1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi concuabaoto, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    sao không thấy nói tới khả năng bay 1 máy của chiếc máy bay này?
  2. SAM2_AK47

    SAM2_AK47 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    1.785
    Đã được thích:
    1.257
    Em đọc trên báo QDND thấy có bài báo này, cho em hoi các cao thủ về máy bay một chút , máy bay Su M nói trong bài báo này la loai nào vậy? nó có thể ném bom đấy.
    Chiến công trên không có từ mặt đất.
    Bước vào giai đoạn huấn luyện 2 năm 2005, đơn vị không quân Yên Thế (đoàn phòng không B72) tập trung vào nhiệm vụ huấn luyện chuyên môn kỹ thuật, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện ứng dụng chiến đấu cho phi công trong các điều kiện phức tạp, sát thực tế. Mục tiêu của đơn vị đặt ra là huấn luyện giỏi, bảo đảm an toàn tuyệt đối các chuyến bay.
    Chúng tôi đến tìm hiểu về công tác huấn luyện đúng vào dịp đơn vị vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2005-2008. Sự phấn khởi của từng cán bộ, chiến sĩ hiện rõ trên những gương mặt đầy quyết tâm trên đường băng, trong các trạm kỹ thuật và trong buồng lái. Thượng tá, chỉ huy trưởng Vũ Văn Kha cho biết: - Đây là đơn vị đầu tiên của Quân chủng Phòng không ?" Không quân thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chuyển loại cho phi công, nhất là phi công trẻ từ chỗ lái máy bay L-39 chuyển trực tiếp sang lái các loại máy bay Su-M, đồng thời xây dựng mô hình để áp dụng cho các đơn vị không quân cả nước. Qua một thời gian huấn luyện chuyển loại, đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đến nay, phi công của đơn vị đã thực hiện tốt các bài bay phức tạp trên máy bay mới. Đặc biệt trong năm 2004, đơn vị đã tổ chức kiểm tra, đưa 6 phi công trẻ tham gia diễn tập bắn ném bom đạn thật cấp quân chủng. Kết quả 100% đạt khá, giỏi, hai đồng chí đạt xuất sắc, toàn đoàn xếp thứ hai toàn quân chủng.
    Đạt được kết quả trên là do đơn vị đã có những biện pháp thực hiện phù hợp để nâng cao chất lượng huấn luyện, đồng thời bảo đảm sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các ngành trong đơn vị. Trước hết, đơn vị đã chấp hành nghiêm chỉ lệnh huấn luyện của trên, xây dựng kế hoạch và duy trì thực hiện theo kế hoạch. Đơn vị chú trọng huấn luyện các chuyên ngành mặt đất, chuẩn bị chu đáo trước giai đoạn huấn luyện và huấn luyện chuyên sâu, bảo đảm phi công nắm chắc các kiến thức đã được trang bị mới đưa vào huấn luyện trên máy bay, khí tài. Trong quá trình huấn luyện, chỉ huy phân công cụ thể cho giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm kèm cặp phi công trẻ; thường xuyên tổ chức giảng bình bay ngay sau mỗi chuyến bay, sau đó các cơ quan, đơn vị tiến hành giảng bình bay toàn diện để rút kinh nghiệm cho những chuyến sau. Để phi công trẻ được huấn luyện sát thực tế, đơn vị chủ động cho phi công cơ động bay vào các tỉnh phía Nam, bay trên địa hình phức tạp, đường bay xấu? qua đó giúp phi công tích lũy kinh nghiệm, xử trí tốt các tình huống. Nhờ có sự kèm cặp tỉ mỉ nên phi công trẻ của đơn vị đã hoàn thành tốt các bài tập huấn luyện bay chiến đấu, tác chiến trên biển, bay biển và bay trong điều kiện khí tượng phức tạp. Cùng với huấn luyện bay, đơn vị rất chú trọng rèn luyện sức khỏe cho phi công, thực hiện nghiêm các bài tập thể lực bắt buộc, nhất là các môn thể thao hàng không, nhằm bảo đảm cho phi công có sức khỏe tốt để tham gia huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
    Trong huấn luyện bay chuyển loại cho phi công, đơn vị đã chú trọng khâu chuẩn bị giáo viên, thường xuyên liên hệ với nhà trường đào tạo để nắm chất lượng bay, đặc điểm tâm lý, tính tình của phi công. Đơn vị đã cử cán bộ tới nhà trường học tập kinh nghiệm truyền đạt lý thuyết, phương pháp đào tạo chuyển loại máy bay, nghiên cứu xây dựng và biên soạn giáo trình bay cho phù hợp. Các giáo trình, tài liệu huấn luyện bay đều được thẩm định chặt chẽ thông qua tổ chuyên trách do trưởng chủ trì. Các giáo trình, tài liệu bay được bổ sung, hoàn chỉnh qua các lần bình giảng, rút kinh nghiệm sau từng chuyến bay. Đến nay, đơn vị đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình huấn luyện chuyển loại trực tiếp máy bay từ L39 sang Su-M hoàn chỉnh, được Bộ tư lệnh Quân chủng phê duyệt áp dụng.
    Quá trình huấn luyện bay và bay tuần tiễu, trực SSCĐ, đơn vị luôn đặt công tác an toàn bay ở vị trí hàng đầu. Công tác an toàn bay càng gặp nhiều khó khăn hơn khi đơn vị phải hoạt động trong vùng khí hậu, thời tiết phức tạp, máy bay và khí tài đã sử dụng lâu năm, vật tư kỹ thuật đồng bộ ngày càng khan hiếm. Đơn vị đã duy trì nghiêm các chế độ, quy định về an toàn bay, đặc biệt thực hiện nghiêm nền nếp trong 3 giai đoạn trước, trong thực hành bay và sau bay. Đối với phi công phải bảo đảm được trang bị đủ về lý thuyết, thuần thục thao tác, kiểm tra đạt khá, giỏi mới đưa vào bay. Phi công còn phải huấn luyện tăng giờ, tăng số lần chuẩn bị trước ban bay. Với phương châm ?oChiến công trên không có công từ mặt đất?, lực lượng kỹ thuật phải chuẩn bị thật tốt, khẳng định an toàn tuyệt đối mới cho phép bay. Nếu còn có nghi ngời hỏng hóc, tình trạng kỹ thuật kém, trung đoàn kiên quyết không bay. Hằng ngày, hằng tuần, trung đoàn tổ chức giờ kỹ thuật, ngày kỹ thuật hàng không; hằng quý tổ chức hội thao kỹ thuật máy bay, xe máy, kho trạm xưởng và thông tin, điều hành bay... Nhờ đó chất lượng kỹ thuật của máy bay, vũ khí, khí tài luôn đạt tốt, bảo đảm an toàn bay cho đơn vị.
    Những năm qua, đơn vị luôn đạt kết quả giỏi trong bay ứng dụng bắn ném đạn thật. Có được kết quả này, trung đoàn đã tăng cường huấn luyện trên buồng tập, huấn luyện bắn khan thuần thục, bảo đảm mỗi phi công được huấn luyện không dưới 500 lần trên mô hình mô phỏng. Sau khi huấn luyện trên mặt đất thuần thục, đơn vị mới đưa phi công vào huấn luyện trên máy bay có mang vũ khí nhằm bảo đảm an toàn và đạt hiệu quả huấn luyện cao nhất. Bằng những biện pháp huấn luyện cụ thể, đơn vị không quân Yên Thế đã giữ vững danh hiệu "Đơn vị huấn luyện giỏi" cấp Bộ Quốc phòng.
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chắc Su huấn luyện.
    Bình thường mấy chiếc Su này ở C39, sao bây giờ lại thấy ở C23 nhỉ ?
  4. Jet_Ace

