1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mê Linh sắp khăn gói về Hà Nội - Anh em gửi lời chào tạm biệt!

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dungluck167, 31/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thu_trong_mat_em

    thu_trong_mat_em Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2004
    Bài viết:
    889
    Đã được thích:
    0
    Sao lại có nhiều đứa hâm thế nhờ, lươn ngắn lại chê trạch dài
  2. lan123

    lan123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đã là 13.7 rồi. Chỉ còn 13 ngay nữa thôi ...
  3. congnam_vnct

    congnam_vnct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Từ những năm 1978 --->> đến khoảng năm 1986..tất cả những ai sinh ra vẫn có ghi trong giấy khai sinh là mê linh hà hội..Những năm sau này được xát nhập vào thành vĩnh phú, rồi lại tách phú thọ -- vĩnh phúc. cho đến nay thời diểm 1.8 đến rồi mê lịnh lại trở về hà nội thời của năm 1978,1979,1980... nhưng có lẽ các bạn đoán già đoán non về hướng phát triển cũng như đô thị hoá của mê linh, cũng có không ít các bạn chê chách!!!. bạn bạn cứ thử nhẩm tính xem. Huyện sóc sơn cũng vậy... phải trải qua một thời gian thì mới có thể phát triển cũng như vấn đề thô thị hoá để sánh vai cùng thủ đô hà nội, tuy là một vùng quê ngoại thành hà nội nhưng mê linh vĩnh phúc quê tôi luôn luôn tự hào có đền thờ hai bà Trưng, vị tướng nữ anh hùng của dân tộc,,,,,,, hơn thế nữa mê linh vĩnh phúc của chúng tôi cũng luôn tự hào về những sản phẩm của làng nghề chúng tôi làm ra.. những thực phẩm rau xanh như: cà chua, hành tây, bí bầu, cải ,,,, sau này phát triển ngành nghề trồng hoa tươi cũng ít nhiều cung cấp cho các tỉnh thành trong cả nước. thời điểm này mê linh xắp trở về hà nội cũng là lúc các khu công nghiệp mọc lên: khu công nghiệp Quang minh, khu CN phúc thắng... các phưng thức xản suất cũng chuyển dịch dần sang phi nông nghiệp . bản thân tôi là người MÊ LINH - MÊ LINH - VĨNH PHÚC cho dù có về hà nội hay không về hà nội thì cảm nhận cảu tôi về quê hương về nơi tôi sinh ra cung không có gì thay đổi, ước ao làng nghề trồng hoa của mê linh chúng tôi được phát triển khắp và được mọi người yêu quý tới ,,,,,,,,
  4. Dungcotomo

    Dungcotomo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    1.064
    Đã được thích:
    1
    Tạm biệt mê linh, hẹn gặp lại nhé
  5. ngocchau37

    ngocchau37 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2008
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    http://vn.myblog.yahoo.com/thanhdat-37
    Mê linh về Hà Nội: Âu lo hậu sát nhập?
    Người Mê Linh không háo hức như Dân Hà tây vì đã tứng về Hà Nội rồi?
    Nhưng dù sao dù ở tỉnh nào cũng tự hào là dân con cháu Hai Bà Trưng ANh hùng Và Tự Hào Là cố đô thứ hai của cả nước sau Phong Châu Và trước Cổ Loa
  6. haibien

    haibien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Mê Linh của Hà Nội rồi,xin chào những người Hà Nội mới.
    Từ nay gọi điện sang cho mấy bạn bên Mê Linh buôn thoải mái vì giá cước cố định tính nội vùng Hà Nội,rẻ bèo.
  7. lan123

