1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy nghiền xương để nấu phở

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi CoDep, 03/12/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Đề xuất giải pháp hầm xương thoả mãn yêu cầu của bác CoDep.
    Bước 1:Hầm xương trong môi trường áp suất cao.
    Với các thiết bị chế biến thực phẩm gia dụng hiện đang có bán ở Việt nam, xương trâu bò có thể hầm tới mức mềm trong vòng 1,5 giờ đồng hồ.
    Nếu sử dụng thiết bị hầm xương công nghiệp với áp suất cao hơn đồ gia dụng thì thời gian hầm còn được rút ngắn hơn nữa.
    Môi trường áp suất cao còn giúp tiết giảm năng lượng cần cung cấp. Khi hầm, bác chỉ cần chỉnh mức lửa nhỏ riu riu thôi (nếu dùng bếp ga gia dụng thì bác chỉ cần để lửa ở mức nhỏ nhất, 15 phút sau khi nước đã sôi).
    2. Bước 2: Xay nhỏ xương
    Sau khi kết thúc Bước 1, xương đã mềm tới mức bác có thể sử dụng máy xay gia dụng để xay nát xương ra.
    3. Bước 3: Bổ sung hàm lượng protein cho nước xương.
    Ở bước này, cần sử dụng các phế phẩm (hoặc sản phẩm thứ cấp) của các nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm như lòng, phổi, thịt vụn,v.v........ đun vừa chín tới (chỉnh lửa nhỏ cho sôi 15 phút để làm giảm mức độ phân huỷ của Protein).
    4. Bước 4: Thuỷ phân Protein.
    Ở bước này, để giảm hàm lượng chất 3-MPCD xuống dưới mức cho phép, bác nên kết hợp cả 2 phương pháp hoá giải và phương pháp lên men sử dụng enzym vi sinh vật để thủy phân protein (Xem bước 6).
    *Phương pháp hoá giải.
    Tiếp theo, bác trộn với nước xương và xương, thêm A xit Clohidric (HCl) rồi cho vào một chiếc nồi cỡ lớn, đậy kín, ủ chừng 2 giờ đồng hồ. Chiếc nồi này nên đặt trên 1 bàn xoay để sử dụng lực ly tâm làm tăng hoạt tính của A xít.
    Điều cần chú ý ở bước 4:
    - Chiếc nồi cỡ lớn này phải được chế biến bằng vật liệu không bị ăn mòn bởi A xít (phi kim loại).
    - A xít CloHidric phải là loại đủ tinh khiết để được luật pháp bang mà bác đang cư trú chấp nhận cho sử dụng trong công nghiệp thực phẩm.
    - Liều lượng A xít CloHidric phải ở mức vừa đủ để hàm lượng 3-MPCD sinh ra trong sản phẩm ở dưới mức cho phép. Liều lượng bao nhiêu là đủ thì bác phải tiến hành thực nghiệm rồi đem sản phẩm đi xét nghiệm hàm lượng 3-MPCD.
    5. Bước 5: Tách các tạp chất.
    Bước này bác nên kết hợp cả 2 phương pháp cơ học và hoá học.
    5.1. Phương pháp hoá học.
    Bác sử dụng tiết bò cho vào nồi xương, mở vung đun nhỏ lửa cho sôi nhẹ. Lúc đó, các chất bẩn sẽ kết tủa và nổi lên mặt nước. Bác cần hớt hết các váng bẩn này. Khi nào không còn thấy váng bẩn xuất hiện là Ok.
    5.2. Phương pháp cơ học:
    Sau bước 5.1., bác sử dụng máy ly tâm để tách nước xương ra khỏi xương.

