1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mẹ

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi smallstream, 14/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. _____

    _____ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Cyndi lo lắng nhìn đồng hồ. Còn năm phút nữa là đến 10 giờ.
    ?oBố mẹ có thể về bất cứ lúc nào? ?" Cyndi nghĩ khi cô bé phun những đường kem cuối cùng lên chiếc bánh sôcôla. Đó là lần đầu tiên cô thử làm một cái bánh ga tô. Và nói thật thì cũng không thành công lắm. Cái bánh không được mịn, có những phần thì rất đắng, cứ như thể hoàn toàn không có đường.
    Và cái bếp nữa chứ. Bột sôcôla vung vãi khắp lối đi. Chén đựng đường thì ở dưới đất, thìa, cái đánh trứng, bột? mỗi thứ một nơi.
    Nhưng Cyndi không nghĩ đến cái đống bừa bãi ấy, cô bé chỉ cảm thấy rằng mình đã làm được một điều gì đó rất quan trọng. Hôm nay kỷ niệm ngày cưới của bố mẹ và cái bánh này chính là món quà. Cyndi tắt đèn bếp và ngồi trong bóng tối, hoan hỉ chờ.
    Cuối cùng, Cyndi nghe tiếng lạch xạch mở khóa cửa. Cô bé run lên như sắp nổ tung.
    Bố mẹ vào nhà. Ngay lập tức, Cyndi nhấn công tắc bật đèn thật nhanh rồi kêu lên: ?oA ha! Chúc mừng!?. vừa nói cô vừa chỉ tay về phía bàn, nơi cái bánh sôcôla đang nằm yên chờ.
    Nhưng mẹ Cyndi không nhìn đến bàn.
    - Nhìn xem cái gì thế này! - Mẹ kêu lên ?" Đã bảo con bao nhiêu lần là phải tự dọn những thứ mình bày ra cơ mà!!!
    - Nhưng mà con chỉ?
    - Con chỉ phải dọn dẹp ngay bây giờ! Nhưng mẹ quá mệt không giám sát được con đâu ?" Bà mẹ kiên quyết ?" Dọn đi sáng mai mẹ dậy là phải xong!
    - Em, nhìn trên bàn kia kìa - Bố của bé Cyndi nhỏ nhẹ.
    - Em biết bừa bãi đến thế nào rồi - Mẹ lạnh lùng - Cả cái bếp còn bị bung bét thế này cơ mà!
    Rồi mẹ sập cửa bếp đánh rầm, đi về buồng ngủ.
    Cyndi và bố đứng yên lặng, chẳng ai biết nói gì. Cuối cùng, cô bé ngước nhìn bố:
    - Mẹ đã không thấy cái bánh, bố ạ!
    Các bậc phụ huynh phải dạy con cái có trách nhiệm: đó là khi nhìn cái sàn bếp bừa bãi.
    Nhưng cũng có đôi khi họ chỉ cần nhìn cái bánh mà thôi.
    st
  2. _____

