1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy đo đường huyết cá nhân - Vật dụng cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi meocon1234, 13/11/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meocon1234

    meocon1234 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Người thân của bạn bị bệnh tiểu đường? Hàng tháng bạn vẫn đưa họ đi kiểm tra tại bệnh viện?
    Theo 1 nghiên cứu của Mỹ, bệnh nhân tiểu đường khi mới phát hiện 1 ngày phải kiểm tra 6 lần: khi đói; trước ăn trưa, ăn tối; sau ăn trưa, ăn tối 2h và trước khi đi ngủ. Khi đã ổn định thì với bệnh nhân tiểu đường type 2 vẫn cần kiểm tra ít nhất 2 lần/ngày để kiểm soát tốt đường huyết nhằm ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
    Máy đo đường huyết Terumo sản xuất tại Nhật bản, đứng trên phương diện người tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm phù hợp nhất với người tiêu dùng và thân thiện với môi trường
    Máy sử dụng công nghệ laze là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đầu thử được đóng gói riêng biệt từng chiếc 1, khi sử dụng thì mới bóc ra nên hoàn toàn không lo test thử bị ảnh hưởng bởi môi trường dẫn đến sai số như các máy khác.
    Kim thử sắc nhọn, ít gây cảm giác đau đặc biệt là với người kiểm tra hàng ngày.
    Hãng đã tiến hành làm 1 so sánh kết quả giữa máy sinh hoá của viện với máy Terumo, kết quả độ chính xác là 98%.
    Sản phẩm sản xuất hoàn toàn tại Nhật Bản.
    Giá: 1 500 000 đ/máy (bao gồm 1 thân máy, 1 bút lấy máu, 5 đầu thử, 5 kim chích lấy máu, 1 đĩa hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt).
    Đầu thử 210k/hộp (30pcs)
    Kim chích lấy máu 60k/hộp (30pcs)
    Bảo hành chính hãng 5 năm.
    Giao hàng miễn phí tại nhà trong bán kính 10km từ Bờ Hồ.
    Liên hệ Ms Thảo: 0973029212.
    YM: phuongthaotm45b
    Không hiểu sao không up đc ảnh lên diễn đàn, các bạn vào đây xem tạm
    http://s1136.photobucket.com/albums/...uongthaotm45b/
  2. meocon1234

    meocon1234 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Người tiểu đường có nên và được phép ăn quả chín ngọt?[​IMG]Các loại quả ngọt có nhiều vitamin, chất xơ và cho ta vị ngọt nên rất có ích cho sức khỏe.
    Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường luôn luôn thắc mắc:
    -Liệu mình có được ăn các loại quả chín ngọt hay không?
    -Nước ép quả chín có làm tăng đường máu nhanh hơn so với khi ăn dạng nguyên quả?
    -Liệu tôi có phải tránh ăn quả chín vào buổi sáng vì vào thời điểm đó đường máu dễ tăng hơn so với các giờ khác trong ngày?
    -Ăn quả chín sau ăn bữa chính có tốt hơn ăn cùng bữa phụ?
    Để trả lời tất cả các câu hỏi trên, bạn cần đến sự tư vấn của bác sỹ dinh dưỡng, bác sỹ chuyên bệnh tiểu đường và quan trọng hơn cả là hỏi ngay chính máy đo đường huyết cá nhân của mình bằng cách đo đường máu sau ăn các loại quả đó 1-2 giờ:
    -Nếu đường máu dao động từ 7-11mmol/l (126-200mg/dl) được coi như là tốt. Việc ăn đó không cần điều chỉnh.
    -Nếu đường máu >11mmol/l: được coi như tăng hơn mức mong muốn. Khi đó cần lưu ý đến khối lượng đã ăn có nhiều? (kể cả các chất bột dùng kèm khác) hoặc lượng thuốc đã thích hợp?....

    Tự đo đường máu là cách đơn giản và hiệu quả nhất để kiểm tra lại thực phẩm, thuốc men đang dùng (và cả lời khuyên của bác sỹ có chuẩn hay không?).

