1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy nghiền xương để nấu phở

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi CoDep, 03/12/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Máy nghiền xương để nấu phở

    Từ xưa nấu phở cứ bỏ cả cục xương vào nấu, được vài giờ rồi vứt bỏ
    cục xương ấy đi, thật lãng phí, vì nó còn nhiều chất chưa phai ra nước.

    Để tận dụng chất bổ, hạ giá thành, ta cần "Máy nghiền xương để nấu phở."
    Máy này nguyên tắc như máy ép nước mía, nhưng chẳng cần hứng nước,
    mà chỉ cần xương giập ra những mảnh không quá to là được.

    Nếu không chạy điện, chỉ làm tay, thì nó như một cái kìm lớn, cho xương
    vào, rồi kẹp lại cho vỡ nhỏ xương ra là xong.

    Vậy bạn nào có thể làm được và làm bán cho tôi một cái ?
  2. hoangtronghaivnm

    hoangtronghaivnm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Bác có chắc là những cục xương sau khi hầm còn chất gì không? Vả lại nếu làm được mà bán sang bên Mỹ thì ...
    Phở HNội em không rõ, như phở NĐịnh thì các quán phải dậy từ 3 h sáng để hầm xương, khi sôi thì phải đun nhỏ lửa và mở hé vung (để nước trong không bị đục), đến sáng thì chả còn chất gì nữa đâu ợ.
    Mà bác post bài kiểu gì ấy nhở, cứ như thơ ấy
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chắc bạn chưa học môn Hóa học, ngày xưa bắt đầu dạy ở lớp Sáu, có lẽ
    bây giờ gọi là lớp Bảy.
    Mở đầu, môn này dạy rằng, vật liệu cần được đập vụn, xay nhỏ, hay hoà
    tan để các chất hoạt động dễ hơn. Có thể hiểu trong việc hầm xương là
    nếu xương để nguyên cục thì hầm một đêm 12 giờ, thì xương nghiền vụn
    chỉ cần hầm 2 hay 3 giờ mà thôi.
    Chắc rằng ví dụ cụ thể này sẽ giúp bạn thấy được lợi ích của máy nghiền
    xương.
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    À quên, chưa giới thiệu với bạn kỹ thuật nấu cao xương hổ:
    Cưa vụn xương, cạo rửa sạch cho trắng bóng, bỏ vào nồi nấu xung quanh
    một cái rọ ở giữa để có chỗ múc nước xương hầm ra, đổ thêm nước lã vào
    cho đến khi các miếng xương trong nồi tự rã ra thành bột mới thôi.
    Nước xương hầm múc ra đó được đun trong nồi khác cho đến khi thành cao.
    Cách hầm xương này dựa trên nguyên tắc là: xương cấu tạo bởi bột đá
    và keo. Khi hầm xương thì keo thôi ra nước, còn lại bột đá.
    Hầm xương nấu phở cũng theo nguyên tắc đó. Người có chút ít hiểu biết
    về hoá học thì nghiền vụn xương, và hầm với vỏ quả dứa, vỏ quả đu đủ
    xanh với nhiệt độ thấp, và áp dụng lắng lọc cho nước trong, chứ không
    cần học kinh nghiệm của người thường.
  5. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Bác CoDep nên cho một ít enzyme vừa hiệu quả vừa nhanh.
  6. hoangtronghaivnm

