1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi concuabaoto, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenk36

    nguyenk36 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    23
    Thông tin này bác lấy ở đâu vậy? Có căn cứ gì không?
  2. nimbus_2000

    nimbus_2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
  3. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Các bác săn tin tài thật.
  4. dtvl

    dtvl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    VNS-41 và hành trình hai mươi sáu năm
    Ngày 19 tháng 08 năm 2005


    Máy bay VNS-41 hạ cánh trên sân bay Biên Hòa
    Một trong năm sự kiện nổi bật của Quân đội năm 2004 là việc chế thử thành công máy bay lưỡng dụng hạng nhẹ VNS-41. Năm nay, chào mừng 60 năm ngày thành lập nước (2-9-1945 - 2-9-2005), Quân chủng Phòng không-Không quân đã cải tiến, hoàn thiện và sản xuất thêm 04 chiếc máy bay lưỡng dụng hạng nhẹ VNS-41. Được bay trên đôi cánh của chính mình là ước mơ của các chiến sĩ Không quân nhân dân Việt Nam từ hàng chục năm qua. Nhưng để hoàn thành được mơ ước ấy là cả một quá trình cam go, đầy khó khăn, vất vả. Suốt gần hai năm qua tôi đã được chứng kiến những phút giây hồi hộp nhất?
    TL-1 với 102 phút trên không
    Việc chế thử máy bay thực ra đã được tiến hành từ hơn hai mươi năm trước, tôi đã ra Hà Nội, tìm đến viện Kỹ thuật Không quân để tìm hiểu kỹ vấn đề này.
    Sau khi đất nước thống nhất, vào ngày 4-3-1978, Quân ủy Trung ương đã phê chuẩn dự án ?oXây dựng cơ sở thiết kế chế thử máy bay cánh quạt loại nhỏ? và ra nghị quyết số 101/QU cho phép Quân chủng Không quân triển khai thực hiện dự án. Quyết nghị chỉ rõ mục đích: ?oĐào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu và công nhân kỹ thuật ban đầu biết thiết kế, chế tạo và tổ chức bay thử một số loại máy bay từ đơn giản đến phức tạp, làm nòng cốt cho nền công nghiệp hàng không Việt Nam sau này?. Ban nghiên cứu thiết kế được thành lập do tiến sĩ Trương Khánh Châu làm chủ nhiệm dự án và 13 kỹ sư. Họ đã làm việc miệt mài hơn hai năm trời với sự giúp đỡ của một Việt kiều yêu nước (là kỹ sư thiết kế máy bay của Pháp) để thiết kế chế thử máy bay TL-1. TL-1 là viết tắt của nhiệm vụ máy bay là trinh sát-liên lạc, số 1 biểu thị chiếc đầu tiên của loại này. Theo thiết kế, máy bay có 4 chỗ ngồi, hình dạng phỏng theo kiểu máy bay Raely 220 của Pháp. Trong quá trình thiết kế, chế thử gặp không ít khó khăn. Họ đã phải làm việc trong điều kiện thiếu thốn cả về các trang thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu và cuộc sống sinh hoạt. Mỗi người duy nhất chỉ có máy tính cá nhân nhỏ bằng hai bao thuốc lá. Công việc nghiên cứu rất vất vả, mà chỉ ăn bo bo giống như bất kỳ cán bộ, chiến sĩ khác, nhưng họ say mê, làm không kể ngày đêm mong sản phẩm nhanh chóng ra đời.
    Ngày 25-9-1980, máy bay TL-1 mới rời đường băng cất cánh lên bầu trời quê hương Việt Nam. Với 102 phút trên không, 13 lần hạ cất cánh, máy bay TL-1 đã hoàn thành chương trình bay thử hai giai đoạn: bay thử khả năng và bay thử tính năng bay.
    Sau đó, Bộ Quốc phòng còn giao cho Viện Kỹ thuật Không quân chế thử thêm 2 chiếc máy bay nữa là HL-1 và HL-2. Cuối năm 1987, tình hình kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, Bộ Quốc phòng quyết định dừng chương trình nghiên cứu để tập trung vào các nhiệm vụ thiết thực hơn.
    Chế thử máy bay lưỡng dụng hạng nhẹ VNS-41