    lan123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Lưu luyến Mê Linh?.
    10:18:14, 29/07/2008
    Đây đồi 79 mùa Xuân - Bác Hồ vẫn ân cần vẫy gọi; đây Đền Hai Bà Trưng linh thiêng ý chí quật cường; đây làng lúa, làng rau, làng nghề, làng hoa Tiền Phong, Mê Linh, Tráng Việt, Tiến Thịnh, Thạch Đà?; đây khu công nghiệp Quang Minh, Kim Hoa? các doanh nghiệp đang đến đầu tư. Đê Tả Hồng ngàn năm nay vẫn rười rượi làn gió ngợi ca vùng đất ân tình: Huyện Mê Linh.
    Vậy là từ 1-8-2008, huyện Mê Linh, người anh em ruột thịt bao năm ?oChung lưng đấu cật, chia ngọt sẻ bùi?, vùng đất giàu tiềm năng phát triển KT-XH, vựa lúa của Vĩnh Phúc sáp nhập vào thủ đô Hà Nội. Thật vinh dự và tự hào! Phải nói rằng không có gì đột ngột khi nghe tin Mê Linh - huyện trọng điểm KT-XH của tỉnh sáp nhập về Hà Nội. Nhưng khi nhận được kết quả chính thức từ Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khoá XII, người dân Vĩnh Phúc không khỏi bồi hồi, lưu luyến...
    Nhớ lại cách đây 21 năm - năm 1979 - huyện Mê Linh (bao gồm thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh bây giờ) được sáp nhập về Hà Nội. Thời bao cấp, Mê Linh cũng như các huyện ngoại thành thủ đô chưa có điều kiện phát huy tiềm năng. 12 năm sau - năm 1991 - huyện Mê Linh được tách về tỉnh Vĩnh Phú (cũ) và đến năm 1997, Mê Linh là một trong 6 huyện, thị của tỉnh Vĩnh Phúc tái lập.
    Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những năm đầu tái lập, Vĩnh Phúc còn là tỉnh nghèo, tổng thu ngân sách của cả tỉnh chỉ được hơn 100 tỷ đồng, thu không đủ chi. Với quyết tâm xây dựng tỉnh nhà ?ogiàu đẹp, phồn vinh? như lời Bác Hồ dạy khi Người về thăm năm 1963, Đảng bộ, nhân dân Vĩnh Phúc đã đoàn kết một lòng tìm hướng thoát nghèo. Mỗi huyện, thị có cách làm và bước đi riêng phù hợp với tiềm lực của mình, Mê Linh là huyện đi đầu trong việc thu hút đầu tư, mở ra một trang mới cho sự phát triển ngoạn mục của tỉnh. Bằng sự nhạy bén, năng động, Mê Linh đã chủ động tìm đối tác và mời gọi được hai hãng nổi tiếng thế giới là Honda và Toyota đặt nhà máy lắp ráp xe máy và ô tô tại xã Phúc Thắng. Thế rồi sau đó, từ kinh nghiệm của Mê Linh, từ lợi thế so sánh, Vĩnh Phúc đã thực hiện chính sách cởi mở thu hút hàng chục và bây giờ là hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn. Công bằng mà nói, thành tích GPMB thu hút đầu tư công đầu thuộc về Đảng bộ và nhân dân Mê Linh. Từ Mê Linh, Vĩnh Phúc mới có nhiều kinh nghiệm về cơ chế, chính sách, kinh nghiệm và bài học để ngày nay hình thành và phát triển 12 khu và cụm công nghiệp, đưa Vĩnh Phúc từ một tỉnh thuần nông thành một tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng KT-XH rất cao so với 64 tỉnh thành trong cả nước.
    Muốn hay không cũng phải thừa nhận Mê Linh là vùng đất hết sức màu mỡ. Ngay cả khi tách huyện thành 2 đơn vị hành chính là thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh bây giờ, thì cả hai đơn vị đều có những lợi thế hơn nhiều so với các địa phương khác trong tỉnh. Thị xã Phúc Yên có thị trấn Xuân Hoà - nơi được ước mơ là thành phố vệ tinh trong tương lai. Phúc Yên có nhiều trường học, nhà máy lớn, nổi tiếng như: Pin Xuân Hoà, Xe đạp Xuân Hoà, Nhà máy giày da, Nhà máy in nhãn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội II, Trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc, Trường Trung học nghiệp vụ I, Trường trung cấp văn thư - lưu trữ? là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho cả nước. Cộng vào đó các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động như Honda, Toyota? nên không thể nói Phúc Yên là một thị xã bé nhỏ, nghèo nàn.
    Bên kia, huyện Mê Linh với 18 xã, thị trấn có lợi thế tuyệt đối về sản xuất nông nghiệp. Hoa Mê Linh; rau Tiến Thịnh, Tiền Phong, Đại Thịnh? Từ ngàn xưa, Mê Linh đã nổi tiếng là vựa lúa gạo, kho thực phẩm của tỉnh và cả vùng. Giờ đây, Mê Linh vẫn là một trong những địa phương đứng đầu 9 huyện, thành, thị trong tỉnh về sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hoá. Hàng chục năm nay, người dân Mê Linh sáng tạo, mạnh dạn đi đầu về chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, thích ứng với nhu cầu thị trường. Nhờ đó, nông sản hàng hoá của Mê Linh có mặt trên khắp đất nước, nhất là thị trường Hà Nội. Đây cũng là một trong những lợi thế, tiềm năng của Mê Linh.
    Mê Linh thu hút đầu tư cũng không thua kém Phúc Yên. Đến nay, hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đến đăng ký đầu tư vào Mê Linh. Khu công nghiệp Quang Minh đã lấp đầy các nhà máy xí nghiệp. Nhà máy ô tô Xuân Kiên tuy không nổi tiếng bằng Toyota nhưng đứng đầu cả nước về tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm. Bia Quang Minh tuy không ?onổi? bằng bia Hà Nội nhưng chất lượng luôn cạnh tranh với nhiều hãng bia có tên tuổi khác. Mê Linh có khoảng hơn 20 trong gần 300 nhà máy, doanh nghiệp có đóng góp cao cho nguồn thu ngân sách. Trong đó có Công ty TNHH MUTOR Seiko, Công ty cửa sổ nhựa Châu Âu; Công ty cổ phần sữa Hà Nội, Nhà máy thép, mạ kẽm LILAMA; Công ty cao su INOUE Việt Nam, Công ty Sao Kim; Công ty dệt may Linh Phương? Theo số liệu thống kê ban đầu, 6 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Mê Linh đạt hơn 1.664 tỷ đồng, bằng 74% kế hoạch năm và tăng 65% so cùng kỳ năm 2007. Theo báo cáo của ngành Thuế, hiện tại thu ngân sách của Mê Linh từ các nhà máy doanh nghiệp đạt khoảng 200-300 tỷ đồng/năm; nhưng sang năm, khi nhà máy Bia Hà Nội và mấy chục nhà máy, doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động, nguồn thu nội địa của Mê Linh sẽ không dưới 1.000 tỷ đồng/năm. Rõ ràng, so với 9 huyện, thành, thị thì Mê Linh là một trong những huyện có nhiều tiềm năng và đang ở đà phát triển mạnh nhất, nhì của tỉnh.
    Có người nói, Mê Linh là huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế vào top mạnh nhất cả nước! Có thể nhận định này sai, nhưng với con số cụ thể thì trên đà lạm phát hiện nay, giữ được cân bằng và đảm bảo tính bền vững trong sự phát triển như Mê Linh không phải nhiều địa phương làm được!
    Mê Linh - đất lúa, đất hoa, đất của tình yêu, thơ ca và sáng tạo, nay về với Thủ đô Hà Nội! Dẫu biết phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, nhân dân huyện Mê Linh sẽ được tiếp thêm hào khí Thăng Long, vững bước trên con đường đổi mới.
    Chia tay Mê Linh, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc tin tưởng, tự hào với quê hương Hai Bà - vùng đất anh hùng!
    Vũ Quang Đồng
  8. congnam_vnct

