1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

||=|| ||)) (( ====MEMBER LIST + OFFLINE ACTIVITIES + RESOURCES===

Chủ đề trong 'Dancing' bởi forgetmenot, 19/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bientrangt610

    bientrangt610 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà!
    Thật là tiếc vì thời gian ở trong HCMC quá ngắn lại bận nên không tham dự được buổi offline.
    Cảm ơn Forgetmenot và Wings nhiều nhiều, keep contact please!
  2. daicathai

    daicathai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Bác wings nhà ta coi bộ thích treo mỏ đàn em chúng mình wá nhỉ ,, bác nài ỉ lớn mà lấy sức trâu cài tụi mình hoài , làm sao chịu nũi , hì hì hì hì..............
    giỡn chút xíu hen
  3. forgetmenot

    forgetmenot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Thay đổi thời gian và địa điểm offline VÀO CN 05/09/2004 , mời các bạn tới trước cổng NVH Thanh Niên số 4 Phạm Ngọc Thạch Quận 1, Tp.HCM vào lúc 15h, sau đó cả đoàn sẽ lên Kim Đô chơi.
  4. forgetmenot

    forgetmenot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật khiêu vũ

    Khi con người xuất hiện trên hành tinh chúng ta cũng là thời điểm khiêu vũ xuất hiện. Nhu cầu nhảy múa ca hát luôn song hành cùng nhân loại, và là nhu cầu không thể thiếu với mỗi con người.
    Thật tuyệt vời khi ta được đắm mình trong âm hưởng của giai điệu bản nhạc mà ta yêu thích. Nhưng có một cách để việc thưởng thức âm nhạc được trọn vẹn hơn, đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, triệt để hơn. Nhờ nó mà bạn không chỉ được thưởng thức âm nhạc bằng đôi tai mà bằng toàn bộ cơ thể mình - đó chính là... khiêu vũ.

    Hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có điệu nhảy của dân tộc mình, những nền văn hoá khác nhau đã tạo nên những điệu nhảy mang phong cách khác nhau. Và khi có sự giao lưu văn hoá, nhất là khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học thì sự giao lưu đó càng trở lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết đã tạo ra những vũ điệu chung cho toàn cầu. Đó là các vũ điệu quốc tế.

    10 vũ điệu được nhìn nhận là vũ điệu quốc tế và chia thành hai dòng cổ điển và Latinh. Nhảy cổ điển thì gồm có 5 điệu: Valse Viên, Valse hiện đại, Tăng gô hiện đại, Foxtrox chậm, Quick step. Các điệu nhảy Latinh cũng có 5 điệu: Samba, Rumba, Paso Doble, Cha cha cha, Jive. Mỗi một điệu nhảy cổ điển và Latinh lại mang đến cho con người những niềm đam mê, những cảm hứng khác nhau.

    Hiện nay, có khoảng gần 80 nước trên thế giới đã tham gia vào một tổ chức khiêu vũ nghiệp dư, đã được thành lập trước đó và đến năm 1990 tổ chức này lấy tên là:"Liên đoàn khiêu vũ thể thao quốc tế", viết tắt là IDFS, năm 1995 IDFS được công nhận là thành viên chính thức của của Uỷ Ban Olimpic quốc tế. Hàng năm IDFS thường xuyên tổ chức các cuộc thi khiêu vũ tại các quốc gia thành viên...

    Để có thể có những bước nhảy đẹp là cả một nghệ thuật. Trong khiêu vũ, cả người nam và người nữ đều phải tập trung mọi giác quan vào điệu nhảy. Người nam phải biết dẫn, biết ra những tín hiệu cơ thể, nét mặt, ánh mắt cho bạn nhảy của mình. Người nữ phải biết theo, biết đáp lại những hướng dẫn nhận được từ phía nam để thực hiện các bước nhảy và các động tác cơ thể. Người nam là hiện thân của sức mạnh, trụ cột, và khởi nguồn của mọi bước nhảy. Ngưòi nữ tiêu biểu cho sự mềm mại quyến rũ, họ phải biết lắng nghe chia sẻ và nâng các động tác khiêu vũ thành nghệ thuật. Cuối cùng cả hai cũng luôn phải cảm (feel), quan sát (watch), nghe (listen), rồi tự điều chỉnh bước nhảy của mình (do something).

