1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi concuabaoto, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Dù chả mấy khi ưa mấy món xào xáo hổ lốn thập cẩm của Khỉ_Đầu_Chó, nhưng tôi cũng phải công nhận đôi khi hắn nói cũng có thứ...không sai.
    Tên lửa hành trình về bản chất chỉ là một thiết bị bay không người lái có chở theo một lượng thuốc nổ đến tiêu diệt một mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương. Tên lửa hành trình có những đặc tính mà các phương tiện tấn công đường không khác không có:
    - Dùng tấn công những mục tiêu có giá trị lớn, được bao bọc bởi lưới phòng không tốt nên quá mạo hiểm cho phi công và máy bay ta đến tấn công.
    - Do không cần quay về nên với cùng lượng nhiên liệu, tầm tấn công là gấp đôi. Thêm vào đó bỏ được những khối lượng dư thừa khác như trang bị an toàn cho phi công, càng đáp...
    Để sản xuất những loại tên lửa tấn công hiện đại kiểu Tomahawk thì đúng là chúng ta không thể làm vào thời điểm bây giờ nhưng nghĩ lại ta đâu cần đến những tính năng quá cao của nó:
    - Tầm bắn trên 2000km: Cần quái gì xa đến thế, chỉ cần đủ tầm vươn tới Thượng Hải hay Thâm Quyến để dọa là được rồi
    - Độ chính xác 20m: Tất nhiên là càng chính xác càng tốt rồi nhưng với trình độ còi của ta thì lệch thêm 1 chút cũng được vì như thế có lỡ bắn nhầm vào khu dân cư thì cũng là do ...lỗi kỹ thuật
    - Phóng từ hạm tàu hay tàu ngầm: ta cóc có tầu ngầm nên cóc cần phóng từ tầu ngầm. Nhưng nếu phóng được từ tầu chiến thì cũng ổn.
    Với trình độ phát triển nhanh của công nghệ dẫn đường GPS, việc phát triển hệ thống dẫn đường cho tên lửa hành trình có độ chính xác tương đối là hoàn toàn hiện thực. Đây là dự án sản xuất tên lửa hành trình tư nhân của 1 tay New Zelan http://www.interestingprojects.com/cruisemissile/diary.shtml
    Dự án này hướng tới sản xuất tên lửa hành trình với giá 5000 đô 1 quả. Dù chỉ mang được 15 đến 20kg chất nổ nhưng dự án này đủ làm chính phủ Mỹ hoảng hồn, họ phải ra áp lực với New Zelan để dừng dự án của tay này lại. Tất nhiên tôi không muốn nói ta hướng tới sản xuất kiểu tên lửa cỡ này nhưng ý tôi là nếu có đầu tư nghiêm túc, việc sản xuất tên lửa hành trình với điều kiện hiện tại là hoàn toàn có thể.
