1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MCS51? PLC? or FPGA?

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi caracas, 30/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. caracas

    caracas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Mình hay dùng các IC họ MCS51, và mình chưa biết gì thêm ngoài cái đó. Mình thấy trên forum mọi người nói nhiều về PLC, FPGA ... là những công nghệ mới hơn được sử dụng cho các bài toán phức tạp hơn trong điều khiển tự động. Mình không có tham vọng nắm được những công nghệ này ngay trong một câu hỏi ở đây, Mình chỉ mong các bạn có thể chỉ ra cho mình một số sự khác biệt giữa việc sử dụng MCS51 làm một hệ thống nhúng đơn thuần và các hệ thống có sử dụng các công nghệ kia không. Sở dĩ mình muốn hỏi như thế để có thể định hướng công nghệ được sử dụng cho những mục đích của mình, và để update kiến thức của mình
    Thanks
  2. ahuy82

    ahuy82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Các MCU họ 51 nói riêng và MCU các họ khác như 68000 , Z80(85) , PIC , ... được sử dụng cho các hệ thống ứng dụng chip đơn , có yêu cầu về tính linh hoạt cao ,phát triển nhanh , nhưng tốc độ xử lý bị hạn chế ( mặc dù hiện nay đã có một số hãng sx cho ra đời nhiều thế hệ MCU đạt tốc độ khá cao ) , khó mở rộng ứng dụng (extend modulation) , làm việc trong môi trường không quá khắc nghiệt , và độ tin cậy không đòi hỏi khắc khe ( vì rất dễ hỏng hóc nếu làm việc trong môi trường không phù hợp ) .
    PLC : được các hãng lớn sx , và làm việc tốt trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt (đã được kiểm tra nghiêm ngặt) , dễ dàng mở rộng ứng dụng sau này ( chỉ cần gắn thêm module) , phát triển ứng dụng nhanh . Hạn chế : đắt tiền , mua PLC của hãng nào thì phải sử dụng phần mềm của hãng đó để phát triển ứng dụng .
    FPGA : hệ thống tích hợp cao , đang là "mốt" hiện nay . Có khả năng tích hợp các mach số lớn , tốc độ xử lý và độ tin cậy cực cao , hiện đang được hầu hết các hãng sx IC số ,tích hợp ứng dụng sử dụng nhiều . Hạn chế : phức tạp , đòi hỏi trình độ công nghệ cao , quá trình phát triển ứng dụng đòi hỏi nhiều thời gian , công sức , và giá thành còn rất đắt tiền ... VN hiện đang cố gắng theo đuổi hướng phát triển này .
    Mong quý vị chỉ giáo thêm
  3. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0

    Thông thường thì với một mcu họ c51 có thể tạo ra một hệ thống điều khiển tải công suất lớn thông qua các relay , triac hay khởi động từ, có rất nhiều ứng dụng như thế đã được sử dụng tại các nhà máy sản xuất.
    Tôi cũng không biết nhiều về PLC các loại hiện nay, nhưng trong thời gian công tác tại một nhà máy sản xuất với hệ thống điều khiển chủ yếu xuất xứ từ Siemens, tôi cũng muốn trình bày một số hiểu biết của bản thân.
    Bản thân các PLC hay nói chung là các hệ thống điều khiển điển hình của Siemens cũng dựa trên họ mcu 8051 nhưng do chính hãng này cải tiến và sản xuất (điển hình như 80515)chạy ở 80Mhz. PLC thực ra cũng như một máy tính công nghiệp chứ bản thân PLC không phải chíp đơn
    Ngoài ra, tôi thấy các biến tần 3 pha của Siemens như micromaster, midimaster cũng điều khiển dựa trên một chip PIC (không nhớ rõ loại PIC nào), các biến tần điều khiển moteur DC của Siemens cũng được điều khiển bởi mcu 8031 với sơ đồ mạch giao tiếp ROM, RAM y hệt như trong các tài liệu hiện nay ngoài một số IC giao tiếp tải công suất lớn.
    Trong một số thiết bị điều khiển công nghiệp, tôi còn thấy cả các vi xử lý của Intel như 80188,80286,386...
    Còn các công nghệ FPGA thì mình cũng không rõ lắm, nói chung một khi tôi thiết kế và làm xong được một board mạch in, tôi cũng đã vui lắm rồi. Còn FPGA, có lẽ dành cho các kỹ sư thiết kế ASIS.
    Còn hệ thống nhúng, đó là một lĩnh vực cực kỳ kỳ hay, tôi cũng đang tự tìm tài liệu. Theo tôi nghĩ thì hệ thống nhúng là bao gồm phần cứng và phần mềm chuyên biệt cho một loại thiết bị và chương trình thường được nạp trong ROM, khái niệm nhúng thường đi với khái niệm thời gian thực (real-time).
    Ví dụ: các router trong mạng máy tính bản thân là một hệ thống nhúng.Hiện nay tôi thấy các nhà phát triển đang nghiên cứu hệ thống Linux nhúng.
    Trong các thiết bị viễn thông cụ thể là các thiết bị truyền dẫn tôi đã từng lắp đặt thì các modul xử lý giao tiếp SDH, luồng E1... bản thân là hệ thống nhúng, chương trình được nạp sẵn từ lúc xuất xưởng hoặc được nạp từ một máy tính thông qua cổng COM.
    Trên đây là một số hiểu biết của mình qua thực tế, mong các bậc tiền bối chỉ giáo thêm.
  4. kinhbac

