỏng mạch này. Trong quá trình làm việc, anh luôn tìm tòi sáng tạo, như trường hợp ra đa trên máy bay đưa về sửa chữa, bộ phận làm mát bị hỏng, không sửa được, anh nghiên cứu chế thử máy làm mát khác hẳn nguyên lý của nước ngoài mà đem sử dụng vẫn rất tốt.
    Những cải tiến của thiếu tá - kỹ sư Vũ Quốc Huân đã góp phần bảo đảm cho những chuyến bay an toàn. Anh là một tấm gương sáng trong cuộc vận động của toàn quân "Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm".
    Hoài Trung

  10. daulauxuongcheo

    daulauxuongcheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Chắc là ở Phan Chiên có Su mới.Thế này có khi số Su nhà ta nhiều hơn những gì chúng ta vẫn biết ấy chứ nhỉ?

Chia sẻ trang này