    congnam_vnct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    bác lan 123 tuyệt vời viwts tiếp đi bác ơi
  9. lan123

    lan123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Ngày 6-8, Bộ Nội vụ phối hợp với tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội tổ chức Lễ bàn giao huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội. Dự lễ, về phía Trung ương có đồng chí Trần Hữu Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Nguyễn Đức Hiền, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.


    Các đồng chí lãnh đạo đại diện Bộ Nội vụ, thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc ký biên bản bàn giao thành phố huyện Mê Linh về Hà Nội. Ảnh V.H


    Tỉnh Vĩnh Phúc có các đồng chí: Trịnh Đình Dũng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Ngọc Phi, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phùng Quang Hùng, ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các đồng chí đại diện thường trực, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh. Thành phố Hà Nội có các đồng chí: Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư Thành ủy; Lê Hồng Khanh, Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố; các đồng chí đại diện Thường trực thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, các sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể của huyện Mê Linh.

    Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tặng Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà nội bức tranh (cảnh Thiền viện trúc lâm Tây Thiên) Ảnh V.H
    Thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH 12 ngày 29-5 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, huyện Mê Linh chuyển toàn bộ về thành phố Hà Nội với diện tích hơn 140 nghìn ha, dân số hơn 187 nghìn người. Mê Linh là huyện có truyền thống lịch sử, cách mạng hiện đang trên đà phát triển nhanh; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 30%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; đặc biệt Mê Linh đã được quy hoạch để phát triển thành khu đô thị hiện đại theo hướng bền vững. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Hữu Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội có ý nghĩa lịch sử quan trọng; Hà Nội có điều kiện quy hoạch phát triển hiện đại, xứng tầm với thủ đô của các nước trên thế giới. Mê Linh là vùng kinh tế năng động, đã từng đóng góp to lớn cho sự phát triển của Vĩnh Phúc nay tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của thủ đô Hà Nội.
    Trước sự chứng kiến của lãnh đạo các cơ quan T.Ư và hai địa phương, các đồng chí: Trần Hữu Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Nguyễn Ngọc Phi, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký biên bản bàn giao huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội.
    N.P

  10. lan123

    lan123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    - Huyện Mê Linh có tổng diện tích tự nhiên 14.164,53 ha, trong đó đất nông nghiệp có 8.663,27 ha, đất công nghiệp có 1.119 ha, đất chuyên dùng có 3.841,22 ha, còn lại 541,04 ha đất chưa sử dụng.
    - Huyện có 18 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã và 2 thị trấn.
    - Tổng dân số của huyện là 187.536 người (tính đến 30-7-2008).
    - Theo quy hoạch đô thị do Thủ tướng phê duyệt, Mê Linh đang hướng tới tương lai trở thành đô thị hiện đại với dân số 30 vạn người vào năm 2020.
    - Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 400 dự án đầu tư khác nhau với tổng vốn đăng ký gần 4.000 tỷ đồng và trên 500 triệu USD. Huyện có 2 KCN là Quang Minh và Kim Hoa, trong đó Quang Minh là một trong những KCN lớn nhất miền Bắc.
    - Nhiệm vụ 5 tháng cuối năm 2008 của Mê Linh: Tốc độ tăng trưởng đạt 31,5%; giá trị sản xuất năm 2008 dự kiến đạt 2.385 tỷ đồng, tăng 23,18% so với cùng kỳ; thu nhập bình quân đầu người năm 2008 dự kiến đạt 11,592 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) năm 2008 còn 10,77% (4.353 hộ).

Chia sẻ trang này