1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mẹo vặt khi đi du lịch (tất tần tật)

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi dulich5, 26/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dulich5

    dulich5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Phụ nữ mang thai đi du lịch cần lưu ý
    Nhiều phụ nữ mang thai cũng cần đi du lịch. Du lịch không chỉ giúp các bà mẹ vui tươi, thư giãn mà còn có tác dụng tốt đối với bào thai và sự phát triển của bé sau này. Nhưng trước khi đi, cần lưu ý một số điều sau:
    - Hỏi qua ý kiến của bác sĩ để biết có đi được hay không. Có thai từ tháng 4 tới tháng 6 là tương đối an toàn nhất, so với các tháng khác.
    - Nếu bạn đi máy bay hay xe lửa, hãy yêu cầu nhân viên cung cấp cho bạn loại ghế tựa đặc biệt trong phòng ngồi và cả trong phòng vệ sinh.
    - Trong khi du lịch, không nên làm gì tới mức mệt mỏi.
    - Nếu bạn bị say tàu-xe, nên ngồi chỗ thoáng và ăn bánh có thuốc tiêu (sô đa). Không nên uống các loại thuốc chống say.
    - Nếu bạn đi xe hơi, nên đeo đai an toàn. Chú ý thắt đai sao cho chặt ở ngực và hông, nhưng không được bó vào bụng.
    (Không rõ nguồn)
    P/s: cám ơn bạn 2109 đã quá khen.... Đang cố gắng "nhả tơ" cho nhân loại.
  2. dulich5

    dulich5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bị cho trẻ đi du lịch

    Bạn đừng nghĩ là trẻ nhỏ sẽ gây khó khăn cho gia đình trong kỳ nghỉ mát. Chỉ cần bạn bỏ chút thời gian chuẩn bị và chăm sóc trẻ chu đáo thì chuyến đi sẽ vui vẻ, thoải mái. Đây cũng là dịp cho con trẻ khám phá thế giới xung quanh.
    Trước hết, bạn cần nghiên cứu kỹ lịch trình của chuyến đi. Nếu du lịch theo tour của các công ty du lịch với lịch trình dày đặc thì bạn nên hạn chế mang theo trẻ nhỏ. Bởi cả gia đình sẽ phải đi bộ nhiều, di chuyển tới nhiều địa điểm, do đó, không phù hợp sức khỏe của trẻ em dưới 5 tuổi. Thích hợp nhất với gia đình có trẻ nhỏ là đến khu nghỉ cố định.
    Trước khi đi, bạn nên chuẩn bị riêng cho bé một chiếc túi. Trong đó, chứa quần áo, khăn mặt, bàn chải, bỉm đêm, mũ, ô, áo bơi. Nếu con bạn còn bú sữa thì bạn cần mang thêm sữa, bình, cốc, nước pha sữa. Khi trẻ đã ăn dặm thì các mẹ nên mang theo bát, chén, thìa, cháo ăn liền, ruốc. Bạn cũng nên mang theo đồ dùng và thực phẩm để có thể tự chế biến cháo, bột nếu không mua được tại nơi nghỉ mát. Cẩn thận hơn, bạn có thể mang theo bô, bếp ga du lịch, máy xay sinh tố, phích để đựng cháo... Bên cạnh đó, là đồ ăn thêm cho trẻ như sữa chua, bim bim, hoa quả, hipp.
    Ngoài ra, các mẹ nên mang theo ít thuốc thông thường như hạ sốt, tiêu chảy, thuốc ho, men tiêu hóa, băng cá nhân, kem chống nắng và một vài thứ đồ chơi cho bé chơi trên tàu, tại khách sạn. Nếu có thể, bạn nên mang kèm xe đẩy, chiếc ghế bơi để trẻ có thể ngồi được để ra biển cùng gia đình.
    Khi đi tàu điều hòa, bạn nên mang theo áo dài tay đề phòng bé bị lạnh. Khi ra biển, ban đầu, trẻ nhỏ có thể không dám xuống nước nên bạn phải giúp bé làm quen với nước biển. Bạn không nên cho bé ở lâu dưới nước vì gió lạnh, cho bé tắm tại bể bơi sẽ thích hợp hơn.
    Trước mỗi bữa ăn tại khách sạn, các mẹ có thể yêu cầu đầu bếp ninh cháo cho trẻ, sau đó, bạn chế biến thêm thực phẩm để có bữa ăn hợp khẩu vị của bé.
    Nếu đi nghỉ ở các khu du lịch, ở đó đã có đủ những thiết bị như máy sấy tóc, kim chỉ, bông ngoáy tai, ô dù... nên bạn sẽ bớt được những thiết bị cần mang. Nhiều khách sạn cũng có các loại cháo trắng, súp, phở phù hợp với khẩu vị của trẻ, do vậy, bạn nên trao đổi trước và yêu cầu khách sạn thực hiện theo thực đơn của gia đình.
    (Theo VNE)

