1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mẹ tôi - Lời xin lỗi muộn màng

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 04/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Mẹ là đường đời của con
    Ví dầu cầu ván đóng đinh
    Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
    Khó đi mẹ dắt con đi
    Con đi trường học, mẹ đi trường đời
    Mẹ không chỉ dắt tôi đi qua cầu tre lắt lẻo. Tôi còn nhớ con đường từ nhà đến trường ngày đó, mẹ phải bồng tôi qua những khúc quanh hoa mắc cỡ mọc đầy. Ngày đó tôi mới vào lớp 1?
    Tôi không phải là đứa trẻ dạn dĩ, tôi đã òa khóc khi bước vào căn nhà tre lá có rất đông những đứa trẻ khác như tôi. Mẹ gửi tôi cho một người gọi là cô giáo, mẹ bảo tôi ngoan, gắng học rồi ra về. Khi bóng mẹ vừa khuất sau rặng bằng lăng thì trọn buổi học đầu tiên của tôi chỉ có nước mắt và nước mắt. Thế là suốt một tháng tròn mẹ đi học cùng tôi. Tôi ngồi trong lớp còn mẹ ngoài cửa lớp, với chiếc nón mê đầy rau dại mẹ hái quanh trường. Mẹ ngồi nhặt rau, mắt thỉnh thoảng nhìn tôi rồi xa xăm nhìn về phía cuối đường làng, cái nhìn đầy ưu tư mà lúc đó tôi không hề biết.
    Cha mẹ tôi là một cặp vợ chồng nghèo ở ngoại ô thị xã Trà Vinh. Cha tôi rời quân ngũ với hai bàn tay trắng, tháng năm cha đi bộ đội, mẹ ở nhà tần tảo chắt chiu mua được một mảnh rẫy nho nhỏ khoảng nửa công đất. Cha về, suốt ngày cần mẫn cuốc xới trồng những luống cà liếp rau để mẹ tôi từ sáng tinh sương gánh ra chợ bán, dành dụm từng đồng nuôi tôi khôn lớn.
    Thế nhưng suốt một tháng qua, vì đứa con nhút nhát của mình mà mẹ không gánh gồng ra chợ nữa, chỉ bỏ mối cho người ta. Và dĩ nhiên số thu nhập ít ỏi của gia đình giảm đi đáng kể. Cho đến một ngày bà Tư Mập đến nhà tôi quát tháo ầm ĩ về số nợ nào đó mà cha mẹ tôi đã thiếu bà: ?oNghèo mà còn bày đặt cho con đi học này, học nọ. Bày đặt làm sang hả? Tao kỳ hẹn ngày mai phải trả đủ cho tao, không thôi tao cào nhà ráng chịu!?.
    Bà Tư Mập đi rồi bác Ba hàng xóm bước qua an ủi và khuyên mẹ: ?oThôi thì vợ chồng thím để thằng Tâm ở nhà thêm một hai năm, lúc đó nó lớn rồi sẽ tự đi học một mình, chớ tôi thấy thím đưa nó đi như vầy không phải là cách. Với lại... mình là hạng nghèo hèn... Ba cái chuyện học hành...?. Mẹ tôi lau nước mắt: ?oCảm ơn chị, nhưng không được đâu chị Ba. Cỡ nào em cũng phải cho thằng Tâm đi học. Bây giờ bắt nó nghỉ ngang, một hai năm nữa nó ham chơi, ham kiếm tiền hơn học. Xóm mình bao nhiêu đứa rồi chị thấy đó. Chị ơi, mình nghèo em phải ráng cho con cái chữ?.
    Lúc ấy không biết động lực nào đã giúp tôi từ trong kẹt buồng chạy ra lắp ba lắp bắp: ?oMẹ... Mẹ ơi! Mai con đi học một mình!?. Dù rất sợ nhưng tôi quyết không cho mẹ đưa tôi nữa. Nửa mừng, nửa lo, mẹ lén theo tôi suốt một tuần rồi mới yên tâm trở về với đôi quang gánh. Sau này, tôi vẫn nhủ thầm mình qua được bước ngoặt đầu đời này là nhờ bà Tư Mập.
    Suốt năm năm liền tôi đều lên lớp với thứ hạng cao. Mẹ mừng lắm! Tôi dần lớn lên theo hai cục chai trên hai vai mẹ, rồi em Phượng tôi ra đời, gánh nặng lại nhân đôi. Cha tôi phải rời quê hương theo người quen đi làm ăn xa bên Đồng Tháp. Mảnh rẫy bé nhỏ thiếu bàn tay người đàn ông trở nên nặng nhọc với người đàn bà một nách hai con, nhưng mẹ tôi không một lời than thở. Mẹ đặt niềm hi vọng vào cha. Ngày cha trở về sẽ... Thế nhưng, họa vô đơn chí! Công việc làm ăn của cha thất bát, trên đường trở lại quê nhà lại bị ngã xe. Cha gãy chân và hai cái xương sườn. Tin dữ như một lằn sét đánh thẳng một cách không tương tiếc vào mẹ của tôi.
    Cha tôi ra viện thì mảnh rẫy bé nhỏ cũng ra đi. Anh bộ đội gốc nông dân khỏe mạnh trở thành người đàn ông bệnh hoạn yếu ớt. Mắt ông trũng sâu vì lo lắng, vì đau khổ khi thấy mình trở thành gánh nặng. Mẹ dịu dàng chăm sóc, an ủi ân cần, lúc nào cũng tìm chuyện vui để kể. Nào là con Phượng đã nói rành, thằng Tâm vừa lãnh giấy khen... Mẹ đã giúp cha vượt qua nỗi đau thể xác, sự suy sụp tinh thần. Cha hỏi mẹ: ?oGiờ tính sao mình??. Mẹ cười: ?oNhà nước đang mở rộng và tráng nhựa con đường làng ta. Em xin vào làm công nhân?.
    Thế là từ giã đôi quang gánh, mẹ trở thành người công nhân cầu đường. Sáng mẹ nấu cơm thật sớm cho cả nhà rồi ra công trường đầy nắng và gió. Đi học ngang qua tôi dừng lại, nhìn từ xa xa người đàn bà gầy gầy tay bưng ky đá rải đường mà lòng dậy lên một nỗi niềm không tả được. Con đường làng tôi giờ đây không còn hoa mắc cỡ mà trải nhựa dài thẳng tắp. Cha tôi đã khỏe và nhờ con đường mà ông có công việc mới: chạy xe ôm! Cha bảo: ?oMẹ làm đường cho cha chạy đấy Tâm ạ!?. Mẹ nói: ?oKhông phải đâu. Con đường ấy mẹ làm cho con đấy Tâm. Mẹ sẽ làm những con đường khác to hơn, dài hơn nữa để con bước vào đời!?. Bây giờ tôi 18 tuổi!
    Tốt nghiệp lớp 12 mẹ bảo tôi thi đại học. Tôi trả lời: ?oCon không thi đại học đâu?. Mẹ tôi buồn lắm. Nhưng tôi biết đại học đồng nghĩa với biết bao tốn kém, sau lưng tôi còn đứa em gái vào năm cuối cấp II. Tôi học đại học thì em tôi phải nghỉ. Không, con đường ấy không dành cho tôi và nó không phải là con đường duy nhất bước vào đời. Trên tất cả những điều đó, mẹ ơi!, con muốn làm đồng nghiệp của mẹ, chính tay mình làm những con đường cho mình và bao người khác đi qua. Khi tôi đưa cho mẹ giấy báo nhập học của Trường Kỹ thuật nghiệp vụ giao thông vận tải đường bộ miền Nam ở Cần Thơ, mẹ tôi đã khóc.
    Thế là tôi đã xa quê học ngành lái xe công trình được một năm. Chẳng còn bao lâu nữa tôi sẽ về cùng mẹ tôi thi công xây dựng những con đường cho quê hương Trà Vinh yêu dấu. Mẹ ơi, mẹ có vui không khi con trở thành người đồng nghiệp tương lai của mẹ? Con hứa sẽ cố gắng để xứng đáng với tình thương của mẹ. Con sẽ bước vào đời với những bước chân vững vàng, tin tưởng. Vì con biết: mẹ chính là đường đời của con đi!
    MINH TÂM
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Người sư nữ trước đám cưới
    Giống như bao cô dâu mới khác, tôi bỏ hẳn cả ngày để xem hình đám cưới mình. Hơn 500 tấm ảnh được lộng trong gần mười cuốn album.
    Đây là hình chụp cô dâu chú rể dâng đèn lên bàn thờ, kia là cảnh chồng tôi đeo nhẫn cưới, rồi hình cha chồng trao tặng con dâu chiếc xe gắn máy loại đắt tiền nhất, lộng lẫy hơn cả là khi chúng tôi cầm tay nhau rót tràn rượu cưới lên tháp ly cao ngang đầu trong một nhà hàng sang trọng nhất nhì thành phố...