    Tôi rất thích quả tên lửa mà Khỉ_Đầu_Chó nhắc tới, quả P-15 (SS-N-2) bày trên đường Nguyễn Tri Phương ấy. Đây là loại tên lửa hành trình chống hạm đầu tiên trên thế giới. Dù đã khá cao tuổi, tốc độ dưới âm làm nó không còn thích hợp khi tấn công các tàu chiến hiện đại nữa nhưng nếu hóan cải làm tên lửa hành trình chống mục tiêu mặt đất thì rất hay. Với gần 500kg TNT, tầm bay hiện tại là 100km (bọn Tàu có phiên bản cải tiến dùng động cơ turbojet thay cho động cơ tên lửa nhiên liệu rắn nâng tầm hoạt động lên khá nhiều), nếu được lắp thêm hệ dẫn đường GPS thì nó có thể là 1 quả tên lửa hành trình khá ngon đấy. Thêm nữa nó có thể phóng từ đám tàu chiến nhỏ xíu nhà ta, nếu như có chuyện ta cho vài con len lén chạy vòng đường biển đến xịt trộm vào 1 số chỗ đèm đẹp của họ thì cũng khá hay. Hồi chiến tranh vùng Vịnh, Iraq cũng có xài con P-15 này thay tên lửa hành trình đối đất để xịt vào Kuwait nhưng do thiếu hệ dẫn đường nên chỉ bắn hú họa thôi (đâu như 1 quả trúng được cái ...đê biển)
  2. horiron

    horiron Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    6
    hu hu các bác ơi em nghe trên đài phượng hoàng của tàu nó nói là ,... thằng cha tổg thống vuenue nó mua được f16 và có ý định tặng f16 cho tàu nghiên cứu ( chúng nó còn nói là đây đúng là một món quà lớn ) hu hu thế là hết sao ? chúng nó còn bàn về đánh việt nam từ hoàng sa trường sa chia việt nam thành 3 phần .. hix em sợ , mong bác nào nghe rõ thông báo lên cái
  3. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    bác bảo với chúng là J-10 chính là F-16 đấy. Tầu nghiên cứu 20 năm nay không thành công. Tầu chỉ có FC-1 thồi (fighter china 1, máy bay chiến đấu thứ nhất của tầu).
  4. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    bác đừng làm em sợ =))
  5. Toni_Guy

    Toni_Guy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ Venezuela mà tậu được F16 thì VN mình chắc sắp được cho không F22 Mấy thằng Tàu mồm thối thật
  6. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Venezuela vẫn có F16, có điều giờ chắc ko chiếc nào bay được, Mẽo ko bán đồ để sửa cho bị cấm vận mà ...
  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nghĩ lại đơn giản thế.
    Chương trình Discovery cách đây lâu lắm rồi tôi xem có liệt kê những khó khăn khi chế tạo tên lửa:
    - Khi tên lửa mới phóng lên, nó bị rung lắc mạnh, mũi tên lửa đảo hướng xoáy lung tung, và lúc này dễ mất phương hướng nhất (Như tên lửa của nhật bản vừa lên đã mất điều khiển bị đâm xuống đất, hay tên lửa Arian 5 của Châu Âu cũng vậy).
    Anh phải có một bộ phận điều khiển cực nhạy để triệt tiêu cái dao động đó, giúp tên lửa ổn định quỹ đạo.
    Vậy trước hết là anh làm thế nào để biết nó đang hướng lệch quỹ đạo? Vừa thấy nó ngóc lên đã thấy nó chúi xuống, rồi nháy mắt lại đảo bên, tần số hàng chục lần một phút (do khí quyển không đồng đều và bản thân tên lửa không cân xứng hoàn hảo). Kỹ sư và nhà máy việt nam đã có khả năng chế tạo thiết bị nhỏ và đủ nhạy để đo được dao động ấy hay chưa? Có tự sản xuất được giroscope không?
    Khi tên lửa bỏ tầng phóng đi, trọng lượng thay đổi lớn, đột ngột, tên lửa bị hẫng cũng là lúc dễ bị mất lái.
    Nếu đã có thiết bị đủ nhanh đủ nhạy để đo đạc được, thì lại đến vấn đề tính toán điều khiển triệt tiêu các dao động lệch quỹ đạo. Phần mềm của anh có kịp tính toán xử lý hay không? Các cậu tìm đọc lại báo điện tử mới cách đây 3 tuần thôi, có bài nói Tiến sỹ gì đấy của ta làm phần mềm điều khiển bắn máy bay nhưng khi nghiệm thu cũng phải thừa nhận là tốc độ xử lý quá chậm, nên chỉ dùng để bắn máy bay...dân sự).
    Để xem xử lý kịp tình huống hay không thì anh phải phóng bản tên lửa thực. Ví dụ để xem nếu tên lửa chúi xuống 1 độ thì cánh lái phải bẻ bao nhiêu độ trong vòng bao nhiêu giây để "ngoái" tên lửa lại đúng hướng, quán tính bay tên lửa thế nào, ở từng tốc độ và độ cao cụ thể thì góc bẻ lái lại có tác dụng ngoặt khác nhau thế nào... Cái này thì phải phóng thử hàng chục lần và quan sát may ra mới có tham số tối ưu.