    Ths, Bs Nguyễn Huy Cường.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Người tiểu đường cần biết: Đường máu tăng đâu chỉ do ăn uống chất đường?[​IMG]Tất cả mọi người đều biết ăn đường sẽ làm đường đó đi vào máu.
    Điều mà rất nhiều người chưa biết rằng không phải tất cả đường trong máu đi trực tiếp từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Bởi vì đường glucose có vai trò sống còn với cơ thể, nên chúng ta có cơ chế tạo đường glucose từ các nguồn khác nhau khi chúng ta không ăn. Nguồn dự trữ đường (dưới dạng glycogen) lớn nhất trong cơ thể là ở gan. Gan được ví như là một nhà máy sản xuất ra rất nhiều thứ chúng ta cần hàng ngày, một trong những thứ quan trọng nhất là đường glucose.
    Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta hãy xem cơ thể chế biến thực phẩm ra sao?
    Khi chúng ta ăn, thực phẩm được tiêu hóa đến phần nhỏ nhất trong ruột và được hấp thu vào máu. Một số vật chất đó được sử dụng làm năng lượng, một số khác được dùng để xây dựng và tái tạo cơ thể, số còn lại được chuyển đổi thành dạng cất trữ.
    Thực phẩm có chứa carbonhydrate (cơm, gạo, bánh mỳ, bánh phở, bún miến, khoai củ, ngô, sắn, các loại quả….)khi vào đến ruột được bẻ gãy đến phần tử nhỏ nhất là đường glucose. Chính vì vậy, khi ở dạng thô, các loại thức ăn ở các dạng rất khác nhau, nhưng vào đến ruột và máu thì đều được chuyển đổi thành đường glucose. Do vậy, ngày nay các bác sỹ và bệnh nhân cần biết tính lượng gram carbonhydrate (hay lượng chất đường) ăn vào, dù thức ăn đó có là cơm, phở, bánh mỳ, khoai củ, sữa hay hoa quả ngọt.
    Thực phẩm có chứa chất đạm như thịt, cá, thịt gia cầm, sữa…khi vào đến dạ dày- ruột đều bị bẻ gãy thành các axit-amin. Các axit-amin này dùng để xây dựng cơ thể, số không dùng hết được đưa đến gan và chuyển đổi thành đường glycogen để cất trữ. Chính vì vậy khi ăn quá nhiều chất đạm hoặc truyền thừa lượng đạm cũng làm gia tăng đường máu nhưng có độ trễ muộn hơn. Một điều nữa có thể bạn chưa biết? rằng insulin chính là một chất đạm, do vậy dù có ăn nhiều tụy lợn, bò thì cũng không thể làm tăng lượng insulin trong máu được vì insulin có trong tụy bò, lợn đã bị tiêu hóa thành các axit-amin rồi mới được hấp thu vào máu. Các nhà khoa học cũng đã cố gắng tạo ra các dạng thuốc insulin có thể uống bằng cách gói các phần tử insulin vào trong vỏ bọc khó bị phá hủy bởi men tiêu hóa, sau đó chúng sẽ được hấp thu vào máu. Đã tồn tại những chế phẩm insulin uống như vậy, nhưng rất tiếc là việc đó tiêu phí rất nhiều insulin và khả năng hấp thu cũng không đều nhau nên hệ quả là đường máu rất khó ổn định.
    Trong đêm, khi ta ngủ, gan biến đổi đường glycogen dự trữ thành đường glucose và đưa chúng vào máu. Chính vì vậy đường máu của chúng ta luôn được duy trì từ 3,3 - 5,5mmol/l (60-100mg/dl). Mỡ và cơ có thể chuyển đổi thành đường glucose nếu chúng ta nhịn ăn lâu ngày. Insulin có vài trò quan trọng điều chỉnh toàn bộ quá trình này. Nếu không đủ lượng insulin, quá trình biến đổi trên trở nên không kiểm soát được và đường máu vẫn tăng cao mặc dù chúng ta không ăn gì.
    Khả năng chuyển đổi đường từ các nhóm thức ăn khác nhau:
    ·Chất bột đường: 100%.
    ·Chất đạm:60%.
    ·Chất béo: < 10%.
    Ths, Bs Nguyễn Huy Cường
  3. meocon1234

    meocon1234 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?


    [​IMG] Bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?