  3. dulich5

    dulich5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Ăn uống nơi du lịch

    Một số người đi du lịch chỉ chú ý sao cho tinh thần được thoải mái mà không chú ý đúng mức tới cái bụng. Kết quả là một phần ba trong số họ lúc trở về mang đủ các thứ bệnh: đau đầu, ỉa chảy, chuột rút, mệt mỏi và đôi khi cả nôn ói và sốt. Nguyên nhân mang lại những bệnh tật này là thức ăn và nước uống ở nơi du lịch vậy phải làm thế nào?
    - Nếu bạn đi ra nước ngoài, phải hỏi ngay cơ quan du lịch của nước bạn định tới rằng, nước uống nơi đó có thích hợp với bạn hay không? Nhiều khi, nước uống nơi đó có tác hại gì với dân ở địa phương, vì họ đã quen rồi nhưng lại gây ra chứng nôn ói và ỉa chảy đối với người ngoại quốc.
    - Nếu bạn nghi nưốc nơi mình tới ở không thích hợp với mình, hãy uống, chải răng súc miệng bằng nước đóng chai thường bán ở các cửa hàng. Khi làm nước đá trong tủ lạnh, rửa trái cây, rau hoặc lấy thức ăn cũng phải dùng loại nước đóng chai.
    - Nên mang theo dụng cụ đun nước sôi bằng cách nhúng trực tiếp vào nước (loại ruồi gà điện). Nước để uống phải được đun sồi 10 phút, rồi để nguội.
    - Nếu không có điều kiện đun, nên dùng các viên thuốc lọc như halazone hoặc potable a qua có bán tại các hiệu thuốc và các cửa hàng dành cho thể thao.
    - Khi uống ở cửa hàng, không nên uống với nước đá.
    - Không ăn rau sống, và trái cây cả vỏ. Loại trái cây bóc vỏ nên tự bóc vỏ lấy.
    - Không ăn các loại thịt chưa nấu thật chín, nhất là các loại hải sản vì dễ bị viêm gan.
    - Không ăn các thức ăn sẵn, vì phần lớn đã để lâu, không được che đậy khiến các loại vi trùng dễ phát triển.
    - Tránh ăn sữa và pho mát làm tại địa phương vì thường không được khử trùng tốt.
    - Nếu việc lựa chọn thức ăn làm bạn phải kiêng khem nhiều quá, nếu uống thêm các loại vitamin và viên thuốc có thành phần kim loại cần thiết cho cơ thể hàng ngày, để bổ sung.
    Hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc ngừa bệnh loại Pepto - Bismol. Bạn nên uống liên tục thuốc này mỗi ngày 2 viên từ ngày đi tới ngày về, trừ trường hợp bạn phản ứng với aspirin và đi lâu quá 2 tuần.
    (Không rõ nguồn)
  4. dulich5

