1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mệnh lệnh lưỡi lê - Sự thật về cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam (Nick Turse)

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi muoidotinox, 10/06/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muoidotinox

    muoidotinox Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]

    Tác phẩm: Kill Anything That Moves: The Real American War in Vietnam
    Tác giả: Nick Turse
    Dịch: Lê Thùy Giang, Đặng Thành Đạt

    Được đúc rút từ hơn một thập niên nghiên cứu các tư liệu mật của Lầu Năm góc và phỏng vấn những cựu binh Mỹ cũng như những người sống sót qua các trận càn ở Việt Nam, Turse đã cho thấy các chính sách chính thống đã dẫn đến cái chết của hàng triệu thường dân vô tội và khiến hàng triệu người khác bị thương như thế nào. Chi tiết đến đáng ngạc nhiên, Turse khắc họa cách vận hành của bộ máy chiến tranh đã gây ra tội ác trong hầu hết các trận chiến đấu của quân Mỹ. "Mệnh lệnh lưỡi lê" (tên tiếng Việt của cuốn sách) đưa chúng ta đi từ các văn khố ghi đầy những cuộc điều tra tội ác chiến tranh của Washington tới những ngôi làng nhỏ ở Việt Nam phải hứng chịu hậu quả chiến tranh; từ những trại lính nơi những người lính trẻ của Mỹ học cách căm thù tất cả người Việt Nam cho đến những chiến dịch khát máu như Chiến dịch Hành quân thần tốc, trong đó một vị tướng bị ám ảnh với việc đếm thây người bắt binh lính thực hiện cái mà một người từng tham gia vào chiến dịch đó gọi là "mỗi tháng một Mỹ Lai".
    Nhà báo và sử gia Nick Turse đã phơi bày sự thật rằng bạo lực chống lại dân thường Việt Nam như vụ thảm sát Mỹ Lai không hề là cá biệt, mà mang tính hệ thống. Và hơn thế, đó là hệ quả có thể dự đoán được của các lệnh "giết bất cứ thứ gì động đậy".
    -------------
    Dù biết là vi phạm bản quyền tác giả (^_^), nhưng có lẽ những người bỏ tiền ra mua và đọc những quyển sách như thế này không nhiều, nên tôi cũng mạo muội sẽ đưa một số phần trong cuốn sách lên Facebook. Độc giả trên Page của tôi cũng thật sự rất ít, nên tôi đưa lên đây với hi vọng tìm được những người quan tâm và đọc.
    ---------------
    Đôi nét về tác giả:

    http://media.npr.org/assets/img/2013/01/10/nickturse_cre***_tamturse_crop-c2c9fe33a6be9ef79f22c0b310cca46bf59f6b02-s6-c30.jpg

    Nick Turse (sinh năm 1975) là nhà báo, nhà sử học, giám đốc điều hành trang TomDispatch.com, đồng sáng lập Dispatch Books, và thành viên tại Nation Institute.

    Anh là tác giả cuốn Kill Anything That Moves: The Real American War in Vietnam (2013) và nhiều cuốn sách khác, trong đó có The Changing Face of Empire: Special Ops, Drones, Spies, Proxy Fighters, Secret Bases, and Cyber Warfare (2012) và The Complex: Hơ the Military Invades Our Everyday Lives (2008). Anh cũng là người biên tập cuốn The Case for Withdrawal from Afganistan (2010).

    Turse từng viết bài cho The Los Angeles Times, The San Francisco Chronicle, The Nation... cùng nhiều ấn phẩm in cũng như online khác.

    Turse từng được nhận giải Ridenhour Prize tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia tháng 4/2009 vì nhiều năm điều tra các vụ thảm sát do binh lính Mỹ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long trong Chiến dịch Hành quân thần tốc. Trong bài viết "A My Lai a month" (Mỗi tháng một Mỹ Lai) trên tờ The Nation, anh đã phơi bày việc Lầu năm góc đã che giấu cho những tội ác này và các tờ báo lớn cũng lờ đi hay ém nhẹm. Năm 2009, anh cũng nhận được giải thưởng James Aronson Award cho Sự nghiệp Báo chí vì Công bằng Xã hội của Hunter College và giải danh dự trong MOLLY National Journalism Prize cũng cho bài viết trên.
    ...
  2. hungrooster

    hungrooster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2013
    Bài viết:
    798
    Đã được thích:
    43
    Lên
  3. muoidotinox

    muoidotinox Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    4
    Giới thiệu
    ------------
    MỸ LAI CHẲNG PHẢI NGOẠI LỆ
    ------------