    Lẫn trong phần lớn những tấm hình đầy tính nghệ thuật được chụp bởi những thợ ảnh chuyên nghiệp là một số tấm được chụp vụng về từ chính đứa em ruột của tôi đang du học bên Úc bay về dự đám cưới chị. Trong số những tấm hình vụng về ấy có một tấm làm tôi chú ý. Chồng tôi đỡ tôi xuống khỏi xe song mã.
    Thay vì chụp từ ngoài hướng vào để có phông là mặt tiền nhà hàng lộng lẫy đèn hoa, đứa em tôi lại đứng từ trong chụp ra, trên nền hình là đám đông đứng xem đám cưới ở lề đường bên kia. Lẫn trong đám đông đó có một người khác lạ. Bà mặc bộ đồ nâu sồng, đầu đội mũ, chân đất, tay bưng quả trong tư thế vị sư nữ đi khất thực. Bà quay nhìn về phía chúng tôi, dù hình bà không được rõ nét tôi vẫn nhận ra ánh mắt kỳ lạ.
    Tôi xem lại các cuộn băng video có quay cảnh phía trước nhà hàng, chỉ tìm được một xen duy nhất thấp thoáng bộ đồ tu trong tư thế quay lưng, một tay ôm quả, còn tay kia đưa lên mặt, hình như bà đang chùi nước mắt. Tôi đem tấm hình đi hỏi những người lớn nhưng ai cũng bảo rằng chỉ thấy ngờ ngợ, vì trong bộ đồ tu ai cũng giống như ai. Bằng linh cảm của đứa con, tôi quả quyết người nữ tu trong hình chính là mẹ tôi.
    Sau ngày miền Nam giải phóng, có một ông chủ hãng rời Sài Gòn hồi hương về quê sau khi Nhà nước trưng thu cơ sở sản xuất của ông. Những năm ấy hạt gạo trắng trở thành xa xỉ phẩm, vì vậy mà khoảng cách xã hội giữa gia đình ông chủ hãng với gia đình một nông dân nghèo không phải là lớn lắm. Rồi một chút lãng mạn đã đưa đến cuộc hôn nhân của chàng công tử Sài thành con ông chủ với cô gái chân quê. Kết quả là tôi và em tôi ra đời cách nhau chỉ hơn hai năm.
    Ngày ấy tôi còn nhỏ lắm, nhưng trí nhớ tuổi thơ vẫn còn in đậm cảnh khổ nhục đến tột cùng của nàng dâu - mẹ tôi. Sau này lớn lên tôi được xem vở kịch Lá sầu riêng, chuyện trong kịch sao mà giống với mẹ tôi ngày ấy. Chỉ khác là người chồng ngoài đời không vắn số như trong kịch và người thiếu phụ ngoài đời đã ra đi, không phải theo tiếng gọi tình yêu, mà trở về nhà phụng dưỡng mẹ ruột đang lâm bệnh nặng trong cảnh cô đơn.
    Bà nội và ba tôi vô cùng giận dữ khi mẹ tôi đột ngột ra đi mặc dù có khi chính hai người lại mong muốn điều đó. Mọi quan hệ, mọi sự thăm viếng đều bị cấm đoán vĩnh viễn và được giám sát chặt chẽ. Sau đó một thời gian cơ sở sản xuất của ông nội tôi được trả lại, cả nhà quay về Sài Gòn để tiếp tục làm giàu.
    Vài tháng sau tôi có trở về lúc bà ngoại qua đời, đó cũng là lần cuối cùng tôi gặp mẹ. Người ta kể lại sau khi chôn cất bà ngoại, mẹ tôi cạo đầu đi tu, ban đầu ở một ngôi chùa gần nhà, về sau đi đâu không ai biết.
    Chị em tôi lớn lên trong dư thừa vật chất và trong thiếu thốn tình mẹ. Trong khi đó bà nội và ba tôi, đã có một gia đình khác sau đó vài năm, lại kiên trì gieo vào tâm hồn non nớt của tôi lòng căm ghét người mẹ đã đành đoạn bỏ rơi những đứa con thơ dại. Có lúc tôi hoang mang tự hỏi sao ngày ấy mẹ không ôm con theo, nếu không cả hai thì cũng một đứa như luật pháp vẫn phân định.
    Không khó lắm để tôi tìm câu trả lời: mẹ đã chấp nhận hi sinh, chấp nhận nỗi đau xé ruột bỏ con ở lại để sau này chúng có tương lai xán lạn trong sự giàu có của gia đình bên nội. Có mấy lần tôi về thăm quê ngoại, không ai có thể nói cho tôi biết mẹ đang ở nơi đâu, còn sống hay đã chết. Khi chuẩn bị lấy chồng, tôi lại về quê tìm mẹ nhưng chỉ là vô vọng...
    Vậy là mẹ đã dõi theo từng bước trưởng thành của chị em tôi và đã có mặt trong ngày tôi vu qui xuất giá. Tôi biết đối với người mẹ hiền, giờ phút thiêng liêng khi con gái lên xe hoa chỉ có cái chết mới có thể làm mẹ vắng mặt. Nhưng mẹ ơi, đời con sẽ hạnh phúc hơn nhiều nếu được, dù chỉ một lần, khóc òa trong vòng tay của mẹ...
    THANH THỦY
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Ngôi trường của mẹ
    Cha mẹ tôi trải qua bảy tám năm xa quê. Nhiều người trong làng thường tỏ ra tự hào về ?oông Năm, bà Năm? từng đi khắp Nam kỳ lục tỉnh. Khi ra đi cha tôi là ông đồ nho, khi trở về là người khuyến học quốc ngữ. Và ủng hộ tích cực nhất cho sự vận động này, thực hiện bằng công việc cụ thể chính là mẹ tôi.
    Hồi ấy, làng Vân Hòa của tôi có trường công liên hương tại ấp Phước Hậu, nhưng từ nhà tôi ở ấp Bình Trị và ấp Bình Điền lân cận đến Phước Hậu đi bộ mất nửa buổi, vì vậy đa số trẻ con hai ấp này không đi học được.
    Để giải quyết việc này, cha tôi xin phép mở một ?ogia đình học hiệu? và cất gian trường bên cạnh nhà. Tuy nói là gia đình học hiệu nhưng thực tế cha tôi tìm thầy mời về dạy chương trình lớp năm và lớp tư cho cả trẻ con hai ấp Bình Trị, Bình Điền.
    Tôi còn nhớ thầy Vưu, người Tuy Hòa và thầy Liên, người tận ngoài Quảng Bình. Mẹ tôi có một gánh hàng xén, mỗi tháng chín phiên bán ở chợ Đồn. Mọi chi phí cất trường, đóng bàn ghế, bảng đen, mua sổ sách bút mực cho thầy, việc ăn ở của thầy tại nhà tôi đều do mẹ tôi lo liệu, trích từ lợi tức trong gánh hàng xén ấy. Giữa tháng mẹ tôi ?okiểng? thầy số tiền lương.
    Học sinh chẳng những được học miễn phí, không phải đóng góp một khoản nhỏ nào, còn được tổ chức sinh hoạt như trường công, có bầy đàn, ca hát, tập các trò chơi, tìm dấu đi đường?
    Mấy môn này thì trẻ con thôn quê dễ rành lắm. Thay vì công bố vị thứ hằng tháng mẹ tôi xin thầy công bố vị thứ hằng tuần vào mỗi chiều thứ bảy. Trò nào học giỏi được thưởng. Phần thưởng là giấy manh, thước gạch, bút chì, ngòi viết và mực viên? cũng do mẹ tôi cung cấp.
    Mấy trò thường xuyên được thưởng thì giấy bút mực dư học cả năm, khỏi phải mua. Học ở đây xong, đứa nào cha mẹ cho học tiếp thì ra Phước Hậu vào lớp ba, đứa nào không có điều kiện phải ở nhà thì cũng ít nhiều đã biết đọc biết viết.
    Nhưng tôi không muốn đi học. Cha mẹ tôi ban đầu gợi ý, sau bảo thẳng mấy lần tôi vẫn lặng im. Tôi còn nhỏ, mẹ tôi cũng không ép, nhưng sau này suy ra chắc mẹ tôi hơi thất vọng vì ?okhuyến học? thằng con trong nhà có phần khó khăn. Mẹ tôi cũng mua sẵn cho tôi một bộ ?ogiáo khoa thư? và nhiều lúc ngồi lật sách ra chỉ cho tôi những hình vẽ, giảng giải. Thành ra trước khi biết chữ tôi đã thuộc lòng câu: ?oSách này do Nha Học chánh Đông Pháp giao cho các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận soạn. Nhà nước giữ bản quyền. Cấm không ai được in lại?.
