1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MEET THICH NHAT HANH - Vietnamese Zen master

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Finlandia, 07/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Công nhận hay!!!, cụ sư này nói về tình yêu hay lắm!!!
  2. crazy_monk

    crazy_monk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Thiền môn nhật tụng - trích - HT Thích Nhất Hạnh
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    T7, CN tuần này (19-20/03/2005, thiền sư Thích Nhất Hạnh có tổ chức khoá tu về cách khống chế cơn giận tại chùa Bồ Đề - Long Biên.
    Bác nào rỗi thì đi dự cho vui.
    Địa điểm: qua cầu Chương Dương , rẽ phải, lên đê, độ vài chục mét thì tới.
  4. Summersby

    Summersby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0

    Về thuyết pháp thì HT TNH rất hay, rất đi vào lòng người. Mọi người thử cùng xem nhé, cùng làm sáng tỏ.
    Thiền của ông là Phương tây hoá.. không hoàn toàn phù hợp với bối cảnh xã hội Phương Đông. Trong khi phương Tây có lối sống công nghiệp, nhịp sống nhanh hơn rất nhiều lần. Một số người nói với tôi rằng: pháp của HT giải quyết khổ đau rất hiệu nghiệm, tác dụng thấy tức thời! Nhưng tham sân si vân còn đó, không đưa đến thuyên giảm, đoạn diệt.
    VD: "Thở vô tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười..." là sự tự kỷ ám thị - không phải sự chánh niệm, không phản ánh đúng trạng thái tâm của ta lúc đó.
  5. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Nếu giải quyết được khổ đau rất hiệu nghiệm, tác dụng thấy tức thời như vậy thì tốt quá rồi còn gì. Tớ nghĩ pháp đó là cực kỳ uy lực, là pháp thực tế. Cuộc sông hiện đại nhiều người và gia đình trở thành nạn nhân của nền công nghiệp, giúp họ giải quyết được khổ đau, dù chỉ một ít thôi, cũng đã là tốt quá rồi.
    Còn về câu "Thở vô tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười", theo cái tớ được nghe giảng, nó không chỉ là tự kỷ ám thị, mà là quán tưởng, là bài tập để có sự nhận biết, tỉnh giác. Mà đây là bài tập thứ nhất thôi...
    Bớt được đau khổ là tốt quá rồi. Phương Tây hoá hay Phương Đông hoá đâu có quan trọng. Tớ cũng chưa hiểu rõ tham sân si là gì... :-)
  6. Summersby

    Summersby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Vâng, tôi cũng có bảo là không tốt đâu. Người ta tìm đến PP với nhiều mục đích khác nhau. Đối tượng, hoàn cảnh cũng khác nhau. Uống thuốc Tây y thì hiệu quả nhanh, uống thuốc Đông y hiệu quả chậm nhưng khỏi hẳn, ko có hiệu ứng phụ của thuốc.
    Không phải! Ám thị như thế thì làm sao là sự nhận biết tỉnh giác được. VD: tâm đang nóng giận, hoặc phóng dật, niệm như thế thì có phải là chánh niệm không? Ừ, thì lâu ngày, niệm thế thì mãi cũng được, thành thói quen, thành phản xạ có điều kiện. Tôi chỉ bàn một góc nhỏ, 1 khía cạnh trong pháp của HT NH thôi mà...
  7. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Thiền (thiền na) hay Zen... đều là từ nước ngoài. Tôi được chỉ cho thấy một từ thuần Việt có nghĩa là thiền, đó là từ "Đang".
    Pháp môn Thiền của HT Nhất Hạnh có thể tiếp cận và ứng dụng một cách rất thực tiễn và dễ dàng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tôi xin trích dẫn một đoạn về các bài tập Thiền của HT:
    "
    Năm Bài Tập Thiền Tập Có Hướng Dẫn
    Sau đây là năm bài tập thiền tập có hướng dẫn rất dễ làm. Ta có thể tập thử để thấy tính chất thực tiễn của thiền. Bốn bài đầu có tác dụng nuôi dưỡng. Bài thứ năm có tác dụng trị liệu, tất cả được trích trong sách Sen Búp Từng Cánh Hé .
    Bài tập thứ nhất:
    1. Thở vào, tâm tĩnh lặng. Tĩnh lặng
    Thở ra, miệng mỉm cười. Mỉm cười


    2. Thở vào, an trú trong hiện tại Hiện tại
    Thở ra, giây phút đẹp tuyệt vời Tuyệt vời
    Nhiều người bắt đầu thực tập thiền bằng bài tập này. Có nhiều người dù đã thực tập bài tập này trong nhiều năm vẫn còn tiếp tục thực tập, bởi vì nó tiếp tục đem tới nhiều lợi lạc cho hành giả.
    Thở vào, ta chú tâm tới hơi thở: hơi thở vào tới đâu ta cảm thấy tĩnh lặng tới đó, giống như khi ta uống nước mát; nước đi tới đâu thì ruột gan ta mát tới đó. Trong thiền tập, hễ tâm tĩnh lặng thì thân cũng tĩnh lặng, bởi vì hơi thở có ý thức đem thân và tâm về một mối. Khi thở ra ta mỉm cười, để thư giãn tất cả các bắp thịt trên mặt (có khoảng 300 bắp thịt trên mặt ta). Thần kinh ta cũng được thư giãn khi ta mỉm cười. Nụ cười vừa là kết quả của sự tĩnh lặng do hơi thở vào đem lại, mà cũng vừa là nguyên nhân giúp ta trở nên thư thái và cảm thấy sự an lạc phát hiện rõ ràng thêm.
    Hơi thở thứ hai đem ta về giây phút hiện tại, cắt đứt mọi ràng buộc với quá khứ và mọi lo lắng về tương lai, để ta có thể an trú trong giây phút hiện tại. Sự sống chỉ mặt trong giây phút hiện tại, vì vậy ta phải trở về giây phút ấy để tiếp xúc với sự sống. Hơi thở này giúp ta trở về sự sống chân thật. Biết mình đang sống và biết mình có thể tiếp xúc với tất cả mọi mầu nhiệm của sự sống trong ta và xung quanh ta, đó là một phép lạ. Chỉ cần mở mắt hoặc lắng nghe là ta tiếp nhận được những mầu nhiệm của sự sống. Vì vậy cho nên giây phút hiện tại có thể là giây phút đẹp nhất và tuyệt vời nhất, nếu ta thực tập sống tỉnh thức bằng hơi thở. Ta có thể thực tập hơi thở thứ nhất nhiều lần trước khi đi sang hơi thở thứ hai.
    Bài này có thể thực tập bất cứ ở đâu: trong thiền đường, trên xe lửa, trong nhà bếp, ngoài bờ sông, trong công viên, trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi và ngay cả lúc đang làm việc.
    Được chung_trinhquang sửa chữa / chuyển vào 12:24 ngày 19/03/2005

Chia sẻ trang này