    hoangtronghaivnm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Môn Hóa học thì em có học, cũng chả biết bác học đến lớp bao nhiêu?
    Nếu để chắt cái chất bổ trong xương thì đương nhiên là nghiền càng nhỏ hiệu quả hầm xương càng tốt. Ở đây chưa bàn đến tính hiệu quả về kinh tế khi bác bỏ tiền ra mua, công vận hành, phí vận hành, bảo trì, sửa chữa cái máy ấy so với việc bác đun nồi xương sôi lên rồi chỉ cần 1 tí lửa để duy trì cái sự sôi ấy.
    Chúng ta đang bàn đến công nghệ hầm xương để NẤU PHỞ, bác có để ý đến bài post trước không?! Em đã nói là khi đun sôi còn phải hé vung để nước hầm không bị đục.
    Chắc bác là người không biết thưởng thức phở, không biết thế nào là ''nước trong'', ''nước béo'', ăn bát phở không phải là nhắm mắt từ đầu đến cuối để thưởng thức hương và vị của nó, còn phải mở mắt để nhìn cái mỹ của nó nữa mới ngon...
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi không học Hoá học đến đại học, nhưng bài đầu tiên nói về nghiền
    nhỏ hay hoà tan đã đủ áp dụng để thấy sự cần thiết nghiền xương rồi .
    Còn về kinh doanh, bạn cho rằng máy nghiền xương đắt lắm, vì đòi hởi
    kỹ thuật cao (?) nguyên liệu đắt tiền (?), chóng hỏng, nên chi phí
    cho nó chẳng bù với phí tổn nhiên liệu bỏ ra để nấu cho tan chất keo
    trong xương ra. Đó cũng là một ý kiến cần tham khảo, vì ý kiến của
    tôi ngược lại, là nhiên liệu nấu cho hết cao xương thì tốn hơn chi phí
    hao tổn cho máy nghiền xương. Tôi cho rằng máy nghiền xương không cần
    kỹ thuật cao hơn một người mới biết chữ mà sống trong thời đại chúng
    ta, chứ không phải ở thời đồ đá. Còn nguyên liệu làm máy nghiền xương
    cũng chỉ là sắt thép bình thường rẻ tiền thôi.
    Bàn về mặt thưởng thức phở, ở đây chẳng có đất để thi thố, nên chúng
    ta cứ coi như bạn là chuyên gia đi, còn tôi thì mù tịt. Có cái may
    là tôi không nấu phở bán cho các cây nhậu người Việtnam, mà tôi nhằm
    phục vụ người chưa từng ăn phở tiêu chuẩn của ta bao giờ. Vì vậy, tôi
    tha hồ bịp họ, cứ vừa miệng họ là được, chẳng cần theo tiêu chuẩn phở
    Chợ Đồng Xuân, Chợ Hôm, hay Chợ Mơ, cũng chẳng theo phở Bảy Hiền, phở
    Ngã Sáu, hay Ngã Ba Ông Tạ. Tôi không phí thời giờ tranh luận có cho
    giá sống vào ăn với phở hay cho rau ngổ. Còn chuyện nước trong nước
    đục thì tôi đã có chắt gạn và lắng lọc, bảo đảm nước trong veo như
    mắt mèo, tuyệt đối không có váng mỡ.
    Trở lại đề, thì tôi đang cần một máy nghiền xương, còn có cái máy ấy
    rồi, thì sống chết mặc bay, tiền bán máy thày bỏ túi, phải không?
  8. huydaukhi

    huydaukhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2008
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Chào bác codep!
    Em đã đọc hết các ý kiến trong này và cũng là một kỹ sư hóa học, đồng thời là 1 thợ cơ khí vì vậy em thấy ý kiến của bác rất hay, và có thể thực hiện được. Vậy nếu bác quan tâm thì cứ viết thư cho em để em tìm hiểu và có thể chế tạo cho bác một cái máy nghiền xương theo ý muốn. Theo em ý kiến đó là khả thi, ý tưởng của bác không tồi đâu .
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bạn đã quan tâm .
    Tôi sẽ viết thư cho bạn, và bạn cho tôi biết email của bạn.
    Còn ý tưởng thiết kế máy nghiền xương thì có nhiều chứ không chỉ một.
    Tóm lại thì có 2 loại, là ép thủ công, và chạy bằng điện.
    Ép thủ công thì là một cái kìm thật lớn, có 2 chuôi thật dài để người
    kẹp xương có thể đánh đu lên rồi ép cả người lên được. Người ép xương
    nâng chuôi trên lên, thì hàm dưới kìm há ra, và khi níu chuôi trên
    xuống, thì hàm dưới kìm kẹp xương lại cho đến khi vỡ giập xương. Người
    làm phải tự bỏ xương vào và lấy xương ra. Kìm thì để đứng, chuôi dưới
    tức là hàm trên thì gắn liền với bệ . Chuôi trên có thể gác vào một
    cái tròng để hàm dưới giữ mở ra khi cho xương vào. Miệng kìm có những
    răng cỡ 10 milimet, răng hàm trên so le với răng hàm dưới, chứ không
    đối nhau như ở miệng kìm thợ điện chúng ta vẫn xài hàng ngày.
    Máy chạy điện thì giống như một máy ép nước mía, xương bị kéo vào bên
    này rồi chạy ra bên kia. Động cơ điện kéo đai chuyền hay hộp số vào
    trục ép dưới để chậm lại cho an toàn, mà tăng lực làm việc khỏi phải
    cần động cơ lớn. Trục ép trên thì quay tự do, khoảng cách đến trục
    cố định dưới có thể điều chỉnh bằng vặn ốc bằng tay. Những cục xương to
    có thể được chạy trước một lượt cho giập bớt và nhỏ lại để chạy lại
    lần thứ hai sau khi đưa 2 trục ép vào gần nhau hơn để cán các cục
    xương nhỏ hơn.
    Máy cắt gọt cơ khí thì khác, nhưng đắt quá, nên tôi không áp dụng
    thiết kế của nó. Máy này thì trục trên quay, bên dưới là bàn kẹp cục
    sắt cần gia công chạy vuông góc với trục quay và theo chiều ngang.
    Khoảng cách bàn kẹp với trục trên điều chỉnh bằng cách nân lên hay hạ
    xuống bàn kẹp. Trục quay là một lưỡi phay xoắn như lười khoan. Máy này
    có thể gọt miếng sắt to mấy cetimet và mỗi lần gọt sâu đến 5 milimet.
    Ta có thể thay lưỡi phay bằng một trục có răng thẳng và nông, và bàn
    dưới không cần kẹp xương, mà để nó tự cuốn vào. Tốt nhất thì thay bàn
    kẹp bằng một trục quay tự do. Máy này khác thiết kế của tôi ở chỗ
    đặt trục quay ở trên, vì ở máy lớn, bệ máy to nặng, đặt động cơ ở đâu
    cũng không thành vấn đề. Làm máy nhỏ rẻ tiền, thì động cơ đặt ở dưới
    sẽ chắc chắn hơn.
    Máy nghiền đá thì có 2 trục cán bằng gang đặt ngang nhau chứ không
    để cái trên cái dưới. Trục cán này không có răng như bánh xe truyền
    động (như quả khế), mà là trục trơn, trên mặt trục có gân (có gờ) nổi
    cộm lên. Về hình học và nguyên lý thì những gờ nổi lên này cũng là
    những răng như máy phay, nhưng tả bằng lời như thế thì dễ hình dung
    hơn. Đá đã phải đập ra bằng nắm tay rồi, chứ không để cục to như đầu
    người hay quả bưởi, và để trên một cái sàng đặt nghiêng xuống trục
    cán . Khi máy chạy thì rung động rất lớn, và làm đá cục rớt dần xuống
    trục cán. Người chạy máy coi chừng để cho thêm đá và thỉnh thoảng gạt
    đá trên sàng cho đá rớt xuống khỏi nhiều quá hay ít quá. Từ sàng đổ