    Mẹ tôi nói khi biết chữ tôi sẽ đọc được trong sách nhiều chuyện hay nữa. Bà Trưng bà Triệu cưỡi voi, ông Đinh Bộ Lĩnh bẻ bông lau làm cờ đánh giặc? Tôi vẫn im lặng. Cho đến một hôm, ra đứng cửa sổ lớp học nhìn vào nghe thầy giáo hỏi một trò khá lớn về một bài toán cộng, trò ấy không trả lời được. Câu hỏi gần giống như có lần mẹ tôi đã giảng cho tôi qua hình vẽ trong sách Toán pháp giáo khoa thư lớp đồng ấu? Tôi nhớ mang máng như thế và nhẩm tính ra ngay, chõ miệng vào đáp. Đáp xong, vừa sợ thầy vừa mắc cỡ, vụt chạy về nhà.
    Trong bữa cơm trưa tôi sợ thầy Liên rầy thì trái lại được thầy khen thông minh. Mẹ tôi nhân đó nhắc lại có lần ông Tham Khang từ Dinh lên chơi đã ?oxem tướng? tôi, bảo: Thằng nhỏ này đầu tròn, mũi cao, tốt, sẽ học thông minh đấy. Thế là sáng hôm sau tôi đi học.
    Học 24 chữ cái rồi vần xuôi, vần ngược, ráp vần, tập đọc? Khi biết đọc sách chỗ nào không hiểu tôi đem hỏi mẹ, được mẹ giảng giải rõ ràng. Bây giờ đã quên hết, chỉ còn nhớ hai chuyện.
    Chuyện thứ nhất, trong sách có hình vẽ một ông cưỡi ngựa và nhiều người đang cuốc đất gánh đất hay làm gì đó, ghi là ?ochánh tổng coi đê?. Con đường trước nhà tôi thỉnh thoảng có đồng bào dân tộc thiểu số cưỡi voi đi qua. Voi, gọi là ?oông Bồ? tai to vòi dài? lạ lắm, cách ăn mặc của ?othằng nài?, cái ống điếu, tiếng nói lơ lớ? cũng lạ lắm, vui lắm. Lúc ấy thường gọi chung đồng bào các dân tộc thiểu số là ?ongười Đê? (Êđê). Mỗi lần như vậy lũ trẻ chúng tôi gọi nhau đi ?ocoi Đê?.
    Tôi lấy làm lạ tại sao ông chánh tổng cũng đi ?ocoi Đê? như lũ nhóc chúng tôi. Mẹ tôi mới giảng cho tôi biết về những con đê đắp bên sông, trong hình là ông chánh tổng đang trông coi dân chúng đắp sửa đê. Chuyện thứ hai, khi đọc bài về trầu cau có câu ?o? người vợ chết hóa ra dây trầu không leo ở cây cau??. Rõ ràng trong hình vẽ dây trầu quấn vào cây cau sao lại nói dây trầu không leo ở cây cau? Mẹ tôi giảng cho biết xứ mình gọi là dây trầu thì ngoài Bắc gọi là dây trầu không.
    Trong một năm thầy Liên dạy tôi học hết chương trình lớp đồng ấu và dự bị để ra trường công liên hương học lớp sơ đẳng (lớp ba). Đầu năm 1945, chuẩn bị thi bằng sơ học yếu lược mỗi trò được cấp một giấy căn cước, dưới có chữ ký quan tuần vũ tỉnh Phú Yên Trần Văn Lý. Chữ ký dài, đầy đủ và rõ ràng, gần chữ v (văn) có một chữ v khác bằng bút chì màu đỏ. Tôi nói với mẹ: quan tuần vũ ký sai phải sửa lại chữ v. Mẹ tôi giảng cho biết đó là chỗ một thầy thông thầy phán đã xem trước, thấy đúng, làm dấu để quan tuần vũ ký chứ không phải sai và sửa.
    Tôi nhớ mãi vì đây là lần cuối cùng chuyện trò cùng mẹ. Học lớp ba tôi phải ở trọ, chủ nhật sau về thì mẹ tôi bệnh, rồi bệnh nặng và qua đời. Đau thương trùm lên gia đình tôi. Tiếp theo là những biến cố dồn dập của đất nước? Gia đình tôi rời khỏi làng Vân Hòa và xa cách mộ phần mẹ.
    Bây giờ mỗi khi hồi ức về mẹ, tâm tưởng tôi vẫn là tâm tưởng đứa trẻ lên bảy lên tám? Tôi tự hỏi bao nhiêu bạn bè thời thơ ấu ấy, nay ai còn ai mất, ai lưu lạc phương trời, ai đang ở làng quê, ai đã thành ông bà nội ngoại, kẻ giàu sang, người nghèo khó? giữa bao nhiêu bận rộn của cuộc sống, có lúc nào họ nhớ lại những ngày học tại ?onghĩa thục? của mẹ tôi không? Có lúc nào họ nhớ lại hình ảnh mẹ tôi không? Tôi nghĩ rằng họ không phải là kẻ bạc!
    NGUYỄN TRẠCH GIAO
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Không còn mồ côi
    Thím tôi mất lúc tuổi thơ của tôi rất cần sự che chở của người đàn bà có tấm lòng bao la như biển. Ngày ấy tôi khóc ngất bên người mẹ mà không được gọi bằng mẹ.
    Tôi ra đời, bà nội đi xem bói, ông thầy bói Mường nổi tiếng nhất làng Phong Lai phán rằng tôi là đứa trẻ khó nuôi nên phải gọi hai đấng sinh thành cha là chú, mẹ là thím thì mới mong tồn tại trên đời (?). Vậy mà hơn 5 tuổi tôi bơ vơ bên người cha khắc khổ. Ông lầm lì làm việc, tối đến nếu không uống vài chén rượu thì không thể nào ngủ được.
    Năm 1968, ở trong vùng tranh chấp, quê tôi thưa thớt cửa nhà, dân làm ruộng không dám ra đồng, chuyển sang nghề đầm phá đánh bắt con cá, con tôm sống qua ngày. Cha tôi không quen nghề sông nước nên đóng chiếc xe kéo, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất. Áo cơm thời chiến có dễ dàng gì!
    Hoàn cảnh gà trống nuôi con giữa cơn loạn lạc nên tôi chẳng biết ngôi trường là thế nào. Cậu tôi ở Huế, năm ấy về chạp thấy tôi nheo nhóc bàn với cha đem tôi vào Huế để được học hành. Nghe được về Dinh, lên Huế tôi mừng phấn khởi, sửa soạn áo quần, xuống đò dọc xuôi phá Tam Giang.
    Nhà cậu tôi chẳng khá giả gì. Mười một miệng ăn, cậu tôi đi làm, mợ tôi mở quán giặt quần áo thuê. Nếu như trời không cho tôi có mẹ thì mợ tôi chính là người mẹ ngọt ngào chuối ba hương, là xôi nếp một, là đường mía lau.
    Tình cảm chia đều cho cả đàn con, nay lại có thêm tôi, thường tình là điều khó san sẻ nhưng thuở ấy tôi vẫn cảm nhận được trong ánh mắt của mợ không có sự cân đo, phân biệt, thậm chí mợ còn nghiêng về tôi. Trời rét tôi được choàng thêm khăn ở cổ vì tôi bị bệnh suyễn. Đi học, mợ xin cho tôi ngồi bàn đầu vì tôi bị cận thị. Mỗi lần tôi và các anh con mợ xích mích, tôi thường được mợ bênh vực. Tuổi thơ tính suy bì, mợ tôi nói với các anh tôi:
    - Các con còn có mẹ, còn thằng Lộc nó mồ côi, nó không có mẹ...
    Mợ tôi ôm lấy tôi khóc mếu máo, các anh tôi khóc òa theo. Tôi lịm đi trong tay mợ, hình bóng mẹ xa vời, nhạt nhòa trong ký ức non trẻ. Tôi nghe mùi vị thiêng liêng nơi chiếc áo mợ mặc, nơi tóc của mợ thơm tho tình mẫu tử. Biết tôi thích đọc truyện cổ tích, dẫu khó khăn song mỗi tuần mợ bảo tôi ra hiệu sách mua hai quyển truyện tranh về cho các anh chị tôi cùng đọc, thật ra là cho tôi.
    Lúc rảnh rỗi mợ bảo tôi đọc cho mợ nghe và mợ cũng dần dần có sở thích như tôi. Những đêm đông rét mướt, bên bếp lửa công chúa, hoàng tử, bụt, tiên hiện về trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ, ấm cúng.
    Tôi học đến lớp 9 thì cha tôi được cậu xin vào làm tại nhà máy nước Huế. Công việc của cha tôi thật ra chỉ là quản gia cho ông giám đốc, lo việc đưa đón con cái người ta và chăm sóc vườn nhà. Cha tôi muốn đưa tôi về cùng ở nơi căn phòng dành riêng cho người làm, mợ tôi không chịu. Mợ nói:
    - Dượng làm công cho họ chắc chắn sẽ có những lời lẽ khó nghe. Thằng Lộc lớn rồi, nó sẽ mặc cảm, tủi thân. Dượng cứ để nó ở đây, chật chội, no đói người trong nhà vẫn hơn.
    Cha tôi nghe lời mợ, mợ ít nói nhưng nói ra thì chắc như đinh đóng cột. Thời học trò của tôi êm đềm trôi qua trong vòng tay mợ...
