1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mẹ chồng nàng dâu - Trò chơi ghép hình.

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Mixup, 19/04/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mixup

    Mixup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2011
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Mẹ chồng nàng dâu – Trò chơi ghép hình của tác giả Cừu Nhược Hàm là tiểu thuyết cuốn hút độc giả ngay từ nhan đề của tác phẩm. Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu có giống như một trò chơi ghép hình không? Truyện có thực sự chỉ xoay quanh về mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu hay không? Vấn đề mà tác giả cuốn sách này khai thác tuy không mới nhưng nó vẫn mang tính thời sự sâu sắc. Cừu Nhược Hàm đã đi vào từng ngõ ngách sâu kín nhất của đời sống gia đình hiện đại, khám phá chiều sâu tâm lí của mỗi nhân vật.
    Truyện không có nhiều chi tiết kịch tính nhưng cũng không hiếm khi kiến độc giả phải rơi nước mắt. Tình yêu và sự vi tha đã chiến thắng sự ích kỉ trong mỗi con người. Mâu thuẫn giữa Giang Tiểu Tuyết và bà mẹ chồng có lúc đã lên tới đỉnh điểm. Một bên là cô tiểu thư con nhà gia giáo, giàu có phải đối mặt với cuộc sống nông thôn cổ hủ, lạc hậu; một bên là bà mẹ chồng “trọng nam khinh nữ” đến tiêu cực. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu, giữa nông thôn và thành thị có lúc đã đẩy cuộc sống gia đình họ lay lắt bên bờ vực ly hôn. Mẹ chồng – con trai – nàng dâu sẽ mở nút thắt ra sao? Họ phải tự tay ghép thành hình gia đình hình phúc như thế nào? Mỗi người trong chúng ta có cách nào giúp họ không?
    Tính nhân văn của tác phẩm chính là đã đặt tình yêu lên đúng vị trí của nó, làm sợi dây kết nối các mối quan hệ và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Giá trị nhân văn sâu sắc đó thực sự gây cảm động lòng người. Vai trò của người chồng vô cùng quan trọng trong việc điều hòa mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu. Người chồng chính là người kết nối yêu thương. Bởi vậy, “Mẹ chồng nàng dâu – Trò chơi ghép hình” không chỉ là tác phẩm dành cho các nàng dâu, những cô gái sắp bước vào cuộc sống hôn nhân mà nó sẽ thu hút rất nhiều người đàn ông. Ở đó, bạn sẽ bất giác gặp chính mình, chính hoàn cảnh gia đình mình. Mẹ chồng nàng dâu – trò chơi ghép hình là tác phẩm đáng để bạn đọc cùng chia sẻ.
  2. Mixup

    Mixup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2011
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Cuối tuần, Mixup xin gửi đến các bạn món ăn tinh thần này nhé! Đọc và chia sẻ cùng mình nhé!
    Phần 1: Mẹ chồng nàng dâu - trò chơi ghép hình
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Chương 1: Mẹ chồng giá lâm!
    "Bà đã đến hơn nửa tháng nay, thế mà Giang Tiểu Tuyết chưa thể tiếp nhận cái sự thật này, hàng ngày đi làm trở về, đẩy cửa bước vào nhà là thấy bà đang lặng lẽ ngồi ngay ngắn ở phòng khách xem ti vi. Cô bất giác lùi lại một bước vào nhà là thấy bà đang lặng lẽ ngồi ngay ngắn ở phòng khách xem ti vi. Cô bất giác lùi lại một bước, ngờ ngợ có phải mình đã vào lầm nhà hay không.
    Vậy là bà đã đến. Tiểu Tuyết lại không thể có bất cứ lý do gì để từ chối. Nguồn cơn chuyện này ra sao, cô thật không dám nói lại nữa.
    Bố chồng Tiểu Tuyết mất. Tuy mọi bà con thân thiết và bạn bè của cô đều nói sự việc đó không hề liên quan gì đến cô, nhưng cớ sao cô vẫn cảm thấy không yên lòng? Ông ấy đi làm ở công trường xây dựng tại quê nhà, bị ngã rồi chết; còn Tiểu Tuyết thì liên tục công tác và sống ở Thâm Quyến xa lắc xa lơ, cái chết của ông đâu có liên quan đến cô?
    Nhưng Tiểu Tuyết hiểu rằng không chỉ bà mẹ chồng mà có lẽ ngay Lý Văn Long – người chồng thân yêu của cô – cũng đều ngầm trách cứ cô rất nhiều. Cả hai đều cho rằng ông ấy mất là tại cô. Chú em trai của Lý Văn Long là Lý Văn Hổ đang học năm thứ tư đại học, học phí và sinh hoạt phí của chú em suốt mấy năm qua đều do Lý Văn Long chăm lo, Tiểu Tuyết thì rất phản đối cái lối hy sinh vô điều kiện như thế của chồng. Khi Văn Hổ gọi điện cho Văn Long xin tiền, thì cô gọi điện cho chồng nói thẳng rằng từ nay vợ chồng cô không chi tiền sinh hoạt phí cho Văn Hổ nữa. Từ đó dẫn đến bi kịch bố chồng cô đi làm ở công trường xây dựng rồi ngã, tử vong..."
  3. Mixup