    Sau đó là cái thiết bị bánh lái dùng để đổi hướng tên lửa có đủ nhanh và khoẻ hay không: bơm thuỷ lực có đủ nhạy và khoẻ để bẻ bánh lái liên tục lên xuống trái phải hàng chục lần trong một giây hay không? Một hai lần mỗi giây thì công nghiệp ta chắc làm được, nhưng vài chục lần mỗi giây thì e hơi căng.
    Bây giờ phải lái tên lửa đến mục tiêu.
    Đơn giản nhất thì dùng giroscope để đo hướng. Hành trình lên 800m, bay 10 giây theo hướng 10giờ đến điểm A, rồi ngoặt về phía điểm B theo hướng 12 giờ, rồi hạ độ cao xuống 500 m... Khi đấy nếu thiết bị của ta đo chính xác tuyệt đối được thời gian, hướng và tốc độ của tên lửa thì ok.
    Nhưng rõ ràng là bản chất đo đạc và tính toán luôn luôn có sai số. Vậy phải bù sai số bằng cách kiểm tra tên lửa có thực sự bay đúng hướng không và tự điều chỉnh hướng trên hành trình. Chẳng hạn, tên lửa vẫn bay hướng 10 giờ, nhưng gió tạt ngang làm nó lệch tới 20 km so với điểm A sau mấy chục phút bay, hay gió thổi ngược làm tốc độ mặt đất của tên lửa lại chậm hơn nên chưa đến điểm A nó đã ngoặt sang hướng 12 giờ, càng bay lệch ra khỏi điểm B.
    Kỹ thuật kiểm tra trước kia thì trang bị cho tên lửa một cái radar dùng để quét tín hiệu địa hình và so sánh với hình ảnh/bản đồ tín hiệu ra đa khu vực mục tiêu đã nạp sẵn vào bộ nhớ tên lửa. Nếu có lệch thì máy tính sẽ sửa hướng. Nhưng ta lấy đâu ra bản đồ radar địa hình khu vực mục tiêu của Hồng Kông, Thượng Hải? (chắc cử chú Huyphuc81_nb bay vào do thám trước). Làm cách này thì đối phương có thể dễ dàng gây nhiễu radar của tên lửa. Và trình độ Việt nam có sản xuất được cái rađar đó không, có đảm bảo là nó hoạt động trong mọi môi trường nhiệt độ (đang phơi nắng hè thì bị phóng lên bay vào trời mát rồi ngang lên vùng núi lạnh) và mọi thời tiết không?
    Hoặc là Việt nam dùng một radar mặt đất tầm xa hoặc rađa hạm tàu theo dõi hành trình tên lửa và phát lệnh lái. Nhưng ta mà thấy được tên lửa thì địch cũng thấy được tên lửa. Mà khi tên lửa bay xa thế và nhanh thế thì các bác có đảm bảo tín hiệu điều khiển đến được tên lửa không? nhất là khi trời mây trời mưa. Ví dụ cụ thể là trogn chiến tranh, trường Đại học Bách khoa làm canô điều khiển từ xa để phá thuỷ lôi ở Hải phòng . Khi đưa vào thực tế sử dụng nhiều khi cano bị mất điều khiển vì không nhận được tín hiệu từ người lái và cứ thế trôi vào khu vực có thuỷ lôi trong khi chưa khởi động bộ phận phát từ.