    Ngày 21 tháng 1 năm 1971 Charles McDuff, cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã viết một bức thư gửi tổng thống Mỹ Richard Nixon để bày tỏ sự phẫn nộ của mình về cuộc chiến của Mỹ ở Đông Nam Á. McDuff đã chứng kiến rất nhiều dân thường bị lính Mỹ cũng như đồng minh đánh đập và giết hại, và ông thấy rằng hệ thống tòa án quân sự Hoa Kỳ hoàn toàn bất lực một cách thảm hại trong việc trừng phạt những kẻ phạm tội. Trong thư, ông nói với tổng thống "Có lẽ các cố vấn của ngài đã không báo cáo, nhưng hành vi tàn bạo xảy ra ở Mỹ Lai còn bị che mờ bởi hàng loạt vụ việc trên khắp đất nước này". Ông kết thúc bức thư viết tay dài 3 trang của mình bằng lời khẩn cầu tổng thống Nixon hãy ngừng tham chiến ở Việt Nam.

    Nhà Trắng đã chuyển bức thư trên cho Bộ Quốc Phòng và vài tuần sau đó thiếu tướng Franklin Davis Jr, giám độc phụ trách các chính sách nhân sự của quân đội đã viết thư hồi đáp cho McDuff. Trong thư ông viết: "Thật không may khi một số vụ việc lại xảy ra trong vùng chiến sự". Rồi sau đó ông đẩy trách nhiệm sang cho chính vị cựu quân nhân: "Tôi đánh giá cao việc anh đã kịp thời trình báo những vụ việc như vậy cho các cấp có thẩm quyền". Đáng lẽ phải là một đoạn thông tin chỉ dẫn cách thức liên lạc với các nhân viên điều tra hình sự trong quân đội Hoa Kỳ thì bức thư phúc đáp đó chỉ vỏn vẹn có bốn câu, trong đó có một câu cam đoan mang đậm tính hình thức: "Quân đội Hoa Kỳ sẽ không bao giờ tha thứ cho bất kì hành vi giết người bừa bãi hay coi thường mạng sống của người khác".

    Đây vẫn là lập trường chính thức và phổ biến của giới quân sự Mỹ cũng như của cả nước Mỹ nói chung từ bấy lâu nay, cho dù nó được phát ngôn dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngày nay, những tư liệu lịch sử về cuộc chiến tranh Việt Nam thường chỉ đề cập tới tội ác chiến tranh hay những gì mà dân thường phải hứng chịu trong một vụ việc duy nhất, vụ thảm sát Mỹ Lai mà McDuff nói đến. Kể cả khi một sự kiện đã trở thành chủ đề nóng cho vô số cuốn sách và bài báo, thì mọi hành động tàn bạo mà quân đội Mỹ gây ra gần như biến mất khỏi trí nhớ của mọi người.

    Thảm cảnh đau lòng về những gì đã xảy ra ở Mỹ Lai là một thực tế không thể chối cãi. Vào tối ngày 15 tháng 3 năm 1968, người chỉ huy đại đội C, tiểu đoàn 1, trung đoàn bộ binh 20 thuộc sư đoàn bộ binh 23 (còn có biệt danh là sư đoàn Americal) đại úy Ernest Medina đã ra lệnh cho quân lính của mình rằng ngày hôm sau bọn họ sẽ triển khai theo kế hoạch đã định nhắm vào một địa điểm gọi là "Pinkville". Binh sĩ Harry Stanley nhớ lại, "Medina ra lệnh cho chúng tôi giết hết thảy mọi thứ trong làng". Salvatore LaMartina, một lính bộ binh lúc đó, cũng nhớ lại gần như nguyên văn lời của Medina: "Hãy giết sạch tất cả những gì còn sống". Trong tâm trí của sĩ quan pháo binh James Flynn vẫn còn bị ám ảnh câu hỏi của đồng đội: "Chẳng nhẽ chúng ta cũng giết cả phụ nữ lẫn trẻ em sao?" và Medina trả lời: "Hễ thấy gì động đậy là giết".