    Đã 85 tuổi mợ tôi vẫn còn minh mẫn, vẫn coi tôi như một đứa con trong nhà. Lễ, tết, kỵ giỗ không thấy tôi là mợ hỏi. Gia đình tôi cơm không lành canh không ngọt, mợ gọi đến la rầy, quở mắng. Mợ tôi như thế đó.
    Tôi muốn được làm mừng thọ cho mợ tuổi 85, mợ tôi mắng: ?oĐừng vẽ vời, mợ không thích?. Cuộc thi viết ngắn ?oMẹ tôi? đến thật tình cờ, tôi tham gia bằng tấm lòng của đứa con dẫu không do mợ sinh ra nhưng được mợ nuôi nấng, dưỡng dục. Mợ là người mẹ thứ hai của tôi.
    VĂN LUÂN
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Lời xin lỗi muộn màng
    Tôi sinh ra trên một mảnh đất khô cằn đá sỏi thuộc miền Trung. Tuổi thơ của tôi gắn liền với sự khốn cùng mà chiến tranh để lại.
    Khi chiến tranh kết thúc ba tôi đi học tập cải tạo, bỗng chốc gia đình tôi trắng tay. Trở về, ba tôi trở thành người cay nghiệt, cay nghiệt với xã hội, cay nghiệt với gia đình.
    Quen sống trong cảnh ăn sung mặc sướng, cách sống gia trưởng nên ba tôi không chấp được cuộc sống cơ cực, mọi khốn khổ đều đổ lên đầu mẹ tôi. Vốn xuất thân từ cô nhi viện, không quen công việc nhà nông nặng nhọc vất vả nhưng mẹ tôi đã cố gắng để lo cho chồng con. Trong khi ba tôi luôn tìm đủ thứ chuyện để gây gổ, mẹ chỉ yên lặng, nín chịu. Nơi mẹ tôi nhìn thấy được tình yêu là hi sinh, là ý chí diệu kỳ.
    Nhà càng ngày càng túng quẫn, các anh tôi phải nghỉ học phụ giúp gia đình. Trong nhà chỉ còn mình tôi được đi học, nhưng vì mặc cảm nhà nghèo nên tôi chẳng còn muốn học hành. Sau một ngày đi làm cực nhọc mẹ tôi lại phải kèm tôi học. Có lần mẹ bắt tôi viết chính tả nhưng tôi không chịu, tức mình mẹ tôi mắng: ?oCon nhác học thì ra chuồng bò mà ở!?.
    Thế là tôi bỏ học ra chuồng bò ngồi. Vì thương con, sợ con bị muỗi đốt nên mẹ tôi lại ra dẫn tôi vào, cũng không la mắng nhưng trong giọng bà tôi nghe như nghèn nghẹn: ?oMá thương con nên chỉ muốn con học hành đàng hoàng để sống cho nên người?. Nhưng lúc đó tôi đâu hiểu được ý nghĩa của lời mẹ dạy!
    Ngày tháng trôi qua, chúng tôi lớn lên, mối quan hệ giữa ba mẹ tôi không thể hàn gắn được, còn nhà thì vẫn cứ nghèo. Mẹ đã đưa các anh tôi đi về quê ngoại ở miền Nam để lập nghiệp, còn tôi ở lại với ba. Khi ra đi mẹ và các anh tôi chỉ có hai bàn tay trắng, dù biết tương lai là những ngày cực khổ nhưng có thể đó là giải pháp tốt nhất cho gia đình tôi.
    Tôi ở lại sống trong sự buồn bã chán nản, trong khi ba tôi không hề quan tâm đến tôi, mặc tôi muốn làm gì cũng được. Tôi theo bạn bè rượu chè, cờ bạc. Học xong lớp 9, tôi nghỉ học vì không có tiền và vì tôi cũng chẳng muốn đi học nữa. Tôi chỉ muốn có thật nhiền tiền để cuộc sống được sung sướng hơn, để không bị người ta khinh khi, để gia đình tôi được đoàn tụ.
    Cũng trong khoảng thời gian này người ta phát hiện có mỏ vàng trên miền rừng núi Trường Sơn. Trong xóm tôi có vài người đi đãi vàng, khi về người nào cũng khấm khá; thế là phong trào đi đào vàng trong xóm tôi bùng lên. Những người có sức khỏe, trai tráng thì đi đào vàng còn phụ nữ hay những người không đào vàng thì đi cõng chuyến (vận chuyển hàng hóa vào bãi vàng để bán cho những người đãi vàng). Tôi nghĩ đây có thể là cơ hội để đổi đời.
    Có một người hàng xóm từ bãi vàng về và thế là tôi xin đi theo anh. Lúc đầu anh không cho vì tôi còn nhỏ sợ không đủ sức đào vàng mà cuộc sống trong bãi vàng lại vô cùng gian khổ. Nhưng tôi năn nỉ và rồi anh cũng chấp nhận dẫn tôi theo.
    Cuộc đời tôi rẽ sang một bước khác. Sống trong vùng rừng núi Trường Sơn, nơi mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong cái tích tắc, tôi cũng như những người ở đây không biết ngày mai của mình rồi sẽ ra sao. Có khi tối đi ngủ nhưng không biết ngày mai mình có thức dậy nổi hay là chìm trong giấc ngủ ngàn thu. Vì vậy mà bao nhiêu tiền làm ra người ta đều tiêu xài hết. Sống một cuộc đời bạt mạng, không còn chút hi vọng vào tương lai, tôi trở nên nghiện rượu và thuốc lá.
    Được khoảng vài tháng, khi biết tôi đã bỏ học đi làm vàng mẹ tôi lặn lội từ miền Nam trở về, đến bãi vàng để tìm tôi. Trong lòng bà lúc này chỉ có một nỗi lo sợ mất con. Để đến được chỗ tôi ở bà phải theo những người cõng chuyến mất một ngày đêm đi bộ trong rừng sâu. Khi gặp tôi bà vừa vui mừng vừa đau đớn khi thấy tôi ốm yếu xanh xao như người sắp chết. Rượu, thuốc lá và thêm căn bệnh sốt rét hành hạ nên tôi trông không còn giống một con người. Mẹ khóc lóc, năn nỉ tôi về cùng bà nhưng tôi không chịu.
    Tôi vẫn còn hận mẹ vì đã bỏ tôi ở lại một mình trong đơn độc, đau khổ. Nhưng chính những người anh, những người bạn cùng làm vàng với tôi đã chỉ cho tôi thấy được tình yêu thương của mẹ đã dành cho tôi, chỉ có tình yêu thương vô hạn ấy mới khiến bà lặn lội đường xa, bất chấp khó khăn và cả nguy hiểm để tìm lại đứa con đã lạc mất giữa rừng. Rồi tôi miễn cưỡng đi về. Mẹ tôi vui mừng khôn xiết, hết lời cảm ơn những người đã từng cưu mang, giúp đỡ tôi và đã khuyên tôi trở về nhà cùng bà.
    Tôi theo mẹ vào Nam, được chữa bệnh, được mẹ khuyên lơn cai thuốc, cai rượu. Cũng lúc đó tại địa phương vừa xây trường cấp III, vì trường mới thiếu học trò nên tôi được đi học lại. Sau một năm nghỉ học, kiến thức mai một, tôi lại mặc cảm vì không theo kịp bạn bè, chán nản muốn bỏ học. Do thấu hiểu được những khó khăn của tôi nên mẹ không bao giờ la mắng, chỉ lựa lời an ủi. Chính nhờ vậy mà tôi vượt qua được những khó khăn.
    Hiện tại tôi không phải là người thành đạt, giàu sang nhưng tôi đang sống như một con người. Một con người mà mẹ tôi đã sinh ra, nuôi dưỡng để lớn lên. Đã bao nhiêu lần tôi vấp ngã nhưng đều được chính bàn tay đã từng bồng ẵm tôi đỡ nâng tôi dậy, chỉ cho tôi con đường để bước đi, để sống cuộc đời hữu ích cho mọi người.
    Trong gia đình tôi là người làm mẹ tôi đau lòng nhất, vậy mà tôi chưa một lần xin lỗi mẹ về những điều tôi đã gây ra, cũng như chưa một lần cảm ơn tình yêu cao hơn trời, rộng hơn biển mà mẹ đã dành cho tôi.
    Mẹ ơi, qua những dòng chữ đơn sơ này con muốn kính gửi đến mẹ lời xin lỗi và lòng biết ơn mà con chưa một lần bày tỏ...
    PHẠM HOÀI ĐỨC
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Làm mẹ - TRƯƠNG THỊ THANH HIỀN
    Tôi vượt biển một mình, đau quằn quại đến không còn thiết sống. Tôi như đi trong sương mờ, mải miết vươn đến chỗ mẹ tôi đang vẫy gọi. Tôi thèm được vùi vào lòng bà, khóc nức nở như một đứa trẻ thơ để quên hết những nỗi đau thể xác và tâm hồn. Bà mở rộng vòng tay ôm lấy tôi.