    Trang phục đóng một vai trò quan trọng trong khiêu vũ, nếu quan sát các bạn sẽ thấy với các vũ điệu khác nhau, phần trang phục của người nhảy cũng khác nhau. Trong những thập kỷ gần đây, ngoài chức năng giải trí, khiêu vũ đã trở thành một bộ môn thể thao nghệ thuật (Dance sport) rất phát triển. Hàng năm đều có các cuộc thi khiêu vũ mang tầm quốc tế và khu vực. Và ở các nước láng giềng của chúng ta như Trung Quốc hay Thái Lan thì bộ môn khiêu vũ cũng đã được sự quan tâm đầu tư rất nhiều. Trung Quốc đã từng có vận động viên khiêu vũ đoạt huy chương vàng thế giới. Còn ở Việt Nam chúng ta thì sao? ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung khiêu vũ chưa được công nhận là một bộ môn thể thao nghệ thuật chỉ có phong trào khiêu vũ giao tiếp là vẫn lặng lẽ phát triển. Phong trào này ngày một tăng về số lượng các học viên đăng ký tham gia học nhảy tại các câu lạc bộ. Đến lớp học khiêu vũ bạn sẽ thấy, khiêu vũ không phân biệt tuổi tác. Chỉ cần bạn có lòng say mê.

    Em Xuân Thuỷ, Trường Đại học Ngoại Giao: "Ở trường của em các bạn đi học rất đông, tại các câu lạc bộ hay trên sàn cổ điển cả lớp bọn em cứ đụng nhau chan chát.....Vì đó là một bộ môn bắt buộc đối với bọn em ở trên lớp. Tất cả cũng do đặc trưng ngành học, nhưng hầu như tất cả bọn em đều yêu thích bộ môn khiêu vũ này. Đây là một bộ môn rất dễ làm cho người ta bị cuốn hút".

    Tại sàn nhảy cổ điển rất đông các cặp khiêu vũ trên sàn, còn các chỗ ngồi hầu như cũng chật cứng. Mọi người học khiêu vũ để được đi nhảy, được thể hiện là lẽ đương nhiên. Các sàn nhảy cổ điển của Hà Nội đều hầu như bị quá tải. Nhu cầu thì rất lớn, số lượng người học và đi khiêu vũ ngày càng tăng mà số sàn nhảy cổ điển nhiều năm qua không hề tăng thêm. ở Châu Âu từ rất nhiều thế kỷ trước khiêu vũ đã là một kĩ năng quan trọng trong giao tiếp của tầng lớp quý tộc. Những buổi dạ tiệc, những cuộc ra mắt xa hoa... đã được miêu tả rất nhiều trong những bộ tiểu thuyết lớn của mọi thời đại như: "Chiến tranh và hoà bình", "Anna Karrenina", "Cuốn theo chiều gió", "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"... và rất nhiều các bộ phim khác. Rồi cùng với các bộ phim đó, nghệ thuật khiêu vũ được đưa lên màn ảnh và góp phần rất lớn vào thành công của những bộ phim này.

    Sau đây là tên tuổi một số đôi nhảy nổi tiếng của các nước trong các cuộc thi khiêu vũ quốc tế gần đây.
    - Cặp nhảy Lucca Barricchi và Loraina Barry, cặp nhảy đáng nhớ của điệu Tăng gô.
    - Bryan Watson và Karen Hady (Người Anh) cặp nhảy với những vũ điệu Sam ba sôi động.
    - Marcus và Karen Hilton - Cặp nhảy huyền thoại với 9 lần vô địch thế giới. Tên tuổi của họ gắn liền với các điệu nhảy như: Quickstep, Slow Foxtrox......

    Trong xã hội văn minh, nghệ thuật khiêu vũ ngày càng phát triển, được nâng cao và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Khiêu vũ - bộ môn nghệ thuật của âm nhạc, cơ thể, đôi tay, cặp chân, của ánh mắt gọi mời và mỗi chúng ta sẽ tìm được sự đồng cảm, niềm vui và cả những phút giây thư lắng trong tâm hồn mỗi khi thả mình vào giai điệu du dương của âm nhạc.