    Sáng hôm sau, đại đội này được trực thăng đưa tới vùng mà họ gọi là "hotLZ" - một bãi đáp nguy hiểm vì dễ bị tập kích. Tuy vậy, khi tới nơi, thay vì tìm kẻ thù người Việt để quyết chiến một trận thì những người lính tới Mỹ Lai chỉ gặp toàn người già, phụ nữ và trẻ con. Nhiều người trong làng vẫn còn đang nấu cơm sáng. Tuy nhiên, binh lính đã răm rắp tuân lệnh Medina. Cả đại đội giết chóc. Chúng tàn sát mọi thứ, bất cứ thứ gì động đậy là chúng giết.

    Những binh lính trong đơn vị đi theo từng nhóm nhỏ, vừa đi vừa bắn vào bầy gà chạy nhốn nháo, bầy lợn chạy ***g lên, bò và trâu đang rống ầm ĩ giữa những căn nhà mái lá. Chúng xả súng vào những người già đang ngồi trong nhà, vào lũ trẻ đang tìm nơi trốn. Chúng quăng lựu đạn vào nhà người ta mà không thèm bận tâm xem trong nhà có gì. Một sĩ quan túm tóc một người đàn bà và dùng súng ngắn bắn thẳng vào người đó. Một chị phụ nữa vừa ôm con nhỏ bước ra khỏi nhà liền bị bắn chết ngay lập tức, khủng khiếp hơn, một lính Mỹ liền dùng khẩu súng trường tự động M-16 xả đạn bắn tung xác đứa trẻ sơ sinh khi nó vừa rơi xuống đất.

    Trong hơn 4 giờ đồng hồ, binh lính của đại đội C đã thảm sát 504 dân thường không một tấc sắt trong tay bằng cách giết hại từng người, hoặc từng cặp, hoặc dồn vài chục người vào một mương nước và xả súng giết toàn bộ một cách dã man. Bọn lính đã không hề gặp phải sự chống đối nào. Thậm chí chúng còn bình thản ngồi nghỉ ăn trưa giữa bãi chiến trường đẫm máu đó. Trên đường đi, chúng ngang nhiên hãm hiếp đàn bà con gái, cắt xẻo các thi thể, đốt nhà và đầu độc các giếng nước.

    Nhiều người đã chứng kiến cảnh tượng này cả ở dưới đất lẫn từ trên không. Các sĩ quan và phi công có thể nhìn thấy rõ từng đống thi thể chất chồng dưới đất. Tuy nhiên, khi quân đội đưa tin về vụ việc này, họ đã không những che giấu tội ác mà còn gọi đó là một "chiến công" vì đã tiêu diệt 128 quân địch mà không thiệt mạng một lính Mỹ nào. Trong bức điện mừng, Tướng William Westmoreland, tư lệnh chiến trường Việt Nam đã tán dương "cú giáng mạnh" này lên kẻ thù. Thuộc hạ của ông, tư lệnh Sư đoàn Americal 23 bộ binh còn thòng một câu ca ngợi "cuộc đọ súng ác liệt" của Đại đội C.

    Bất chấp mọi thông cáo, bản tin trên đài phát thanh và những bản báo cáo bằng tiếng Anh được quân cách mạng Việt Nam đưa ra, trong vòng hơn một năm liền, thế giới vẫn chỉ biết tới Mỹ Lai như một chiến thắng vang dội của người Mỹ. Và sự thật rất có thể sẽ bị vùi lấp mãi mãi nếu như không có cựu chiến binh Mỹ Ron Ridenhour tiết lộ. Tận mắt thấy những dân thường bị sát hại ở khắp mọi nơi ở Việt Nam, người lính 22 tuổi Ridenhour tuy không nằm trong số những người lính tham gia trực tiếp vào vụ Mỹ Lai, nhưng anh đã nghe chính những người lính tham gia vào vụ việc Pinkville ngày hôm đó kể cho nghe về vụ thảm sát. Không nao núng, người lính trẻ Ridenhour đã có một hành động chưa từng có, đó là cẩn thẩn thu thập lời khai từ nhiều người Mỹ đã chứng kiến vụ việc. Rồi sau một năm nghĩa vụ quân sự, Ridenhour trở về Mỹ và quyết tâm theo đuổi đến cùng để đưa sự việc ra ánh sáng công luận.