    Tỉ lệ bệnh đái tháo đường tại TP.HCM gia tăng từ 3,8% năm 2001 lên gần gấp đôi 7,04% vào năm 2008 (theo số liệu điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM và Viện Nội tiết T.Ư).
    Nhân Ngày đái tháo đường thế giới 14-11, chúng tôi xin trích giới thiệu một bài kiểm tra nhanh (gồm chín câu hỏi) giúp mọi người tự nhận biết mình có thuộc nhóm nguy cơ mắc căn bệnh này hay không để có kế hoạch dự phòng. Nếu bạn trả lời “có” cho bất cứ câu nào thì bạn được 1 điểm, nếu trả lời “không” là 0 điểm. Điểm của bạn càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

    Câu 1: Bạn có bị thừa cân béo phì hay béo bụng không? Để biết mình có thừa cân béo phì hay không, bạn có thể tính dựa theo công thức BMI, bằng cách lấy cân nặng (tính theo kg) chia cho chiều cao bình phương (tính theo m). Nếu BMI trên 23 là thừa cân, BMI trên 25 là béo phì. Ngoài ra, béo phì vùng bụng còn được định nghĩa là vòng bụng đo ngang mức rốn trên 80cm ở nữ giới và 90cm ở nam giới.

    Ngày 14-11 hằng năm được chọn là Ngày đái tháo đường thế giới nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người về tầm quan trọng, sự gia tăng chóng mặt của căn bệnh này và cách phòng chống.
    Ngày đái tháo đường thế giới được tổ chức đầu tiên vào năm 1991 do Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới thiết lập.















    Câu 2: Bạn thiếu vận động thể lực trầm trọng? Bạn có thuộc típ người di chuyển bằng xe máy, làm việc văn phòng, ít tập thể dục, không chơi thể thao, không đi bộ hằng ngày, ít làm việc nhà?
    Câu 3: Bạn ăn uống không điều độ? Có phải bạn thường uống nước đóng chai có đường, thích ăn ngọt, thích ăn các món béo như thịt mỡ, các món chiên ngập dầu? Ăn ít rau quả, uống nhiều bia rượu? Thường xuyên đi làm về trễ và ăn tối sau 20g?
    Câu 4: Bạn quá 40 tuổi chưa? Sau tuổi 40 nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường càng gia tăng.
    Câu 5: Bạn bị tăng huyết áp hoặc cholesterol máu?
    Câu 6: Bạn có cha mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường? Nếu có thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của bạn cao hơn người khác bởi bệnh này có tính di truyền mạnh.
    Câu 7: Bạn là nữ và từng bị chẩn đoán đái tháo đường trong lúc mang thai hoặc bạn sinh con nặng ký (trên 4kg)? Nếu có, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường về sau.
    Câu 8: Yếu tố chủng tộc. Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới, người dân sống vùng Nam Á như nước ta có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường và bạn đương nhiên nhận 1 điểm ở câu này.
    Câu 9: Bạn bị bác sĩ chẩn đoán rối loạn dung nạp đường huyết hay tăng đường huyết lúc đói? Nếu bị chẩn đoán gặp một trong hai vấn đề trên, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường sau này. Các tình trạng này theo y học gọi là tiền đái tháo đường.
    Với chín câu hỏi, có thể bạn chưa trả lời được ngay một số câu, như vấn đề cholesterol máu, rối loạn dung nạp đường, huyết áp... Vì thế, bạn nên thu xếp một buổi để đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
    Ngoài ra, trong các yếu tố nguy cơ đã liệt kê có nhiều yếu tố bạn có thể thay đổi được, ví dụ các yếu tố nguy cơ liên quan đến cân nặng, vòng eo, ăn uống, vận động thể lực. Do vậy, bạn nên thay đổi lối sống trước khi quá muộn, bởi một khi bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, bạn phải mang căn bệnh này suốt đời.
    Theo Tuổi Trẻ
  4. meocon1234