    Mixup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2011
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chương hai: Câu chuyện cái bàn bằng kính

    Mẹ chồng nàng dâu sống chung, tựa như cái gì?

    Nếu bảo Tiểu Tuyết thử ví von, chắc cô cũng chịu không biết nói sao. Nhưng cô có một cảm giác, cái cảm giác này đôi lúc bất chợt lóe lên trong cuộc sống chung giữa cô và mẹ chồng.

    Một giây trước, có lẽ bà đang nói cười vui vẻ với ta, nhưng một giây sau đó bà bỗng nghiệt ngã với ta luôn, chẳng khác gì mũi kiếm thọc vào tim ta hoặc giống như ta bất chợt bị người khác nhét cái kim vào cổ họng, hai bên lập tức rơi vào tình thế hùng hổ giương cung giơ kiếm.

    Hiện giờ Tiểu Tuyết cảm nhận rất rõ, sự việc bắt đầu nảy sinh từ lúc Văn Long mua cái bàn khác đem về.

    Hôm đó Tiểu Tuyết đi làm trở về nhà, Văn Long thì luôn bận công việc, anh thường về nhà rất muộn, quãng thời gian chỉ có Tiểu Tuyết và mẹ chồng ở nhà sao mà dài lê thê. Tuy bà vẫn hay soi mói bắt bẻ cô, nhưng cô đã khác trước, cô giữ vững nguyên tắc chung sống với bà là thỏa hiệp.

    Thỏa hiệp, thỏa hiệp và thỏa hiệp!
  4. Mixup

    Mixup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2011
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Cuối tuần, các bạn vào đây thưởng thức món ăn tinh thần nhé!
    Cùng Mydinhbooks đọc tiếp tiểu thuyết "Mẹ chồng nàng dâu - Trò chơi ghép hình"!
    Chúc cả nhà vui vẻ!
    Chương ba: Lại chuyện cái bàn kính

