1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mê Thảo - thời vang bóng (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi niquita, 22/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. niquita

    niquita Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    Mê Thảo - thời vang bóng (*)

    Mê Thảo thời vang bóng là lựa chọn thứ hai thứ ba của tớ sau khi không mua được vé mấy bộ phim hài hành động. Bởi vì trong tâm trạng buồn chán, tớ chẳng muốn xem một bộ phim nghe tên đã thấy nặng nề mộng mị. Áp phích thì chẳng có gì hấp dẫn. Vả lại, tớ vốn không thích văn Nguyễn Tuân nói riêng và văn lãng mạn kiểu Nguyễn Tuân, Huygo... nói chung.

    Mê Thảo là tên ấp của Nguyễn, một tuýp người "Tôi chỉ muốn cái độc nhất", người sắp đính hôn với một cô gái (nghe nói là) rất đẹp tên là Út. Trong một lần đi thăm Út, Nguyễn có duyên hội ngộ với Tam và Tơ, người kép đàn và hát ả đào nổi tiếng Hà Thành. Tam và Tơyêu nhau mặc dù Tơ đã có chồng.

    Trong lần đó, vì xô xát và lỡ giết chết với một tên say rượu thuộc diện con ông cháu cha, Tam phải bỏ trốn và Nguyễn đã đưa Tam về ấp Mê Thảo nương náu, làm quản gia.

    Cả ấp Mê Thảo trù phú rộn ràng chờ đón vị hôn thê của Nguyễn, chẳng may cô bị tai nạn ô tô - chiếc ô tô vốn là quà tặng "hiện đại" mà Nguyễn tặng - và chết.

    Từ đó, Nguyễn căm thù những gì gọi là văn minh và những đồ được gọi là "văn minh" bị đem đốt sạch và bị cấm ở Mê Thảo. Sản xuất bị quay ngược về thời trung cổ. Với sự mê loạn ngày càng tăng của Nguyễn, người dân ngày càng bất mãn.

    Cam là cô người làm câm thầm yêu Nguyễn. Cô cố gắng với chút sức nhỏ bé của mình giúp Nguyễn vơi bớt nỗi đau, thoát khỏi cơn mê. Nhưng Nguyễn điên loạn không hiểu được gì hết, còn suýt giết chết cô vì điều đó.

    Cuối cùng, Tam thấy chỉ còn một cách có thể cứu Nguyễn, là cùng Tơ đàn hát lần nữa cho Nguyễn nghe. Nghe được tiếng hát của Tơ và tiếng đàn của Tam hòa nhịp, Nguyễn dần hồi tỉnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Nhưng sau khi trút hết sinh khí vào phím đàn, Tam gục xuống chết với 10 đầu ngón tay rỉ máu.

    Trước khi tự hủy mình, Nguyễn dặn bõ già và dân làng một câu: "Bóng tối làm nên địa ngục nhưng chưa chắc ánh sáng làm nên thiên đường".

    Câu triết lý khô khốc này sẽ chẳng đọng lại gì trong tớ, nếu không có cảnh sau đó người dân vui mừng nhảy múa đón chào đường ray của Pháp xuyên qua ấp Mê Thảo. Hình ảnh anh nông dân cười toe toét ôm cái máy quay đĩa nhảy theo tiếng nhạc có làm cho câu nói đó có sức ám ảnh.

    Về nhân vật Nguyễn, diễn viên (Dũng Nhi) đóng rất đạt tâm trạng mụ mị rồi sau đó hồi sinh của Nguyễn. Nhưng gương mặt khắc khổ của anh ta làm tớ cảm thấy chưa đạt ở đoạn đầu, khi anh ta còn là anh Nguyễn tiêu tiền như rác, hào sảng nhưng kiêu ngạo.
    Cảnh Nguyễn ******** với tượng gỗ, cũng có chút ấn tượng, nhưng với tớ, nó có giá trị làm mấu chốt thúc đẩy Tam gặp Tơ năn nỉ cùng hòa tiếng đàn tiếng hát lần cuối hơn là một cảnh nhiều tính nghệ thuật.

    Minh Trang trong vai Cam diễn rất đạt một cô gái câm cam chịu với gương mặt nhẫn nhịn của cô ấy. Phong cách diễn rất hiện đại, không hề có một động tác nào thừa.
    Nhưng mà giá trường đoạn Cam mơ đắm chìm trong hạnh phúc vì đám cưới với Nguyễn, Cam có được gương mặt rạng ngời khác hẳn gương mặt thường ngày thì tốt hơn.