    (còn tiếp)
  4. muoidotinox

    muoidotinox Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Những nỗ lực của Ridenhour, cộng với sự trợ giúp trong việc điều tra không mệt mỏi của nhà báo Seymour Hersh khi đăng tải các bài báo nói về vụ thảm sát, những tấm ảnh đăng trên tạp chí Life mà phóng viên chiến trường Ron Haeberle trực tiếp chụp lúc xảy ra sự việc, lời thú tội của một người lính đại đội C trong buổi phỏng vấn với kênh tin tức của đài CBS, tất cả những điều trên đã giúp phanh phui sự việc trước báo giới. Về phần mình, Lầu Năm Góc cứ nhất quyết tìm cách giảm thiểu mức độ sự việc xảy ra, cho rằng những người Việt Nam còn sống sót sau sự kiện này đã đặt điều cho họ. Cùng lúc đó, quân đội liền chọn ra viên sĩ quan cấp bậc thấp nhất của Đại đội C để làm kẻ giơ đầu chịu báng: Trung úy William Calley.
    Một cuộc điều tra của quân đội về vụ tàn sát này rốt cuộc đã xác định có 30 quân nhân có sai phạm hình sự trong cuộc thảm sát ở Mỹ Lai lẫn trong việc che giấu vụ việc trên. Cuộc điều tra kết luận 28 người trong số họ là sỹ quan, trong đó có cả 2 viên tướng, đã vi phạm tổng cộng 224 tội ác nghiêm trọng. Calley là sĩ quan duy nhất bị kết tội và anh ta phải nhận án tù chung thân vì đã gây ra cái chết của 22 dân thường, nhưng sau đó được Tổng thống Nixon ân xá giảm án xuống còn quản thúc tại gia và rốt cuộc Calley được trả tự do sau 40 tháng sống quản chế một cách thoải mái trong khu phố nhà mình.

    Phản ứng của công luận thường xuôi theo cách giải quyết của chính phủ. 20 năm sau, Ridenhour đã tổng kết lại điều này như sau.
    "Khi vụ việc này đi vào hồi kết, nếu anh hỏi dân chúng điều gì xảy ra ở Mỹ Lai thì thế nào họ cũng nói: "À, thì chẳng phải là Trung úy Calley đã phát điên lên và giết hại tất cả mọi người đó sao?" Không, chuyện xảy ra không phải như thế. Trung úy Calley là một trong những người đã phát điên lên và giết hại những người dân thường ở Mỹ Lai, nhưng đây chỉ một trong rất nhiều chiến dịch tương tự, chứ không phải là một vụ việc cá biệt."
    Khi nhìn lại, điều cá biệt chính là cuộc điều tra vô tiền khoáng hậu về vụ thảm sát Mỹ Lai. Và mặc dù có rất nhiều vụ thảm sát như thế trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, nhưng không vụ nào thu hút được đông đảo dư luận như Mỹ Lai. Tất nhiên, những vụ thảm sát khác không được ghi hình lại và nhiều vụ chẳng hề được ghi chép đến. Ngoài nội bộ ra thì không mấy ai biết và hầu hết các cuộc điều tra có kết quả rốt cuộc đều bị khép lại, bóp chết hoặc bỏ qua. Kể cả trong những trường hợp hiểm hoi trong quân đội điều tra kĩ lưỡng các cáo buộc trong phạm vi nội bộ, thì cá báo cáo cũng nhanh chóng bị chôn vùi trong các tài liệu tuyệt mật và không bao giờ được đưa ra ánh sáng. Những người tố giác sai phạm dù họ trong hoặc ngoài quân đội thì đều bị đe dọa, uy hiếp, bôi nhọ, hoặc nếu may mắn lắm thì họ chỉ bị cô lập hay phớt lờ.
    Khi những tiết lộ về vụ Mỹ Lai chưa trở thành tin tức nóng hổi trên các mặt báo, thì các câu chuyện về những hành vi tàn bạo của quân đội Mỹ vẫn thường bị các nhà báo Hoa Kỳ phớt lờ hoặc bị các nhà biên tập thân Mỹ cắt bỏ. Số phận của những thường dân ở vùng nông thôn miền Nam Việt Nam không được người ta lưu tâm đến; kể cả những bài báo có nhắc đến việc giết hại thường dân thì cũng chỉ là tình cờ hay ngẫu nhiêu, nhân tiện nhắc đến mà thôi, chứ không hề có ý nói rằng những hành vi đó có thể coi như là những tội ác chiến tranh. Còn các tư liệu của lực lượng cách mạng Việt Nam có ghi lại tường tận hàng trăm vụ thảm sát và những trận càn của quân đội Mỹ khiến cho hàng ngàn dân thường Việt Nam thiệt mạng nhưng những báo cáo đó bị coi là tuyên truyền cho cộng sản và bị gạt bỏ ngay lập tức.