    _____ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Xin trân trọng gửi tới các bà mẹ câu chuyện này và qua đây chúng con muốn nói rằng mẹ hãy tiếp cho chúng con niềm tin rằng dù thế nào đi nữa thì chúng con vẫn luôn là những đứa con ngoan và chúng con yêu mẹ nhất trên đời.
    Sau sự ra đi đột ngột của chồng, trong tôi luôn thường trực một nỗi sợ cảnh ?onhà không nóc? sẽ dẫn tới bao điều tệ hại, phá hỏng tương lai của các con như nhiều gia đình mà tôi đã biết. Muốn tránh được hiểm họa ấy, tôi nghĩ tốt nhất phải giám sát, quản lý các con chặt chẽ hơn, hơn cả khi cha chúng còn sống, và phải sớm làm ngay điều đó.
    Tôi đã có một thời gian dài tự hào về cách nuôi dạy con cái của mình, vâng, quả có thế! Ai đã từng trải qua những năm tháng mà cuộc sống chung còn rất nhiều khó khăn, lại phải một mình xoay xở bằng nhiều công việc vất vả mà lương thiện để nuôi ba đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, rèn giữ chúng trong một nề nếp nhất nhất vâng lời, và rồi chúng đều khôn lớn, học hành đến nơi đến chốn thì mới hiểu được nỗi lao tâm khổ trí của người làm mẹ. Không tự hào sao được, khi dù cho những giới hạn tôi đề ra có khắt khe đến đâu thì các con tôi cũng không dám sai phạm.
    Nề nếp muốn chắc thì phải bắt rễ từ quan điểm sống, tôi tin như thế. Và quan điểm mà hầu như mọi lúc có thể tôi đều làm cho các con thấm nhuần là: không đâu bình yên, có tình thương thật sự bằng trong ngôi nhà của mình.
    Từ đó tôi quy định cho các con rất chặt: đi học phải về đúng giờ, không được phép ra khỏi nhà nếu không có lý do thật chính đáng và phải xin phép mẹ, nhưng cũng phải về nhà trước 9 giờ tối. Khoảng thời gian ba đứa con tôi học phổ thông rồi đại học, đừng nói chuyện ?ovề nhà trước 10 giờ đêm" là điều không bao giờ có thể xảy ra, tất cả những hoạt động ngoài lớp học như cắm trại, văn nghệ, liên hoan... đều bị giới hạn. Khi chúng xin đi cắm trại chung với lớp, tôi nói ?oLái Thiêu có gì vui mà đi? Xa lắm, đi xe đạp làm sao nổi!? hoặc ?oThôi, không đi Bửu Long, ở đó năm nào cũng có mấy đứa học sinh bị chết đuối?...
    Tôi luôn có sẵn vô số lý do rất có lý để bài bác một chuyến vui chơi nào đó mà chúng muốn xin phép. Cho dù chúng viện dẫn rằng có giáo viên chủ nhiệm đi cùng chẳng hạn, hay chúng cam kết sẽ không xuống tắm hồ tắm biển chi hết... thì lý do bác bỏ sau cùng tôi đưa ra luôn hiệu quả trăm lần như một, là: ?oCon đi chơi để mẹ ở nhà lo lắng là bất hiếu!".
    Nghe đến hai từ "bất hiếu" thì đứa nào cũng tắt ngay mọi ý định. Ánh mắt thất vọng của các con có làm tôi chạnh lòng một chút, nhưng chỉ một chút thôi, vì tôi nghĩ rằng tôi đang làm đúng.
    Rồi chúng lớn, còn tôi vẫn luôn nghĩ rằng chúng mãi là bầy gà con dưới đôi cánh của gà mẹ! Vì thế, chúng sẽ vẫn chỉ là những đứa trẻ cần phải một điều xin phép mẹ, hai điều xin phép mẹ... mới được làm. Về chuyện lứa đôi, tôi tuyên bố: ?oThương đâu gả đó! Không ép uổng, không chỉ định, để các con tự chịu trách nhiệm về chọn lựa của mình".
    Tôi tự thấy mình là bà mẹ thật dân chủ và tiến bộ trong vấn đề hôn nhân, tôi không hề ?ođặt đâu? buộc con cái ?ongồi đấy? mà làm hỏng hạnh phúc cả đời của chúng. Tôi cũng không hề quy định chuẩn mực nào bắt chúng tuân theo. Tôi mở toang ngõ trước... nhưng ngõ sau thì rào rất chặt: quen ai thì mời đến và ngồi ở nhà nói chuyện với nhau là đủ!
    ?oAi? đây nghĩa là bạn đồng nghiệp, bạn học... những người có thể có một môi trường nhất định nào đó để quen biết với các con của tôi. Tôi luôn yên tâm với ý nghĩ rằng tôi đang làm tất cả mọi điều tốt nhất để bảo vệ được các con nhiều nhất! Chẳng phải là những quy định, những sự cấp phép rất khó khăn ấy đã giúp các con tôi miễn nhiễm với mọi thói hư tật xấu, mọi sa ngã cám dỗ, mọi lừa lọc xảo trá... bên ngoài hay sao!
