1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi concuabaoto, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Bác nào xem hộ đằng sau là cái Su-27 hay Su-30 cái nhề?
  2. daulauxuongcheo

    daulauxuongcheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Su-27, buồng lái chỉ có 1 chỗ.
  3. pvnaf

    pvnaf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    2
    Bài này vừa đăng trên báo Thanh Niên ngày 28/10, tôi cũng vừa cắt báo sưu tầm, không ngờ trên internet còn có ảnh mầu.
    To: daulauxuongcheo:
    Không thể nói Su27 chỉ có một chỗ ngồi. Su27UB có 2 chỗ ngồi, là máy bay huấn luyện tuy nhiên vẫn có thể trang bị đầy đủ khả năng chiến đấu. NCực có vài chiếc 27UB lận, hôm trước xem đoạn phim về Su27UB có chiếc số hiệu 8527của Việt Nam trên VTV1 thực hiện bắn rockét đạn thật... Cũng như Su30 cũng có thể chỉ có 1 chỗ ngồi, như loại định bán cho Indonesian Airforce ngày trước...
    Chiếc máy bay trên có lẽ là Su27UB, vì cái IR sight ở đầu mũi máy bay nằm ngay chính giữa buồng lái. Su30 thì cái IR sight nằm lệch sang một bên. Chi tiết nữa để phân biệt ở gần vị trí buồng lái nhưng không nhìn thấy ở đây là bánh trước dẫn đường của máy bay. Su27 chỉ có một bánh, còn SU30 là 2 bánh để chịu tải năng hơn, mang nhiều vũ khí hơn và Su30 có thêm ống tiếp nhiên liệu.
    Về Su30 nghe một số thông tin là đã có tại ****, những không biết ở đâu. Đọc qua báo Quân đội Nhân Dân có thấy đoạn nói các phi công tại sân bay Biên Hoà, Đồng Nai đã hoàn thành việc chuyển loại máy bay mới Cy_C ( Cy chắc là Su còn C là 3 (AB là 1,2) gì đó, có lẽ là chuyển loại sang Su30. Loại này kết hợp cả tiêm kích và cường kích... Đọc báo QDND thường có bài về Đoàn B70 (370) gồm đoàn bay C35(935) ở Phan Rang (SB Thành Sơn) và C37 (937) và trực thăng C17 (917 không rõ cũng ở BH hay ở Đà Nẵng) ở Biên Hoà... C35 chủ yếu bay Su22 và Mig 21, còn C37 thấy có Su27 và có thể cả Su30??? Bác nào có thông tin gì về Su30 thì xin chia sẻ...
    Đọc bài báo này trên báo thanh niên có thấy hai chiếc trực thăng được điều vào Nha Trang cứu hộ cho tai nạn bay tập ngày 20/4, như vậy đây là vụ cứu hộ cho chiếc Mig21UB xấu số anh em hay bàn rồi. Hôm trước tôi vào Nha trang hồi tháng 8/2005 cũng thấy có 2 chiếc Ka27 đỗ ngay trong sân sân bay Nha Trang (đã post ảnh rồi), chắc 2 chiêc này ở lại NT làm nhiệm vụ trực SSCĐ cứu hộ cho đội bay tập.
    Được pvnaf sửa chữa / chuyển vào 00:56 ngày 29/10/2005
  4. kenjijing

    kenjijing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Con này và con su-25 sao giống nhau thế, nó được xem như A-10 của Mỹ đó các bác, diệt tank rất khủng khiếp và ném bom cũng rất ghê gớm.
  5. nhungvt