    meocon1234 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Người tiểu đường cần biết: Đo khả năng tăng đường máu của thức ăn bằng Chỉ số đường
    [​IMG]Khái niệm về Chỉ số đường là khả năng gây tăng đường máu của từng loại thức ăn. Chỉ số này dựa vào lượng đường máu tăng thêm nhiều giờ sau khi dùng 50g hoặc 100g chất bột đường (carbonhydrate), thường lấy đường glucose hoặc bánh mỳ trắng làm chuẩn.
    Có thể chia ra làm 3 loại:
    1. Loại thức ăn gây tăng đường máu nhiều. Ví dụ: bánh mỳ, khoai tây, đường glucose.
    2. Loại thức ăn tăng đường máu vừa phải. Ví dụ: hoa quả, gạo lứt, khoai lang..
    3. Loại thức ăn gây tăng đường máu yếu như đậu ****, đậu trắng, đường fructose (1 loại đường thường có nhiều trong hoa quả) sữa có crem (kem).
    Khả năng gây tăng đường máu tăng lên do cách chế biến thức ăn. Ví dụ cháo, khoai tây ninh nhừ, bún (đã bị loại bỏ chất xơ) làm tăng đường máu sau ăn rất nhiều vì là các dạng thức ăn quá dễ tiêu hoá nên đường được hấp thu vào máu nhanh. Chính vì vậy rất không nên loại bỏ chất béo ra khỏi bữa ăn dù bạn có thừa cân hay tăng mỡ máu (điều chỉnh khối lượng ăn giảm đều các thành phần bột-đường, chất đạm, chất béo).
    Tuy nhiên, loại thức ăn gây tăng đường máu nhiều không có nghĩa là bệnh nhân ĐTĐ không được dùng loại thức ăn này.
    Một điều nữa cần lưu ý rằng: chỉ số đường chỉ có giá trị để so sánh hết sức tương đối vì ít khi chúng ta ăn riêng rẽ một loại thức ăn. Khi phối hợp các nhóm thức ăn khác nhau trong cùng một bữa, chỉ số đường thường thay đổi khá nhiều.
    Vấn đề chủ yếu là ăn các bữa ăn hỗn hợp có đủ chất đạm - béo - bột và chất xơ với khối lượng và tỉ lệ hợp lý. Trên thực tế chỉ có thử đường máu sau ăn 1 - 2 giờ cho phép đánh giá mức độ tăng đường máu với từng nhóm thức ăn đối với mỗi người riêng biệt. Hãy thử đường máu sau ăn của nhiều bữa ăn sáng - trưa - tối để tự kiểm tra.
    Ths, Bs Nguyễn Huy Cường.
  5. meocon1234

    meocon1234 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Người đái tháo đường týp 2 có nên dùng insulin?

    [​IMG]Insulin và ĐTĐ týp 2: ĐTĐ týp 2 được hiểu là có sự thiếu insulin tương đối và gia tăng đề kháng insulin. Điều trị bệnh đái tháo đường type 2 cơ bản dựa vào chế độ ăn, tập thể dục và thuốc uống. Tuy nhiên có nhiều tình thế bắt buộc phải sử dụng insulin như:- Khi bị hôn mê tăng đường máu, nhiễm trùng nặng.
    - Bị tai biến mạch máu não, tắc mạch.
    - Khi điều trị phẫu thuật.
    - Khi có thai, cho con bú.
    - Khi có biến chứng suy gan, thận, suy tim.
    - Khi cần chụp X. quang có thuốc cản quang tĩnh mạch...
    - Khi thuốc uống không còn hiệu lực: có từ 10-15% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ngay từ đầu đã không đáp ứng với thuốc uống, hàng năm có thêm chừng 5-10% người ĐTĐ không thể kiểm soát được đường máu bằng thuốc uống. Sau 5 năm mắc bệnh có 30-40% người đái tháo đường buộc phải dùng insulin nếu muốn có đường máu ổn định tốt, sau 10 năm mắc bệnh chỉ còn khoảng 15% số bệnh nhân điều trị được bằng các loại thuốc uống hạ đường máu.
    Vậy mà nhiều bệnh nhân rất ngần ngại dùng insulin, đây chính là nguyên nhân khiến cho một số người đái tháo đường dù có cố ăn kiêng đến đâu cũng không thể làm giảm được đường máu.
    Cách xác định người cần tiêm insulin: bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có chế độ ăn tập luyện hợp lý, dùng thuốc uống đến liều tối đa nhưng đường máu vẫn luôn luôn cao (lúc đói > 7,8mmol/l, sau ăn > 11mmol/l; HbA1c >8%), điều này chứng tỏ rằng tụy tiết rất ít insulin mặc dù đã được kích thích tối đa bởi thuốc uống.
    Việc điều trị lúc này hoặc là chuyển hoàn toàn sang dùng insulin hoặc là dùng thuốc uống trước các bữa ăn kết hợp tiêm thêm liều nhỏ insulin bán chậm hoặc chậm trước khi đi ngủ (có thể không cần phải ăn sau tiêm).
    Sau một thời gian điều trị bằng insulin hãy bàn bạc với bác sĩ của bạn khả năng có thể quay trở lại với chế độ dùng thuốc uống đơn độc được không.
    Tiêm insulin càng sớm, càng có cơ hội quay trở lại với thuốc uống hạ đường máu.Việc sử dụng insulin để điều trị không có nghĩa là bệnh nặng lên, chỉ đơn giản là cơ thể của bạn cần thêm một lượng insulin từ bên ngoài để duy trì cân bằng đường máu.
    Còn tiếp
    Ths, Bs Nguyễn Huy Cường
  6. meocon1234