    Nhưng gần như ngay lập tức sau vụ Mỹ Lai, tình hình thay đổi 180 độ, các cáo buộc về tội ác chiến tranh xuất hiện như cơm bữa và trở thành chuyện thường ngày tới nỗi chẳng ai buồn nhắc đến hay điều tra xem xét. Trong các tờ rơi, các tập sách mỏng, những cuốn sách có lượng phát hành nhỏ, và trong những tờ báo “bí mật chuyền tay”, phong trào phản chiến ở Mỹ liên tục chỉ ra rằng quân đội Mỹ đã thường xuyên thực hiện những hành vi tàn ác. Nhưng những gì trước đây người ta gạt đi, coi nó mang tính tuyên truyền, là hành vi lập dị gây khó dễ của phe cánh tả thì giờ đây lại bị xem như là những “chuyện thường ngày ở huyện” khiến người ta phát ngầy và như thế vụ thảm sát Mỹ Lai rốt cuộc lại phải chịu số phận nằm giữa hai thái cực ấy.

    Những vụ kích động đó chỉ trở nên mạnh hơn vào những năm cuộc chiến văn hóa (sự mâu thuẫn giữa hai thái cực chống hay ủng hộ các vấn đề đạo đức và quy tắc xã hội như phá thai, quyền cho người đồng tính, kiểm soát súng…) nổ ra khi Đảng Cộng Hòa và phe cánh hữu táo bạo lên nắm quyền. Cho tới trước khi Ronald Reagan lên làm tổng thống thì chiến tranh Việt Nam vẫn được coi là một thất bại của Mỹ, nhưng kể cả trước khi lên nắm quyền thì Reagan cũng đã bắt đầu tô vẽ lại cuộc chiến là “công cuộc cao cả”. Theo tinh thần đó, giới học giả và cựu chiến binh bắt đầu miêu tả lại cuộc chiến với những ngôn từ hoa mỹ hơn, và họ đã đạt được thành công đáng kể. Kể cả vào những năm đầu thế kỉ 21, khi báo chí phơi bày ra những câu chuyện dài và những hành động tàn ác bị che đậy của binh lính Mỹ, thì các sử gia với tinh thần biện hộ vẫn tiếp tục lờ đi các bằng chứng và bao biện rằng các tội ác chiến tranh đó chẳng qua là những hành vi cá nhân đơn lẻ.
    Dù đã được nhắc đến nhiều, nhưng quy mô kinh khủng của những gì mà người dân Việt Nam phải gánh chịu còn vượt xa những hành động có thể được biện minh đơn thuần là sai lầm của những “con sâu làm rầu nồi canh”. Giết người, tra tấn, cưỡng hiếp, đánh đập, đốt nhà, bắt người, tống giam vô cớ - những vụ việc đó gần như không ngày nào không diễn ra trong suốt những năm người Mỹ hiện diện ở Việt Nam. Theo lời của Ridenhour, những sự việc đó không phải là ngoại lệ mà mọi thứ đều là kết quả tất yếu của những chính sách đã được tính toán từ trước, được những cấp cao nhất của quân đội ban ra.
    (còn tiếp) st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} ​
  5. muoidotinox

    muoidotinox Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    4
    Đội quân tác chiến đầu tiên của Mỹ chính thức đến Việt Nam năm 1965 nhưng gốc rễ của cuộc chiến thì đã bắt nguồn từ nhiều thập kỉ trước. Vào thế kỉ thứ 19, Pháp mở rộng thuộc địa bằng cách xâm lược và đô hộ Việt Nam cũng như hai nước láng giềng là Campuchia và Lào, đặt tên lại cho toàn bộ khu vực này là xứ Đông Dương thuộc Pháp. Hoạt động sản xuất cao su của Pháp ở Việt Nam sinh lời cho thực dân nhiều tới nỗi bọn họ coi cao su là thứ “vàng trắng”. Còn với những người công nhân Việt Nam làm thuê ở các đồn điền nhận đồng lương rẻ mạt mà lại lao động trong điều kiện khắc nghiệt cùng cực thì thứ mủ rỉ ra từ cây cao su đó được họ gọi bằng cái tên “máu trắng”.

