1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi concuabaoto, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Người ta lập ra một viện nghiên cứu chế tạo vệ tinh. Công việc chính của cấc viện sĩ là ngồi chat, công việc phụ là tiêu hết tiền. Vệ tinh thì các viện sĩ không thể chế được miếng vỏ. Trong khi đó, ở nước ngoài người ta tổ chức cho học sinh cấp 3 tập thiết kế chế tạo vệ tinh và phóng thật từ thập kỷ trước.
    Nhưng quan trọng là những viện sĩ này bơm xiên xẹo, thế là vnsat mãi không phóng được. Đùa chứ, Ấn Độ chưa bao giờ phóng thuê. nhưng dù vnsat phóng ở đâu thì bọn đểu cũng hết đất sống.
  2. solazy

    solazy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Đoàn Không quân B.70 (Quân chủng Phòng không - Không quân): Vững đôi cánh trên bầu trời phương Nam
    Ra đời sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975), đoàn Không quân B.70 đã trải qua thời gian xây dựng, chiến đấu và trưởng thành khá ấn tượng. Các đơn vị bay của đoàn đã trực tiếp chiến đấu, đánh bom vào sân bay Tân Sơn Nhất (28-4-1975), tham gia giải phóng các đảo phía Tây Nam, tiễu phỉ ở Tây nguyên, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế.