    Nguyễn Tuyết
    bài viết trên : http://www.vtv.org.vn/VCTV/nghethuat/2004/4/12838.vtv
  5. forgetmenot

    forgetmenot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    buổi Offline lần này sẽ không đặt mục tiêu dancing là chính nen thân mời bà con đi thoải mái cho vui của vui nhà.
    Đồng chí ROLL đã tình nguyện góp quỹ 3 thẻ hát Karaoke miền phí hihihi, tiếp theo chương trình thì tùy bà con chọn lựa .
    OFFLINE hát KARAOKE tăng 1+ tăng 2 PATIN hoặc DANCING VÀO CN 12/09/2004 LÚC 16H00 CÓ MẶT TẠI CUNG VH LAO ĐỘNG đường Nguyễn Thị Minh Khai (cạnh công viên Tao Đàn)
  6. forgetmenot

    forgetmenot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Roll xin đính chính lại với bà con cô bác rằng 3 thẻ hát KaraOke miễn phí đó là của lần Offline tại Kim Đô lần trước, do lực lượng của bà con mình quá hùng hậu nên đã được tặng 3 phiếu hát . Mong bà con ủng hộ nhiệt tình.
  7. forgetmenot

    forgetmenot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    tường thuật Offline chủ nhật vừa rồi 12/09.
    Trờii mưa khủng khiếp suốt từ trưa tới lúc hẹn. FGMN,Roll, ListtleSis, FGMN''s cạ, đã có mặt từ 2h trưa tại Cung Văn Hoá Lao Động. Mọi người có vẻ háo hức tuy chuẩn bị phải chịu hành hạ thêm 3 tiếng đồng hồ trong lớp Cla_Ket hehehehehe.
    FGMN bị thục dầu hì hà hị hục tới nỗi 2 bữa sau vẫn còn treo chân.
    Tới buổi chiều chắc do trời thương nên cũng tạnh mưa, cả tiểu đội bắt đầu kéo quân tới quán Karaoke Bến Thành trên đường Đinh Tiên Hoàng. Chưa thấy bóng dáng ai hết hixhix.
    Cả bọn rào rú gầm thét hết 15p thì bóng dáng Khanh Thi xuất hiện. lại giành giựt, lại cấu chí lại la thét một lúc nữa thì lão Wings lò dò bước vào, một tay điện thoại một tay huơ huơ.
    Chút về post típ nữa mới được ......
  8. daicathai

    daicathai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Hông biết CN 19/9 sắp tới bà con có đi off hông hen , nếu có thì lên lịchor messen cho mình với nghen :)
    thanh kiều bà con hen .
    :)
    (*+_+*)
    ('') (")
  9. wings

    wings Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    3.552
    Đã được thích:
    4
    Tối nay mạng bị kẹt nên khó post bài quá....mai mốt xin làm Admin để xin tham gia sửa chữa,bảo vệ mạng mới được.
    HDC Offline lúc 19h30 ngày thứ bảy 25/09/2004 tại Nhà Hát Hoà Bình (dưới chân nhà hát luôn).
    Dĩ nhiên Dancing sẽ là chủ đề chính của buổi hôm nay.
    Mong các bạn tham gia nhiều.
    Thân
    WINGS
    Được wings sửa chữa / chuyển vào 22:06 ngày 23/09/2004
  10. forgetmenot

    forgetmenot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    thêm một vài địa điểm ăn chời cho bà con Sì Gòong nè ...
    thông tin trên website: tintucvietnam:
    Dòng nhạc flamenco trở lại ...


    Ban nhạc Yellow Bongo đang chơi nhạc flamenco tại phòng trà Yesterday (Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 - TPHCM)
    Flamenco là một loại hình âm nhạc dân gian của Tây Ban Nha, từ thế kỷ 17. Thể loại nhạc này thường được biểu diễn tại các vũ hội, quán rượu, trên các hè phố... Ở ta, khi nhiều người đã bắt đầu ngán ngẩm với những nhạc cụ điện tử, họ tìm tới flamenco để thưởng thức những âm thanh mộc mạc, dân dã.
    Flamenco với hai cây guitar (accord, solo), một guitar bass, một trống bongo, một bộ gõ (percusion) là toàn bộ những gì mà một nhóm flamenco cần. Dù được du nhập vào Việt Nam đã khá lâu, nhưng chỉ 2, 3 năm gần đây, flamenco mới trở nên quen thuộc với đông đảo người nghe.