    Vào đầu thế kỉ 20, sự oán ghét của người dân Việt Nam đối với người Pháp đã phát triển thành một phong trào yêu nước đòi độc lập dân tộc. Những người lãnh đạo phong trào này tìm thấy sự khích lệ nơi chủ nghĩa công sản, nhất là tư tưởng Bolshevik Nga và lời Lenin kêu gọi làm cách mạng dân tộc tại các nước thuộc địa. Trong suốt Thế chiến thứ hai, khi đế quốc Nhật chiếm đóng Việt Nam, tổ chức chống thực dân nòng cốt của đất nước là Việt Nam Độc lập Đồng minh hội – thường biết tới với tên gọi ********* – đã phát động chiến tranh du kích vừa để kháng Nhật cứu nước vừa để chống lại thực dân Pháp đang cai trị đất nước. Dưới sự dẫn dắt của người lãnh đạo tài ba lỗi lạc Hồ Chí Minh, du kích quân Việt Nam đã hỗ trợ cho phe đồng minh Liên Xô – Anh – Pháp – Mỹ chống lại chủ nghĩa phát xít. Để đổi lại, họ nhận được vũ khí, đào tạo quân đội và sự hỗ trợ của OSS – Cơ quan Tình báo Chiến lược Hoa Kỳ, tiền thân của CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ).
    Năm 1945, sau khi đánh đuổi phát xít Nhật, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước nửa triệu người Việt Nam ở Hà Nội. Bản tuyên ngôn đã khẳng định những chân lí được nêu lên trong chính Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Thời trẻ, ông Hồ đã bôn ba nhiều năm ở phương Tây, có thời gian ở cả Boston và New York, nơi ông hi vọng sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của Mỹ với viễn cảnh về một nước Việt Nam tự do. Tuy nhiên, sau Thế chiến thứ hai, nước Mỹ chỉ tập trung vào việc kiến thiến và củng cố một châu Âu bị tàn phá khi cuộc Chiến tranh Lạnh đang dần bao phủ lục địa này. Người Mỹ coi Pháp là một đồng minh vững mạnh để chống lại bất kì ảnh hưởng nào của Liên Xô trong việc thiết lập lại Tây Âu thời hậu chiến, và như thế Mỹ đương nhiên không mảy may quan tâm tới việc hỗ trợ một phong trào đòi độc lập dân tộc theo tư tưởng cộng sản ở một nước thuộc địa cũ của Pháp. Mà ngược lại, tàu chiến của Mỹ còn giúp vận chuyển quân đội Pháp sang Việt Nam, và chính quyền của tổng thống Harry Truman đã chống lưng cho Pháp xâm lược Đông Dương một lần nữa.
    Chẳng bao lâu sau, Mỹ đã cung cấp khí tài và thậm chí là gửi cố vấn quân sự sang Việt Nam. Tính đến năm 1953, Mỹ đã gánh gần 80% chi phí cho một cuộc chiến khốc liệt hơn để chống lại *********. Chiến sự phát triển từ chiến tranh du kích sang các chiến dịch quân sự thông thường, và đến năm 1954, lực lượng đồn trú của Pháp tại căn cứ địa kiên cố Điện Biên Phủ đã giơ tay đầu hàng trước quân đội Việt Nam của tướng Võ Nguyên Giáp. Người Pháp chán ngán, quyết định buông xuôi. Tại hội nghị Giơ-ne-vơ, người Pháp đồng ý tạm thời chia Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự, và trong khi chờ một cuộc tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc Việt Nam dự kiến diễn ra năm 1956 thì mỗi bên sẽ quản lí phần lãnh thổ hiệp định chia cho mình.

    Nhưng cuộc tổng tuyển cử đó đã không bao giờ xảy ra. Lo ngại Hồ Chí Minh lúc này là ************* Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc chắc chắn sẽ giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử quốc gia, Mỹ đã vội vã nhảy vào thế chân Pháp. Mỹ nhanh chóng phá hoại sự thống nhất hai miền bằng cách vũ trang cho quân đội miền Nam Việt Nam và dựng lên nhà nước Việt Nam Cộng hòa, đứng đầu là Ngô Đình Diệm, một kẻ độc tài theo Công giáo.