    meocon1234 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Hãy kiểm soát bệnh đái tháo đường ngay từ bây giờ
    Vừa qua (ngày 30.10) tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Khoa Nội tiết- Đái tháo đường- bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp cùng kênh O2TV tổ chức khám và tư vấn miễn phí bệnh đái tháo đường cho hơn 300 bệnh nhân
    Với mục đích hưởng ứng ngày đái tháo đường thế giới (WDD - World Diabetes Day) (14/11); đồng thời tuyên truyền, nâng cao hiểu biết đúng đắn và ý thức cho cộng đồng về phòng chống bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ, Khoa Nội tiết - đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp cùng O2TV tổ chức chương trình "Biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường"; Với thông điệp của WHO năm nay là "Hãy kiểm soát bệnh đái tháo đường ngay từ bây giờ" (Let's take control of diabetes. Now!)
    Qua chương trình, những người bệnh đái thao đường đã được đo đường huyết miễn phí, được các bác sĩ Khoa nội biết Đái tháo đường, Bệnh viên Bạch Mai giải đáp thắc mắc những vấn đề liên quan đến bệnh và được tặng quà. Đặc biệt, Ths.BS Bùi Minh Đức- Phó Trưởng khoa Nội tiết Đái tháo đường, BV Bạch Mai trình bày bài: "Biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường"thu hút nhiều người quan tâm. Ngoài ra, đây còn là dịp để các hội viên Câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường chia sẻ kinh nghiệm sống tích cực với bệnh đái tháo đường.
    Theo ước tính của Viện nghiên cứu đái tháo đường quốc tế năm 2010 có khoảng gần 217 triệu người bị đái tháo đường. Ở Việt Nam, theo điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường của bệnh viện Nội tiết năm 2001 tại 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh) ở tuổi 30-64 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường là 4,0%.
    Bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới, cũng là một bệnh lý mạn tính hàng đầu có các biến chứng nguy hiểm cho người bị bệnh: nguyên nhân chính dẫn tới mù và suy thận; là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây cắt cụt chi do tắc mạch; trên 70% bệnh nhân người lớn bị ĐTĐ có tăng huyết áp và tỷ lệ bị bệnh tim, tai biến mạch não...
    Cứ 10 giây, có 1 người chết do bệnh ĐTĐ và các biến chứng.
    Cho tới nay, vẫn chưa có loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường, nhưng chúng ta có thể kiểm soát được căn bệnh này nhờ sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật đặc biệt trong lĩnh vực Y Dược.
    Chương trình Hãy kiểm soát bệnh đái thao đường ngay từ bây giờ là một trong những hoạt động bên lề của chương trình "Giờ dành cho người đái thao đường" trên 02TV - VCTC10. Chương trình tiếp tục đồng hành cùng khán giả từ ngày 6/11/2010 sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, chính xác về bệnh đái tháo đường
    Chương trình phát sóng vào 21h Thứ Bảy hàng tuần. Phát lại vào 9h30 và 13h30 Thứ 2, 3h thứ 4 và 0h30 thứ 5