    Tôi khóc nức lên và choàng tỉnh dậy. Mẹ tôi đã tan biến, chỉ có dì đang ôm tôi. Tôi gào lên:
    - Dì làm gì vậy? Tại sao dì dám ôm tôi?
    Dì lật bật lùi ra xa, lắp bắp :
    - Dì xin lỗi. Dì thấy con đau quá mà không biết làm gì. Dì thấy tội nghiệp con quá...
    - Ai cần dì tội nghiệp. Tôi đã bảo dì đừng vào đây mà. Hãy để cho tôi một mình, tôi không cần ai hết.
    - Làm sao dì để cho con một mình được. Ba con không đi đến được, em trai thì đi mất. Không có dì con làm sao đây?
    - Dì quan trọng quá nhỉ? Vì ai mà em tôi thành bụi đời, ba tôi buồn rầu mà sinh bệnh, còn tôi thì bị tống cổ ra khỏi nhà?
    - Con nghĩ sao cũng được nhưng bổn phận làm mẹ dì phải lo cho con.
    - Làm mẹ à! - tôi hét lên - Dì lấy tư cách gì làm mẹ của tôi? Dì tự xem lại mình có xứng với hai tiếng ấy không? Dì làm tổn thương đến vong linh của mẹ tôi đấy. Dì đi đi, dì ở đây làm tôi đau đớn hơn. Ôi, mẹ ơi, sao mẹ lại bỏ con, mẹ ơi!
    Hoảng sợ trước lời kêu khóc của tôi, dì lóng ngóng chạy ra ngoài.
    Năm tôi mười lăm tuổi mẹ tôi qua đời. Mẹ tôi là một phụ nữ tài năng, xinh đẹp. Chính vì vậy mà năm năm sau khi ba tôi cưới dì, một y tá lỡ thời, cục mịch, quê mùa, tôi bị sốc thực sự. Điều đó không chỉ làm tổn thương đến tâm hồn non trẻ của tôi mà còn xúc phạm đến vong linh của mẹ tôi.
    Đối với tôi, dì là một người thuộc tầng lớp khác nếu không muốn nói là thấp hèn hơn. Ba tôi là một bác sĩ giỏi lại rất tài hoa. Ba và mẹ là một cặp xứng đôi đến nỗi trong cả triệu cặp vợ chồng chắc mới có một. Vì vậy sự khập khiễng giữa ba và dì làm tôi lúc nào cũng sôi sục, hễ cứ gặp mặt dì là mọi uất ức dâng lên trong tôi. Tôi không cấm ba lấy vợ kế nhưng biết bao người xứng đáng ba không chọn, lại chọn một bà y tá lỡ thời, quê mùa, thất học.
    Em tôi còn phẫn uất hơn tôi nên đã bỏ nhà đi hoang, không tìm lại được. Tôi nói năng hỗn xược, xúc phạm cả ba lẫn dì, bị ba giận đuổi đi vào một đêm mưa tầm tã. Rồi ba hối hận chạy đi tìm tôi nhưng tôi nhất định không chịu về, đến ở hẳn nhà bạn trai. Trong ngày đám cưới của tôi, một cuộc hôn nhân ba không chấp nhận, ông bị lên huyết áp và bị liệt nửa thân người. Tôi sớm rời trường đại học, sống vất vưởng với một cuộc hôn nhân vội vã bốc đồng và chẳng mấy chốc cũng ly hôn khi đang bụng mang dạ chửa.
    Khi con gái tôi ra đời, chẳng rõ chầu chực ở đâu sẵn, dì lao vào bệnh viện với nào tã, nào nón, nào khăn chẳng biết dì sắm sửa từ khi nào. Không đếm xỉa gì đến vẻ tức giận của tôi, dì nâng con bé lên nựng nịu :
    - Ôi, cháu của ngoại, cục cưng của ngoại. Ngoại mong cháu từ lâu lắm rồi, viên kim cương của ngoại. Nào, nào mẹ cho bé mum tí nào.
    Dì lăng xăng líu xíu ủ chân tay cho tôi, lấy nước nóng chườm bụng rồi lại chạy băng về nhà vừa báo tin mừng cho ba tôi, vừa mua thức ăn tẩm bổ cho tôi.
    Biết không thể xua đuổi được dì, tôi đành phải chấp nhận sự săn sóc của dì với vẻ xa cách lạnh lùng. Ngày hôm sau ba tôi đi xe lăn vào. Nhìn thấy ông, tôi bật khóc. Vị bác sĩ phong độ ngày nào nay tàn tạ vì bệnh tật, vì gia cảnh tan nát. Ông chỉ điềm đạm nói với tôi:
    - Ba không bắt con phải vì ba, phải vì dì cũng không vì bản thân con mà phải vì con bé này. Con đã tạo ra nó trong sai lầm của mình thì cũng đừng để nó lớn lên trong sự sai lầm. Hãy trở về với ba, cho con của con những gì tốt đẹp nhất dù bản thân con có phải đối diện với những thử thách đau lòng. Mẹ con mãi mãi là một hình ảnh đẹp không ai có thể làm hoen ố hình ảnh ấy.
    Những lời ông nói cứ thấm vào lòng tôi đau buốt. Ôi, con gái của tôi, lẽ nào vì tôi mà cuộc đời nó cũng chẳng tốt đẹp gì hơn.
    Tôi trở về nhà, lòng lạnh giá hơn. Dì là người vui nhất. Tôi chẳng hiểu được nỗi vui mừng ấy. Lẽ ra dì phải vui khi tống được cái gai nhọn như tôi ra khỏi nhà mới phải. Tôi nhận sự chăm sóc rất mực chu đáo của dì như nhận một thói quen, thậm chí như một sự ban ơn. Dì không chú ý gì đến vẻ xa cách, kẻ cả của tôi mà chỉ tìm mọi cách để tôi vui. Dì lăng xăng suốt ngày, quần xăn đến gối, mắt lấp lánh tia cười, miệng líu ra líu rít.
    - Hoàn ơi, con xem con bé này đã biết cười rồi đấy.
    - Ây, ấy, con đừng đi sãi chân như vậy, khép chân lại nào. Này, quấn cái khăn lên đầu, gió lùa đấy.
    - Dì đã giặt đồ cho cháu rồi. Giặt đồ cho em bé không nên vắt, sẽ làm em vặn vẹo suốt đêm.
    - Ôi cục vàng của ngoại sao lại khóc... Bé khó chịu hả? Ứ ừ, em không chịu nằm nữa à? Thế ngoại bế con ra sân chơi nghen?
    Suốt ngày nhà chỉ văng vẳng tiếng dì. Dì tự hỏi rồi cũng tự trả lời. Dì đoán được ý của tất cả mọi người, từ ba tôi đến con bé chỉ biết khóc kia. Dì phục vụ tất cả chúng tôi với lòng tận tâm hồ hởi. Nhưng có lúc dì lại ngồi thần người ra, vẻ ủ dột trầm ngâm. Rồi không nén nổi, dì thở dài:
    - Tội nghiệp thằng Quang, mưa gió thế này không biết nó ở đâu.
    Quang là em trai tôi, mười tám tuổi. Tôi lén nhìn dì, nỗi đau của dì giống hệt nỗi đau của người mẹ xót thương con. Nếu là mẹ tôi hẳn cũng chỉ đau khổ đến thế là cùng.
    Đêm đêm sau khi làm xong mọi việc, dì lại quày quả đi tìm Quang. Dì đã đi tìm nó suốt hai năm qua. Ba tôi và tôi đã không còn hi vọng vì rõ ràng biết nó còn quanh quẩn đâu đây nhưng nó không muốn gặp ai trong gia đình. Nó đã không muốn gặp, không muốn trở về nhà thì dù có tìm được nào có ích gì. Nhưng dì không nản lòng. Một ngày kia dì chộp được nó khi nó ngủ gà ngủ gật trong công viên. Nói đúng ra khi nó đang đói ma túy. Thế là từ đó cả nhà tôi, hay đúng hơn là chỉ có dì, chiến đấu giành giật lấy nó từ tay của nàng tiên nâu.
    Dì trói nó vào góc nhà, áp dụng đủ mọi phương cách, mọi bài thuốc từ tây lẫn ta, bồi bổ cho nó đủ mọi thứ sơn hào hải vị. Khi mập mạp béo tốt trở lại, nó lại bỏ nhà ra đi. Dì tiếp tục cất công đi tìm và lại tìm thấy khi nó đang thân tàn ma dại ở đâu đó. Lại cột nó ở góc nhà, lại những bài thuốc, những món ăn ngon? Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ lặp lại không biết bao nhiêu lượt. Đến như tôi cũng phát chán, còn ba tôi thì gần như đã buông xuôi, đau đớn vì bác sĩ như mình mà không cứu nổi con. Chỉ riêng dì vẫn cứ bền bỉ đi tìm nó mãi.