    Kể từ đó, Mỹ đã hậu thuẫn một nhà nước còn áp bức và thối nát hơn ở miền Nam Việt Nam trong khi liên tục bành trướng sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á. Khi Tổng thống John Kennedy nhậm chức thì ở miền Nam Việt Nam đã có mặt 800 binh lính Mỹ, con số đó tăng lên 3.000 năm 1961 và năm sau thì tăng tới 11.000 người. Với tư cách là các cố vấn quân sự đào tạo cho quân đội Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa), người Mỹ ngày càng tham gia nhiều vào các chiến dịch tác chiến chống lại du kích quân miền Nam – cả những người cộng sản lẫn không phải cộng sản – những người giờ đang tiến hành chiến tranh để thống nhất đất nước mình.


    (Còn tiếp)

    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
  6. muoidotinox

    muoidotinox Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    4
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Sau khi Tổng thốn Kennedy bị ám sát, Tổng thống Lydon Johnson không ngừng leo thang chiến tranh bằng cách liên tục đánh bom miền Bắc Việt Nam, và tiến hành khủng bố bằng bạo lực ghê rợn ở miền Nam Việt Nam. Năm 1965, vở kịch “cố vấn quân sự” mà Mỹ dựng lên rốt cuộc đã hạ màn và cuộc Kháng chiến chống Mỹ (như người Việt Nam gọi) thực sự nổ ra. Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Johnson nhất mực cho rằng không phải là nước Mỹ đang dấn thân vào một cuộc nội chiến ở một nơi xa xôi mà là đang từng bước cô lập mối đe dọa của tư tưởng cộng sản. Johnson cho rằng “chính Bắc Việt Nam là kẻ khơi mào cho cuộc xung đột, mục đích của miền Bắc Việt Nam chính là xâm lược miền Nam, đánh bại quân đội Mỹ và mở rộng tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tại châu Á”. Để chống lại tầm ảnh hưởng đó, Mỹ đã biến những vùng quê xanh mướt nơi cư dân miền Nam sinh sống thành ra một bãi chiến trường tan hoang.

    Vào thời đỉnh điểm của các chiến dịch càn quét của Mỹ năm 1969, đã có tới 540.000 lính Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, cộng với khoảng từ 100.000 dến 200.000 lính tham chiến ở các nước lân cận. Họ cũng được hỗ trợ bởi vô số điệp viên CIA, các cố vấn dân sự, lính đánh thuê, các nhà thầu quân sự và lực lượng quân sự của các nước đồng minh thuộc khối “Quân lực Thế giới Tự do” (Free World Forces) gồm Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Thái Lan, Philippines, và quân đội của các nước khác. Trong toàn bộ diễn tiến chiến tranh hai miền, Mỹ đã triển khai trên 3 triệu bộ binh, lính thủy đánh bộ, phi công, thủy thủ tới vùng Đông Nam Á. (Ngoài ra còn có hàng trăm ngàn binh lính bộ binh thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa: số lính này đã phình lên tới một triệu người trước khi cuộc chiến kết thúc, đó là chưa kể tới không lực, hải quân, lính thủy đánh bộ và cảnh sát quốc gia của Việt Nam Cộng hòa.) Tuy vậy, các nỗ lực quân sự của Mỹ cũng chỉ kéo dài được tới đầu năm 1973 khi Hiệp định Paris về ngừng bắn được kí kết và quân đội Mỹ buộc phải đơn phương rút khỏi Việt Nam, tuy nhiên Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ tiền của và khí tài cho Việt Nam Cộng hòa đến tận khi Sài Gòn thất thủ và rơi vào tay cách mạng năm 1975.

    Dưới con mắt người Mỹ, kẻ thù của họ gồm hai nhóm riêng biệt: một là quân đội Bắc Việt Nam và hai là những người lính quê quán tại miền Nam trung thành với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một tổ chức cách mạng thành lập sau ********* với mục tiêu chống chính quyền Việt Nam cộng hòa và tay sai Mỹ. Những người chiến đấu cho Mặt trận này, tên gọi chính thức là Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (hay còn gọi là Quân giải phóng, hay Giải phóng quân, bao gồm cả du kích quân mặc đồ bình thường lẫn bộ đội với quân trang đầy đủ và được tổ chức thành các đơn vị chính quy). Sở thông tin Hoa Kỳ đã nghĩ ra từ “*********”, một từ long mang tính miệt thị dùng để chỉ bất kì ai chiến đầu về phe của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, dù cho nhiều du kích quân chiến đấu vì tinh thần yêu nước của mình chứ không phải vì có cảm tình với tư tưởng cộng sản. Lính Mỹ thường gọi tắt những người này là “bọn Cộng”, “VC” hay dựa trên bảng mã thoại kí tự tắt của quân đội Alpha-Bravo-Charlie nên còn gọi họ là “Victor Charlie” hay chỉ là “Charlie”.