    Tiểu Tuyết nhận rõ tình yêu của Văn Long đối với cô, anh đã ủng hộ và thấu hiểu cô, tâm trạng cô đã nhẹ nhõm rất nhiều. Anh muốn cô cho anh thời gian, anh sẽ khuyên nhủ bà mẹ, Tiểu Tuyết bằng lòng chờ đợi.
    Ngày lại ngày trôi qua, hình như mẹ chồng vẫn còn giận cô, vẻ mặt bà lúc nào cũng đanh lại. Buổi chiều Tiểu Tuyết tan làm rồi không có can đảm về nhà, vì cô biết Văn Long thường không thể về sớm, cô không có gan về nhà để một mình đối diện với mẹ chồng. Cô nán lại phòng làm việc rất lâu, cũng vừa khéo dịp này cô không viết bài nào cho nhà xuất bản hoặc tạp chí, ở phòng làm việc cũng rỗi rãi.
    Mãi đến 10 giờ tối cô mới rời phòng làm việc, cô đoán chừng giờ này Văn Long đã về rồi. Nhưng bước vào nhà thì vẫn chưa thấy Văn Long về, cô đành đứng ở phòng khách và đánh bạo chào “mẹ ơi”, bà ngỡ ngàng đứng dậy tươi cười hỏi cô: “Đã ăn cơm chưa?”
    Tiểu Tuyết đâu có nghĩ đến ăn, hiện giờ hai người tuy không to tiếng với nhau, lúc này bà còn cười với cô nhưng cô biết thâm tâm bà thì vẫn như trước, chắc chắn bà càng khó chịu với cô, cô hạ thấp giọng: “Mẹ ạ, con đã ăn bên ngoài rồi, con về phòng đây.”
    Nói rồi cô vội vã đi luôn, bước vào phòng mình, tựa vào lưng cánh cửa, thở phào, có cảm giác hình như đây không phải là nhà của mình, tại sao lại thế? Nhà của ta, lẽ nào không phải là nơi để ta có thể tự do thả lỏng tâm trạng? Trở về nhà, sao lại cảm thấy bị ức chế hơn cả ngồi ở phòng làm việc? Văn Long bảo cô cứ chờ, cô phải chờ đến bao giờ?
    Cô bước đến đầu giường, thấy rác hôm qua trong thùng đã được đổ đi sạch sẽ, hộp bao cao su vẫn đặt trên cái tủ đầu giường không thấy đâu nữa, cô ngẩn người, kéo ô ngăn kéo ra, thì nhìn thấy nó đang nằm yên ở đó. Rõ ràng là hôm nay bà mẹ đã vào phòng cô dọn dẹp.
    Cô thở dài, uể oải ngồi xuống giường, nghĩ bụng, bà muốn vào thì cứ việc vào, miễn là mình không nhìn thấy, không nhìn thấy càng đỡ bực mình.
    Ngồi nơi đầu giường, Tiểu Tuyết bỗng thấy là lạ, bèn đứng ngay dậy, nhận ra cái bàn kính Văn Long mới mua về cho cô đã biến mất! Cô đứng nhìn quanh một lượt, vẫn không thấy cái bàn đâu. Cô biết chắc đã có chuyện rồi, đôi chân đứng không vững nữa, cô vội mở cửa bước ra. Mẹ chồng đang ngồi kia lặng lẽ xem ti-vi, Tiểu Tuyết gắng tự nhủ hãy bình tĩnh, vẻ mặt tươi cười, hết sức bình thản, cô nói với bà: “Mẹ ơi con muốn hỏi, cái bàn kính ở phòng con đâu rồi? Con vừa định đặt cái máy tính…”
    “À, mẹ thấy nhà ta có hai cái bàn, nên mẹ đem nó đi đổi lấy 10 cái ghế rồi.” Giọng bà vẫn như thường, tay bà cầm chiếc điều khiển ti-vi, tươi cười nhìn cô.

    Đó là 10 cái ghế gỗ có đường nét uốn lượn theo kiểu cũ, màu da cam sáng, rất vênh với phong cách trang nhã của các đồ vật vốn có trong toàn căn nhà của họ.
    Tiểu Tuyết cúi đầu, đôi môi mím chặt, cô dường như hóa điên. Cô không sao chịu nổi nữa. Cái bàn ấy là món quà của Văn Long - người chồng mà cô rất yêu - tặng cho cô, thế mà bà ấy không thèm hỏi cô nửa câu, đem nó đi đổi lấy thứ khác!
  5. Mixup

    Mixup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2011
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Cuối tuần này, các bạn hãy cùng Mixup thưởng thức món ăn tinh thần nhé!
    Chương 4: Quy tắc ghép tranh
    Quan hệ mẹ chồng nàng dâu thực ra giống như trò chơi ghép hình
    Nếu đã từng chơi thì bạn hẳn còn nhớ các quy tắc trong đó, nếu muốn ghép cho được một bức tranh hoàn chỉnh thì bạn phải nghĩ đến toàn bộ các mảnh đơn lẻ khác. Nếu chỉ nghĩ về riêng 1 mảnh, rồi tùy hứng ghép bừa thì dù bạn cố gắng đến mấy cũng không thể thành công. Đúng không?”
    Hãy cùng chơi trò ghép tranh với gia đình Tiểu Tuyết nhé!