    dulich5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    "Bí kíp" du lịch bụi bằng xe khách
    Làm ta balô trên đất nước mình là một điều cực kỳ thú vị. bạn sẽ cảm nhận được những khác biệt tinh tế trong mỗi vùng, miền, thậm chí là trong từng tỉnh, thành. Làm ta balô để đắm mình vào không gian sống đích thực của từng miền đất du lịch là điều mà các tour khó có thể cung cấp cho bạn.
    Chuẩn bị:
    Quần áo cơ động nhất với jean, pull du lịch. Làm thế nào để không cần ủi mà vẫn có đồ mặc là tiêu chí quan trọng nhất đối với quần áo. Chọn những quần áo có tính chất vải không nhăn là rất quan trọng vì balô bằng xe khách rất dễ bị nhồi nhét.
    Đến Bến xe Miền Tây (nếu bạn về miền tây) và Miền Đông (nếu bạn ra Trung, Bắc) để tìm hiểu thông tin về các chuyến xe. Chọn xe khách để đi an toàn: xe khách chất lượng cao của những hãng tên tuổi. Hỏi lịch trình các chuyến xe trong ngày. Thông thường, với các chuyến xe này, hành lý của khách (nếu nhiều) sẽ được để dưới hầm xe. Do đó, trong quá trình chuẩn bị sẽ cần phải chọn những đồ đạc quý báu ra túi nhỏ và mang theo bên người.
    Chuẩn bị hành lý: quần áo, dao nhỏ, dao đa năng, đèn pin, xịt muỗi, dầu gội đầu và xà bông tắm dạng bọc (để tiết kiệm diện tích valy), các giấy tờ quan trọng: chứng minh nhân dân (để thuê phòng ở), giấy phép lái xe máy (để thuê xe tại địa phương) và bảo hiểm (nếu có), thuốc đau bụng (có thể sử dụng Imodium hoặc loại nào bạn quen dùng), thuốc cảm sốt (panadol) và một chai dầu gió. Là phụ nữ, nên mang theo một số thứ cần thiết cho phụ nữ. Mang theo gối khí để cho đầu và cổ đỡ mỏi trong quá trình di chuyển bằng xe khách có thời gian dài).
    Nghiên cứu trước những khách sạn mà mình muốn đến ở. Có thể nghiên cứu qua internet hoặc tham khảo các người bạn người thân đã đi đến nơi đó. Nếu muốn tiết kiệm mà vẫn an toàn có thể đến Khách sạn Du lịch Công đoàn. Ở mỗi tỉnh/thành tại Việt Nam đều có khách sạn này. Loại này hơi đòi hỏi giấy tờ rắc rối một chút (ví dụ như bạn đi 2 người thì phải có CMND của hai người) nhưng bù lại sẽ có giá khá mềm và tương đối an toàn.
    Mua bản đồ và theo dõi lộ trình sẽ đi, chú ý những điểm quan trọng và đánh dấu vào bản đồ.
    Lên xe:
    Tranh thủ đặt chỗ trước 1 ngày hoặc đến sớm để lấy chỗ tốt. nếu điểm đến của bạn là cuối hành trình thì nên nhờ lơ xe nhét hành lý vào sâu bên dưới hầm xe. Như vậy sẽ an toàn nếu trong trường hợp có người xuống dọc đường vì họ sẽ khó nhầm hành lý của mình. Trên hành lý nên buộc cọng dây có màu đặc biệt để dễ nhận thấy và tránh nhầm lẫn với valy của người khác.
    Nếu bạn đi 2 người nên chọn băng đôi, nếu đi 3 người thì chọn băng 3. Nếu 2 người mà buộc phải chọn băng đôi thì nên ngồi cạnh nhau, phía ngoài để tiện việc đi vệ sinh nếu xe ngừng dọc đường.
    Có thể nghe nhạc nếu thích. Cần mang theo MP3 đeo để tiện bảo quản hơn là máy CD lỉnh kỉnh và dễ bỏ quên lại
    Máy ảnh được đeo vào bụng hoặc đeo vào cổ. Khi di chuyển dọc đường, nên bỏ máy ảnh vào bên trong áo. Như vậy trông có vẻ hơi kỳ quặc nhưng an toàn.
    Tiền và giấy tờ quan trọng cần được để vào túi quần trước và ghim lại bằng kim băng. Chỉ chừa ra một số tiền nhỏ để tiêu vặt. Điện thoại di động cũng để ở túi trước. Nếu bạn gái không có túi trước thì có thể để trong túi đựng điện thoại và bỏ vào trong áo.
    Trang phục khi trên xe không cần sang trọng mà cần gọn và tiện lợi. Đi du lịch bằng xe khách, bạn không nên đeo nữ trang có giá trị lớn vì như thế dễ gợi lòng tham của người khác, chuốc những nguy hiểm không đáng có vào mình.
    Khi xe chạy, theo dõi những mốc km dọc đường để biết mình đến đâu, đối chiếu bản đồ lộ trình để quan sát không gian dọc đường. nếu máy ảnh có thể chụp trong điều kiện xe chạy thì nên chụp để lưu lại làm kỷ niệm.