    Đến năm 1968, quân đội Mỹ và đồng minh ở Việt Nam phải đương đầu với khoảng 50.000 quân miền Bắc cộng với khoảng 60.000 binh lính của Quân Giải phóng, trong khi các lực lượng bán quân sự - dân quân, du kích địa phương – gần như lên tới hàng trăm ngàn người. Binh lính Mỹ thường chỉ biết phân biệt bộ đội Bắc Việt Nam là những người có vũ trang, mặc áo vải hoặc áo kaki xanh lá, có đội mũ cối; còn những người thuộc Quân Giải phóng mặc đồ kaki, đội mũ tai bèo; và các du kích quân là những người có vũ trang nhẹ và mặc áo bà ba màu đen (thực sự là các nhóm này đều mặc nhiều kiểu đồ với nhiều màu sắc khác nhau tùy từng vùng và từng hoàn cảnh). Cho dù vậy, trong thực tế, sự phân biệt này chỉ mang tính phiến diện, do bộ đội miền Bắc cũng chi viện cho các đơn vị thuộc Quân giải phóng, và ********* “địa phương” cũng chiến đấu bên cạnh lính Quân giải phóng chuyên nghiệp nòng cốt, và du kích cũng hỗ trợ cho bộ đội miền Bắc nữa.

    Việc đặt tên gọi loạn xạ và phân biết hết sức mù mờ giữa các nhóm đã nhấn mạnh một thực tế là người Mỹ thực sự chưa bao giờ nắm được kẻ thù của họ là ai. Một mặt, họ tuyên bố rằng ********* không được dân chúng ủng hộ nên phải dùng các thủ đoạn khủng bố để giành lấy quyền ảnh hưởng ở các làng xã. Mặt khác, lính Mỹ - những người tham gia vào công cuộc chống lại sự xâm lấn của tư tưởng cộng sản để bảo vệ Nam Việt Nam – lại sẵn sàng giết hại dân thường chỉ vì cho rằng những người dân trong các xóm làng hoặc là chứa chấp ********* hoặc bản thân đi làm du kích mỗi khi trời tối.

    Mỹ chưa bao giờ muốn thừa nhận rằng cuộc chiến đó chính là “chiến tranh nhân dân”, và người Việt Nam gắn bó với cách mạng bởi vì họ coi đó như là một cuộc chiến để bảo vệ gia đình, đất đai và tổ quốc mình. Trong những ngôi làng ở miền Nam Việt Nam, những người Việt Nam yêu nước vốn có một truyền thống đoàn kết lâu đời chống giặc ngoại xâm và truyền thống đó vẫn giữ vững khi người Mỹ đến. Lúc này người dân ở đây đã gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Khi không có khoa học công nghệ hiện đại, nguồn lực thiếu thốn, khí tài nghèo nàn thì người Việt Nam biết tận dụng những gì họ có như nơi ẩn nấp, hiểu biết về địa lý, sự hỗ trợ rộng rãi của nhân dân mà nhất là yếu tố tinh thần vô giá mà ta có thể gọi là lòng yêu nước, chủ nghĩa dân tộc, hay nói đơn giản là họ có một hi vọng và ước mơ.

    Dĩ nhiên, chẳng phải mọi người dân trong làng đều tin vào Cách mạng, hay coi đó là cách thể hiện tinh thần yêu nước rõ rệt nhất. Kể cả những ngôi làng trong vùng căn cứ Cách mạng thì vẫn có những gia đình ủng hộ chính phủ Sài Gòn. Và rất nhiều những người nông dân khác đơn giản không muốn dính líu tới chiến tranh hay những khái niệm trừu tượng như chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa cộng sản. Mối lo của họ chỉ quanh quẩn trong mùa vụ, đồng áng, gia súc, nhà cửa và cong cái. Nhưng bom đạn nào có chừa một ai. Khi súng máy và đạn pháo tàn phá quê hương họ, khi những binh lính Mỹ ôm súng trường M-16 và súng phóng lựu M-75 càn quét khắp vùng, thì mọi người dân quê Việt Nam – bất kể là ủng hộ Cách mạng hay có tình cảm với chính quyền Sài Gòn, cả những người chỉ muốn được yên thân để làm ăn sinh sống – cũng đều bỏ mạng.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

Chia sẻ trang này