    6. Bước 6: Sử dụng phương pháp lên men sử dụng enzymvi sinh vật để thủy phân protein.

    Bác cho 2 chủng men vi sinh là Pepsin và Lipase vào nồi nước xương thu được ở bước 5, khuấy đều và ủ.
    7. Bước 7: Cô đặc và đóng bao bì.
    Cô đặc bằng máy thổi khí là hiện đại nhất. Nếu muốn giản tiện, bác có thể sử dụng 1 máy hút ẩm.
    Nước xương sau khi cô đặc, bác có thể vô chai, khử trùng lần cuối rồi dán nhãn.
    Viết lằng nhằng vậy, chứ 7 bước trên làm rất nhanh, đơn giản, đầu tư thiết bị, nguyên vật liệu đều rẻ tiền; chất lượng lại đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của Hoa kỳ.
    Chúc bác thành công.
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Về lý thuyết, tôi có thể viết ra 14 hay 21 điều kia .
    Có điều là hầm xương áp suất cao thì bốc mùi khai không chịu
    nổi, vì protein bị phân giải thành NH3, chứ không ra Amin Acid
    đâu.
    Bạn nên nhớ là tôi là người kinh doanh, chứ không có ý đồ
    nghiên cứu khoa học đâu. Kinh Doanh thì phải biết cân nhắc
    lờ lãi và chi phí, còn nghiên cứu khoa học thì chỉ biết chi phí
    mà không hề làm ra được một xu nào cả .
  3. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Ủa?! Cháu vẫn thường xuyên hầm xương lợn bằng nồi áp suất mà. Ăn đâu có thấy mùi gì đâu. Hay xương bò thì khác nhỉ?! Nếu là mùi hơi hoi thì chịu đấy, vì thịt bò, thịt cừu thường có mùi hoi.
    Chỉ thấy món gì mà cho nước mắm vào nấu, mà lại đậy vung thì sẽ có mùi khai.
    Nếu chú đã nhiều lần lọc bỏ hết thịt trước khi hầm xương bằng nồi áp suất thì cháu chịu. Nhưng nếu chwua từng thì cso lẽ phải thửu nghiệm. Những điều mọi người và cháu nói chỉ là nguyên tắc chung, chưa chắc đã đúng. Phải có thực nghiệm mới có thể kết luận.
    Còn về chuyện cân nhắc lỗ lãi, cháu cũng luôn coi trọng vấn đề chi phí trong sản xuất. Mấy ý ở bài trước của cháu mà triển khai ở VN thì đầu tư thiết bị chỉ chừng 20 triệu VND. Đó là chưa kể còn tận dụng được 1 số đồ gia dụng có sẵn, đỡ phải mua mới. Chỉ không rõ là yêu cầu vệ sinh thực phẩm ở Mỹ có khắt khe hơn, đòi hỏi phải có dây chuyền khép kín, vô trùng hay không thôi.
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi chưa thử nghiệm nấu thịt bằng nồi áp suất (mấy kilogram?)
    nhưng nấu bằng nồi thường, mà trên mặt nước có một lớp mỡ
    dày hơn 2 centimét, thì cũng nâng cao áp suất, khiến cho nhiệt
    độ hầm xương cũng cao hơn 100 độ C. Tôi cũng không nghiền
    xương thành bột, hay thành mảnh rất nhỏ, mà chỉ vỡ vụn ra thôi,
    và có mảnh còn khá to . Thật ra, thì ban đầu tôi nấu nhỏ lửa,
    nước không sôi, rồi sau mấy giờ mới sôi lóc bóc, và qua đêm .
    Đến sáng thì thịt rất nhừ, ra hết nước, bã rất nhạt không thể ăn
    được (nếu không đói lắm). Thịt xương này vẫn chưa ra hết chất
    so với nghiền xương vụn hơn, nhưng nếu gạn hết nước ra, đổ
    thêm nước vào và nấu tiếp như nấu cao xương hổ, thì mùi vị
    không ngon, và tốn kém nhiều hơn chất thu được . Vì vậy, tôi
    vẫn đổ đi số xương thịt này .
    Cho đến nay, tôi cho rằng nếu xương thịt nghiền nhỏ hơn chút
    nữa, thì giảm được thời gian hầm, chứ không có ý định xay
    xương thịt ra bột rồi nấu trong nồi áp suất mấy Átmostphere .
    Tôi chắc rằng làm như vậy sẽ lỗ vốn vì phiền hà, mà không
    thu được chất đạm tốt trong nguyên liệu, và mùi vị sẽ không hợp
    với làm thức ăn . Bạn cũng nên biết rằng trong quá trình hầm
    hay chưng cất, thì từng giai đoạn, các chất chiết ra khác nhau,
    và có giai đoạn chất chiết ra là không mong muốn, chứ không
    phải chiết ra cả thứ ngon lẫn thứ không ngon đâu.
  5. tharua