    Cha, con và flamenco chính thống

    Ở TPHCM hiện nay, nhạc sĩ Nguyễn Thanh Vân được xem là bậc thầy về thể loại nhạc flamenco. Chỉ với một cây guitar thùng, ông có thể chơi xuất sắc một điệu khúc flamenco với tiếng trống, tiếng bass và cả âm thanh của bộ gõ. Dù đã ở tuổi 63 nhưng ông được đón nhận nồng nhiệt tại quán bar Wild Horse (Thái Văn Lung, Q.1) và một số khách sạn lớn.

    Nói về flamenco truyền thống, không thể không nhắc tới nhóm Châu Flamenco. Họ là con, học trò của người cha, người thầy nhạc sĩ Nguyễn Thanh Vân. Nhóm Châu Flamenco gồm Hoàng Châu (guitar, solo), Hoàng Ngọc (hát, accom), Hoàng Hùng (trống), Hoàng Phương (bass), Hồng Vân (bộ gõ). Với chiếc áo trùm, nón sambro (nón rộng vành) đúng kiểu Tây Ban Nha, đặc biệt là những ngón nghề được cha truyền thụ, nhóm Châu Flamenco đã cuốn hút nhiều du khách nước ngoài. Nơi biểu diễn chủ yếu của nhóm là các khách sạn lớn như Majestic, Caravelle, New World...

    Tuy nhiên, dù đã chơi flamenco chính thống hơn 10 năm nay lại được thầy giỏi dẫn dắt nhưng Châu Flamenco vẫn gặp những khó khăn. Hoàng Ngọc cho biết, khó khăn nhất của nhóm là làm sao học được tiếng Tây Ban Nha thành thục để có thể đưa cảm xúc của bản thân vào trong ca khúc khi thể hiện. ?oTừ trước đến nay, do không biết tiếng Tây Ban Nha nên chúng tôi không hiểu được nội dung của ca khúc. Chỉ bắt chước qua băng đĩa và hát theo?.

    Chơi flamenco trên nền nhạc Việt

    Ngoài nhóm Châu Flamenco chuyên chơi nhạc flamenco chính thống thì ở TPHCM hiện nay còn có 3 nhóm nhạc khác cũng chuyên chơi thể loại flamenco là Carmen (chơi tại bar Carmen), Yellow Bongo (bar Yesterday Seventeenth) và Gypsy Fire (bar Trần Gian và Havana).

    Cả 3 nhóm nhạc này đều không chơi flamenco chính thống mà chỉ lấy một số giai điệu của flamenco quen thuộc để phối theo âm hưởng mới, gọi là nouveau (mới) flamenco hay gypsy. Một số ca khúc nhạc Việt Nam, như: Quê hương- tình yêu và tuổi trẻ, Riêng một góc trời, Cơn mưa chiều chủ nhật, Nối vòng tay lớn, Một ngày mùa đông, Điệp khúc mùa xuân, Dấu chân địa đàng... được phối theo giai điệu flamenco khá lạ tai.

    Đối tượng khách đến đây chủ yếu là khách trẻ người Việt yêu thích và am hiểu về thể loại flamenco. Chọn nouveau flamenco để chơi và để nghe, nhiều người cho rằng thể loại này dễ nghe và dễ cảm hơn.

    Tuy nhiên, để phù hợp với thị hiếu của khán giả, nhóm Yellow Bongo đã chọn phương pháp kết hợp các thể loại pop, blues với flamenco. Chính vì vậy, trong tiếng guitar thùng chủ đạo của nouveau flamenco thỉnh thoảng vẫn vang lên tiếng kèn, tiếng trống điện hay tiếng acmonica...Cũng có nhóm thừa nhận, họ chưa thể chơi flamenco đúng chất nên nhạc họ chọn là những nhánh rẽ như salsa, gypsy... mang màu sắc của flamenco.

    Theo Người Lao Động

Chia sẻ trang này