    Hà Trang​
  7. meocon1234

    meocon1234 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Thuốc Mediator (Hãng Servier) liên quan đến 500 trường hợp tử vong.[​IMG]Theo quan chức về sức khoẻ Pháp nói: thuốc Mediator dùng điều trị bệnh tiểu đường và giảm cân có thể liên quan đến khoảng 500 trường hợp tử vong trong vòng 33 năm lịch sử dùng thuốc này điều trị trên thị trường.
    Cơ quan quản lý an toàn dùng thuốc của Pháp khuyến cáo những ai sử dụng thuốc Mediator từ 2006 – 2009 hãy đến gặp bác sỹ kiểm tra xem liệu có bị tổn thương van tim hay không?
    France: Diabetes drug may be linked to 500 deaths

    November 16, 2010 By The Associated Press ELAINE GANLEY (Associated Press)
    (AP) — French health officials said Tuesday the now-banned diabetes and weight loss drug Mediator may have been linked to the deaths of about 500 people in the 33 years it was on the market.
    France's health products safety agency has advised those who used the drug from 2006 to 2009 to see their doctor to check for possible heart valve problems.

  8. meocon1234

    meocon1234 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Người tiểu đường có thể ăn uống gì trong những ngày ốm yếu?[​IMG]Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, đường máu thường bị tăng lên nhiều. Do vậy, bạn phải thử đường máu nhiều lần/ngày. Bạn cũng cần phải uống đủ nước và nạp đủ năng lượng để vượt qua những ngày khó khăn đó. Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục và giữ cho đường máu tăng không quá cao hoặc bị hạ quá thấp.

    Nhìn chung, trong những ngày ốm yếu, bạn cố gắng giữ cho chế độ ăn gần giống những ngày bình thường nhất. Nếu như dạ dày chỉ có cảm giác đầy, bạn vẫn có thể ăn được như mọi ngày với các thực phẩm như cháo, xúp, bánh quy…Nếu những thức ăn này vẫn khó vào, bạn có thể thử nước quả, nước giải khát ít ngọt, sữa chua…

    Thông thường bạn vẫn cần ăn chừng 30-40g chất bột-đường sau mỗi 3-4 giờ vào những ngày ốm này. Trường hợp không biết rõ loại thức ăn và khối lượng ăn, hãy hỏi bác sỹ của bạn. Một số loại thuốc trị cảm cúm và ho có chứa đường trong đó: đọc kỹ thông tin trước khi uống, giảm trừ lượng bột-đường được phép ăn. Nước uống cũng cần được cung cấp đủ, nếu bị sốt hoặc nôn, phải uống nhiều hơn mọi ngày.

    Nếu như đường máu tăng cao nhiều, bạn phải xem lại chế độ ăn và thuốc đang dùng. Hỏi bác sỹ để có chỉ dẫn trong trường hợp cụ thể này.

    Trong đa số trường hợp, sau vài ngày ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ thấy khá hơn. Tuy nhiên, cũng có khi mọi chuyện không được xuôn sẻ. Một khi lâm vào các tình huống sau, bạn nhất định phải trao đổi với bác sỹ, thậm chí đi nằm viện. Đó là các tình huống nguy hiểm sau:
    · Tình trạng ốm yếu hoặc sốt sau vài ngày không tiến triển khá hơn.
    · Nôn hoặc đi ngoài sau 6 giờ không thuyên giảm.
    · Có nhiều thể ceton trong nước tiểu.
    · Nếu đang tiêm insulin: đường máu >15mmol/l (hoặc>240mg/dl), mặc dù đã tiêm thêm insulin theo chỉ định của bác sỹ.
    · Nếu bạn chỉ dùng thuốc viên hạ đường huyết: đường máu cũng tăng trên 15mmol/l (hoặc >240mg/dl) suốt 24 giờ.
    · Có các biểu hiện mất nước nguy hiểm: khó thở, hơi thở có mùi hoa quả chín, đau ngực, khô nứt môi và lưỡi, đái rất ít.
    15g đường có trong một số đồ ăn sau:

