1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi concuabaoto, 30/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    Correction:
    C150 empty: ~500 kg Max gross:~727 kg
    C172 empty:~772 kg Max gross: 1180 kg
    Không đầy đủ phi cụ sao bay trong mây được? Sao bay vào không gian kiểm soát được? Sao bay trên xa lộ trên không và tới các nga 4 trên không được?
    Chắc bởi vậy nên bay không tới Hà Nội được!
    u?c chiangshan s?a vo 16:51 ngy 27/09/2005
  2. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Phi cụ hay xe cụ gì thì tui không biết. Từ thông tin của các ?onhà khoa học? trên báo, đài thì tui tạm thống kê các thành phần của máy bay siêu nhẹ VNS41 gồm các phần chủ yếu sau:
    1/ Khung, sườn? gọi chung là airframe: bằng thép? và composite, nặng vài trăm kg ?" nhìn chung không có gì đặc biệt, giá thành khoảng từ 5000-7000$.
    2/ Máy + cánh quạt (2 bộ): cái lày mua, giá thì tui không biết, từ tổng trọng lượng máy bay và người thì thấy tương đương với các loại máy dùng nghiệp dư khác giá từ 5000-7000$/bộ.
    3/ Hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến: không biết giá - chắc rẻ vài trăm $.
    4/ Hệ thống điều khiển: đồng hồ đo cao, vtốc?, cần lái, ghế ngồi? - cũng không biết giá, ước lượng tối đa 3000$.
    5/ Hệ thống định vị, dẫn đường ?" cái lày chắc không có trên VNS41 vì tầm bay ngắn.
    Không biết còn gì nữa, có gì sai các bác bổ sung thêm.
  3. quasimodoo

    quasimodoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bác có nằm mơ không đấy.
    CHE22 là máy bay nhỏ, bay bằng mắt (VFR=visual fly regulation), làm sao bay trên mây như máy bay airline mà đòi nhiều phi cụ. Dĩ nhiên là phải có máy đo cao, đo tốc, đo leo... chứ không thì đo tốc bằng tai à. Bay như CHE22 thì không sợ gì cả, một mình một chợ. Tất cả các máy bay khác của Việt Nam đều là loại bay cao trên 4000m, chỉ trừ có AN38 là bay dưới 4000m, nhưng có đường bay sẵn rồi nên sao mà có chuyện đụng nhau trên zời, có chăng là đụng vào bong bóng bay.
    Thằng Gù.
  4. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    Tại bác chưa biết thôi. Máy bay home built thời nay đã bay IFR được rồi. AP của nó còn bay ILS đưọc.
    Chắc có lẻ luật ATC VN còn đơn giản nên máy bay không cần có mode C.
    "có đường bay sẵn rồi nên sao mà có chuyện đụng nhau trên zời, có chăng là đụng vào bong bóng bay"
    Không có phi cụ VOR thì bác tìm đường bay bằng cách gì ?
  5. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Ngoài lề tí, bác nào có tài liệu bảo dưỡng động cơ CFM56-5B cho em được ko vậy? Đang viết báo cáo về CFM56.
    u?c chiangshan s?a vo 18:40 ngy 30/09/2005
  6. Tachuterotic