    Ngoài ra, đoàn B.70 còn tích cực bay cứu trợ thiên tai, phục vụ sản xuất nông nghiệp, bay chuyên cơ và các nhiệm vụ đột xuất khác. Đóng quân từ các tỉnh khu vực Nam Trung bộ đến vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long, đoàn B.70 hiện đang quản lý một vùng trời rộng lớn. Dù hoàn cảnh nào, những cánh bay trẻ trung của đoàn B.70 vẫn giữ bình yên vùng trời, vùng biển đảo và thềm lục địa phía Nam Tổ quốc.
    HUẤN LUYỆN GIỎI, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU CAO
    Trong những năm gần đây, đoàn Không quân B.70 đã tập trung trí tuệ và thời gian, không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện bay và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Từ đội ngũ phi công, thợ máy, tham mưu, huấn luyện mặt đất đến đội ngũ bảo đảm hậu cần - kỹ thuật, bảo đảm thông tin liên lạc đều hăng hái với các phong trào thi đua sôi nổi như ?oTất cả cho những chuyến bay an toàn, thắng lợi?, ?oVì bầu trời thân yêu?, ?oHam bay, say học?... Thượng tá Lâm Quang Đại - Bí thư Đảng ủy, Phó đoàn trưởng phụ trách chính trị cho biết: ?oChúng tôi luôn coi kết quả huấn luyện bay, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu trên không và mặt đất là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu?.
    Với quyết tâm ?omỗi ban bay là một cuộc thử sức?, tất cả đơn vị bay của đoàn B.70 đều thi đua để có kết quả bay tốt. Xa xôi, vất vả và thiếu thốn vào bậc nhất của đoàn là đơn vị C.37, thế nhưng trong năm 2005 đơn vị lại có kết quả bay cao nhất, ổn định nhất. Thượng tá Trần Ngọc Đông - Chỉ huy trưởng đơn vị C.37 - cho biết: ?oNăm nay, mặc dù có lúc đơn vị chúng tôi thiếu đội ngũ chỉ huy bay, giáo viên bay khá trầm trọng do sự điều động của trên nhưng chỉ sau hai tháng chúng tôi đã khắc phục được sự thiếu hụt đó. Tính đến hết tháng 10 này, đơn vị đã bay đạt 95% kế hoạch cả năm?. Một đơn vị không quân chiến đấu không có phi công nào bị giãn cách bay, trong thời gian ngắn đào tạo được 2 đồng chí chỉ huy bay ngày, 1 chỉ huy bay đêm và 4 giáo viên bay, quả là thành tích rất ấn tượng! Không chỉ có vậy, đơn vị còn tổ chức bay chuyển loại cho 3 phi công mới, được phê chuẩn vào trực chiến; lần đầu tiên chuyển loại bay cho 2 phi công sơ cấp (không qua bay Mig-21), hoàn thành các khoa mục bay cơ bản và tổ chức cho họ bay thả đơn biên đội đạt kết quả tốt.
    Đơn vị không quân C.35 hiện đang quản lý, khai thác sử dụng các loại máy bay, khí tài rất hiện đại. Được củng cố, kiện toàn về biên chế tổ chức, đơn vị đã liên tục tổ chức hàng chục ban bay an toàn tuyệt đối, chuyển loại máy bay mới cho nhiều phi công Mig-21. Trong thời gian chưa đầy một tháng kể từ khi cơ động về sân bay mới, các anh đã tổ chức trực ban sẵn sàng chiến đấu rất nghiêm túc, chặt chẽ và hiệu quả. ?oKhi chuyển về căn cứ mới, chúng tôi đã nhanh chóng đưa loại máy bay C vào huấn luyện bay ngày, bay đêm; đồng thời triển khai bay kiểm tra, hồi phục và chuyển loại máy bay D. Đến nay, nhiều phi công qua chuyển loại đã nhanh chóng nắm vững kỹ thuật lái và hoàn thiện kỹ năng tác chiến trên không của mình?, trung tá Nguyễn Xuân Vọng - Phó chỉ huy trưởng chính trị - nói. Ở đơn vị trực thăng C.17, chất lượng huấn luyện bay không ngừng được củng cố. Từ đầu năm đến nay, C.17 đã tổ chức hàng loạt nhiệm vụ huấn luyện phức tạp như hạ cánh trên nhà giàn DK-1.10, hạ cánh trên tàu, tham gia diễn tập cứu hộ hỏa hoạn với Bệnh viện 175, bay chuyên cơ, chuyển loại máy bay cứu hộ, cứu nạn Mi-171.v.v. Dù trong nhiệm vụ bay huấn luyện hay bay sử dụng vũ khí, đơn vị C.17 luôn bảo đảm an toàn bay, đạt kết quả tốt.
    Gần một năm miệt mài huấn luyện, đến nay đoàn Không quân B.70 đã hoàn thành 83% kế hoạch bay, thực hiện tốt các nội dung, khoa mục huấn luyện tiêm kích phòng không, tiêm kích bom, bay biển, bay đảo xa, bay huấn luyện treo cấp cứu ở Vũng Tàu, bay treo trên nhà cao tầng và các nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu khác, được cấp trên đánh giá cao.