    Tôi cũng đối xử rất bình đẳng nam nữ với các con: con gái cũng như con trai đều theo chung một nội quy như nhau! Dĩ nhiên, có khác chút xíu vì con trai tôi thì phải đến nhà bạn gái của nó! Nhưng, khi nó xin phép, tôi lấy vẻ mặt khó khăn nhất và bằng giọng răn đe nhất ?oNếu con nói là đi về trước 9 giờ thì được, nếu không thì lần sau nữa đừng trách mẹ khó!? để cấp ?oquota đi chơi? cho con trai.
    Một thời gian dài tôi thật sự mãn nguyện, đúng như thế! Khi đêm xuống, 9 giờ, các con tôi như "gà lên chuồng", tôi yên tâm đếm đủ số và gài cổng lại.
    Ðến khi các con tôi trưởng thành và ra đi làm, tự trong sâu thẳm một nỗi buồn bực ích kỷ khi nghĩ rằng con cái lớn chỉ biết tìm kiếm niềm vui riêng, không như trước luôn quanh quẩn muốn làm vui lòng mẹ... đã khiến tôi muốn tìm mọi cách giữ chân chúng lại hơn nữa, vì chúng là tất cả những gì mà tôi có!
    ... Ðến hiểu thì đã muộn
    Con gái lớn của tôi lấy chồng khi quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mỗi một người con trai đó chiều nổi ?okỷ luật sắt? của nhà tôi. Rồi hai đứa ly dị khi đứa cháu ngoại đầu tiên của tôi mới 5 tuổi. Tôi đã tìm mọi cách ngăn cản cuộc chia tay này, nhưng con gái tôi nói: "Có rất nhiều điều mà chỉ ngồi nói chuyện ở nhà với nhau trước đây đâu bao giờ thấy được, bây giờ thì hai bên đã không còn sức chịu đựng nhau nữa!? - trong tôi bắt đầu hiểu ra một sai lầm!
    Còn đứa con trai giữa mãi đến 40 tuổi mới lập gia đình.
    Một cái tết cách đây mấy năm, tôi hỏi con gái út: ?oSao con không đi đâu chơi Tết?? - con tôi nhìn mẹ đầy ngạc nhiên! Không ngạc nhiên sao được khi suốt từng ấy năm có được bao lần tôi chấp thuận cho phép con đi chơi, nói chi là nhắc con đi chơi!
    Từ trong đôi mắt của đứa con gái hãy còn rất nhan sắc của tôi, hai giọt nước mắt muốn ứa ra - "Bây giờ bạn bè con có nơi có chỗ hết rồi, còn ai để đi chơi với con nữa! Ðến nhà tụi nó thì cũng chẳng gặp ai, chúng còn phải có bổn phận với nhà chồng hay là đưa con cái đi chơi, mẹ ơi!?.
    Sáu mươi mấy tuổi tôi mới hiểu rằng rồi đến lúc tôi thực sự không còn muốn giữ chân con nữa thì con tôi cũng chẳng còn biết đi đâu! Nhìn con vờ lúi húi làm việc để mẹ không thấy những giọt nước mắt đang trào ra, tôi chợt nhớ bao lần của bao năm trước khi tôi không cho phép con đi chơi với bạn bằng những câu: ?oNgười ta có bồ, có bạn trai thì lễ tết mới đi chơi với nhau!? hoặc ?oSao bạn không tìm đến con chơi mà con lại phải đi tới nhà bạn?"...
    Sáu mươi mấy tuổi mới nghiệm được rằng dù không đâu bằng mái nhà thân thương, không tình thương nào chân thật hơn tình ruột thịt, nhưng, cuộc đời bên ngoài kia là rất rộng với rất nhiều điều cần phải biết và cần phải học cách va chạm, đối phó. Thế giới bên ngoài cánh cổng nhà nhiều cạm bẫy, bất trắc, nhưng giao tiếp với thế giới bên ngoài ấy sẽ cho người ta nhiều cơ hội tìm thấy hạnh phúc riêng, niềm vui riêng, bạn bè đồng cảm cùng trang lứa... - nghĩa là tìm thấy cuộc đời của chính mình.
    Tôi đã nợ các con tôi mất rồi! Nợ chúng một thời tuổi trẻ mà lẽ ra chúng đã được sống để có được những niềm vui, những bạn bè, những hạnh phúc riêng tư... như bao người khác! Tôi rất muốn nói: Mẹ xin lỗi!
    Những giới hạn khắt khe của tôi ngày xưa từng làm tôi được sống một thời hạnh phúc và tự hào về những đứa con đẹp đẽ ngoan ngoãn hóa ra lại dẫn đưa chúng đến với những điều không bình thường, không trọn vẹn! Có lẽ không hẳn như thế! Nhưng, nếu như ngày hôm qua trở lại, chắc chắn tôi sẽ để chúng thực sự được sống cuộc đời của chúng.

