1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mẹ bầu mắc tiểu đường trong thai kỳ khiến thai nhi gặp nguy

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi botania, 16/01/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. botania

    botania Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2016
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Khi mang thai, sản phụ mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết nhằm tránh tăng lượng đường cho thai nhi, khiến thai nhi lớn hơn bình thường gây khó khi sinh nở.



    [​IMG]



    Vì thế, khi mang thai các chị em nên có chế độ ăn uống hợp lý để tránh mắc bệnh tiểu đường. Bởi khi mắc tiểu đường thai kỳ, cả người mẹ và thai nhi đều phải đối mặt với nhiều nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu được điều trị tiểu đường thai kỳ tốt và đảm bảo khoa học thì mẹ và thai nhi sinh ra sẽ có sức khỏe tốt.



    Qua bài viết này, các chuyên gia đầu ngành về Nội tiết sẽ giúp các mẹ bầu hiểu hơn về bệnh tiểu đường trong thai kỳ, những nguy cơ với thai nhi và người mẹ, chế độ dinh dưỡng cho thai phụ…



    Thời gian chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường thai kỳ.


    Chứng bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường trong máu khi phụ nữ mang thai. Các chuyên gia cho biết: thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ là những thai phụ trên 35 tuổi, mang thai nhiều lần, cơ thể béo phì trước khi mang thai, trong khi mang thai tăng cân nhiều hoặc có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, gia đình có người bị tiểu đường.



    Những triệu chứng bị tiểu đường thai kỳ là không rõ ràng, chủ yếu được phát hiện khi thăm khám thai định kỳ. Theo chuyên gia, tăng đường máu xảy ra vào thai kỳ tuần 24-28 và biến mất khi sinh con ra.



    Tuy nhiên, nếu không được điều trị tiểu đường trong thai kỳ, thai phụ và thai nhi có thể gặp phải nhiều biến chứng, thậm chí người mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thực sự sau sinh.



    Nguy cơ khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường.


    Theo chuyên gia cho biết, khi thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ không kiểm soát tốt đường huyết sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con.



    [​IMG]



    Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ:

    - Tăng nguy cơ tiền sản giật (sản giật 4 lần).

    - Dễ gây sang chấn lúc sinh do thai to như: gẫy xương, trật khớp vai…

    - Dễ bị băng huyết sau sinh.

    - Tăng tỉ lệ phải mổ bắt thai và những hệ lụy do phẫu thuật.

    - Đa ối là tình trạng nhiều nước ối, khiến sản phụ khó chịu và đau nhiều khi đẻ. Thậm chí có thể khiến sinh non hay vỡ ối gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.



    Ảnh hưởng tới thai nhi:

    - Gia tăng tỉ lệ dị dạng thai nhi: nếu không kiểm soát tốt đường huyết, thai nhi có nguy cơ bị dị tất bẩm sinh khá cao như dị tật hệ tiết niệu, hệ thần kinh và phổ biến nhất là các bệnh tim mạch.

    - Thai to hoặc kém phát triển.

    - Suy hô hấp cấp do dự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao.

    - Rối loạn chuyển hóa như hạ canxi huyết, hạ đường huyết.

    - Tỉ lệ tử vong sau sinh tăng gấp 2-5 lần.



    Kết luận: Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, khi mang thai mà thai phụ mắc tiểu đường trong thai kỳ, cần phải hết sức cẩn trọng và có biện pháp điều trị tiểu đường hiệu quả, nhằm mang lại sức khỏe cho cả mẹ và con.





    (Nguồn Internet)

Chia sẻ trang này