    Cách dẫn đường nữa là dùng GPS để định vị tên lửa. Ta có sản xuất được bộ GPS không hay phải nhập? Chắc là nhập trên thị trường rồi. Mà mấy cái bộ GPS thông thường trên thị trường thương mại thì tốc độ xử lý của nó quá chậm so với tốc độ cần thiết của tên lửa, vốn cần tốc độ đo chỉ trong vài phần trăm của giây. Với lại nếu cái bộ GPS đấy nó ở nơi thông thoáng, tại chỗ hoặc trong ô tô chuyển động, thì nó đo được vị trí, nhưng khi cho nó vào trong vỏ thép và bị bao trong luồng không khí ma sát xung quanh đầu tên lửa thì nó có phát và nhận sóng được không? Khi nó phải chịu gia tốc chục G thì nó còn work không? Khi nó di chuyển vài chục km/h thì đo được vị trí, nhưng vài trăm km/h thì sợ nó không thể ghép nhận tín hiệu kịp thời được nữa khiến số liệu sẽ bị lệch lạc .
    Ngay cả khi tên lửa của Mỹ có thể dùng công nghệ định vị vệ tinh để biết đang đi đâu thì vẫn phụ thuộc vào hình ảnh 3 chiều tín hiệu rađa địa hình do vệ tinh do thám cung cấp để còn tính toán độ cao tên lửa, biết đường luồn lách địa hình, tránh va chạm địa vật. VN mình có bản đồ số hoá các vùng đất của Trung quốc không? Mỹ thì trước trận đánh phải cho vệ tinh quan sát và quét chụp cho từng mục tiêu cụ thể.
    Vụ này hơi bị tốn kém và mất thời gian đây. Một năm e quá ngắn.
    Nhưng nếu không làm được hệ thống dẫn đường thì chỉ còn cách ang áng tên lửa cho bay theo kiểu đạn đạo . Khi đó thì không còn là tên lửa hành trình nữa, mà thành quả cachiusa - phiến quân Palestin cũng làm được).
    Cái này là tôi nghe được từ Discovery, không có link.
    Còn về các máy móc và trang thiết bị dùng cho sản xuất quân sự không phải cứ thích là mua được đâu, có danh mục quản lý đầy đủ do một tổ chức quốc tế theo dõi. Việt nam chịu chơi muốn mua chưa chắc nó đã bán.
    Vỏ tên lửa chắc chắn không làm được rồi, động cơ tên lửa càng không làm được rồi, nhiên liệu đẩy cho tên lửa cũng phải nhập là cái chắc rồi, radar dùng cho tên lửa không thể tự sản xuất được rồi, bản đồ 3 chiều số hoá về khu vực mục tiêu cũng chịu rồi, GPS không hái được rồi, vậy thì ước mơ 1 năm mà làm xong tên lửa hành trình thì chỉ là ... giải trí thôi.
    Nếu cậu Huyphuc81nb/Than_dau_tuat mà nói là trình độ VN có thể lắp ráp cấu kiện để có tên lửa hành trình thì tôi thấy nghe khả dĩ hơn.
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Những loại tên lửa hành trình đơn giản kiểu như V-1 thời Đức Quốc Xã (đầu nổ 800kg TNT, tầm xa 300km, sử dụng động cơ pulse-jet xài xăng A-92 thông thường) dùng toàn kỹ thuật đơn giản, nửa thế kỷ trước người ta đã làm được, tôi không nghĩ giờ ta không làm được. Loại V-1 này rẻ thê thảm (Đức phóng hàng chục nghìn quả sang Anh) nhưng hồi đó thiếu hệ dẫn đường chính xác nên chỉ đánh tam tọa vào một mục tiêu khổng lồ là London và cả vùng ngoại ô mà vẫn trượt phần lớn.