    Đơn Dương đóng vai Tam rất xuất sắc. Đoạn Tam và Tơ đàn hát cuối phim thì phải gọi là xuất thần và rất ăn ý với người đóng vai Tơ.
    Đơn Dương luôn cầm đàn bấm bấm rất điệu nghệ, chứ không có kiểu ghép tay ghép mặt thường dùng, tất nhiên vẫn có chỗ trật

    Vai Tơ xuất hiện có đúng hai lần. Lần đầu: ***g giọng ca trù không khớp miệng, giọng già ơi là già, diễn viên thì chẳng xinh lắm -> mất hết cảm tình.
    Lần 2 thì ngược lại, rất hay. Diễn ăn ý và thể hiện được tâm trạng li biệt của Tơ.
    Tớ vốn chẳng thích ca trù, nhưng bài hát trong cảnh gần cuối đó thực sự đã làm tớ bị lôi cuốn theo cảm xúc của phim. Có điều tớ thắc mắc bài cuối đó hơi giống hát xẩm thì phải.

    Tớ rất tiếc khi nghĩ rằng đây là bộ phim Việt Nam cuối cùng có Đơn Dương đóng, khi mà anh ta lột tả hồn Việt Nam hay đến như vậy.

    Một số cảnh ấn tượng là cảnh đốt "đồ đạc văn minh" - khi Cam với tay định giữ lại con búp bê, Nguyễn đã bắn vào con búp bê đó, cảnh Tam dẫm lên nong tằm, thả đèn trời, Cam thả tượng gỗ trôi sông, Cam bị thả trôi sông....

    Bối cảnh và phục trang phải rất công phu. Nhìn cái váy bạc màu của bà nông dân tớ thán phục khi so sánh với mấy cái áo nâu mới coóng không nếp nhăn trong các phim khác.

    Cảnh Hà Thành xưa với ông đồ, hàng quán làm rất cầu kỳ, nhưng cầu kỳ quá lại thành ra giả tạo, không tạo được không khí không gian xưa mà chỉ tạo được không khí của một cái bảo tàng thôi.

    Tóm lại, tớ không muốn dùng từ "hay" cho bộ phim này vì nó phụ thuộc vào khẩu vị của mỗi người. Bằng chứng là hai cụ nhà tớ đi xem về chỉ phán mỗi câu: bình thường, được cái làm cầu kỳ . Nhưng quả thật, nó là bộ phim đủ gây ấn tượng để đọng lại cảm xúc trong lòng người xem.
  2. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Bài hát cô Tơ hát cuối phim là thể Hát văn.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh: Jinxia (Diễn đàn Trại cá sấu)
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 13:39 ngày 23/07/2004
  3. niquita

    niquita Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    không ngờ mình tả kỹ quá lại làm người khác mất hứng. Định sửa lại, nhưng ngồi nhìn bài post mãi mà không biết cần cắt đoạn nào.
    Chậc chậc đúng là chưa có kinh nghiệm phê bình điện ảnh. Mình hợp với tường thuật bóng đá hơn chăng
    To sirius_black: À quên đoạn Nguyễn đang chìm đắm trong mê muội cũng có chỗ bi hài với cái kiểu bài xích triệt để đồ đạc văn minh tớ cũng chưa tả, ấy cứ đi xem đoạn đấy đi vậy
    Được niquita sửa chữa / chuyển vào 21:57 ngày 23/07/2004
  4. gaidai