    Tuy việc nghiên cứu chế thử máy bay phải dừng lại, nhưng ước mơ có được chiếc máy bay tự Việt Nam chế tạo bay trên bầu trời luôn cháy bỏng trong tâm can đội ngũ kỹ thuật hàng không của Quân chủng. Tháng 6-2003, Bộ Quốc phòng đã giao cho Quân chủng PK-KQ chỉ đạo nhà máy A-41, Cục Kỹ thuật PK-KQ và viện Kỹ thuật Quân sự PK-KQ lập dự án ?oChế thử máy bay lưỡng dụng hạng nhẹ VNS-41 phục vụ nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng và cứu nạn?, đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, kỹ thuật ngày một hiện đại hơn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trưởng ban chỉ đạo dự án là Thiếu tướng Bùi Đăng Phiệt, Phó tư lệnh Quân chủng PK-KQ, Chủ nhiệm dự án là thượng tá -Tiến sĩ Võ Tá Quế, Giám đốc nhà máy A-41 Cục kỹ thuật PK-KQ.
    Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, Đảng ủy nhà máy A41 đã ra nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ chế thử máy bay lưỡng dụng hạng nhẹ VNS-41, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2003-2004. Đội chế thử máy bay nhà máy A41 được thành lập gồm 41 thành viên với các bộ phận quản lý, thiết kế và chỉ đạo chế thử, trực tiếp sản xuất. Con số 41 thành viên là ngẫu nhiên trùng hợp với tên nhà máy và tên máy bay hạng nhẹ, nhưng điều đó làm anh em cảm thấy trách nhiệm và quyết tâm hơn. Nhà máy lấy phân xưởng huấn luyện làm mặt bằng chế thử máy bay. Công tác chuẩn bị được tiến hành khẩn trương. Các cán bộ kỹ thuật A41 phối hợp với Viện Kỹ thuật Quân sự Phòng không-Không quân xây dựng thiết kế kỹ thuật, thiết kế công nghệ, dự toán của dự án trình Bộ phê duyệt.
    Trong quá trình chế thử máy bay hạng nhẹ, vấn đề vật liệu composite để làm thân, cánh máy bay là một quá trình tìm tòi sáng tạo đầy gian nan của các cán bộ kỹ thuật nhà máy A41. Yêu cầu của vật liệu này vừa phải thật nhẹ, vừa phải chịu lực tốt, nhất là khi cất hạ cánh và lướt trên mặt nước. Có cơ sở trong nước sẵn sàng chuyển giao công nghệ để chế tạo vật liệu composite đáp ứng yêu cầu của ta, nhưng với giá thành gần 400.000USD (tương đương hơn 6 tỉ đồng Việt Nam). Mức giá đó vượt quá mức khả năng của nhà máy, nên chỉ có con đường tự lực nghiên cứu chế thử vật liệu. Trong cái khó, ló cái khôn, đội ngũ cán bộ kỹ thuật A-41 đã tìm được tài liệu công nghệ hướng dẫn phương pháp chế tạo máy bay hạng nhẹ bằng composite của nước ngoài. Trên cơ sở các tài liệu này, nhà máy A41 đã hợp tác với trung tâm Polymer, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu chế thử vật liệu composite ba lớp và triển khai công nghệ thi công các cụm kết cấu chi tiết của máy bay VNS-41. Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hữu Niếu cùng các cán bộ nghiên cứu trong Trung tâm Polymer đã hết sức nhiệt tình tham gia cùng nhà máy A41 trong quá trình thi công chế thử vật liệu composite. Máy bay VNS-41 có các hệ thống do Việt Nam chế tạo như hệ thống thân cánh, hệ thống điều khiển, hệ thống thiết bị hàng không, hệ thống càng, hệ thống kiểm tra khách quan? Săm, lốp máy bay cũng do nhà máy A41 cùng công ty Cao su miền Nam (Casuvina) phối hợp chế tạo. Các thiết bị phải mua của nước ngoài gồm: động cơ, cánh quạt, đài liên lạc vô tuyến, đồng hồ, thiết bị dẫn đường.
    Sau hơn một năm chế thử, ngày 9-12-2004, máy bay lưỡng dụng hạng nhẹ VNS-41 số hiệu 401 do Việt Nam chế tạo đã cất cánh bay thành công trên bầu trời Đồng Nai và ngày 24-12-2004, đã bay báo cáo với lãnh đạo Nhà nước và Bộ Quốc phòng tại sân bay Hòa Lạc.
    Cải tiến và hoàn thiện máy bay lưỡng dụng hạng nhẹ VNS-41