    Nói theo cách nói của bà mẹ chồng Tiểu Tuyết thì gia đình Tiểu Tuyết là nhà “tuyệt tự” điển hình. Nhà tuyệt tự là gì? Là nhà không có con trai cháu trai, nhà họ Giang đến đời chị em Tiểu Tuyết Tiểu Vũ coi như “đứt mạch”. Cứ như cách nói này của bà, thì bà mẹ Tiểu Tuyết đã có lỗi với tổ tiên nhà họ Giang! May sao cha mẹ Tiểu Tuyết lại không nghĩ như bà thông gia, họ không có tư tưởng trọng nam khinh nữ nặng nề, sau khi sinh hai cô con gái, họ không quyết ý tiếp tục sinh con nữa, họ chỉ mải mê cho sự nghiệp. Gia đình Tiểu Tuyết vốn từ Chiết Giang di cư đến đây từ vài chục năm trước, rồi mua đất xây nhà, nay họ ở một ngôi biệt thự trị giá hàng triệu nhân dân tệ. Điều bất hạnh là, người cha của Tiểu Tuyết bị tai nạn giao thông từ khi cô lên bảy tuổi, ông biến thành người thực vật, bao năm qua bà mẹ nuôi nấng hai chị em cô và chăm sóc ông chồng nằm liệt giường.
    Tiểu Tuyết có cảm giác mình đang ở giữa một mớ bòng bong, rất muốn gỡ ra để cho cuộc sống được bình ổn trở lại, nhưng cô thấy mình đã rối trí và mất phương hướng. Đối mặt với bao vấn đề, cô đã mất khả năng độc lập phân tích và giải quyết, cô không rõ ai đúng ai sai, ai phải ai trái. Sau khi biết tin ông bố mất, Văn Long bỗng đờ đẫn, thẫn thờ, cả hai cứ như người mất hồn, cùng trở về đưa tang ông cụ. Tiểu Tuyết thì lo lắng sợ sệt như một con thỏ non chết hụt, cô không có can đảm để nhìn thẳng vào vấn đề nữa. Cô chỉ biết động viên Văn Long và lựa làm vừa lòng bà mẹ chồng, cô không còn thì giờ để bình tĩnh phân tích gì nữa.
    Tiểu Tuyết có cô bạn thân là biên tập viên ở một nhà xuất bản, hai người quen nhau trong công tác. Tiểu Tuyết ngoài giờ làm việc thường tranh thủ viết bài cho vài tạp chí và nhà xuất bản, cô quen rất nhiều biên tập viên, cũng có người trở thành bạn thân sau nhiều năm hợp tác. Cùng không thể gặp nhau trong cuộc sống thường nhật, lại không ở cùng một thành phố, chỉ là hợp tác vui vẻ vì lợi ích chung, cả hai giao lưu trên mạng nhiều năm rồi trở thành thân thiết, Tiểu Tuyết hễ có việc đều muốn tìm cô bạn biên tập viên này. Đó là Văn Nhất, hơn cô một tuổi, cũng chín chắn và sâu sắc hơn cô, bây giờ cô tìm Văn Nhất. Vừa khéo Văn Nhất cũng đang ở trên mạng, Tiểu Tuyết bèn kể với cô về chuyện chung sống với mẹ chồng trong mấy tháng qua.
    Nghe xong, Văn Nhất nói: “Mình muốn hỏi Tiểu Tuyết điều này, nếu cậu hiểu thật rõ rồi, thì cậu sẽ biết cậu phải làm gì.”
    Tiểu Tuyết đáp: “Cậu cứ nói đi.”
    Văn Nhất: “Hãy tự hỏi mình, hiện nay cậu có còn yêu Văn Long nữa không?”
    Đọc câu hỏi mà Văn Nhất nêu ra, Tiểu Tuyết chững lại trước máy tính. Có phải hiện nay cô vẫn yêu Văn Long không?
    Có gì mà phải hoài nghi? Cô khẳng định mình vẫn yêu anh. Cô nhớ lại ngày trước, nếu không vì yêu thì năm đó cô đã không bỏ qua tất cả để lấy anh. Nếu không vì yêu thì… bốn năm nay Văn Long ngoài chi trả món tiền trả góp mua nhà, thì tiền nong anh đều gửi cả về quê anh, cô có nói gì đâu? Sau khi bố chồng qua đời, Văn Long cứ lầm lỳ ngơ ngẩn suốt mấy tháng trời không thiết nói năng, cô thấy rõ cả, cô rất sợ hãi và tự trách mình, cũng là vì tình yêu.