    gaidai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Mê Thảo... bỏ cuộc chơi​
    Sau đúng một tuần công chiếu, phim nội Mê Thảo thời vang bóng đã phải nhường rạp cho phim ngoại ngay trên đất của mình một cách lặng lẽ...
    Việc Mê Thảo ngưng chiếu đột ngột là quá bất ngờ đối với nhà sản xuất nhưng lại hoàn toàn có trong sự tiên liệu của các ông chủ rạp phim. Nếu biết rằng trước lúc Mê Thảo khởi chiếu (16/7), một bộ phim ngoại khác (80 ngày vòng quanh thế giới) đã được ấn định lịch chiếu ngày 23/7 thì thật dễ hiểu khi "ông chủ ấp" Mê Thảo phải nhường chỗ cho Passepartout (nhân vật do Thành Long đóng trong phim trên) một cách cay đắng...
    "Trước khi nhận chiếu Mê Thảo, các rạp đã "hù dọa" chúng tôi là nếu buổi chiếu đầu tiên mà không đủ số vé để bù chi phí thì họ sẽ ngưng ngay", ông Trần Khải Hoàng, Trưởng phòng kinh doanh Hãng phim Giải phóng than. Nhưng, các rạp đều kín chỗ trong ngày Mê Thảo ra mắt. Sau một tuần chiếu tại hai rạp TP.HCM là Cinebox và Fafilm cinema, Mê Thảo bán được khoảng gần 2.000 vé. Trong khi đó, tuy chỉ có vài trăm lượt người xem nhưng Trung tâm chiếu phim quốc gia hiện vẫn duy trì lịch chiếu cho Mê Thảo.
    Việc các chủ rạp chỉ chiếu những phim "ăn chắc" cho cái túi tiền của mình đã là chuyện bình thường của những người kinh doanh. Ở đây cần phải nghĩ đến sự ứng biến của nhà sản xuất khi sản phẩm của mình bị người khác từ chối thô bạo như thế. Ông Nguyễn Thái Hòa, Phó Giám đốc Hãng phim Giải phóng cho biết: "Chúng tôi đã nghĩ đến việc sẽ mang Mê Thảo... đi chiếu ở nơi khác". Nhưng chiếu ở đâu khi mà hai rạp thuộc hàng ăn khách nhất hiện nay tại TP.HCM đã bỏ cuộc, thì ông Hòa cũng chưa biết.
    Cách thức phát hành phim kiểu mới - chiếu tập trung ở vài rạp lớn để thu hút dần sự chú ý của khán giả - mà hãng Giải phóng áp dụng với Mê Thảo để phù hợp tình hình thị trường trong nước, coi như phá sản. Bởi thế hãng Giải phóng cũng chưa dám phiêu lưu đem Mê Thảo về chiếu tại các địa phương khác như Hải Phòng, Đà Nẵng... theo dự kiến ban đầu.
    Ngay khoản tiền 960 triệu đồng Nhà nước cấp cho Mê Thảo... (trong tổng kinh phí 3,5 tỷ của phim) cũng đã xem như không thu hồi được. Nữ đạo diễn Việt Linh chua xót: "Thật đau cho Mê Thảo... Phim làm ra mà "xài" như vậy thì làm để làm gì?".
  5. yendieu

    yendieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.523
    Đã được thích:
    0
    Mê Thảo ... là phim tớ rình để coi vì bỏ lỡ mất trong dịp nó công diễn. Tớ đã đón xem suất trình chiếu đầu tiên, và quả thực không uổng công chờ đợi.
    Thích cái cảnh thầy Tam lạc giữa những tượng gỗ và bắt gặp ngón chân đen sì, ngón chân của khổ hạnh, của biểu lộ...
    Yêu nhất là cô Cam, rón rén nhìn chủ của mình qua khe cửa, rồi nghẹn ngào cay đắng khi thầy Tam hất đổ mâm cơm...
    Sững sờ nhất là cảnh người đàn ông ngày đêm yêu tượng gỗ...
    Cảm động nhất là khúc hát như lên đồng của cô Tơ, thầy Tam...
    Không uổng công mình đã chờ đón được xem phim.
  6. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Bài này của vndrake
    Tôi vừa đi xem phim này về. Cảm xúc rất lẫn lộn. Muốn cùng được chia xẻ. Các bạn nào có ý kiến gì cùng bàn bạc nhé
  7. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Là một người yêu văn Nguyên Tuân tôi thực sự có nhiều cảm xúc sau khi xem phim Mê thảo thời Vang bóng. Tác phẩm Chủa Đàn là tác phẩm mà tôi yêu thích nhất của nhà văn Nguyễn Tuân
    Cảm xúc thứ nhất rất dễ nhận ra là phim đã làm nổi lên chất Việt nam. Chất u hoài có phần liêu trai của chuyện đã được thể hiện khá thành công trên phim ảnh qua các hiệu ứng về hình ảnh và đặc biệt là âm thanh với việc thu âm rất tốt các đoạn hát Ả đào chính xác hơn là Cô đầu( chứ không phải hát văn đâu bạn Thiếu I-ốt ạ!). Đây là điểm mạnh nhất của phim. Bạn có thể thoả mãn sự hoài cổ về một nông thôn Việt nam cổ, những con người nông dân Việt nam với vẻ bên ngòai thô lậu nhưng bên trong tràn ngập tính tư tưởng, tính nhân văn. Các góc quay đẹp về một làng quê Việt cổ ở đồng bằng Bắc bộ, rất hợp với thị hiếu hoài cổ đang xuất hiện nhiều gần đây-Áo đâu xồng, váy đụp, nhà cổ tưòng đỏ-Chum vại quay tơ dệt vải chum vại... vv và vv.
    Cảm xúc thư hai của tôi là sự táo bạo thay đổi cốt chuyện việc đưa vào thêm các nhân vật như cô Cam, sự làm rõ ràng thân phận của Bá Nhỡ (nhân vật Tam trong film) đã làm cho người xem cảm nhận rất rõ ràng và hoàn toàn hài lòng sau khi phim khép lại không còn điều gì khúc mắ. Cách diễn đạt, trình bày này gần với cách trình bày khúc triết nhằm dẫn dải, chứng minh ý tưởng của tác phẩm.
    Cảm xúc thứ ba là tính khắc hoạ nhân vật của film. Trong đó việc xây dựng các đoạn cảnh ******** của Cậu Chủ với bức tượng gỗ mang tính hình tượng rất cao gây ấn tượng bệnh hoạn về nhân vật này, Đây là nhân vật được xây dựng đại diện cho cái cổ kính u hoài và Tác giả kịch bản đã cộng thêm vào đó tính bệnh hoạn. Điều này trong tác phẩm Chùa Đàn của Nguyên Tuân không hề có!
    Điểm cuối cùng về triết lý của tác phẩm (tôi định dùng từ tính tư tưởng nhưng có lẽ đao to búa lớn quá nên đành dung từ triết lý của tác phẩm). Hoàn cảnh ra đời Tác phẩm Chùa Đàn được Nguyễn Tuân viết trong đoạn Mưỡu đầu chuyện (có thể coi đoạn này là một phần không thể tách rời của tác phẩm). Nguyễn Tuân trong thời gian bị lưu đày băt đầu tiếp xúc với những tù nhân chính trị. Nhân vật cậu chủ (lúc trong tù có biệt danh là nước độc thì phải) là một người có phẩm chất cách mạng tuyệt với, có ý chí, có kỷ luật và hơn nữa rất trí thức kín đáo. Chính những tính cách này này làm cho Nguyễn (có vai trò như người dẫn chuyện) vô cùng cảm phục và đã tìm cách kết thân và được Nước Độc kể lại chuyện Chùa Đàn về thân phận mình, về sự biến đổi tư tưởng của bản thân mình. Trong toàn bộ câu chuyện Chùa Đàn của NGuyễn Tuân vai trò của các nhân vật chính quyền Bảo hộ Pháp hầu như không có. Mâu thuẫn chính trong toàn bộ câu chuyện xảy ra trong bản thân nhân vật cậu chủ. Các nhân vật Bá Nhỡ (trong phim là Tam), cô Tơ có làm nổi bật hơn mâu thuẫn này. Nói tóm lại tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn Tuân là một cách thể hiện khá độc đáo sự biến chuyển, sự dằn vặt về tư tưởng của trí thức Việt nam cổ sang ncon người Cách mạng. Vai trò của nhạc cô đầu được thể hiện khá thành công trong tác phẩm văn học cua sự biến đổi tư tuỏng các nhân vật khi nghe, và người xem hoàn toàn cảm nhận được điều đó- Đây chính là một thành công vô cùng lớn của tác phẩm. Tác phẩm Chùa Đàn không dày viết sau năm 1945 nhưng tôi nghĩ đã diễn tả được những ý tưởng chính về sự chuyển biến trí thức trước cuộc Cách mạng điều mà ta có thể tìm thấy sự đồng cảm trong "Con đường đau khổ" của A.Tôn-xtôi hay vở kịch "Chuông đồng hồ Điện Krem-li".
    Quay lại bộ phim chúng ta thấy mâu thuẫn chính của bộ phim là cái mới và cái cũ. Cái mới đặc trưng bởi con đường xe lửa do nhà nước Bảo hộ làm, bản nhạc "Sóng Đa-nuýp" được phát ra từ chiếc máy quay đĩa cổ do một người nông dân thô lậu vừa bê vừa nhún nhảy, là người lính viễn chinh Pháp đốc thúc hăng hái xây dựng con đường tàu hứa hẹn đem lại ấm no cho người dân.... Cái cũ ở đây là Cậu chủ mà tác giả kịch bản không rõ vô tình hay hữu ý gán cho cái tên Nguyễn-Bút danh đầy tự hào của Nguyễn Tuân. Cái cũ u hoài, bệnh hoạn dãy dụa chết trong ngọn lửa của các "Tửu phần" và không hề có một sự biến đổi nào trong cái cũ cộng thêm với phần lời bình như dăn dạy về sụ cần phải theo cái mới. Các nhân vật Tam hay cô Tơ chỉ góp phần tô đậm thêm cái cũ này. Cái hay của nhạc Cô đầu được khai thác tối đa qua các hiệu quả âm thanh và dễ làm người xem bị mê hoặc. Nói tóm lại tôi cảm nhận thấy có cái gì đó giống như văn của Kếp-linh về vai trò khai hoá của cái mới. Điều này tôi cũng đã cảm nhận được trong một số tác phẩm điện ảnh của Pháp về Việt nam như "Đông dương" và " Điện biên phủ". Điều này đã được kịch bản phim khéo léo dẫn dụ qua những hình ảnh âm thanh rất Việt nam.
    Đạo diễn Việt Linh với vai trò của một đạo điễn đã khai thác các yếu tố văn hoá Việt rất tốt và đã thể hiện được ý đồ của kịch bản. Với người xem khi thoạt xem rất ấn tượng với những cách biểu đạt mạnh bạo và công phu. Hiêu quả ánh sáng âm thanh khá hiệu quả. Tôi thực sự khâm phục những gì mà đạo diễn đã làm để mang lại hiệu quả rất mạnh trong phim. Nhưng cũng như tôi những người thế hệ sau cụ Nguyễn chúng ta cũng thực sự chưa thật nhuần nhuyễn trong nhưng văn hoá cổ đó. Việc cố gắn thể hiện trung thành cái cổ, cái cũ của đạo điễn vẫn có một số hạt sạn (những hạt sạn này không do tôi nhặt mà do tôi hóng hớt được từ các bậc cao niên sau khi xem phim). Về trang phục của nhân vật Tam thường trùng lặp kiểu và dáng với Cậu chủ Nguyễn - Điều này là không thể xảy ra trong một gia đình cũ Việt nam. Về ngôn ngữ-Xin hãy đọc lại Chùa Đàn Nguyễn Tuân (đã từng tự đánh giá mình là chuyên gia về tiếng Việt) ngôn ngữ mới phong phú tuyệt vời làm sao- thể hiện được tính quý phái - trầm tĩnh của trí thức Việt cổ. Tất nhiên nhiều bạn trẻ sẽ không cảm thụ được ngôn ngữ này do sự cách xa về thời gian, chắc cũng do điều này mà tác giả kịch bản cũng như đạo diễn đã làm đơn giản và hiện đại hoá phần nào ngôn ngũ trong phim cũng như cách biểu lộ tình cảm trong phim; điều này cũng làm mất đi một cái đẹp một cái tinh tế trong ngôn ngữ Việt " Không nói mà lại chính là nói"
    Việc một tác phẩm đem lại bao nhiêu cảm xúc mà tôi mới dãi bày ra đây một phần với tôi là một tác phẩm rất thành công. Hơn nữa tính hợp thời, hợp thức của tác phẩm đã tác động đến nhièu bạn trẻ. Số người đến Đường Lâm nơi quay film nhiều hơn nhiều bạn chơi ảnh đã tìm đến đây để thỏ mãn tâm lý hoài cổ của mình. Từ trong tiềm thức mọi người dường như yêu cái cổ hơn nhưng cung tìm cách tránh nhưng điều không hợp thờ cũng như không hợp thức do cái cổ mang lại.
    Mấy điều cùng dãi bày.,.
  8. gaidai