    Khi xe chạy, nếu bạn đi 2 người nên cần có 1 người ngủ và 1 người thức luân phiên nhau. Nếu cả hai cùng ngủ phải bảo đảm những tài sản quý giá đã được ở trong vị trí an toàn nhất mà nếu ai muốn lấy sẽ làm ta thức giấc. Nói chung, không nên ngủ dọc đường vì ngay cả ban đêm cũng có nhiều điều thú vị cho ta xem, nhìn ngắm dọc đường.
    [​IMG]
    Đến nơi du lịch:
    Khi xuống xe khách, nhanh chóng kiểm soát lại hành lý. Nhận hành lý. Không chọn xe ôm trong bến xe mà nên đi bộ ra ngoài một quãng vài trăm m. Khi xe ôm không còn đeo bám sẽ dễ trả giá cũng như bảo vệ đồ đạc tốt. 2 người đi hai xe ôm khác nhau cần dặn họ luôn chạy gần nhau. Luôn hỏi giá trước khi lên xe và nói rõ có chở đồ. Phòng trường hợp xe ôm sẽ đòi thêm tiền vì chở nhiều đồ. Nếu đi taxi, luôn chọn taxi có bảng hiệu. Khi đề nghị taxi chở đến địa điểm, cần nói dứt khoát, kể cả trường hợp mình không rành địa bàn vẫn nói dứt khoát để tránh trường hợp bị chở đi lòng vòng.
    Nhận phòng và kiểm tra cửa nẻo phòng ốc kỹ càng. Khi rời phòng phải mang theo những gì quý giá. Nếu đi tắm biển, có thể kê những thứ gửi cho tiếp tân khách sạn và đề nghị niêm phong lại. Chìa khoá tủ gửi đồ cần được đeo kỹ càng. Nếu ở nhà dân theo kiểu home stay, tuyệt đối không được khoe tiền, nữ trang và các tài sản quý để tránh những chuyện không hay.
    Thuê xe máy của nhân viên trong khách sạn. Giá thuê xe máy ở Việt Nam dao động khoảng từ 70.000 đến 100.000đ cho 12 tiếng. Nên thuê của nhân viên trong khách sạn. Kể cả trường hợp khách sạn không cho thuê thì vẫn có thể ?ohỏi nhỏ? nhân viên. Thuê xe của nhân viên khách sạn có một lợi thế là họ biết mình ở nơi đó, giấy tờ để lại tại khách sạn nên không phải giải trình lôi thôi. Khi nhận xe nhớ nhận cà vẹt và bảo hiểm, kiểm tra tình trạng xe và báo với chủ xe. Nếu xe họ đổ xăng đầy thì khi trả mình sẽ đổ đầy và ngược lại.
    Hỏi nhân viên khách sạn đường đến các điểm du lịch (mà mình đã chuẩn bị sẵn từ nhà qua bản đồ).
    Chọn quán ăn:
    Nếu không ăn ở khách sạn thì có thể chọn những quán nào có nhiều xe máy (biển số địa phương) đậu. Có thể bạn sẽ không vừa miệng vì khác khẩu vị nhưng đó cũng là nét đẹp mà bạn nên khám phá. Với những địa phương có tiếng ?ochém? du khách, bạn nên thoả thuận giá trước khi ăn. Không nên mắc cỡ vì điều này sẽ giúp bạn tránh trở thành một nạn nhân bất đắc dĩ.
    Có thể mua những trái cây đặc sản của địa phương để dùng. Nên ăn hết, không nên mang theo trong chặng đường tiếp theo.
    Sau khi chụp ảnh xong, nên đến một dịch vụ internet và tải hình của mình vào ổ cứng mang theo hoặc qua mail để giải phóng thẻ nhớ của máy ảnh. Không nên in ảnh dọc đường vì sẽ ngốn của bạn một khoản tiền khá lớn và khi cần thì không thể có ngay.
    Sử dụng thẻ ATM ở nơi đông đúc và mỗi lần rút một ít, tránh bị theo dõi, cướp.
    Khi rời phòng, những đồ quan trọng mà không muốn gửi có thể đặt dưới gầm giường và dặn nhân viên khách sạn không cần dọn phòng. Nếu rời phòng buổi sáng, những vật dụng nhỏ cần phải được gom gọn vào túi và đặt có trật tự, không kích thích thói quen xấu của người làm phòng.
    Thanh toán tiền thuê xe trước khi trả phòng khách sạn. Khi thanh toán cần có người thứ ba (làm chứng hoặc đứng gần ai đó).
    Trước khi trả phòng cần kiểm tra thật kỹ từ trong ra ngoài để tránh bỏ sót đồ khó quay lại hoặc dễ mất.
    Khi mua bất cứ đồ gì, bạn nên đi phía sau những người địa phương để nghe họ trả giá và nhìn họ trả tiền để tránh hớ và mua đắt.
    Trên đây là một vài bí kíp đơn giản nhưng hiệu quả cho việc tabalô bằng xe khách. Chúc bạn có chuyến du lịch thành công!
    (Theo ĐànÔng)

Chia sẻ trang này