    CHỦ ĐỘNG BẢO ĐẢM TỐT HẬU CẦN, KỸ THUẬT
    Chưa có nơi nào lại quản lý, khai thác sử dụng tới 9 kiểu loại máy bay như đoàn B.70. Nếu như ở một đơn vị bộ binh, việc bảo đảm các chế độ, tiêu chuẩn cho bộ đội khá đơn giản thì ở đoàn B.70, vấn đề này luôn luôn làm các cán bộ hậu cần trăn trở. Trao đổi với thượng tá Đinh Hữu Độ - Chủ nhiệm hậu cần, chúng tôi được biết đoàn B.70 hiện đóng quân trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố lớn của miền Nam. Đặc điểm này cũng làm cho công tác bảo đảm hậu cần rất khó khăn. Một đơn vị mà phải bảo đảm cả chục chế độ ăn ở, mang mặc cho bộ đội thì không hề đơn giản chút nào! Song với quyết tâm cao, các hoạt động của ngành hậu cần đoàn B.70 đã được ?ochuyển động? khá nhuần nhuyễn từ khâu lên kế hoạch, tổ chức thực hiện đến các hoạt động kiểm tra, giám sát. Từ đơn vị ở xa đến các đơn vị trung tâm đều bảo đảm tốt chế độ, tiêu chuẩn cho các đối tượng. Sức khỏe của bộ đội được chăm sóc chu đáo; công tác quản lý, sử dụng xăng dầu bay, xăng dầu mặt đất, các phương tiện xe máy phục vụ bay và sẵn sàng chiến đấu luôn chặt chẽ, hiệu quả với tinh thần tiết kiệm cao. Trong các lần diễn tập, cơ động lực lượng, đoàn B.70 luôn chủ động về công tác hậu cần - đó là một trong những yếu tố để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
    Để khai thác, sử dụng 9 kiểu loại máy bay đạt hiệu quả, ngành kỹ thuật hàng không (KTHK) của đoàn B.70 đã phải củng cố, xây dựng một đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên rất cơ bản. Họ vừa vững về chuyên môn nghiệp vụ vừa có tâm với nghề và trách nhiệm với đồng đội khi bay trên bầu trời. Tiếp xúc với các loại máy bay, trang thiết bị hiện đại, gần một trăm lượt kỹ sư, kỹ thuật viên đã say mê tìm ra nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị như Đặng Văn Đạt, Lê Đình Quý, Nguyễn Duy Năng (đơn vị C.37); Phạm Hữu Dũng, Nguyễn Văn Long (C.35)... Theo thượng tá Nguyễn Văn Đảm - Chủ nhiệm kỹ thuật - thì đoàn B.70 nhiều năm qua luôn là đơn vị dẫn đầu Quân chủng PK-KQ về phong trào sáng kiến, cải tiến KTHK. Nhiều sản phẩm của những thợ máy chỉ có trình độ trung cấp đã làm cho cả chuyên gia nước bạn phải thán phục. Bằng nỗ lực cao, ngành KTHK của đoàn B.70 đang góp phần làm sống động bầu trời phương Nam với những cánh bay tin cậy của mình.
    NÊU CAO Ý CHÍ VÀ TRÁCH NHIỆM
    Mặc dù đóng quân trên địa bàn các thành phố, thị xã lớn của miền Nam song đời sống sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ và tình hình hậu phương của đoàn B.70 gặp không ít khó khăn, thiếu thốn. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đang tập trung mọi cố gắng để động viên, cổ vũ bộ đội phát huy truyền thống vẻ vang của ?oPhi đội Quyết thắng? năm xưa, của các đơn vị bay anh hùng, xây dựng thế trận bầu trời vững chắc, xây dựng đơn vị ?oxanh, sạch, đẹp?, trở thành mái ấm không thể xa rời của cán bộ, chiến sĩ. Đại tá Lê Minh Thành - Tham mưu trưởng đoàn B.70 - nói: ?oChúng tôi có hàng trăm sĩ quan đã gắn bó với ngành không quân hơn 20 năm. Anh em luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, gắn bó với ngành nghề, với đơn vị. Đó là vốn quí không chỉ riêng của đoàn B.70?.
    Đến các đơn vị bay, các đơn vị bảo đảm của đoàn B.70 trong những ngày tháng 10 này, tôi luôn thấy nhịp độ làm việc khẩn trương và cường độ bay đến chóng mặt. Nhìn những cánh bay tuổi 30 vút lên bầu trời xanh, mọi người cảm thấy không quân ta đang lớn mạnh từng ngày. Đó là công sức của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, của đội ngũ phi công, thợ máy, sĩ quan tham mưu, huấn luyện, hậu cần, thông tin liên lạc và các thành phần phục vụ mặt đất khác. Đúng như đại tá Võ Văn Tuấn - Đoàn trưởng đoàn B.70 - đã nói: ?oVới tất cả quyết tâm của mình, chúng tôi đang phấn đấu để phát huy tốt truyền thống vẻ vang mà lớp lớp thế hệ cha anh đã viết nên. Quản lý một số lượng lớn máy bay, trang thiết bị vũ khí hiện đại, đoàn B.70 sẽ tổ chức huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân?.