    Văn Long cũng thấy bí, anh cười cười rồi giải thích: “Mẹ đừng tức giận làm gì. Nhà bên đó là dân thành phố, không hay làm thế. Vả lại, bà mẹ Tiểu Tuyết rất bận, chắc là không có thì giờ…”
    Bà ngẫm nghĩ, rồi nói: “Bà ấy không đến thăm mẹ thì mẹ đến thăm bà ấy. Để bà ấy hiểu thế nào là lễ nghi. Một hôm nào đó con chọn địa điểm và hẹn rằng mẹ mời bà ấy ăn cơm.”
    Văn Long đành gật đầu, mỉm cười: “Vâng, con xin nghe mẹ. Bây giờ con phải đến công ty có chút việc.”
    Nói xong anh định quay người lủi ra, để đi đến nhà bố mẹ vợ đón Tiểu Tuyết về. Ngọn lửa của cuộc chiến đã bùng cháy, anh không dập lửa thì ai dập đây?
    Nhưng anh vừa quay người thì bà mẹ hỏi luôn: “Có phải con định đến nhà Tiểu Tuyết không đấy?”
    Văn Long ngớ ra, đành quay người lại, trả lời: “Không đâu, mẹ ạ.”


    Thấy mẹ khóc, Văn Long chẳng biết nên làm gì nữa. Không dám không nghe lời mẹ, anh đành gọi điện cho Tiểu Tuyết: “Anh không đi nữa.”
    Tiểu Tuyết ngạc nhiên, và hiểu rằng chắc chắn đó là ý của bà mẹ chồng nên cô im lặng, tắt máy. Mẹ Tiểu Tuyết thấy cô không nói gì, bèn hỏi:”Văn Long có sang không?”
    Tiểu Tuyết nín lặng. Bà mẹ lấy làm lạ, hỏi cô: “Này, hai đứa cãi nhau hay sao?”
    Tiểu Tuyết vẫn im lặng, bà bèn gọi điện sang đó, nghĩ rằng chính mình gọi điện tức là rất nể anh con rể rồi. Văn Long nghe điện, bà mẹ anh nhìn sang anh, anh đành nói: “Thưa mẹ, mẹ con đến ạ. Con đang đưa mẹ con đi chơi phố, nên chẳng có thời gian. Để lần sau vậy. Con cảm ơn mẹ.”
    Văn Long đang ngồi đối diện với bà mẹ, thế là anh viện cớ này luôn.
    Bà mẹ Tiểu Tuyết lúc này mới hiểu ra, chắc là bà thông gia trách bà không sang thăm đây mà. Bà mỉm cười, nói: “Được, Văn Long cứ chăm sóc bà ấy nhé. Vài hôm nữa mẹ sẽ tổ chức bữa cơm để hai bên thông gia ngồi với nhau.”
    Nói xong bà tắt máy.
    Hôm nay Văn Long không sang, chắc hẳn là ý của bà thông gia.
    Văn Long thì bồn chồn đứng ngồi không yên, chờ mãi, thấy bà mẹ quay người đi vào bếp, anh lập tức bấm máy nhắn tin cho Tiểu Tuyết “Em cứ ăn đi. Muộn một chút anh sẽ sang đón em về. Tiểu Tuyết, anh yêu em.”
    Trước mắt, anh chỉ có thể làm được như vậy!

Chia sẻ trang này