    Sau khi bay thử thành công máy bay lưỡng dụng hạng nhẹ VNS-41 đầu tiên năm 2004, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Quân chủng PK-KQ tiếp tục thiết kế, chế tạo 04 máy bay lưỡng dụng hạng nhẹ phục vụ cho huấn luyện bay sơ cấp và phục vụ một số nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và kinh tế-xã hội. Đơn vị thiết kế là Viện Kỹ thuật quân sự Phòng không-Không quân, việc chế tạo được giao cho nhà máy A41. Hai đơn vị đã phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, cùng nhau trao đổi từng giai đoạn công việc. Được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng, từ ngày 18-3-2005 đến ngày 1-4-2005, Quân chủng PK-KQ đã cử đoàn cán bộ gồm 3 đồng chí là: Tiến sĩ Võ Tá Quế, Tiến sĩ Ngô Trí Thăng, Kỹ sư Phạm Bích Vượng sang nhà máy HYDROPLAN Liên bang Nga. Đoàn đã khảo sát, nghiên cứu công nghệ cải tiến, nâng cao tính năng khai thác và ứng dụng máy bay lưỡng dụng hạng nhẹ. Trên cơ sở tiếp thu công nghệ mới, Quân chủng PK-KQ đã đề nghị Bộ Quốc phòng cho phép thực hiện 3 nội dung cải tiến, 5 hoàn thiện so với chiếc máy bay VNS-41 chế thử năm 2004. Cán bộ, công nhân viên nhà máy A41 đã tập trung lực lượng để kịp hoàn thành công trình chào mừng 60 năm thành lập nước. Nhóm thiết kế và chỉ đạo kỹ thuật của nhà máy A41, Viện Kỹ thuật quân sự PK-KQ, Công ty Điện tử và hóa chất Bộ Quốc phòng gồm các cán bộ có nhiều kinh nghiệm như: Tiến sĩ Đinh Lê Dụ, các kỹ sư: Phạm Bích Vượng, Trần Văn Tính, Lê Văn Sơn, Mai Xuân Cảnh, Hoàng Trung Thành, Lê Văn Đán, Đoàn Dân Tiến, Phạm Minh Tường, Phạm Thị Thu Hương... đã tổ chức thiết kế, chế tạo máy bay mới. Tập thể công nhân lành nghề của A41, Viện Kỹ thuật PK-KQ, nhà máy A32, Cục Kỹ thuật PK-KQ, Công ty điện tử tin học và hóa chất Bộ Quốc phòng đã vai kề vai làm việc hăng say, kể cả ngày nghỉ, giờ nghỉ.
    Các máy bay VNS-41 năm 2005 được chế tạo theo mẫu của chiếc VNS-41 số hiệu 401, nhưng đã được cải tiến và hoàn thiện. Các nội dung được cải tiến là: hệ thống càng trước có bánh phanh được, càng sau có bánh điều khiển kết hợp tăng cường kết cấu thân thuyền, đuôi, cánh, lái hướng. Cải tiến phao đầu cánh để tăng cao tính năng cất cánh từ mặt nước của máy bay. Thay phần liên kết mềm cánh chính bằng cách hóa cứng cánh giữa kết hợp với tăng cường kết cấu chịu lực phần mũi thân thuyền. Ngoài ra, máy bay VNS-41 cũng được hoàn thiện về kết cấu và công nghệ. Trên các máy bay mới, các thiết bị của bảng đồng hồ, cửa thông gió làm mát buồng lái và một số trang thiết bị nội thất khác đã được bố trí hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác, ứng dụng máy bay. Hệ thống tự ghi cũng được cải tiến vừa gọn vừa hoàn thiện chương trình giải mã 9 thông số: tốc độ, độ cao, góc điều khiển tay ga...
    Việc chế tạo máy bay lưỡng dụng hạng nhẹ của nhà máy A41 được các cấp lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân chủng PK-KQ hết sức quan tâm, đặc biệt ************* Trần Đức Lương đã đến thăm và động viên cán bộ, công nhân viên nhà máy. Từ ngày 03 đến ngày 05-8-2005, tại hồ Trị An và sân bay Biên Hòa, Quân chủng Phòng không-Không quân đã tiến hành bay thử nghiệm 02 máy bay lưỡng dụng siêu nhẹ VNS-41 số hiệu 502 và 503. Kết quả, máy bay đã đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo thiết kế. Nhất là việc hạ cánh trên đường băng bê tông. Trong quá trình bay thử, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến kiểm tra và động viên.
    Máy bay lưỡng dụng hạng nhẹ có 3-4 chỗ ngồi, tốc độ hành trình 120 km/1 giờ, trần bay tối đa 3.000 mét, tầm bay 300km, có thể hạ cất cánh thuận tiện trên đường băng bê tông, đường băng đất, sân bãi bằng phẳng và trên mặt nước sông hồ, vũng, vịnh có kích thước tối thiểu 25mx300m, độ cao sóng không quá 0,5m trong điều kiện khí tượng đơn giản ban ngày.
    Máy bay lưỡng dụng hạng nhẹ VNS-41 là sản phẩm của trí tuệ tập thể, của khát vọng bay trên đôi cánh của chính mình và của tinh thần quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ của bộ đội Phòng không- Không quân. Đây là loại máy bay nhỏ gọn thích hợp với nhiệm vụ huấn luyện sơ cấp, trinh sát, cứu hộ, chụp ảnh địa hình, quan sát bảo vệ rừng và du lịch. Những chiếc máy bay VNS-41 là công trình trọng điểm của Bộ Quốc phòng chào mừng 60 năm ngày thành lập nước CHXHCN Việt Nam.

