1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy cộng hưởng từ nhân ->Ơ máy gì đây?

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi nth3481, 10/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nth3481

    nth3481 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Máy cộng hưởng từ nhân ->Ơ máy gì đây?

    Tôi có một thắc mắc:
    1. Khong biet no co thuoc trong CNSH khong? Neu khong thuoc thi bac vo_niem ghe qua tra loi va dua sang di box khac nhe.
    2. Trong quá trình sản xuất hợp chất tự nhiên, việc tìm ra một loại mới (hợp chất tự nhiên mới), vidu có hoạt tính sinh học đặc biệt chẳng hạn thì việc ngoài việc sử dụng phương tiện chạy cộng hưởng từ nhân "chạy phổ" còn có cách nào khác không?
    3. Một điều quan trọng cũng không hiểu máy chạy cộng hưởng từ nhân hoạt động ntn? và tại sao thí nghiệm để phân tích mẫu lại đắt vậy?

    Các bác có ai biết thì giải thích giùm nhé.
    Liên tục vào kiểm tra tin mới.
    Cám ơn nhiều.
    P/S: Co phải bác Odonata cũng biết rất rõ về vấn đề này không?
    Trước đây bác có học về thực vật mà.




    Nguyễn Thanh Hải
  2. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Cộng hưởng từ hạt nhân à? chắc hỏi thăm mấy bác khoa Hóa sẽ chắc ăn hơn đấy, tôi chỉ biết sơ sơ, không biết có còn nhớ đúng hông nữa.
    Cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance-NMR) là một loại phổ nhằm giúp dự đoán cấu trúc hóa học của một chất nào đó. Nguyên lý của nó là dùng dao động từ cho đi xuyên qua dung dịch có chứa chất cần phân tích, dao động từ này sẽ cộng hưởng với với dao động của hạt nhân nguyên tử, cho ra một phổ cộng hưởng gọi là cộng hưởng từ hạt nhân (hơi bị khó hiểu...tôi cũng hông biết nói sao cho rõ hơn nữa).
    Theo tôi được biết thì có hai loại phổ cộng hưởng từ hạt nhân là phổ C-NMR, và phổ H-NMR, C ở đây là Carbon, H là hydro, là nhân nguyên tử cộng hưởng. còn có loại phổ cộng huởng từ dùng hạt nhân khác không thì tôi hông biết.
    Nhìn vào phổ cộng hưởng từ hạt nhân, chẳng hạn như H-NMR, người ta dự đoán được phân tử đó có bao nhiêu H, các H này nằm ở vị trí nào (chẳng hạn H của CH3 sẽ có mũi phổ khác với H của -OH...) từ đó suy ra cấu trúc của phân tử hữu cơ cần tìm.
    Lúc tôi được học về môn này thì phổ của tôi chỉ là phổ đơn chất, tức là chỉ có một chất trong đó mà thôi, tôi không biết ngưòi ta có thể giải phổ trong đó có nhiều chất được hông? chứ nếu không thì tôi thấy công dụng của phổ cộng hưởng từ chỉ có tác dụng khi nào bạn đã tinh chế được hoạt chất sinh học đó rồi mà thôi.
    Tôi không hiểu ý bạn nói tìm ra một loại hợp chất mới nghĩa là sao? tìm là tìm theo kiểu nào, theo kiểu tách chiết từ cây rổi thử hoạt tính hay là theo kiểu thiết kế in silico rồi đưa ra tổng hợp?
    Tôi hông hiểu câu hỏi số 2 của bạn lắm.
    Ngoài phổ cộng hưởng từ còn có phổ hồng ngoại (IR), nhưng thông tin mà phổ hồng ngoại cung cấp ít hơn thông tin của phổ cộng hưởng từ, cũng giúp ta dự đoán cấu trúc hợp chất.
    Ðó là chuyện mà tôi biết về NMR, còn nó còn có ứng dụng gì khác hay không thì tôi không có tìm hiểu thêm... mong mọi người bổ sung...
    Everything has two sides or more.
    Được weirdhobbit sửa chữa / chuyển vào 22:09 ngày 10/05/2003
  3. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Chợt nhớ thêm chỗ này nữa, khi chạy phổ trên một dung môi có nhiều chất, người ta dựa vào mũi phổ để phân tích thành phần các chất chứ lúc này không còn dùng mũi phổ để dự đoán cấu trúc của từng chất nữa. Thí dụ một dung môi hoà tan 3 chất, bạn đã biết dạng phổ NMR của từng chất rồi thì khi chạy phổ bạn sẽ biết chỗ nào là chất nào, nếu có một dung môi khác ngoài 3 chất đó còn có thêm một chất mới, bạn sẽ thấy có xuất hiện mũi phổ lạ --> có thêm chất mới.
    Everything has two sides or more.
  4. nth3481