    tharua Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    7

    Bác CoDep!
    Em dùng 1 máy cắt nhôm (bỏ hết các phần chụp an toàn... chỉ giữ lại phần đĩa cắt). Máy Tàu 2tr5.
    Bên cạnh làm thìa khuấy như máy xay sinh tố (nhằm gạt xương vào lưỡi cắt). Tất nhiên bên dưới có motor hoặc quay tay.
    Phía dưới lưỡi cắt là rãnh thoát phôi (cho những phần =2 đốt ngón tay lọt qua.
    Máy nhỏ, bác bỏ từng phần chứ đừng bocả con bò vào nhé :D
    Giá thành khoảng 10-15tr!
    Được tharua sửa chữa / chuyển vào 02:37 ngày 01/08/2009
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Máy bạn thiết kế quá phức tạp, và không hợp công suất.
    Bạn làm kiểu cái kìm lớn thì bao nhiêu tiền ?
    Gồm một đế, có 4 lỗ khoan để bắt đinh ốc .
    Trên đế có hàm trên của kìm, cố định, có lỗ lắp trục quay của kìm .
    Hàm dưới của kìm, nơi tay cầm là một ống để tra cán dài vào
    mà ép xuống, thì hàm dưới nâng lên, ép xương vỡ ra.
    1- Đế - thép cứng dày 10 ly, 300 X 400 ly .
    4- bộ đinh ốc cỡ 12-16 ly.
    1- Hàm trên, thép cỡ 30-40 ly, miệng rộng 50 ly . .
    1- hàm dưới, phần chuôi là thép ống đường kính trong hơn 30 ly
    thép dày không dưới 3 ly .
    1- Chốt trục kìm, đường kính không dưới 20 ly, dài không dưới
    50 ly .
    Bạn có thể có kích thước hay hơn thì cứ chia sẻ với bà con .
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    À quên, còn kiểu thiết kế như dao cầu cắt thuốc bắc nữa .
    Kiểu thiết kế này, thì hàm trên cắn xuống cùng chiều với cánh tay đòn đè xuống, chứ không trái chiều như thiết kế kiểu kìm cặp.
    Các kiểu nên làm bằng thép không gỉ cho tiện lau rửa, và trông
    bắt mắt . Thiết kế này gọn, nhẹ, dễ tháo lắp, công suất vừa với
    thực tế kinh doanh
  8. dht585

    dht585 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    0
    Bàc CoDep cho biẮt 'ìa chì? tiẶm phơ? cù?a bàc 'Ă? hĂm nà?o qua thươ?ng thức nhè
  9. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4
    Theo tớ biết thì trong xương không có chất gì ngoài vôi và collagen hết. Collagen không làm cho nước súp ngọt được. Ngọt nước là nhờ tuỷ xương. Collagen là dùng làm gelatin đấy.
    Bác đừng uổng công hầm xương. Bác mua cái loại muỗng để móc tuỷ ra mà nấu cho lẹ. Xem hình dưới.
    http://www.marketmanila.com/archives/sterling-silver-bone-marrow-bulalo-spoon
    Bác muốn nước ngọt nữa thì dùng đuôi bò mà nấu.
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn nói nửa đúng thôi .
    Đúng ở chỗ trong xương có keo .
    Sai ở chỗ trong xương không chỉ có keo mà thôi .
    Bạn nói đuôi bò ngọt, thì ngọt ở xương hay ở thịt ?

Chia sẻ trang này