    http://www.quandoinhandan.org.vn/news.php?id_new=49197&subject=3
  5. linh_kotex

    linh_kotex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    1.330
    Đã được thích:
    0
    Bao giờ thì không quân Việt Nam có thể bay trên những con tiêm kích do chính người Việt Nam thiết kế và sản xuất nhỉ?
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đừng có mơ mông viển vông quá thế chứ. NC ta đến ngay ngành cơ khí đơn giản nhất như sản xuất xe hơi (từ A đến Z)còn chưa làm được nữa là. Chưa kể ngành luyện kim có phát triển đâu mà đòi cung cấp thép tấm,....
  7. Bundeswehr

    Bundeswehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Nói tóm lại để sx máy bay nhỏ nhẹ hay máy bay dân sự nhỏ thì VN hoàn toàn có khả năng, chứ còn máy bay tiêm kích thì vài chục năm nữa vẫn phải mua của nước ngoài thôi. Trên thế giới số nước sx được máy bay tiêm kích đếm trên đầu ngón tay. Nam Hàn , Taiwan có nền CN phát triển mạnh nhưng vẫn chưa chế được máy bay tiêm kích.
  8. lastsamurai_vn

    lastsamurai_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Cái hình máy bay săn ngầm của ta các bác chú ý kĩ vào hình nhá, hình này là mấy thằng tàu nó ghép đó, ghép gì mà dở quá lá cờ vn sau đuôi mờ và ngôi sao nhỏ và sát trìa ngoài.Xung quanh con số thì không trùng màu với thân máy bay mà mờ chứng tỏ đây là hình ghép, chứ ai cho chụp hình dễ vậy
    Được lastsamurai_vn sửa chữa / chuyển vào 17:38 ngày 19/08/2005
  9. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Nam Hàn và Đài Loan đều sản xuất tiêm kích rồi chứ nhẩy
    Nam Hàn mua bản quyền sản xuất F5 từ khá lâu để tự cung cấp rồi mà
  10. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Trước mắt cứ phải làm cho tốt cái dễ đã. Ứng dụng hàng không ở VN ta bây giờ quá ít. Có thể là do ta thiếu máy bay, thiếu hành lang pháp lý cho sử dụng các phương tiện hàng không. Hy vọng những chiếc máy bay nhỏ được sản xuất và đưa vào sử dụng nhiều hơn, không chỉ trong lĩnh vực quân sự sẽ đưa phổ thông hóa nhu cầu hàng không ở VN.

Chia sẻ trang này