    Thêm nữa là động cơ pulse-jet rẻ tiền thời đó rất kém tin cậy, 30% bị dừng hoạt động giữa đường nhưng ngày nay nhờ cải tiến về vật liệu và thiết kế, các nhà thiết kế vườn trên thế giới đã kéo dài tuổi thọ của loại động cơ này lên vài giờ đồng hồ - vượt xa thời gian đi hết quãng đường cần thiết để tên lửa đến mục tiêu. Mà những động cơ kiểu này đơn giản và dễ chế tạo không tin nổi, chỉ với vài chục đo là ai cũng làm được một cái để nghịch hết. Bác nào khoái cái trò này thì làm cái thao tác vô duyên là search trên Google với từ khóa pulsejet thì ra cả đống mẫu thiết kế. Nếu lười thì đặt hàng nguyên cả chiếc cũng chỉ tầm trên dưới 200 đô cho loại lực đẩy tầm 50kg, về nhà xài gas hay xăng để nghịch đều được (nhưng tôi thấy chúng nó khuyến cáo về an toàn kinh lắm vì loại động cơ này kém tin cậy kinh khủng, lơ mơ là nó thui chín mình ngay). Trang này khá hay này http://www.aardvark.co.nz/pjet/gokart.htm
    Cuối cùng do không có máy tính điều khiển để bay thấp bám địa hình mà chỉ bay ở độ cao nhất định nên bị phòng không bắn chặn rất nhiều. Ngày nay bộ định vị GPS dân dụng bác kqndvn vác lên máy bay vẫn đo tốt, ta có cần tên lửa hành trình bay siêu âm đâu, mấy loại chậm kiểu V-1 bay có vài trăm km/h thôi, dùng GPS dân dụng vẫn chạy ngon. Vấn đề là thời gian cập nhật 1s/1 lần của nó quả là có vấn đề thật nhưng với tốc độ chậm, sai số đó chứ cho là bán kính tầm 100m đến 200m đi thì với đầu nổ 800kg thì vẫn chấp nhận được .
    Được Mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 10:27 ngày 11/11/2005
  9. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Tin này là có thật mà, Venezuela có F-16 từ rất lâu rồi, có điều phi đoàn này giờ chỉ nằm để dân chúng đến ngắm thôi vì chính phủ họ tỏ thái độ chống Mỹ quá quyết liệt (giá xăng bên đó có 700 VND/ lít thôi, híc, sướng thế) nên bị Mỹ cấm vận không bán đồ thay thế cho nữa. Bác tổng thống cú quá mới dọa nếu không bán đồ cho ông thì ông đem tặng lại cho Chí Nồ hoặc Cuba để họ từ từ ngâm cứu chơi. Mới là dọa vậy thôi chứ chưa chắc đã dám làm, mà làm thì chưa chắc đã có thằng nào dám nhận, có thằng dám nhận thì chưa chắc đã nhận nổi (tàu vận tải giữa đường đi thế nào cũng gặp tai nạn ). Nhưng tôi thì nghiêng về khả năng Mẽo sẽ đành phải bán đồ cho thằng này để họ tiếp tục xài đám F-16 của họ, dù sao chứ làm nó cáu lên nó cứ mời chuyên gia các nước khác đến nhà nó tháo đồ ra xem thoải mái thì cũng hơi mệt
  10. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352

    Ohh... Tớ lượn mấy lần qua Bảo tàng Phòng không , Không quân đều thấy họ trưng bày đạn mục tiêu bay của mình, tớ chẳng thấy nó giống một tí tẹo nào so với K-13. Đầu bằng, thâ n ngắn đường kính thân to hơn K-13, có 2 cánh, trên lưng còn có một cái gì như miếng vải dù khá dày, ko biết làm gì.
    Ngoài ra trước đây tớ đọc báo Hà nội mới trên mục quốc phòng có nói tới 1 đồng chí gì đấy ko nhớ tên ở tổng cục Kỹ thuật sau khi học ở Nga về đã có công trình chế tạo đạn mục tiêu bay (loại này khác với loại trưng bày ở BT PKKQ) , trông khá đơn giản , đường kính khá to phải 30cm, dài khoảng 2,5m , ngày trươc trên TV mục giáo dục quốc phòng có quay cảnh tập bắn đạn thật mục tiêu có quay con này. Thấy tên lửa này có vẻ giống như là một dạng phi đạn kiểu Kachiusa thì chính xác hơn.

Chia sẻ trang này