1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MẸ ƠI THẾ NÀY THÌ AI DÁM CHO CON ĐI HỌC NỮA

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi nhathuoconline, 05/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nhathuoconline

    nhathuoconline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    1.852
    Đã được thích:
    0
    MẸ ƠI THẾ NÀY THÌ AI DÁM CHO CON ĐI HỌC NỮA

    Thanh tra trường học dùng độc chất nấu ăn cho trẻ


    Chiều 2/6, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Bình Thuận đã mời bà Dung, chủ cơ sở Mầm non tư thục Thanh Nguyên 2 (TP Phan Thiết) đến làm việc và phạt hành chính bước đầu vì đã sai phạm nghiêm trọng là đã cho thuốc Corticoid (loại thuốc rất hại cho sức khỏe, nếu sử dụng bừa bãi) vào thức ăn của trẻ.

    Trước đó, rất nhiều phụ huynh đã phản ánh lên Sở Y tế tỉnh Bình Thuận, khoảng 2 tháng nay, các cháu học ở Thanh Nguyên 2 có dấu hiệu tăng cân nhanh một cách bất thường. Thế nhưng, cơ quan chức năng không quan tâm đến sự phản ánh này, chỉ đến khi có đơn tố cáo thì ngày 15-16/5, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh mới đến kiểm tra và lấy mẫu thức ăn gửi vào Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM (thuộc Bộ Y tế) để xét nghiệm.

    Kết quả xét nghiệm cho thấy, trong 5 mẫu thức ăn được lấy ngẫu nhiên, có đến 4 mẫu có chứa Dexamethasone (một dạng của Corticoid). Cụ thể, trong món canh chua hàm lượng Dexamethasone là 0,12 mg/g, thịt sốt cà là 0,19 mg/g, tôm sốt me 0,15 mg/g, canh bí đỏ hầm xương 0,27 mg/g.

    Dược sĩ Lê Văn Hối, Phó giám đốc Sở Y tế Bình Thuận cho biết, sẽ đề nghị ngành giáo dục đình chỉ ngay hoạt động đối với cơ sở Thanh Nguyên 2.

    Bà Nguyễn Thị Lài, Trưởng phòng Mầm non (Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bình Thuận), cho biết: "Chủ cơ sở Mầm non Thanh Nguyên 2 là người nhiều năm công tác ở Sở Giáo dục cùng với tôi. Cô ấy là người có uy tín về mặt chuyên môn. Tôi thật sự bất ngờ khi nghe thông tin này. Sự việc ở Thanh Nguyên 2 là rất nghiêm trọng, không những gây tác hại cho sức khỏe của trẻ, mà còn gây tác động xấu đến việc xã hội hóa ngành học mầm non của tỉnh. Theo tôi, nếu chỉ đình chỉ hoạt động thì quá nhẹ".

    Bà Nguyễn Thị Chính, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số Gia đình Trẻ em (Bình Thuận), thẳng thắn: "Tôi cho rằng, các cơ quan pháp luật phải vào cuộc và xử lý thật nghiêm. Tôi thắc mắc là tại sao ngành giáo dục vẫn chưa có động tĩnh gì?".

    Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Huỳnh Tấn Thành cho Thanh Niên biết, ông sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc này để làm gương cho các cơ sở khác. Cơ sở Thanh Nguyên 2 (số 22C Cao Thắng, TP Phan Thiết) do Phòng Giáo dục TP Phan Thiết quản lý, hiện có khoảng 150 cháu đang được gửi tại đây (với mức phí 500.000 đồng/cháu/tháng). Chủ cơ sở Thanh Nguyên đang chuẩn bị thành lập một trường mầm non tư thục lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Bình Thuận.

    Theo các nhà chuyên môn, Dexamethasone là loại thuốc kháng viêm thuộc nhóm Corticoid, cũng là loại hormone kích thích. Trong điều trị bệnh, loại thuốc này được bác sĩ tính toán rất kỹ lưỡng và thận trọng khi kê toa, chỉ dùng khi thật cần thiết. Bởi Dexamethasone gây tác hại rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, nếu sử dụng không đúng, và có thể làm xáo trộn các chức năng của cơ thể.

    Có gần 30 tác dụng phụ do Dexamethasone gây ra, trong đó những tác dụng phụ thường gặp là: làm loét, thủng dạ dày, gây xuất huyết tiêu hóa, làm suy giảm miễn dịch cơ thể, tăng huyết áp, mục xương, teo tuyến thượng thận, gây hội chứng cushing (làm cho khuôn mặt biến dạng tròn như mặt trăng)... Corticoid còn làm tăng cân nhanh giả tạo, vì giữ nước. Loại thuốc này rất rẻ và thường bị lạm dụng trong điều trị các chứng đau nhức xương khớp và làm tăng cân!