    Tachuterotic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    spam tí, bác forzet đang trên Sơn Tây à. Nếu đúng thì có khi cạnh phòng tôi. :) Chỗ bác mà không có tài liệu động cơ à
  7. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    56=-
    Có tiền thì mua được tất bác à, thậm chí mua được cả đồ nghề của đối thủ trực tiếp nữa kia! Đánh nhau là đánh nhau, buôn bán là một chuyện khác mà
    Đợt kỷ niệm 30-4 vừa rồi, các tướng lĩnh nhà mình chẳng vui vẻ kể chuyện "ban ngày đánh nhau với các ông tướng SG, ban đêm mua bán với các bà tướng SG" còn gì Mà mua bán thuộc loại kinh doanh lớn nữa kia: bên bán giao hàng theo kiểu hàng chất đầy lên từng đoàn quân xa, do lính lái VNCH điều khiển, cắm cờ đàng hoàng! Khi vào vùng giải phóng thì chuyển sang cắm cờ Mặt trận! Tất nhiên, bên bán yêu cầu thanh toán bằng US$ chứ không ưng tiền Bác Hồ!
    Tóm lại cứ chuẩn bị nguồn ngoại tệ cho tốt, lúc lâm sự thì lấy ra mà tiêu thôi
  8. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    spam tí, bác forzet đang trên Sơn Tây à. Nếu đúng thì có khi cạnh phòng tôi. :) Chỗ bác mà không có tài liệu động cơ à
    [/quote]
    Dạ em là SV BK HCM ạ
    Tks bác đã quan tâm
  9. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Thôi, giấc cũng cần chấm dứt các bác ạ, đến chiếc xe đạp chúng ta còn không chế tạo được hoàn chỉnh, nói gì đến máy bay....
  10. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Phi công nữ VN xuất hiện. Anh em có thể tin tưởng trao số phận cho các bóng hồng này được ko???
    Giữa các chàng phi công tương lai cao, to, đẹp trai là sáu cô gái vừa trúng tuyển khóa đào tạo nữ phi công đầu tiên của VN (Trung tâm Huấn luyện bay hàng không VN). Các cô gái này cao trên 1,6 m, đạt các tiêu chuẩn ?o5 sao? về thể lực, kiến thức, tâm lý và độ nhạy cảm.
    Họ đã vượt qua thử thách khắc nghiệt của các vòng thi, đối chọi cùng hàng nghìn thí sinh nam. 6 ?ocô gái phi công? tuổi 18-25 này còn chưa hết ngạc nhiên về kỳ thi tuyển đầy cảm hứng. Tuyển nam phi công đã khó như đãi cát tìm vàng, tuyển nữ phi công càng như mò kim đáy biển.
    Phạm Thị Lương đang làm luận văn tốt nghiệp (ĐH kinh tế TP HCM) bất ngờ lên mạng thấy tuyển nữ phi công thì tò mò đăng ký dự thi. Bố Lương là quân nhân, từng mơ ước vào không quân nhưng không được đành phải đi hải quân. Lương muốn thực hiện ước mơ của bố nhưng không dám hy vọng khi dự thi.
    Còn Võ Thị Thanh Hảo tốt nghiệp phổ thông đã hai năm, liều thi tuyển vì có chị họ làm tiếp viên hàng không. Nguyễn Thị Hường vào phi công vì thi rớt tiếp viên. Nguyễn Thị Thu Hương vừa tốt nghiệp ngành vận tải Trường Hàng không VN. Nguyễn Thị Thanh Thủy bỏ ra một năm dùi mài ôn luyện để ứng thí.
    Năm 2004-2005, cả nước đăng ký dự tuyển gần 4.500 thí sinh, qua các vòng thi cuối cùng chỉ còn 28 người được chọn (22 nam, 6 nữ). Khó qua nhất là vòng ba với thử thách đỉnh cao về sức khỏe: mắt, da, não, thần kinh, tim mạch, tai mũi họng... chỉ cần da có sẹo hoặc một khe hở của răng đều bị loại. Đặc biệt là phần quay ly tâm và vào buồng khí áp, có người ói đến mật xanh, mật vàng hoặc bị xung huyết tai, nhịp tim gấp, đầu óc lộn xộn.
    Đúng 5h30, mỗi ngày sáu cô gái tự ?olập trình? như các quân nhân: chạy bộ, đánh cầu, nhảy dây, bơi... vã mồ hôi để khởi động một ngày mới. Giờ học lấp kín hai buổi sáng chiều, trung bình mỗi môn học 18-75 giờ, riêng rèn luyện thể lực tới 309 giờ.
    Nội dung chính là tiếng Anh chuyên ngành và kiến thức hàng không: khí động lực học, khí tượng hàng không, các hệ thống thiết bị hàng không, tính năng máy bay, cân bằng trọng tải. Các bộ môn này đều mang tính khái quát, thử thách cao. Căng thẳng và lo lắng, đang giờ học các cô xin phép ra ngoài đứng khóc ngon lành. Mỗi ngày phải rèn thể lực hai tiếng. Tập khả năng định hướng khi rời mặt đất, những phản xạ về thần kinh qua các môn thể thao đặc chủng: vòng quay, thang...
    Nguyễn Thị Thu Hương tâm sự: ?oCon gái tập luyện kinh quá sợ bị phá tướng. Đôi khi giật mình vì sợ, theo đuổi công việc cực nhọc và mạnh mẽ giữa thế giới nam nhi sẽ làm giảm nữ tính?. Là con một vừa tốt nghiệp phổ thông, Hương một thân một mình từ Hà Nội vào Sài Gòn. Ngày nộp hồ sơ thi tuyển phi công, Hương nghĩ không qua nổi vòng 1. Hương bảo: ?oNếu một ngày kia trở thành phi công, Hương muốn có bố mẹ, ông bà cùng bay chuyến bay đầu tiên, chứng kiến sự trưởng thành của mình?.
    Cũng như Thu Hương, Phạm Thị Lương rất thích nghề bay, giấu cha mẹ đi thi, đến tận ngày trúng tuyển mới dám khoe vì sợ mẹ lo nghề cao quí nhưng căng thẳng, đi nhiều, không phù hợp với con gái. Rồi còn chuyện lấy chồng, sinh con. Lương băn khoăn: ?oNếu học bay thành công phải chấp nhận chuyện chồng con chậm trễ. Nếu sinh con, sức khỏe không còn phù hợp nghề bay, phải rời bầu trời thì buồn lắm?.
    Hiện Trung tâm huấn luyện bay có 83 học viên phi công mới. Dưới cái nhìn của các đồng nghiệp nam thì nữ phi công có tố chất hơn người. Giáo trình học bình đẳng không phân biệt nam nữ. Giai đoạn quyết định là vòng thi chọn học viên đi nước ngoài đào tạo bay chính thức. Tổ trưởng tổ kế hoạch đào tạo Trần Xuân Trung cho biết: ?oNhiều học viên trải qua rất nhiều thời gian cũng không đạt?.
    Đội trưởng đội quản lý học viên Nguyễn Thanh Sơn (người vừa qua khóa huấn luyện bay từ Australia trở về) nhận xét: phụ nữ có ưu thế là sự kiên nhẫn dẻo dai, chỉ số IQ và thể lực không thua gì nam giới, vấn đề là yếu tố thích ứng với từng cá nhân. Ở các nước phụ nữ cũng bay ?oác chiến? như nam, không ít người trở thành nữ cơ trưởng.
    Chấp nhận lựa chọn và phải phấn đấu đến cùng là tâm sự của sáu nữ phi công tương lai. Phạm Thị Lương bảo ?ocực quá nhưng không thể đầu hàng, bỏ phí những gì mình đã cố gắng?. Rồi đây bầu trời sẽ ghi tên họ như những nữ phi công đầu tiên của Việt Nam.
    (Theo Tuổi Trẻ)

Chia sẻ trang này