    Jet_Ace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    Su-22UM chứ máy bay nào mà các bác không đoán ra.
  5. DayToCuaNhanDan

    DayToCuaNhanDan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Cái này ... là gì thế ? Có giống như trong games không nhể ?
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Em bị mấy con Su-27 ám ảnh. Quên mất là VN còn có Su-22
  7. haeyoungsmu

    haeyoungsmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    cách đây ba năm, hồi ở viêtnam em có xem chương trình "sự lựa chọn cho tương lai" thì ta đã chế tạo được máy mô phỏng dựa vào buồng lái của một máy bay Miag 21 cũ. dùng 3 projector chiếu lên màn chiếu kiểu bán nguyệt. rồi dùng 4 máy tính mạnh nối với nhau để mô phỏng thời tiết, máy bay địch ta. nhưng vẫn thấy nó mắc cười thế nào í. giống trường hàng hải có máy giống thế nhưng có cái ghế lắc lư.
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Theo em nhớ là buồng lái lấy từ MiG-17 hỏng bác ạ. Thôi nước mình còn nghèo, các bác thông cảm...
  9. vostl

    vostl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ biết thì VN còn mô tự làm mô phỏng nhiều thứ khác, một lần xem trên quân đội nhân dân thấy mô phỏng t-55, ghế ngồi của tài xế lắc lư hẳn hoi
    Còn một lần vào Giảng Võ thì thấy hải quân giới thiệu một chương trình mô phỏng tên lửa đối hạm, trên PC thôi nhưng chắc là phải có hardware nào thêm nữa chứ nếu không thì cái software đấy đồ hoạ thua xa trò F-22 Raptor
  10. Jet_Ace

    Jet_Ace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    Cách đây khoảng nửa tháng, 1 tháng tôi có xem trên VTV2 1 chương trình nói về áp dụng thiết bị mô phỏng trong đào tạo, huấn luyện điều khiển phương tiện giao thông. Thấy có cả mô phỏng điều khiển ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ (dân sự). Quân sự thấy có mô phỏng Su-22, thiết bị bay tập gọi là BT-22 (chắc là viết tắt của buồng tập).
    Tôi nghĩ tập máy bay nào thì buống tập phải lấy từ máy bay đó chứ, vì bảng đồng hồ mỗi loại 1 khác.

Chia sẻ trang này