    nth3481 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Hợp chất tự nhiên: Kho tàng còn chưa khai thác
    Thực hiện quá trình ly trích các hợp chất thiên nhiên tại phòng thí nghiệm Trường ĐH KHTN
    Các nhà khoa học trong nước còn chưa gắn kết với nhau dẫn đến lãng phí công sức, thời gian, tiền của... Mới đây, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (KHTN) TPHCM vừa ly trích được một số hợp chất mới có giá trị dược liệu từ cây sơn vé, cây bứa đồng và cây măng cụt.
    Theo nhóm nghiên cứu, đây là những hợp chất mới có khả năng ứng dụng làm dược liệu. Tuy nhiên, để khẳng định đây là những hợp chất mới, nhóm nghiên cứu phải gởi những hợp chất này ra nước ngoài để kiểm chứng do ở Việt Nam không... đủ điều kiện kiểm tra!
    Có tiềm năng nhưng... thiếu phương tiện
    Tiến sĩ Nguyễn Diệu Liên Hoa, Bộ môn Hóa hữu cơ ĐH KHTN TP, cho biết khó khăn lớn nhất trong ly trích các hợp chất từ thiên nhiên là thiếu thốn các phương tiện kỹ thuật. Muốn xác định một hợp chất mới, phải sử dụng phương tiện chạy cộng hưởng từ nhân (hay còn gọi là chạy phổ). Theo PGS-TS Phạm Đình Hùng, phó hiệu trưởng, hiện nay TPHCM có một máy tại Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm, nhưng thuộc hàng cổ vì độ phân giải thấp 200 MHz. Mỗi lần kiểm tra mất... 200.000 đồng nhưng kết quả thì chưa chắc đúng. Còn một máy cộng hưởng từ nhân được coi là ?oxịn? nhất Việt Nam cũng chỉ ở mức 400 MHz (tại Hà Nội). Trong khi đó, ở nước ngoài, loại máy có độ phân giải 600 MHz đã được trang bị rộng rãi.
    Liên kết trong thế yếu
    Sau khi tìm ra một hợp chất mà kinh nghiệm tạm cho là ?omới?, các nhà khoa học phải xoay xở ?ochạy phổ? để xác định cấu trúc của hợp chất. Những lần như thế, họ lại nhờ bạn bè quen biết ở nước ngoài làm ?ogiùm? (giá đặt phân tích mẫu bằng cách ?ochạy phổ? thường phải mất khoảng 1.000 USD, trong khi kinh phí cấp để phân tích thành phần của một hợp chất tự nhiên chỉ ngót nghét 20 triệu đồng!).
    Mặt khác, theo PGS-TS Phạm Đình Hùng, hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài vị trí của chúng ta là ở thế yếu. Những giai đoạn cần đòi hỏi công sức và tính tỉ mỉ thì họ đầu tư cho các nhà khoa học Việt Nam làm, đến công đoạn quan trọng ?obí quyết? công nghệ thì họ làm và nắm giữ.
    Có quy chế sử dụng chung
    Trong khi đó, liên kết giữa các nhà khoa học trong nước thì sao? Nhiều nhà khoa học đã thừa nhận việc thực hiện này rất khó, cơ chế Nhà nước chưa tạo điều kiện thuận lợi. Nhà nước cần tạo cơ chế thông thoáng để làm cầu nối cho các nhà khoa học và có chính sách đãi ngộ cho các nhà khoa học (chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu khoa học hiện nay chỉ được hưởng 150.000 đồng/tháng). Nhà nước cần đầu tư trang thiết bị cơ bản cần thiết cho từng đơn vị nghiên cứu. Tập trung đầu tư cho một đơn vị chủ chốt về các thiết bị kỹ thuật hiện đại nhưng có quy chế tạo sự dễ dàng cho tất cả các nhà khoa học sử dụng (hiện nay chưa có quy chế rõ ràng nên chủ yếu là nhờ vả thông qua quan hệ cá nhân). Theo TS Phạm Đình Hùng, việc phối hợp giữa các đơn vị là cần thiết. Ví dụ, ĐH KHTN TP sẽ tập trung nghiên cứu cơ bản các tính chất của hợp chất tự nhiên, các nhà khoa học của ĐH Y Dược đem những nghiên cứu này nghiên cứu sâu và ứng dụng vào điều chế dược phẩm.
    Tuy nhiên, một tín hiệu nhỏ đáng mừng là vừa qua, ĐH KHTN TP đã có dự án xin Nhà nước đầu tư tăng cường trang thiết bị phòng thí nghiệm hóa học các hợp chất tự nhiên. Theo TS Hùng, lãnh đạo ĐH Quốc gia TPHCM rất đồng tình ủng hộ dự án nói trên. Tổng kinh phí xây dựng phòng thí nghiệm là 6,7 tỉ đồng. Nếu được Nhà nước thông qua, dự án có thể được thực hiện vào đầu năm 2003.
    cop lại của bên hoá .
    Nguyễn Thanh Hải

Chia sẻ trang này