    - Hoàn này - dì rụt rè bảo tôi khi thằng Quang bắt đầu một vòng cai nghiện mới - con phải nói điều gì với em chứ. Dì là người quê mùa, chỉ biết làm, không biết nói gì để khuyến khích động viên nó. Còn con là người có kiến thức, lại hiểu biết tâm lý của em, con phải giúp em con vượt qua những thử thách này. Con không thấy em con còn quá trẻ sao? Lẽ nào chúng ta để cho nó chôn vùi cả cuộc đời...
    Tôi tìm thấy Quang đang nằm úp mặt khóc trên giường. Tôi không vỗ về nó mà ngồi xuống mép giường, đều đều nói:
    - Mẹ không mong muốn chị em mình trở thành như thế này. Chị đã sai lầm và em cũng vậy. Ta có thể giữ nguyên những cảm nghĩ của mình về dì mà không cần hủy hoại bản thân mình. Đứng dậy đi em, xây cho chính mình một tương lai mà không cần phụ thuộc bất cứ điều gì. Hãy làm sao cho xứng đáng với mẹ.
    Tôi nói với nó cũng là đang nói với chính mình. Rồi tôi trở lại giảng đường đại học. Nó cũng đã thoát khỏi vòng kềm tỏa đáng sợ của nàng tiên nâu. Dù thực tế công sức của dì đối với chị em tôi rất lớn nhưng tôi vẫn không muốn thừa nhận. Dì nuôi con cho tôi đi học. Dì chăm sóc từng li từng tí cho Quang để nó có đủ sức khỏe trở lại trường. Dì lại là hộ lý của ba. Nhiều khi trong thâm tâm tôi chợt chạnh lòng thương dì. Làm sao dì có thể làm ngần ấy công việc trong một ngày, phục vụ cả bốn con người. Nhưng rồi niềm kiêu hãnh trong tôi lên tiếng: đó là nhiệm vụ của dì. Dì không có tài để làm những việc lớn lao thì phải làm những việc vặt ấy. Như đọc được suy nghĩ của tôi - nhiều khi tôi rất kinh ngạc về khả năng đọc được suy nghĩ người khác của dì - dì bảo:
    - Dì đã quen với những công việc này rồi. Ai chẳng muốn an nhàn nhưng cuộc sống bắt buộc mình phải sống hết mình với nó.
    Tôi mở to mắt nhìn dì; câu nói của dì không phải của một y tá tầm thường mà là của một triết nhân. Ngôn ngữ của dì càng lúc càng khác xa con người dì. Một lần nữa dì lại đọc được suy nghĩ của tôi: - Con tự hỏi tại sao dì lại nói năng văn hoa như vậy phải không? Dì là người không được học hành đến nơi đến chốn. Nhưng mấy mươi năm qua cách mạng đã dạy cho dì từng con chữ, từng lời nói, từng cách cư xử? Dì học ở khắp nơi, bên chiến hào, trong nhà dân, trong nhà tù? Mấy năm làm y tá trong bệnh viện, làm việc dưới quyền ba con dì cũng học hỏi được rất nhiều. Con hãy ráng học lên, sự học làm người ta mở lòng với nhân loại hơn.
    Trời ơi, ?oSự học làm người ta mở lòng với nhân loại hơn?. Một người như dì lại có thể nói câu đó ư? Tôi vụt chạy vào phòng ba, thảng thốt nhìn ông :
    - Ba, rốt cuộc dì là người thế nào? Làm sao ba có thể quên mẹ để yêu dì được?
    - Con ngồi xuống đi con gái - ba dịu dàng bảo - Tuổi trẻ các con hay có một quan điểm tuyệt đối. Không có cái gì là tuyệt đối cả. Tại sao con lại nghĩ ba lấy dì nghĩa là ba đã quên mẹ con? Tại sao con lại nghĩ vẫn yêu mẹ thì ba không thể lấy dì? Cuộc đời là thế giới muôn màu. Vì sao con chỉ nhìn vào tài sắc của mẹ con mà cho rằng dì không xứng với ba, chứ không đánh giá dì bằng chính con người dì. Mẹ con là một thế giới khác, dì là một thế giới khác. Và không ai dám cho rằng thế giới nào đầy màu sắc và thế giới nào đầy bóng đêm.
    Dì đã trải qua nhiều nỗi gian truân nhưng không hoàn cảnh nào có thể đánh gục được dì. Điều đó không dễ gì có được ở lớp người như ba, như mẹ, như con. Con thấy đấy, mẹ con là một bác sĩ, an ủi nâng đỡ cứu sống không biết bao nhiêu người nhưng khi biết mình bị bệnh thì suy sụp hẳn, không gượng dậy nổi. Khi mẹ chết, nếu không có dì chắc ba cũng đã trở nên bệ rạc, bê tha. Còn con, tự cho mình là thông minh, bản lĩnh nhưng chỉ vì một việc bất như ý mà thả trôi cuộc đời mình. Còn dì là người vào sinh ra tử, vào tù ra khám, từng làm vợ làm mẹ nhưng bị tước hết những quyền thiêng liêng ấy.
    - Dì từng làm vợ, làm mẹ? - tôi ngỡ ngàng.
    - Con lạ lùng lắm sao? Nỗi đau ấy dì giữ cho riêng mình, không mấy ai biết được. Chồng của dì đã hi sinh, đau đớn quá dì đã sinh non và đứa bé đã chết sau khi sinh vài giờ. Dì đã đem nỗi đau mất chồng, mất con vào cuộc hành trình lặng lẽ của mình. Dì đã đem tình thương của người vợ người mẹ dành cho tất cả mọi người, cho ba, cho các con với lòng cao cả vô biên. Dì đã sống cho người khác, vậy mà khi có ai khác sống cho dì thì con lại bảo dì không xứng đáng. Huống chi đây không phải là sự hi sinh của ba mà là sự đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu. Con hãy đem tấm lòng mình để gần gũi với dì hơn, khi đó con sẽ thấy ba không nói quá đáng. Những gì ở ba ở mẹ không có thì ở dì có, vậy không phải là bổ sung cho nhau sao? Con còn đòi hỏi nơi dì điều gì nữa?
    Tôi đòi hỏi gì ư? Tôi được sinh ra bằng mối tình tuyệt diệu của ba mẹ, lớn lên trong tình yêu nhưng rốt cuộc lại trở thành một người không có tình thương yêu dù với một người đã xem mình còn hơn đứa con rứt ruột đẻ ra. Tôi sắp trở thành một bác sĩ nhưng lại không đủ lòng nhân ái của một y tá bình thường như dì. Tôi cứ mãi đau đớn vì mối mâu thuẫn giằng xé nên thường ngồi lì trong thư viện không về nhà sau buổi học. Dì lại tất tả tìm tôi. Cái vẻ hốt hoảng lo âu của một người mẹ vừa làm nhói lòng tôi vừa làm tôi uất hận. Tôi không biết mình hận cái gì? Hận dì sao không là một người tầm thường cho tôi căm ghét mãi? Hận dì sao dần dần rõ nét một nhân cách lớn làm tôi thấm thía sự nhỏ nhoi của mình.
    Tôi theo dì vào nhà. Bé Uyên sà vào lòng tôi, líu lo đủ mọi chuyện. Dì bảo:
    - Con đừng quá mải mê với công việc, với những ý thích riêng mình mà bỏ quên cái quyền làm mẹ.
    Dì không bảo ?oBổn phận làm mẹ? mà lại bảo ?oQuyền làm mẹ?. Tôi ngước mắt nhìn dì. Dì lại đọc được câu hỏi trong mắt tôi, cười đôn hậu:
    - Con không thấy được làm mẹ là một hạnh phúc lớn hay sao?
    Tôi thấm thía câu ấy. Dì bị tước đi cái quyền làm mẹ từ khi rất trẻ và được ban trở lại khi tuổi về già nên dù chị em tôi đã đối xử thật tệ bạc với dì nhưng dì chỉ thấy niềm hạnh phúc được sống với thiên chức của người mẹ.
    Mừng Quang thi đậu vào đại học, dì thưởng cho cả nhà một chuyến đi picnic xa bất chấp con bé Uyên quấy dì suốt cuộc hành trình, bất chấp ba tôi mới tập đi lại được, chân rất yếu, lúc nào cũng cần dì dìu đỡ. Chỉ có niềm vui bất tận của một gia đình hạnh phúc trong chuyến đi chơi ấy. Tôi hỏi dì:
    - Cái gì làm dì vui nhất hôm nay?
    - Dì vui vì Quang đã đủ bản lĩnh để trở lại đời. Dì vui vì đã trả lại cho mẹ con những đứa con nguyên vẹn như ngày nào, còn lời thêm cục vàng này nữa nè - dì cười chỉ vào bé Uyên. Ngày tôi xúng xính lên nhận bằng tốt nghiệp, dì dẫn theo một chàng trai trẻ lên tặng hoa cho tôi. Trẻ là vì anh ta chưa có vợ, so với tôi đã có con gái lên năm, chứ thật ra anh ta đã hơn ba mươi tuổi, là một bác sĩ trong khoa của ba tôi, đã âm thầm theo đuổi tôi từ nhiều năm nay. Mắt dì lấp lánh vẻ tinh nghịch và bí hiểm của bà mẹ đang mưu toan kiếm chồng cho con gái. Tôi vừa buồn cười vừa... tức, ngùng ngoằng bỏ đi:
    - Con không thích cái trò mai mối ấy. Con đâu có sợ lỡ thì...