  3. _____

    _____ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
    Bế đứa con trai vừa mới chào đời lên, bà mẹ nhè nhẹ đong đưa đôi tay và hát :
    Thương con mẹ thương con
    Yêu con mẹ yêu con
    Yêu suốt một cuộc đời
    Đến ngày con lớn khôn...
    Đứa bé càng lúc càng lớn lên. Khi được hai tuổi, nó chạy chập chững bước thấp bước cao nô đùa quanh nhà, lôi sách vở trên kệ xuống để nghịch phá. Nó bày đủ thứ đồ chơi ra sàn nhà. Nó tè trong quần. Nó ị trên giường. Nó khóc. Nó la. Và bà mẹ đôi lúc phải thốt lên: "Cái thằng này, con làm mẹ điên mất !"
    Nhưng đêm đến khi nó ngủ thật say, bà mẹ đến bên nôi trìu mến nhìn nó và khẽ hát :
    Thương con mẹ thương con
    Yêu con mẹ yêu con
    Yêu suốt một cuộc đời
    Đến ngày con lớn khôn...
    Đứa bé tiếp tục lớn lên thành một thằng nhóc chín tuổi. Nó không hề thích ăn uống đúng giờ. Nó không bao giờ muốn tắm rửa. Khi bà ngoại đến thăm, nhiều lúc nó lại buông giọng gắt gỏng với bà. Và bà mẹ đôi lúc muốn đưa nó đi đâu cho khuất mắt.
    Nhưng đêm đến khi nó ngủ thật say, bà mẹ rón rén đến bên giường, kéo tấm chăn đắp lên người nó và khẽ hát :
    Thương con mẹ thương con
    Yêu con mẹ yêu con
    Yêu suốt một cuộc đời
    Đến ngày con lớn khôn...
    Ngày qua ngày, thằng bé đến tuổi dậy thì. Nó dẫn về nhà những thằng bạn kỳ quặc. Nó ăn mặc những bộ đồ kỳ quặc. Nó nhún nhảy một cách kỳ quặc theo những bản nhạc cũng rất kỳ quặc. Và bà mẹ đôi lúc có cảm giác như thể nó đang ở trong sở thú.
    Nhưng đêm đến chờ nó ngủ thật say, bà mẹ nhẹ nhàng mở cửa phòng riêng của nó, bước đến hôn lên trán nó và khẽ hát:
    Thương con mẹ thương con
    Yêu con mẹ yêu con
    Yêu suốt một cuộc đời
    Đến ngày con lớn khôn...
    Thằng bé kỳ quặc tiếp tục lớn lên thành một thanh niên trưởng thành. Nó rời nhà lên thành phố để làm việc và sống trong một phòng trọ. Thỉnh thoảng bà mẹ đón xe lên thăm nó. Những lần như thế, bà phải ngồi trước cửa phòng trọ và chờ đến tận khuya thì thấy nó say khươt trở về. Bà dìu nó vào phòng, lau mặt cho nó rồi đỡ nó lên giường. Sau đó bà lắc đầu ngao ngán nhìn nó. Nhưng khi nó ngủ say, đượm buồn, bà khẽ hát:
    Thương con mẹ thương con
    Yêu con mẹ yêu con
    Yêu suốt một cuộc đời
    Đến ngày con lớn khôn...
    Và rổi đứa con lập gia đình và hoạ hoằn lắm nó mới về thăm bà. nó còn phải bươn chải để chăm lo cho mái ấm riêng của nó. Thời gian trôi qua và lạnh lùng khắc những nếp nhăn lên khuôn mặt già nua ngày càng hốc hác của bà mẹ. một hôm, thấy yếu trong người, bà gọi điện bảo đứa con về thăm. Nó lái xe về thăm bà và ngủ lại nhà một đêm. Tối đó, bà nằm trong giường và khẽ hát:
    Thương con mẹ thương con
    Yêu con mẹ yêu con
    ...
    Nhưng cơn ho khan khiến bà không hát được trọn bài hát thuở nào. Đêm đó bà lặng lẻ qua đời.
    Sau đám tang, đợi tối đến, khi đứa con của mình thật ngủ say, người đàn ông vừa mất mẹ bước đến hôn lên trán nó và khẽ hát:
    Thương con mẹ thương con
    Yêu con mẹ yêu con
    Yêu suốt một cuộc đời
    Đến ngày con lớn khôn...
    Hát xong, hắn lặng lẽ khóc một mình.
  4. _____