    nhungvt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Gỏi thật, tôi phục các bạn thật đấy!!! Tin này tôi vừa được đọc trên báo hôm qua, cũng rất chú ý tới cái mũi SU-27 ở trong hình minh họa vậy mà đã thấy các bạn post lên rồi.
    Tiện đây có bạn nào am hiểu về kỹ thuật cho tôi hỏi cái: Trong trường hợp trời mưa to thì động cơ phản lực (Jet engine) hoạt động như thế nào nhỉ? Vì theo tôi hiểu thì một lượng nước rất lớn sẽ bị hút theo luồng gió vào động cơ. Nếu bạn nào hiểu thì làm ơn giải thích giùm tôi nhé, xin chân thành cám ơn!
  6. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Con này chả khác gì con Su 25, mình cũng có 1 cái ảnh con này ghi là Su39. Thực ra thì Su 25 với Su 39 là 1 hay 2 loại, bác nào biết thì giải thích giùm với, thanks!
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 29/10/2005
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Ông tổ của dòng máy bay này:
    http://www3.ttvnol.com/quansu/135100/trang-64.ttvn
    http://www.luft46.com/junkers/jugap.html
    http://www3.ttvnol.com/quansu/135100/trang-90.ttvn
    [​IMG]
    SU-39 là bản cải tiến tiếp theo của SU-25. Những cải tiến lớn là giáp, động cơ và hệ thống dẫn bắn.
    Các bạn nói đúng, đây là dòng máy bay được gọi là "Máy bay chống tăng". Con ban đầu chưa kịp chế tạo, chưa kịp đặt tên là của Đức trong WW2. Ý tưởng sử dụng động cơ turbofan cho máy bay chiến đấu bắt đầu từ nó, với mục tiêu tăng lực đẩy và tiết kiệm nhiên liệu ở tầng không khí đặc và tốc độ thấp. (động cơ phản lực phân luồng khí, chỉ một phần khí thông qua được đi vào buồng đốt, điều này làm lượng khí thông qua lớn mà tỷ lẹ cháy vẫn tốt. Động cơ giống như động cơ turbine-cánh quạt turbotrop nhưng cánh quạt được đóng kín thành quạt hộp hiệu quả hơn). Động cơ được phát triển tử giưa năm 1944, do giáo sư tiến sĩ Karl Leist, có tên Daimler Benz ZTL 109-007. Nó được cải tiến từ BMW 003 or Jumo 004 (động cơ phản lực một luồng khí, turbojet).
    Loại này có một vài đặc điểm:
    Tốc độ bay dưới M-1 tầm rất thấp. Nhào lộn và ổn định tuyệt vời. Độ tin cậy cao vì tàm bay thấp rất phức tạp. Do đó, người ta phải thiết kế động cơ đặc biệt cho nó: động cơ phân luồng khí nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu, đảm baỏ thời gian có mặt trên trời cao. SU-25 có khối lượng tập trung ở giữa máy bay, làm khả năng nhào lộn tuyệt vời. SU-25 có động cơ Tumanskiy/Soyuz R-95, cải tiến của động cơ này dùng trên SU-39 là R-195. Chúng có khả năng tuyệt vời: lờn đờ bay chậm nhưng nếu thấy nguy hiểm là vọt lên tốc độ siêu âm biến thẳng.
    Giáp, để đảm bảo chịu đựng điều kiện phức tạp trong tầm bay thấp, bọn này phải có giáp tốt, bảo vệ những chỗ quan trọng, thiết kế SU-25 có những phần quan trọng (lái, động cơ, nhiên liệu, máy tính...) tập trung nên dễ dàng có giáp tấm dầy. các thùng nhiên liệu của SU-25 được điền đầy khí trơ, đảm bảo đạp lửa khi có cháy. Đồng thời máy bay cũng phải rất rẻ và dễ huấn luyện phi công, dự phòng trong chiến tranh lớn. SU-25 nhào lộn tốt đến mức một cải tiến của nó là SU-28 là máy bay biểu diễn.