    đá đến hệ thống 2 trục cán, là một thùng sắt bọc kín để đá khỏi văng
    ra làm bị thương người và hỏng đồ vật xung quanh. Đá sau khi nghiền
    thì rớt xuống qua khe giữa 2 trục cán, có cỡ bằng hạt ngô. Thiết kế
    này cũng là máy lớn đắt tiền công suất lớn không hợp với điều kiện
    của một quán phở.
    Thực tế hầm xương lấy nước phở thì không hầm kỹ như nấu cao hổ cốt,
    mà chỉ nấu chừng 10 giờ mà thôi, và là kiểu nấu cao toàn tính (có lẫn
    tuỷ, thịt, mỡ, gân, và da). Đu đủ xanh cả vỏ xắt nhỏ và dứa cả vỏ
    xắt nhỏ là enzym khi nấu cao. Vỏ bí đao cũng được. Đây là những điều
    những người nấu phở truyền thống không làm, nhưng trong câu lạc bộ kỹ
    sư thì chúng ta có thể bàn. Trong các tiệm ăn Mỹ, họ không nấu phở
    nhưng vẫn nấu cao toàn tính này. Họ không bỏ công vớt bọt vớt váng
    vì tăng giá thành, mà để lắng gạn dưới nhiệt độ thấp trong tủ lạnh thì
    rẻ hơn. Khi làm món ăn cho khách, họ xắn cao ra từng miếng như thạch,
    tuy không trong suốt như mắt mèo nhưng hơi mờ một màu sữa vàng nhạt.
    Muốn trong suốt thì buộc phải lọc, và giá thành bát phở sẽ cao hơn.
    Việc cho nước cao vào tủ làm lạnh, rồi lại nấu lên thì giá thành cũng
    tăng, nhưng so với tiền công thuê đầu bếp vớt bọt vớt váng thì rẻ hơn
    nhiều. Đó là điều ở Mỹ khác với các nước nhân công rẻ mạt. Tôi đã
    nhiều lần làm chân rửa bát ở nhiều tiệm ăn Mỹ khác nhau, và mỗi tuần
    tôi phải nấu 2 lần, mỗi lần 2 hoặc 3 thùng nấu nước lèo mà tôi có thể
    ngồi gọn bên trong được, trong khi rửa bát là nhiệm vụ chính. Đến
    11 giờ khuya tôi là người ra về cuối cùng, khoá cửa tiệm (nhưng không
    mở được) thì mấy nồi nấu vẫn nhỏ lửa lim rim. Không biết sáng hôm sau
    thì ai bỏ thùng xuống, nhưng đôi lúc ban trưa tôi đến làm mới bỏ
    thùng xuống. Đêm trước thì váng mỡ đã được một đốt ngón tay rồi, và
    lúc bỏ thùng xuống thì váng mỡ chỉ dày thêm một chút. Xương thịt lúc
    này thì bỏ ngay vào thùng rác. Nước cốt gạn ra, sau khi làm lạnh thì
    lớp váng này quến đầy bọt bẩn bị hớt bỏ vào sọt rác. Dưới đáy chừng
    10 phân thì lợn cợn đục, lẫn xương thịt vụn, được nấu lên mới gạn sau.
    Quãng giữa thì cứ xắn ra từng cục mà cho vào xào nấu. Người rửa bát
    chỉ chịu trách nhiệm trông chừng, chứ người cho xương thịt và rau vào
    thùng và người bỏ thùng xuống là người khác. Trách nhiệm khác nhau
    đó là vì trình độ và thời gian đi làm khác nhau. Nguyên liệu cho vào
    nấu phải xuất kho có cân đong có chữ ký, và nước nấu xong gạn ra cho
    vào thùng để tủ lạnh cũng có ngày giờ. Nước nấu để trong tủ lạnh quá
    hạn mà chưa xài hết thì phải đổ bỏ. Tôi không để ý xem mấy ngày là hết
    hạn, nhưng đã thấy nhiều lần bỏ đi khi mới xài quá nửa thùng.
  10. map1

    map1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Tớ tò mò đọc cái vàng vàng của bạn và để ý lại cách post bài của bác Cò Đẹp.
    Tớ rất thích cách trình bày ấy, nó làm cho người ta đỡ mỏi mắt
    với các cụm chữ tập trung lại.
    @ bác Cò Đẹp.
    Em đang phải làm cái CAD Standard cho cơ quan. Bác đang ở Mỹ và chắc bác cũng là dân kỹ thuật nên bác có thể giúp em cái United States National CAD Standard được không?
    Bác đừng khuyên em bảo cq bỏ tiền ra mua nhá. Nước còn nghèo nên bớt chuyển $$$ ra khỏi biên giới ít chừng nào tốt chừng ấy.
    Em tìm loạn trên gu gồ chỉ được mỗi một mẩu của một ông lơ ngơ đọc không hết chữ.
    http://www.cadviet.com/forum/index.php?showtopic=3934&pid=44852&st=0&#entry44852
    Cám ơn bác nhiều.

Chia sẻ trang này