    http://www.baocongantphcm.com.vn/dacsan/detail_news_dst7.php?a=art04074&%20b=3
    --------------------------------------------------------------------------
    Trong bài này thấy có đề cập đến bài tập hạ cánh trên tàu, chắc để chuẩn bị đón Gepards? Không biết Gepards chưa về thì tập trên loại tàu nào nhỉ?
    Máy bay C = su27, máy bay D = su30 ??? Các bác nhà ta cũng nhiều loại máy bay nhể, tới 9 loại. Chắc tính luôn cả mấy em trực thăng?
  3. DONKIHOTES

    DONKIHOTES Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2005
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Việc Mỹ tuyên bố đưa người lên Mặt trăng(amstrong)mình cảm thấy có nhiều điều chưa tin(mặc dù Mỹ công bố ảnh).Bởi vì những lý do này mà mình chưa hiểu,mong các bạn giải thích hộ:
    -Để phóng tàu vũ trụ thì các bạn biết là cần phải có bệ phóng rất lớn,tên lửa đẩy cần rất nhiều tầng.để làm được việc này thì công sức bỏ ra rất nhiều và cần những trang thiết bị rất hiện đại.(dù vậy việc phóng thành công cũng không đơn giản,bằng chứng là đã rất nhiều vụ tàu vũ trụ bị nổ giữa chừng khi phóng)
    -Mặt trăng có khối lượng bằng 1/6 trái đất,vì vậy lực hấp dẫn trên mặt trăng bằng 1/6 trái đất.
    -khi đưa người lên mặt trăng rồi(giả sử thế)thế để quay về thì bằng cách nào vì trên mặt trăng không có bệ phóng,cúng chẳng đào đâu ra sân bay vũ trụ.
    các bạn thử lý giải hộ mình!
  4. lastsamurai_vn

    lastsamurai_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Wey có bác nào hôm qua coi ti vi không hình như buổi sáng,Trên VTV1 giới thiệu về binh chủng không quân, phải nói lần này các bác nhà ta phô diễn tuyệt đẹp toàn là su ..ban đầu su-27 bay 2 chiếc chờ lúc sau thì ngợp trời su-22, tớ không nói láo có bạn nào coi mà lưu hay có tài liệu về cái cảnh đó ko thèm đuợc coi quá.Công nhận su-22 nhà ta đã thật.
  5. hahoi

    hahoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    2
    xin góp vui bằng vài tấm ảnh,xin lỗi vì có thể không hợp chủ đề.
    [​IMG]
    http://image.bbs.tom.com/pic/209/216/216981.gif[img/]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. hahoi

    hahoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    2
    chí nổ lại nổ:
    su 30mkk
    [​IMG]
    máy bay tương lai chuẩn bị trang bị của chí
    Được hahoi sửa chữa / chuyển vào 17:34 ngày 27/10/2005
  7. hahoi

    hahoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    2
    CUỐI CÙNG LÀ VÀI NÉT ĐƠN GIẢN VỀ SU 39
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    CHẤT CHƠI!
  8. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    trông khối lượng vũ khí nó mang ở 2 cánh khiếp quá, nhưng mờ con này hơi bé, nhỉ, chả biết có làm nên trò trống gì ko nữa.
  9. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Thì nó là dạng Close Air Support mà bác (giống con A-37 của Mẽo trong bảo tàng nhà ta vậy), bọn này có dặc điểm:
    - Nhỏ gọn
    - Khả năng cất cánh trên đường băng dã chiến ngắn
    - Khả năng cơ động cực tốt ở tầm siêu thấp để hỗ trợ bộ binh
    - Vũ khí mang theo nhiều (con A-37 có thể mang lượng vũ khí nằng bằng chính khối lượng bản thân nó đấy)
    - Khả năng chống chịu tốt (giáp dày) với các hỏa lực phòng không tầm thấp.
    - Tầm bay gần
    - Tốc độ bay chậm như rùa bò
  10. GREEN_PINE