    _____ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện mẹ lạnh lắm phải không mẹ dưới đây thực sự làm cho tôi rất cảm động, xin chép ra để bà con cùng đọc:
    Vào một đêm Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một con mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò phía bên dưới cầu.
    Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dầy đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đứa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.
    Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy. Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm. Nơi đó bà nhìn thấy một đứa bé nhó xíu đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.
    Bà đem đứa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo. Bà mẹ nuôi đứng nhin sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.
    - Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả- bà mẹ nuôi nghĩ- Cậu sẽ lạnh cóng!
    Song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đang run rẩy. Bà mẹ nuôi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: "Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?". Và cậu bé òa khóc.
  5. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    _________ rất tình cảm đó


    MÙA CHO MẸ
    Mạc Vi
    Mẹ gửi cho con mùa thu vàng đất
    Lất phất bay mằn mặn môi mình
    Những giọt mưa nhọc nhằn cần mẫn
    Đỗ mùa vàng trên những luống mạ xinh
    Mẹ gửi cho con mùa đông ***g lộng
    Áo khăn bay thêm ấm khói rạ rơm
    Đôi tay lạnh mẹ áp vào ***g ngực
    Nơi má hồng con ngọt giấc sữa thơm
    Mẹ gửi cho con mùa hè nóng ấm
    Lúa đã vàng trên thân rạ khô hao
    Tuổi thơ mẹ trôi qua trên đồng nắng
    Yêu tuổi thơ con khoan nhặt sáo diều
    Mùa xuân biếc mẹ vẫn chưa gửi được
    Con đừng dỗi hờn như đòi một que kem
    Năm tháng mẹ đong đầy mùa lam lũ
    Gửi mỗi mùa xuân con mang hộ mẹ về.

  6. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất thích bài thơ này, bởi tôi đang cảm thấy buồn vì mình là đứa con bất hiếu, ... 8/3 tôi ko về, 30/4 1/5 tôi cũng không về và những ngày nghỉ cuối tuần... tôi ko về với mẹ.. vì sao thế???? Tôi đi làm và lấy cớ đi làm ấy mà không về được....
    "Con bận lòng vì những câu thơ nơi đâu"
    VỚI MẸ
    TRẦN PHƯƠNG NAM
    Mẹ ơi!
    Con sợ có một lúc nào có một chàng trai đến với con
    Con sẽ nhớ người ta nhiều hơn là nhớ mẹ
    Với tuổi thơ con không là thơ bé
    Dẫu nhà mình tất cả vẫn như xưa
    Con sợ mất đi một góc nhỏ riêng tư
    Mùa đông Nga tuyết bay dữ dội
    Chẳng còn nhớ một mùa hè nhiệt đới
    Ngọn gió nồm và cái nắng hanh hao
    Con bận lòng với những vần thơ nơi đâu
    Truyện Kiều bỏ quên nơi góc tủ
    Một cánh cò chỉ còn gợi nhớ
    Một cái gì xa rất xa
    Con muốn trở về với mảnh ao nhà
    Hoa súng nở long lanh mùa hạ
    Hoa thiên lý hôn lên đôi má
    Hương lẫn vào ánh trăng
    Cửa sổ nhà mình còn mở nữa hay không
    Tan học về biết mẹ không đi vắng
    Thấy trong lòng điều gì yên tâm lắm
    Dẫu ngoài đường tàn khốc nắng và mưa
    Con muỗn trỏ về bé dại ngày thơ
    Mải nghĩ vẩn vơ để nồi cơm cháy
    Biết mẹ mắng oan mà không dám cãi
    Con bận viết tiếp bài thơ
    Bây giờ con đi xa mẹ hơn
    Xa nhà mình và tuổi thơ ở lại
    Năm tháng cứ trôi đi và mãi mãi
    Riêng phù sa còn đọng lại bến bờ
    Nhưng mẹ ơi!
    Nếu có một chàng trai đến với con...
    Ôi con gái yêu dòng sông của mẹ
    Con cứ đi đừng băn khoăn nhiều thế
    Dẫu cuộc đời dài rộng bao nhiêu
    Sông chảy đến đâu chẳng có bến bờ
    Mẹ chỉ sợ những dòng sông không chảy
    Và mẹ mãi là một góc nhỏ riêng tư...

Chia sẻ trang này