    gaidai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Phim Mê Thảo thời vang bóng bất ngờ được chiếu trở lại, nhưng cũng trong sự lặng lẽ như lúc nó rời rạp cách đây một tháng.
    Thực tế, Mê Thảo... đã được chiếu từ cuối tuần trước (20/8), nhưng trong một bối cảnh "không kèn không trống" nên công chúng hầu như không ai biết, kể cả báo giới. Với chỉ một suất chiếu vào 17g30 hằng ngày tại rạp Cinebox (212 Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM), Mê Thảo... hầu như chỉ phục vụ cho đối tượng khán giả xem tập thể có hợp đồng trước, khách vãng lai rất ít.
    Khán giả đăng ký tập thể cũng chính là lượng khách chủ yếu trong đợt chiếu lần hai này của Mê Thảo... Ông Thái Hòa, Phó GĐ Hãng phim Giải phóng cho biết, sau khi phim ngưng chiếu đột ngột, có nhiều người chưa kịp xem đã điện thoại đến hãng thắc mắc và đề nghị chiếu lại. Theo ông Hòa, lịch chiếu kéo dài đến đâu còn tùy vào lượng người xem, nhưng thông tin VietNamNet có được, rạp Cinebox chỉ chiếu Mê Thảo... đến thứ năm tuần này, vì lượng khán giả đăng ký tập thể không nhiều, còn khách vãng lai hiếm vì phim không được quảng cáo khi tái chiếu. Song, ai cũng hiểu lý do chính là sự có mặt của bộ phim nổi tiếng Thập diện mai phục của điện ảnh Trung Quốc dự kiến sẽ ra rạp vào ngày 26/8 tới. Đã vậy, một tuần tái chiếu Mê Thảo... ít ỏi lại còn phải mất một buổi nhường cho việc chiếu ra mắt của Thập diện mai phục cũng tại rạp Cinebox. Một lần nữa, ông chủ ấp Mê Thảo lại nhường sân chơi cho người nước ngoài.
    Mê Thảo... thuộc dạng phim kén khách, thế nên chính người ở Hãng phim Giải phóng cũng cho rằng không thể trách các rạp chỉ nhận chiếu cầm chừng vì họ phải còn lo cho doanh thu của mình. Thế nhưng, khi đã được Cinebox nhận chiếu trở lại mỗi ngày một suất - mà được biết là do sự năng động của Trưởng phòng kinh doanh Trần Khải Hoàng, đơn vị sản xuất đã không tận dụng được thời cơ này để quảng bá rộng rãi hơn cho phim của mình. Giám đốc Hãng Giải phóng, NSƯT Lê Đức Tiến không cho ý kiến về việc này, chỉ nói rằng Mê Thảo... sẽ còn được chiếu ở Hải Phòng và Đà Nẵng, nhưng ông cũng ngập ngừng không biết chiếu vào... thời gian nào.
    Cho tới nay, doanh thu của Mê Thảo... trên toàn quốc chỉ đạt được mức hơn 100 triệu đồng. Dù hiện nay vẫn còn được chiếu tại Trung tâm chiếu phim quốc gia ở Thủ đô Hà Nội và vớt vát những ngày còn lại của đợt chiếu thứ hai ở TP.HCM, nhưng xem ra Mê Thảo... đã không còn có thể mơ đến một con số doanh thu khả quan hơn nữa, dù là một phần nhỏ của kinh phí 3,5 tỉ đồng đã bỏ ra. Chuyện chiếu một tuần rồi bị dẹp, đúng một tháng sau lại chiếu được một tuần nữa lại cất kho của Mê Thảo... quả đúng là một phân đoạn buồn hiếm thấy trong câu chuyện dài nhiều tập của điện ảnh Việt Nam.
    {Vietnamnet)
  9. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ doanh thu của một tác phẩm điện ảnh ở Việt nam chưa nên coi là thước đo cho sự thành công. Điều này cũng phản ánh một thực tế xã hội: Những người có trình độ thưởng thức nghệ thuật thường không nhiều tiền và thời gian. Đây cũng là cái khó của các nhà sản xuất film khi muốn thực hiện các tác phẩm điện ảnh ở thị trường Việt nam và cũng là cái khó cho những người yêu thích điện ảnh có điều kiện thoả mãn nhu cầu của mình.
  10. ConmanhahoHua

    ConmanhahoHua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Ngày 08/12/2004 này, bộ phim ?oMê Thảo - thời vang bóng? sẽ bắt đầu công chiếu ở Paris - thủ đô nước Pháp. Rạp chiếu bóng Reflet Medicis đã đưa kế hoạch đứng rạp dành cho phim ?oMê Thảo - thời vang bóng? từ ngày 08/12/2004 với thời gian không hạn định - tức là sẽ kéo dài cho đến khi hết khách.
    Đây là poster quảng cáo phim ?oMê Thảo - thời vang bóng? tại Paris :

Chia sẻ trang này