    - Ây dà, cái giọng này dì đã nghe ở rất nhiều cô gái tân thời rồi. Nhưng cuối đời nhiều người mới nuối tiếc vì bỏ qua cơ may hạnh phúc gia đình. Con ơi nghe dì đi. Con còn lỡ dở vầy mãi dì không yên tâm. Khi nào con với em Quang có gia đình yên ấm hết thì dì mới hả lòng.
    Ước mơ của con người quá nhiều. Ước mơ của bà mẹ dành cho con còn nhiều hơn. Dì trù liệu đủ mọi kế hoạch cho tôi, cho em Quang. Dì còn tính sẵn một tương lai dài thăm thẳm cho con bé Uyên vừa tròn năm tuổi, cho cả ông già gần đất xa trời là ba tôi, chỉ riêng mình dì không dự định một điều gì. Một buổi sáng đẹp trời, mọi người đều đã tỉnh giấc, chỉ riêng dì đi vào cõi vĩnh hằng. Dì từ giã cuộc đời nhẹ nhàng bình yên đến nỗi cả ba, cả tôi, hai bác sĩ trong nhà, đều không muốn truy lùng nguyên nhân để không làm tổn hại đến thân xác dì. Dì đang ngủ yên lành hay dì đang đi tìm mẹ tôi, hãnh diện khoe với bà rằng dì đã làm xong ước nguyện của bà.
    Bên mộ dì, thằng Quang gào khóc nức nở. Khi mẹ tôi chết, nó còn quá bé để có thể đau đớn thống thiết như thế. Còn tôi, cả hai đám tang tôi đều không khóc. Chỉ có những giọt lệ chảy trong tim tôi không ai thấy được. Vì nó đọng ở trong tim nên lòng tôi luôn nhức nhối...
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Mẹ - Nguyễn Trung Kiên
    Cả cuộc đời mẹ vất vả vì con
    Từ thuở ấu thơ cho đến giờ khôn lớn
    Khi bước chân con không còn chập chững
    Gánh nước mỗi ngày mẹ như thấy nặng hơn.
    Chẳng có gì so được tình thương
    Của mẹ dành cho con như đất dành cho cây sự sống
    Dẫu biển kia có sâu có rộng
    Sánh chi bằng ở mẹ tấm lòng tiên.
    Dòng sữa ngọt ngào theo tháng năm con lớn lên
    Mẹ chăm chút cho con từng miếng ăn giấc ngủ
    Những lúc ngu ngơ con đâu có hiểu
    Mẹ đã vì con mà thành túng thiếu
    Chiếc áo vai sờn đạm bạc bữa cơm rau.
    Con chưa bao giờ thức trọn một đêm thâu
    Những sáng mùa đông con chưa một lần dậy sớm
    Để nhìn thấy ngoài trời từng cơn gió lớn
    Quẩy quang gánh hàng nặng lầm lũi mẹ đi.
    Mỗi lần con lên tỉnh dự thi
    Là đêm đó mẹ ở nhà thao thức
    Dẫu trong cuộc sống nhiều lúc con làm mẹ buồn lòng đôi chút
    Con biết rằng mẹ vẫn thương con
    Có tình thương nào có thể so sánh hơn
    Và suốt đời như tình thương của mẹ
    Nên dẫu trên đời này còn bao lời hay hơn thế
    Con cũng chỉ một lời thầm gọi: Mẹ ơi!
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Mẹ ghẻ
    Cậu Thảo đi công tác mấy ngày và khi về, trong gia đình thêm một thành viên mới, đó là Nga. Mới 12 tuổi nhưng cái vẻ mơn mởn, xinh xắn phát lộ nơi Nga khiến tôi không khỏi ghen tị. Âu cũng là thói thường tình của con gái. Nước da trắng hồng, sống mũi cao, tóc trước trán hoe vàng, đôi mắt luôn mở to như thế giới xung quanh đều lạ lẫm, gợi trí tò mò, trông Nga như một con bé ?oTây?.
    Tôi nêu nhận xét đó thì Nga cười để lộ chiếc răng khểnh thật duyên: ?oỒ, nhiều người cũng nói như chị đấy. Nhưng mà em vô duyên lắm, không được như chị đâu, Quyên ơi?.
    Tôi thầm phục sự khéo léo của con bé. Hơn Nga 5 tuổi nhưng tôi biết mình quê mùa, nhiều cái còn thua xa Nga. Nga khéo tay lắm. Tài cắm hoa trang trí, nhất là chuyện nấu ăn, bếp núc, ngay cả mợ tôi, một người lớn, khá giỏi dắn cũng phải ngợi khen Nga. Ôi một con bé mới lớn nhưng chỉ ở chung ít ngày tôi đã thầm phục và mến nó đến lạ. Bé Nga cũng thật ngoan, luôn coi tôi như người chị lớn. Thái độ đó làm tôi ấm lòng, bớt đi cái mặc cảm con ở. Vậy là tôi có ?ođồng minh?. Nhưng không biết Nga ở chơi với tôi được bao lâu.
    Với tôi Nga đem lại sự hài lòng, nhưng với gia đình cậu Thảo tôi, sự xuất hiện của Nga làm không khí trong gia đình như chùng hẳn xuống. Cả ba người - cậu mợ và thằng Chung, dường như đều có vẻ khó xử nhất là cậu Thảo. Trên gương mặt cậu ánh lên nét ưu tư, mặc cảm tội lỗi. Còn mợ Trang tôi, nỗi phiền muộn không thể giấu giếm, dẫu tính mợ kín đáo. Mợ hay kêu chán ăn. nhức đầu rồi bỏ vào giường nằm. Tôi nhìn cậu. Tội nghiệp cậu nhai cơm mà như nhai trấu hay đại loại như người già không còn răng mà phải ăn thứ cơm vừa khô vừa nguội. Tôi đi chợ, cậu thường dặn với theo: "Nhớ mua cài gì nấu canh, cháu nhé''''. Trước đây không bao giờ có việc đó. Cậu là người dễ tính, như là xong chuyện ăn uống. Xốc nổi và thể hiện thái độ rõ nhất là thằng Chung. Nó tỏ rõ sự hằn học với Nga, tuy rằng con bé chưa làm điều gì phật ý nó. Tính nó khó chịu vậy đấy. Tuy là chị em họ với nhau nhưng trong mắt nó, tôi biết, tôi vẫn chỉ là con ở. Thái độ của nó làm tôi nhiều lần mủi lòng muốn bỏ về quê, nhất là hồi mới lên đây. Thằng Chung cũng tỏ thái độ coi thường cậu Thảo - ba nó, việc mà tôi chưa từng thấy. Cậu tôi bực lắm nhưng đành nín nhịn trong khi thằng Chung đứng hẳn về phía mợ tôi.
    Nga về được bốn ngày thì mợ tôi cùng thằng Chung về thăm ngoại. Cậu tôi lúng túng dặn dò: ''''Em nhớ giữ gìn sức khỏe. Anh cũng đã suy nghĩ, nếu không ổn, anh đành đưa nó về với ông bà nội". Mợ tôi không nói gì, nét mặt càng thêm đau khổ. Ẩn trên cái miệng thằng Chung một nét cười vừa khinh bỉ vừa chua chát. Bé Nga đứng dựa cửa nhìn ra, mặt đượm buồn. Mợ đi rồi, cậu ngồi thở dài sườn sượt một lúc rồi bảo Nga: ''''Con lên nhà trên, ba níu chuyện với chị Quyên một chút''''. Mấy ngày nay, tôi cũng khó hiểu khi thấy cậu xưng hô ''''ba con" với Nga. 17 tuổi, tôi suy đoán...
    Cậu tôi vào đề thật khó nhọc. Sau này thì tôi hiểu, chẳng đặng đừng cậu mới phải kể chuyện tình của mình cho tôi nghe khi trong mắt cậu, tôi vẫn chưa đủ lớn để có thể thông cảm. Thì ra cái điều tôi đoán già, đoán non đã thành sự thật trớ trêu.
    16 năm trước, mợ tôi sinh thằng Chung sau 6 năm chung sống với cậu. Có đuợc "cục vàng" nhưng cậu mợ tôi cũng không khỏi buồn khi bác sĩ cho biết, mợ tôi không còn khả năng sinh nở. Bi kịch bắt đầu khi cậu tôi đuợc điều động về trạm hải quan cửa khẩu. Năm tháng sau, cậu tôi quen biết với một phụ nữ đã qua một đời chồng, hơn cậu một tuổi, nhưng vẫn còn mặn mà nhan sắc. Họ đã ngã vào vòng tay nhau với những tính toán vụ lợi. Người đàn ông xa vợ có khi nửa năm mới về thăm nhà lại sống nơi rừng núi heo hút thì những giá trị đạo đức, sự thủy chung trở thành những khái niệm mờ nhạt trước sức cuốn hút của một người đàn bà đã qua rồi những e dè con gái. Người đàn bà cũng sẵn sàng dâng hiến để làm dịu cơn thèm muốn ********, vừa là để mở lối cho con đường buôn lậu, khi có tình nhân là trạm trưởng hải quan.