    Hệ thống dẫn bắn dối đất, sử dụng các hệ thống TV, Laser, Hồng ngoại và RADAR, trong đó có sử dụng băng sóng milimet. Thực hiện các nhiệm vụ chính là chống xe cộ (giáp dầy, di động) và công sự kiên cố. Có một bản SU-25 được chế tạp để dùng trên chiến hạm, mang vũ khí chống tầu. Do ở tiền tuyến, loại máy bay này đóng vai trò chủ lực trong việc tìm diệt trực thăng.
    Khả năng mang vũ khí rất lớn so với kích thước máy bay, để hoàn thành các nhiệm vụ cường kích tiền tuyến (cụ thể là bom hay các tên lửa đối đất lớn) SU-25 có giá treo nhiều tên lửa chống tăng trên một móc treo, có giá treo quay được để lắp tên lửa tầm nhiệt đối không.
    SU-25 được thiết kế và hoàn thiện trong chiến tranh Apganistan, đã chứng tỏ khả năng. Thương vong rất thấp (20 năm tham chiến, mất 5 cái, trong đó phần lớn do tai nạn). Có phi công hạ cánh vào bãi mìn vẫn sống trong lúc mìn nổ như pháo. Trong khi bị máy bay không chiến F-16 Pakistan đuổi, máy bay không rơi khi trúng một tên lửa không đối không. Nó cũng dóng vai trò tích cực trong việc ám sát tổng thống Chechen.
    Ngoài việc hoàn thiện lực đẩy, R-195 còn được cải tiến để giảm phát xạ hồng ngoại và SU-39 cũng thử nghiệm các phương pháp chống tên lửa. Ảnh trên là SU-39, với đặc điểm hơi khác chút là cới bướu lạc đà đằng sau phi công chứa máy tính đặt trên thùng nhiên liệu.
    Một máy bay của Mỹ là A-10. Không thể so sánh với SU-25 được, qua những thương vong mà nó gặp. Cùng một mục tiêu thiết kế như trên, nhưng A-10 ngay từ trong trứng đã sai, dẫn đến những nhược điểm sau này. A-10 được chế tạo và đưa vào sử dụng năm 1976, mục tiêu chính là chống lại các tập đoàn quân thiết giáp Liên Xô ở Đông Âu. Lúc đó, phương Tây không có gì đối đầu được trên đất, họ tính đến phương án dùng súng bắn vào phần giáp rất yếu trên nóc xe tăng. A-10 ban đầu được lắp một khẩu 7 nòng bắn đạn DU. Để máy bay ổn định khi bắn, người ta đã dùng cấu hình trải rộng khối lượng dọc theo thân. THế nhưng, chỉ một vài năm sau đó, kỹ thuật thay đổi, vũ khí chống tăng chủ yếu là tên lửa (ATGM), tạo ra một nghịch cảnh, không còn tiền để chế tạo loại mới, đành dùng máy bay vừa ra đời đã lạc hậu. Vì lýa dó đó, A-10 không thể khắc phục được nhược điểm kém nhào lộn (do khối lượng trải dài theo thân), và kém giáp (do các thiết bị quan trọng để trên diện tích rộng, không tập trung nên không thể có giáp dầy). Cụ thể hơn, người ta phải sự dụng các óng titan bọc buồng lái, còn động cơ thì bỏ trống, không hề có giáp. A-10 có tải và khối lượng toàn bộ lớn hơn SU nhiều. Hệ động lực cũng tốt hơn, do không phải bó buộc nhét động cơ và thùng nhiên liệu, buồng lái, máy tính vào giáp, tuy vậy, A-10 vẫn có tỷ lệ lực đẩy nhỏ hơn, tốc độ rất thấp và không có cơ chế vọt chạy. Trong khi qua 20 năm tham chiến, SU-25 không bị rơi do trúng tên lửa vác vai thì A-10 khá nhậy cảm với vũ khí này, do tốc độ thấp và động cơ lộ mà không bọc giáp.