    Trước đây, tại TP.HCM cũng đã có một bác sĩ làm phòng mạch đã cho trẻ sử dụng Corticoid với mục đích làm tăng cân nhanh để lôi kéo bệnh đến khám. Phòng mạch này đã bị rút giấy phép hành nghề.

    http://vtc.vn/xahoi/1710/index.htm
  2. nhathuoconline

    nhathuoconline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    1.852
    Đã được thích:
    0
    Học sinh ở nhà trẻ ''chui'' bị ngược đãi
    Cho trẻ uống thuốc ngủ để khỏi phải trông coi, bắt trẻ ở truồng cả ngày để khỏi phải thay quần áo và giặt đồ, ăn bớt tiền ăn của trẻ, dùng nhục hình đối với trẻ... Đó là thực trạng ở không ít các cơ sở nuôi dạy trẻ không phép trên địa bàn TP HCM.
    Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, hiện có trên 400 cơ sở nuôi dạy trẻ hoạt động không phép, tập trung nhiều nhất ở các quận Tân Phú (50 cơ sở), quận 12 (48), quận Gò Vấp (46)... Qua khảo sát, hầu hết các cơ sở này không đảm bảo các điều kiện tối thiểu về vệ sinh, an toàn, ánh sáng, chất lượng nuôi dạy,... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
    Một cơ sở nuôi dạy trẻ trên đường Lũy Bán Bích (quận Tân Phú) chỉ rộng chưa đầy 6 m2 nhưng nhận trông nuôi tới 15 trẻ. Các em nằm, ngồi la liệt trên sàn nhà. Trong phòng không thấy bất kỳ thứ đồ chơi nào, các vật dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt tối thiểu cho trẻ cũng thiếu trầm trọng. Cạnh bức vách bằng ván ép là một chiếc bếp gas cũ kỹ dùng để nấu đồ ăn trưa cho các cháu, rất dễ gây hỏa hoạn. Nhóm trẻ gia đình Ngọc Anh (quận 9) bắt những đứa trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi ngồi dưới đất lạnh; hai, ba em nằm chung một võng. Em nào được nằm giường thì cũng không có chiếu, nằm đan xen nhau như... cá mòi, không thể duỗi chân ra được. Có em còn vừa ngồi bô, vừa được cô đút cho ăn trong khoảng thời gian 30 phút.
    Tại phường Trung Mỹ Tây (quận 12), hằng ngày, khi các bậc phụ huynh vừa rời lớp sau khi gửi con thì lập tức 2 cô giáo lột hết quần áo trẻ cho đến tận chiều để đỡ... dơ. Cách chỗ ăn, chơi, ngủ, nghỉ của trẻ chưa đầy 2 mét là... nơi đi bô và đổ phân, nước tiểu. Mùi hôi thối, khai nồng xộc vào phòng. Trong khi đó, lũ trẻ tội nghiệp còn bị ông "hiệu trưởng" hành hạ bằng những câu quát tháo, văng tục...
    Các cơ sở nuôi dạy trẻ hoạt động bất hợp pháp, bình quân mỗi cháu chỉ có 0,3-0,5 m2 để sinh hoạt, sàn lớp ẩm ướt và trơn trượt, không có chấn song ngăn lối lên xuống cầu thang, lối vào bếp, nhà vệ sinh... dễ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nghiêm trọng hơn, bà Lê Thị Hồng Liên - Phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo - cho biết: "Một số chủ cơ sở nuôi dạy trẻ không phép còn mua thuốc ngủ về cho trẻ uống để trẻ dễ ngủ, khỏi phải trông nom!".
    Báo cáo của Sở Giáo dục Đào tạo về thực trạng và một số biện pháp chấn chỉnh các cơ sở mầm non không phép cho thấy, phần lớn các cô phụ trách lớp đều chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, không có khả năng giáo dục trẻ mà để trẻ sinh hoạt tự do, tự quản lý nhau. Các cháu không có đồ chơi nên đánh nhau, la hét ảnh hưởng xấu đến thần kinh của trẻ và giáo viên cũng bị căng thẳng thường xuyên. Do vậy, có nhiều trường hợp giáo viên thiếu kiềm chế đã đánh trẻ, dùng nhục hình như bắt quỳ gối, đứng hai chân trên 2 ghế, ngồi im trong góc tối...
    Một số phụ huynh có trẻ theo học tại cơ sở B. (quận 12) phản ánh: Do bị ức chế tâm lý, trẻ về nhà hay đập đầu vào tường, quậy phá, chửi thề, ngủ không ngon giấc... Bên cạnh đó, ở các cơ sở nuôi dạy trẻ này, các cô chỉ chú tâm vào việc dạy chữ cho trẻ để thu hút phụ huynh đem con tới gửi. Có trường hợp trong 3 tháng trẻ đã tập viết đến quyển vở thứ 2 vì khi đến lớp trẻ chỉ có mỗi một việc duy nhất là... tập viết chữ. Theo các nhà giáo dục, việc làm này sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập của trẻ sau này.