    Thế rồi một bé gái đẹp đẽ ra đời khiến cậu vừa mừng, vừa lo. Cậu mừng vì máu thịt của cậu sinh chồi, sinh nhánh. Bởi có lúc, nói dại, cậu không khỏi lo thằng con duy nhất sơ sẩy. Ai chẳng mong có cái "gậy chống" lúc về già. Còn cậu lo, là lo hạnh phúc gia đình, sau chuyện ''''tình cảm'''' này, có thể tan vỡ, hay ít nhất cũng bị sứt mẻ nhiều.
    Rồi cậu ''''được" chuyển về cục và chuyện đi lại và người đàn bà kia cũng thưa thớt dần với lý do ngụy tạo "đi công tác". Cậu không còn là ''''cái mỏ" cũng chẳng còn là nguồn nước mắt và thế là người đàn bà kia chẳng thể cứ gắn bó mãi với cậu. Bà ta lấy một chủ doanh nghiệp, già, góa vợ nhưng bảo đảm cho bà ta một cuộc sống đài các. Bà ta cũng chẳng muốn làm khó cho cậu, làm khổ cho con, nhưng ông bà ngoại đã mất, nên Nga buộc phải về sống với bố đẻ của nó, nghĩa là sống với mẹ ghẻ!
    Đã nghe phong thanh chuyện tình của chồng, nhưng khi chồng đưa con riêng về và buộc phải nghe chồng kể sự thật, mợ tôi không khỏi choáng váng. Còn trong mắt thằng Chung, nhân cách ba nó như vừa tiêm nhiễm một căn bệnh đáng phỉ nhổ. Cậu Thảo đau khổ, có phần bế tắc, người đầu tiên cậu thổ lộ là tôi, mong tôi là chỗ tựa nho nhỏ cho cậu và đứa con gái.
    Tôi không khỏi trách cậu, nhưng thương cậu nhiều hơn và tôi thấy phải thực hiện cái bổn phận, cái sứ mệnh mà cậu mong mỏi và giao phó. Cậu là ruột thịt của tôi mà. Nga cũng thế, nó cũng thật đáng thương. Cùng là em nhưng tôi phải thương nó hơn thằng Chung, cái thằng nhiều lần tỏ thái độ coi thường tôi.
    Không khí nặng nề trong nhà còn kéo dài khá lâu, đến khi tôi nhận món tiền công đểá về quê lấy chồng thì gia đình cậu tôi đã thật sự đầm ấm. Là người trong cuộc, tôi nhận chân được điều đó với một sự tò mò và cả sự khó hiểu. Trong sâu thẳm trái tim người mẹ kia có thực sự thương yêu con chồng, hay chỉ là cách cư xử khéo léo cho trong ấm ngoài êm? Trước khi rời nhà cậu mợ sau bao năm gắn bó, tôi rất muốn bật mở cánh cửa cuối cùng đó.
    Nghe tôi hỏi, mợ không khỏi ngạc nhiên. Nhưng rồi mợ mỉm cười thân thiện và gật đầu như tâm đắc. Tối đó, cơm chiều xong, mợ bảo tôi: "Lên đây mợ nói chuyện Quyên nghe''''. Mợ cháu tôi lên sân thượng vừa hóng gió từ ngoài sông đưa vào, vừa nhìn đèn đang lên dầán trên thành phố như đom đóm này trong đêm hè. Và tôi đã hiểu điều sâu thẳm trong trái tim người mẹ.
    ... Bây giờ thì con chưa thể hiểu hết đâu, Quyên ạ. Chừng nào con có chồng, có con, con sẽ hiểu và thông cảm hơn với mợ. Người vợ, dù có cao thượng, bao dung đến bao nhiêu cũng vẫn là đàn bà. Tạo hóa cho họ thiên chức làm vợ, làm mẹ, nhưng cũng cho họ tính ích kỷ, cố chấp hơn hẳn đàn ông, nhất là trong lĩnh vực tình cảm. Không có người đàn bà nào yêu chồng lại chấp nhận tình cảm vợ chồng bị chia sẻ. Khi đó, sự phản bội xuất hiện không với gương mặt này thì cũng với gương mặt khác, khiến người ta đớn đau và có thể nảy sinh lòng thù hận.
    Mợ cũng như ngàn vạn người đàn bà khác thôi, Quyên! Có một người chồng tế nhị, biết chăm lo cuộc sống của vợ con, biết quan tâm đến mọi người, mợ thấy mình hạnh phúc. Cho đến một ngày, mợ biết chồng ngoại tình. Khi người chồng không còn chung thủy nữa, người vợ thêm tai, thêm mắt để nhận biết hạnh phúc vợ chồng, sự êm ấm của gia đình đang bị xâm hại. Mợ đau đớn nhưng âm thầm chịu đựng. Cái ngày cậu đưa con Nga về thì mợ thực sự gục ngã. Lúc đó mợ vừa ê chề tủi hổ vừa bùng phát mãnh liệt một ý chí phản kháng, đốt lên từ sự thù địch.
    Rồi thời gian cũng dần xoa dịu vết thuơng. Nói vậy, không có nghĩa thời gian làm người ta quên lãng, làm cho chuyện cũ hóa rêu phong. Đàn ông không biết sao, chứ người đàn bà, cháu cũng phần nào thông cảm, thời gian khó thể, hoặc không thể, làm người ta thay đổi thái độ. Cái chính là con người, Quyên ạ.
    Bị người tình bỏ rơi, cậu con đã biết hối hận, ăn năn. Người khác do ích kỷ, có thể coi đứa con riêng của chồng như một thứ tai ương, tai nạn, một cái áo rách khó lòng giũ bỏ, nhưng mợ thì khác. Mợ cũng ngờ vực ngay chính sự đổi thay của mình. Khi thấy chồng quan tâm tới mợ, em Chung và nhất là với con Nga với thái độ đồng đều, không có phần cho con Nga nhiều hơn, mợ cảm động và suy nghĩ tốt về chồng. Một người thực sự có tình thương, không giả dối, biết chịu trách nhiệm về việc mình làm, không đại ngôn mà âm thầm chuộc lỗi lầm, làm sao mình không thương, không tha thứ? Rồi mợ cũng tự biện hộ cho chồng mình. Có chồng rồi con sẽ biết, hạnh phúc gia đình lớn nhất thể hiện ở con cái. Rất tiếc, mợ không còn khả năng sinh thêm cho cậu một đứa con. Đó chính là bất hạnh mà mợ mặc cảm, vì mợ mà cậu phải đeo mang. Dần dần, chính đứa con riêng qua cách cư xử của nó, đã giúp mợ sửa chữa "lỗi lầm" với cậu con. Nhân tố có tính quyết định làm thay đổi, thái độ của mợ, của thằng Chung, chính là con Nga. Con thấy đấy, càng lớn nó càng giỏi dắn mà những lời khen ngợi nó, thú thực làm mợ và chắc tất cả mọi người trong nhà, mát cả tai, nở mày nở mặt, thành niềm tự hào cho người trong nhà, là hạnh phúc của chồng con mợ, và cả của mợ, Quyên ạ. Mợ thầm nghĩ, nó mang nhiều đức tính của cậu Thảo, chỉ có hình thức là giống mẹ. Như vậy cũng là hồng phúc của gia đình mợ.
    Ngoài ra, có thể Quyên chưa biết, mợ chấp nhận dành tình thương cho con Nga còn bởi nỗi bất hạnh của mợ. Mợ mồ côi mẹ, khi chưa nhớ nổi mặt mẹ, rồi phải sống với dì ghẻ - một người đàn bà độc ác, suốt đời đố kỵ với mợ. Từ đó mợ soi thân phận, nỗi bất hạnh của Nga vào mình và ngày càng thương nó. Nó thực sự đã thành máu thịt của mợ, thành con gái của mợ và mợ cũng đã thành mẹ của nó. Chính nó cũng không dễ dàng nhận ra tình cảm mợ dành cho nó. Chuyện mợ phân bày với Quyên hôm nay cũng là những gì mợ đã thổ lộ với Nga. Tội nghiệp, nghe xong nó khóc rưng rức, rồi bắt mợ phải hứa, dù hoàn cảnh nào mẹ và con cũng phải bên nhau.
    Gió sông phả lên mát tận tâm can. Đêm đầy sao và rực rỡ ánh đèn. Chưa khi nào tôi thấy đêm cao rộng và sáng như đêm nay.
    Truyện ngắn của Trần Long Tuyền (PNCN)

Chia sẻ trang này