    GREEN_PINE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    1.608
    Đã được thích:
    0

    Những chuyện thường ngày ở Đoàn không quân B70
    [​IMG]
    Phi công ở Đoàn KQ tiêm kích C35 trước giờ bay - (Ảnh: Tấn Tú)
    Trong 30 năm qua, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ Đoàn không quân (KQ) B70 ở khắp các căn cứ luôn luôn sẵn sàng vì nhiệm vụ bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo phía nam của Tổ quốc...
    Chúng tôi đã có dịp chứng kiến một phiên đổi trực chiến khi được đi cùng tổ bay của trung tá cơ trưởng Nguyễn Văn Khải. Có mặt tại sân bay căn cứ lúc 6 giờ sáng, sau 30 phút kiểm tra kỹ thuật lại lần cuối, chiếc trực thăng cất cánh... Sau hơn 2 giờ bay, sân bay mà các anh đổi trực chiến đã hiện ra trước mắt. Đón tổ bay của trung tá Nguyễn Văn Khải là tổ bay của trung tá cơ trưởng Trần Như Vy và các đồng đội khác đã trực hơn 2 tuần, các anh đang đợi bàn giao để trở về đơn vị. Từ sân bay này, các phi công trực thăng của Đoàn C17 đã có nhiều chuyến bay cứu hộ, cứu nạn khắp khu vực. "Lần bay cứu hộ gần đây nhất là vào ngày 29.4.2005, tổ bay do tôi và trung tá lái phụ dẫn đường Phạm Văn Kết và 2 cơ giới trên không là thượng tá Nguyễn Văn Dụ và trung tá Trần Hữu Thế đang trực chiến thì được báo động chuyển cấp 1. Sau khi nhận lệnh, các anh đã nhanh chóng bay về Nha Trang để thực hiện việc cứu hộ cho một máy bay của một trường không quân gặp nạn" - trung tá Nguyễn Văn Khải kể.
    Chúng tôi trở lại khu trực ban chiến đấu của Đoàn KQ tiêm kích C35 sau hơn 2 năm mà thấy cảnh vật đã trở nên đổi khác. Duy có một điều không hề thay đổi, đó là những chiếc máy bay tiêm kích hiện đại với đầy đủ vũ khí và hàng chục con người luôn trong tư thế sẵn sàng cho máy bay cất cánh. Phi công Phạm Thế Hữu tâm sự: "Ở đơn vị chúng tôi ai cũng muốn được bay nhiều, được trau dồi thêm nghề nghiệp, nâng cao tay lái để sẵn sàng bảo vệ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc...".
    Còn phi công Trần Hải Âu thì nói: "Khi ngồi vào buồng lái chuẩn bị xuất kích là chúng tôi đã tạm quên đi hết mọi chuyện. Tất cả tập trung cho nhiệm vụ". Nhờ tạm quên đi mọi chuyện chỉ tập trung cho nhiệm vụ bay mà vào ngày 14.10 vừa qua thượng tá phi công Nguyễn Văn Thận, Đoàn trưởng Đoàn KQ tiêm kích C35 và trung tá Hoàng Quỳnh, phi đội trưởng đã điều khiển được máy bay khi gặp nạn hạ cánh khẩn cấp một cách an toàn trong sự cảm phục của nhiều người. Thượng tá Nguyễn Văn Thận kể lại: "Hôm ấy, sau khi rời đường băng được mấy giây, tôi cảm thấy máy bay đột nhiên bị rung dữ dội, kèm theo những tiếng nổ trong động cơ nghe rất lạ. Tôi phán đoán chính xác là động cơ đã bị chim chui vào...". Sau việc này, hai phi công Nguyễn Văn Thận và Hoàng Quỳnh đã được trung tướng Nguyễn Văn Thân, Tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân tặng bằng khen.
    Được Green_Pine sửa chữa / chuyển vào 07:47 ngày 28/10/2005

Chia sẻ trang này