    • 1/3 bát cơm.
      ½ bát bún.
      1/3 gói mỳ tôm.
      2 củ cà-rốt 3×10cm.
      2,5 thìa canh sữa bột.
      1 thìa canh sữa đặc có đường.
      2 chiếc bánh quy 4×6cm.
      2 thìa cà-phê mật ong.
      1 quả chuối tây 4×10cm.
      1 quả chuối tiêu 3×10cm.
      2 miếng dưa hấu 3×5×6cm.
      ½ quả dứa.
      1 miếng đu đủ 5×12cm.
    • 2 quả quýt vừa.

    Ăn cháo ngày ốm: dễ làm và bổ dưỡng!
    Trong những ngày ốm yếu, nếu không ăn được đồ ăn thông thường, có thể nấu cháo theo công thức sau cho vào phích ủ ấm ăn dần trong ngày.
    Thực đơn nấu cháo:
    Thực đơn 1
    Thức ăn
    Khối lượng (g)
    Thành phần (g)
    Glucid
    Lipid
    Protid
    Gạo
    250
    200
    2,5
    20
    Thịt nạc
    150
    -
    10
    28
    Trứng gà
    100 (2 quả)
    -
    10
    12
    Cà rốt
    200
    14
    -
    2,6
    Dầu ăn
    15 (1 thìa canh)
    -
    15
    -
    Chất xơ tan (không bắt buộc)
    10
    -
    -
    -
    Muối
    0-10
    Tùy theo yêu cầu giảm muối
    Ước tính tổng số 1440kcal/ngày

    ≈214
    ≈37
    ≈62
    Kcal
    856
    333
    248
    %
    60
    23
    17

    Thực đơn 2
    Thức ăn
    Khối lượng (g)
    Thành phần (g)
    Glucid
    Lipid
    Protid
    Gạo
    200
    160
    2,0
    16
    Thịt nạc
    200
    -
    14
    37
    Khoai tây
    200
    35
    -
    3,4
    Cà rốt
    200
    14
    -
    2,6
    Dầu ăn
    45 (3 thìa canh)
    -
    44
    -
    Chất xơ tan (không bắt buộc)
    10
    -
    -
    -
    Muối
    0-10
    Tùy theo yêu cầu giảm muối
    Ước tính tổng số 1612kcal/ngày

    ≈209
    ≈60
    ≈59
    Kcal
    836
    540
    236
    %
    52
    33
    15

    Ngoài ra, nếu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa, nước cam…có thể ước lượng số calo và lượng đường như sau:
    - 200ml sữa bò tươi: + 150 Kcal (10g Glucid; 9g Lipid; 8g Protid).
    - 200ml nước cam vắt không đường: + 80Kcal (20g Glucid).
    - Truyền 500ml dịch Glucose 5%: + 100Kcal (25g Glucid).
    - Truyền 500ml dịch Glucose 10%: + 200Kcal (50g Glucid).

    Ths, Bs Nguyễn Huy Cường.
  9. meocon1234

    meocon1234 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Hôm trc có đc nghe cô giáo kể chuyện vui thế này:
    Giáo sư trường Y trong buổi đứng lớp giảng về bệnh tiểu đường có hỏi sinh viên: Các bạn sẽ làm thế nào nếu trong tay không có bất cứ thiết bị dụng cụ nào? Trước con mặt đầy ngạc nhiên của các sinh viên, ông thầy thò 1 ngón tay vào bát nước tiểu rồi cho lên miệng mút thử mặt rất bình thản. Sinh viên mắt tròn mắt dẹt ngưỡng mộ vị giáo sư già. Một sinh viên nam quả cảm giơ tay xung phong mình là người thực tập đầu tiên, cả lớp hoan hô nhiệt tình. Có điều, sau khi làm y như vị giáo sư già mặt anh ta trông rất khó coi. Thật ra, không ai để ý rằng vị giáo sư thò tay bằng ngón út và mút tay bằng ngón trỏ.
  10. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Ông bác sĩ ngoáy hậu môn của tử thi cơ, ko phải là chấm vào bát nước tè đâu.

Chia sẻ trang này