    Chuyện ăn uống còn khủng khiếp hơn. Mỗi ngày cha mẹ của trẻ đóng cho chủ cơ sở 5.000-7.000 đồng tiền ăn trưa nhưng các cơ sở này không lập sổ sách bán trú theo quy định, không tách bạch tiền ăn và học phí, khẩu phần của trẻ thường bị ăn bớt. Các cháu chỉ được ăn khoảng 2.500-3.500 đồng/ngày. Thậm chí tại một số cơ sở, trẻ chỉ được ăn trưa khoảng 2.000 đồng. Điển hình như chủ của nhóm trẻ Hoa Hồng (Tỉnh lộ 10, xã Tân Tạo, H.Bình Chánh) cho trẻ ăn trưa chỉ với cơm và nước canh!
    Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra đồng loạt các cơ sở nuôi dạy trẻ trên địa bàn. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản, buộc các cơ sở vi phạm phải khắc phục những sai sót, hoặc đóng cửa vĩnh viễn. Thế nhưng khi khảo sát thực tế, nhiều cơ sở vẫn hoạt động. Sáng 13/1, cơ sở mầm non Bé Thơ (phường 11, quận Gò Vấp) đang nuôi dạy trên 20 cháu đủ mọi lứa tuổi trong gian nhà chật hẹp, thiếu ánh sáng. Cơ sở này trước tên là Bé Ngoan nhưng sau khi vi phạm đã đổi tên mới và thuê nhà cách cơ sở cũ vài mét. Cũng trên địa bàn quận Gò Vấp, Trường Mầm non Họa Mi 19/5 là một gian nhà chưa đầy 10 m2, được dùng để dạy trẻ, cho trẻ chơi, nấu ăn cho trẻ... Mặc dù đã nhanh tay dọn dẹp và "tẩu tán" một số trẻ nhưng số còn lại vẫn vượt quy định cho phép.
    Bà Kim Thanh - Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố) - rất bức xúc về tình trạng trên nhưng lý giải: ?oSố lao động nhập cư trên địa bàn thành phố rất đông, trong khi việc xây dựng trường mới ở các quận, huyện là rất ít, không thể đáp ứng hết nhu cầu?. Cụ thể: 3 phường Tân Sơn Nhì, Hòa Thịnh, Phú Thạnh (quận Tân Phú) chưa có một trường mẫu giáo nào. Phường Trung Mỹ Tây (quận 12) có trên 20 nghìn dân, theo quy chuẩn phải có 1.200 chỗ học cho trẻ nhưng chỉ có duy nhất một trường mầm non Sơn Ca 11 đáp ứng được 200 chỗ học. Tại các quận 7, 12, Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức có 50-60% trẻ phải học ở các trường, lớp ngoài công lập và không có phép. Theo quy hoạch, đến hết năm 2005, quận Thủ Đức sẽ xây dựng 28 trường mẫu giáo nhưng đến thời điểm này mới chỉ hoàn thành được 2 dự án; quận 12 xây 22 trường nhưng đến nay mới được 1. Việc thiếu trầm trọng trường lớp, giáo viên nên nhiều người phải gửi con tại các cơ sở không phép. Thêm vào đó, những người nhập cư có thu nhập thấp nên gửi con vào các cơ sở trên với mức học phí khoảng 150 nghìn đồng/tháng là... sự "lựa chọn tất yếu"! Không có gì ngạc nhiên khi hằng ngày các loa phát thanh của phường Trung Mỹ Tây (quận 12) liên tục phát đi thông báo về các cơ sở nuôi dạy trẻ không phép, không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, ánh sáng, an toàn... nhưng các bậc phụ huynh vẫn tiếp tục đem con đến gửi! .
    Cũng không thể phủ nhận có nhiều nhóm trẻ gia đình nhận nuôi dạy trẻ với chất lượng khá tốt, vệ sinh sạch sẽ, dinh dưỡng đầy đủ, giáo viên có chuyên môn sư phạm như nhóm Nai Ngọc (Tân Kiên, Bình Chánh) hay Hoàng Anh (quận 7)... Chính những địa chỉ này sẽ giải quyết chỗ gửi trẻ cho phụ huynh và giảm bớt sức ép cho các trường công lập. Nhưng số cơ sở này không nhiều và tập trung chủ yếu ở các quận nội thành.
    Theo tính toán, các trường mẫu giáo công lập mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu gửi trẻ của các bậc phụ huynh. Vì vậy, giải pháp lâu dài và căn cơ nhất là thành phố nên đầu tư xây thêm các nhà trẻ, nhà mẫu giáo; đào tạo đủ giáo viên để tổ chức nuôi dạy trẻ. Trước mắt, Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý, chấn chỉnh các cơ sở hoạt động không phép; tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ cho những người đứng lớp và hướng dẫn chủ cơ sở đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất đạt chuẩn để được cấp phép hoạt động...
    (Theo Thanh Niên)

Chia sẻ trang này