    A-37 có kết cấu giống như SU-25, nhào lộn rất tốt. Nhưng A-37 được thiết kế với mục tiêu ban đầu là huấn luyện. Người ta sử dụng ở chiến trường vì cộng quân không hề có máy bay. Nó không hề có giáp và các hệ thống dẫn bắn điện tử hiện đại. Dù là máy bay huấn luyện, nhưng nó vẫn chứng tỏ là máy bay ném bom tiền tuyến khá tốt, do khả năng bay lâu, ném rất trúng (kết cấu khối luợng tập trung thể hiện ưu thế này), bay thấp và chậm, gắn bó với tiền tuyến. Quân ta sử dụng A-37 trên chiến trường Tây Nam, rất đắc dụng. Đặc biệt, khi bộ binh phát hiện các trận địa hoả lực địch nhưng khuất tầm nhièn, là máy bay đến xoá sổ liền. Nhưng việc thiếu giáp cũng thể hiện ở đây, một phi công ta đã mất khi nhảy dù vào giữa chiến tuyến. Bớt giáp, A-37 có khả năng ăn no vác nặng tuyệt vời luôn.
    Tóm lại, dòng máy bay chống tăng là dòng máy bay đặc trưng, sử dụng động cơ riêng, việc phát triển động cơ này mở đầu cho việc đưa động cơ turbofan vào máy bay chiến đấu. Số lượng sản xuất của họ này cũng hạn chế. Cấu trúc của nó giống nhau, là những bộ phận quan trọng: buồng lái, động cơ, nhiên liệu, máy tính được dồn lại và bọc giáp. Máy bay có động cơ đặt gốc cánh, khối lượng tập trung do đó nhào lộn cực tốt. Tất nhiên, loài này cũng có một con quái thai là A-10, có cấu tạo khác đồng bọn (cho nên thỉnh thoảng lại bị tên lửa bắn toác động cơ). Nhưng việc máy bay vừa ra đời đã lạc hậu thỉnh thoảng vẫn gặp, ngoài A-10 còn có Mig19Farmer vô duyên và F-8.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 15:31 ngày 29/10/2005
  8. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    đúng rồi, SU-25 tham gia ám sát DUAEV, tổng thống đầu tiên của nước CH Chechnhia. Đây cũng là lần đầu tiên Nga sử dụng tên lửa có độ chính xác cao để ám sát các thủ lĩnh của nước cộng hoà nổi loạn Chechnhia (Israel là bậc thầy về kỹ thuật này ). Việc xác định toạ độ dược xác lập thông qua cuộc nói chuyện điện thoại di động. Sau vụ này các thủ lĩnh của phiến quân không dám liên lạc = mobile phone. Khi bắt được tín hiệu và xác định được toạ độ một chiếc SU-25 cất cánh từ căn cứ không quân Mozdok cất cánh bắn 2 quả tên lửa huỷ diệt chiếc xe Duaev đang ngồi.
  9. bennghe

    bennghe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
  10. souri

    souri Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    7
    http://www.flightinternational.com/Articles/2005/10/11/Navigation/181/202035/Venezuela+rethinks+fighter+acquisition.html
    Venezuela rethinks fighter acquisition
    The Venezuelan air force is reconsidering its plans to acquire 48 MiG-29M2 fighters and four two-seat trainers, despite having opened negotiations on the proposed $1.7 billion deal late last year.
    The service is now examining alternatives to revamp its faltering fleet of Dassault Mirage 5 and Lockheed Martin F-16 fighters, following a negative air force assessment of the MiG-29.
    Local sources say Russiâ?Ts Rosboronexport agency recently tabled a number of rival proposals, including an offer worth around $275 million *****pply 25-30 Sukhoi Su-27SKs to be drawn from Russian air force stocks and upgraded with Su-35 avionics and mission systems.
    Another alternative covers the procurement of a similar number of new-build Su-30MKs, potentially to be produced by Indiâ?Ts Hindustan Aeronautics to reduce programme costs.
    A final decision on the air forcê?Ts revised fighter acquisition strategy is expected next year.
    ==============
    Nhanh thì còn, chậm thì hết bà con Ỉi!!!

Chia sẻ trang này