    kinhbac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    ban opentdoors am hieu nhieu ve vien thong xin chi giao cho mot chut ve tong dai PABX, cu the la he thong digital switching va co cau dieu khien cua no.
    Cam on !
  5. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bạn rất rộng cả về lý thuyết tổng đài lẫn cách điều khiển giao tiếp tổng đài.
    Về cách điều khiển tổng đài PABX, mình nghĩ cũng đơn giản thôi, cụ thể mình thường hay lắp đặt TĐ Panasonic KXTD thì giao tiếp với nó thông qua một bàn lập trình hay một điện thoại số, tôi sử dụng điện thoại số. Còn điều khiển như thế nao thì theo tập tài liệu kèm theo như installation, programming, user manual để lắp đặt cũng như đưa các lệnh điều khiển vào PABX...
    Còn cơ cấu chuyển mạch của PABX thì phụ thuộc vào từng loại tổng đài, ý đồ thiết kế cũng như dung lượng của nó mà người ta chọn phối hợp chuyển mạch T với chuyển mạch S. Còn với một tđ PABX cụ thể để sử dụng với dung lượng 8 đến 128, và có giao tiếp E1, người ta thiết kế theo kỹ thuật TSI, sử dụng các IC chuyên dụng để xử lý phần coding (A law, u law) ví dụ TP3057 hay 3054 , một uC hay uP (nhiều hãng sử dụng mcs51) sẽ đọc lần lượt các byte vào RAM sau đó chuyển mạch, hoặc ghép vào luồng E1.
    Nói chung trong PABX còn có nhiều thành phần khác như dịch vụ, nguồn, đồng hồ...và những ý tôi đã trình bày ở trên chỉ nằm trong phạm vi môt luận văn tốt nghiệp thiết kế và thi công tổng đài của sinh viên khoa Điện tử ĐHBK TpHCM.
    Được opentdoors sửa chữa / chuyển vào 17:01 ngày 03/02/2004
  6. kinhbac

    kinhbac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Rat cam on ban opentdoors ve nhung thong tin bo ich cua ban, toi dang nghien cuu ve mcs51 va co cau chuyen mach cua PABX, toi rat mong ban chia se nhung thong tin lien quan. email cua toi la quangpk@yahoo.com
  7. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0

    To kinhbac:
    Nếu bạn đang nghiên cứu 8051, tôi không rõ bạn bắt đầu nghiên cứu đã lâu chưa, nhưng nếu bạn đang ở Hà nội thì bạn tìm cuốn "Interface and programming 8051 microcontroller "của Rigel Corp. Bạn nên sử dụng at89c51/52 để nạp chương trình monitor, bạn vào trang web của kswitchit để lấy sơ đồ mạch hoặc theo sơ đồ trong sách(bỏ con ROM ngoài), bạn cũng có thể tham khảo Paulmon2 nhưng chương trình monitor trong cuốn sách trên là đầy đủ, đơn giản và rất dễ hiểu. Bản thân tôi cũng tự chế một board mạch như vậy giao tiếp qua Hyper Terminal để chạy các chương trình trên RAM, đỡ mất công phải nạp đi nạp lại, mà mấy con AT cứ nạp nhiều lần là đi tàu bay.
    Nếu bạn đang nghiên cứu vè PABX dựa trên 8051 thì bạn có thể tìm cuốn luận văn tốt nghiệp của sv khoa điện tử ĐHBK tpHCM, thiết kế và thi công tổng đài TSI, họ sẽ trình bày chi tiếp về mạch giao tiếp thuê bao, chuyển mạch và các dịch vụ trong một tổng đài số, họ cũng trình bày thuật toán chương trình cũng như các datasheet các IC chuyên dụng, các IC này hoàn toàn kiếm được ở Nhật tảo-tpHCM, còn ở Hàng trống tôi không biết.
    Nội dung cũng tương đối nhiều, tôi cũng không thể trình bày một cách chi tiết trong nội dung bài này được.
    email của tôi: quangphu1376@yahoo.com
    Được opentdoors sửa chữa / chuyển vào 09:52 ngày 05/02/2004

Chia sẻ trang này