1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mị Châu, Trọng Thuỷ, đáng giận hay đáng thương?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Fallriver, 05/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, thanh sờ kiu bác Paladin. Bác viết hay thế mà cứ "giấu nghề" mãi! Cháu hoàn toàn đồng ý với bác đấy! :)
    Cần quên đi những điều cần quên và nhớ lấy những điều cần nhớ
  2. RungBachDuong

    RungBachDuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    625
    Đã được thích:
    0
    Hic, pittypat và paladin viết hay quá! Cảm ơn các bác đã giúp em nhìn mối tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ dưới con mắt của một con người. Từ trước đến giờ, em chỉ toàn nhìn nó dưới con mắt lịch sử mà thôi. MC-TT lại làm em nhớ đến Điêu Thuyền với Vương Doãn, mối quan hệ giữa hai người này cũng phức tạp không kém, em đọc Tam quốc không biết bao nhiêu lần nhưng vẫn chưa thể giải thích được Điêu Thuyền yêu Vương Doãn, Lã Bố hay Đổng Trác nữa!
  3. linly

    linly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    BÁc Rừngbạchdương đổi cách xưng hô rùi à?
    Pittypat viết hay quá, khâm phục khâm phục
  4. Raxun_Gamzatop

    Raxun_Gamzatop Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2001
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Quả thật Pittypat viết rất hay, tại hạ vô cùng khâm phục. Đọc bài này xong thấy nóng máu đinh tiếp tục ca ngợi nhưng hoá ra cái gì cần ca ngợi các bác ca ngợi hết cả rồi, đành tự an ủi bản thân bằng hai chữ "khâm phục"mà thôi.
    To viet cai nay de lam gi the nhi???
  5. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Người ta thường nói đến MCTT như một câu chuyện tình cảm động, nhân ái ..v..v.. của người Việt cổ nhưng mà lại quên mất rằng nội dung chính (trong gốc gác hình thành) của nó không nhằm thể hiện cái ấy, nó có "sứ mệnh" gánh vác những ký hiệu văn hoá học và LS hơn là những thông tin cảm xúc, thẩm mỹ. Không rõ văn nghệ dân gian hay chuyện huê tình thu hút sự quan tâm của độc giả hơn nhỉ, hì hì ...
    Là một truyện dân gian ra đời sớm và truyền miệng qua nhiều thế kỷ, MCTT có nhiều dị bản và tớ không dám chắc là cái truyện các bác đang bàn luận hôm nay nó có thật trung thành với "nguyên bản" không, hay những đoạn "hay" nhất, tình củ nhất, nhân văn nhất ... là sản phẩm của lòng nhân ái dân gian bồi đắp thêm lên câu chuyện qua nhiều thế hệ, và một trong những cái đó được các nhà sưu tầm lựa chọn, phổ biến - là cái được in trong SGK mà các bác đang trao đổi ... Hì hì, tớ hiện cũng có một số các dị bản của "câu chuyện tình" thơ mộng này.
    Tiếc là MCTT không phải là một "câu chuyện tình" (tạm coi thế nhá) độc đáo, đặc sắc của người Việt cổ như chúng trông đợi. Mà trái lại, MCTT là một mô típ phổ biến trong văn hoá dân gian của nhiều dân tộc người khu vực Đông Nam Á (tôi muốn nói đến ĐNA dưới góc độ địa lý, không phải khu vực ĐNA chính trị gồm 10 nước Asean hiện nay), thậm chí còn có cả ở Hy Lạp. (Mai kia tớ lục lọi tìm lại ít truyện kiểu này đã sưu tầm được, chắc chắn là có một truyện Tàu, một truyện Thái, một truyện Hy lạp và mấy cái dị bản cùng cái mô hình do mấy vị ngâm kíu VHDG xây dựng các bác đọc chơi).
    Mô típ đó không lấy diễm tình làm mục đích mô tả mà nó phản ánh một hiện thực về sự đấu tranh tranh giành quyền lực giữa các thị tộc, bộ lạc, phản ánh một trình độ tư duy và nhận thức về XH và tự nhiên của loài người trong một giai đoạn LS. Mô típ đó cụ thể như sau:
    Hai lực lượng đánh nhau, một bên có vật thiêng (/ thần linh ...) bảo trợ. Bên kia đánh mãi không được --> hoà hiếu bằng quan hệ hôn nhân --> ở rể ---> ăn cắp vật thiêng (/ làm mất sự thiêng ...) ---> tiêu diệt.
    Yếu tố trung tâm của mô típ truyện này là VẬT THIÊNG và HÔN NHÂN, nó thể hiện khá rõ nét tư duy thần thoại (lối tư duy phổ biến ) và quan hệ huyết thống (quan hệ cơ bản) của xã hội loài người giai đoạn thị tộc - bộ lạc.
    Trong đó nhiều truyện kiểu này có sự xuất hiện chi tiết xây thành trì không thành do một tà lực cản trở và thường được giải quyết bằng sự xuất hiện của SỰ THIÊNG nào đó. Ở MCTT là Thần Rùa (Kim Quy) và sau đó là Móng Rùa thần, ở một số dị bản khác là Gà thần và móng Gà, Ngựa và dấu chân ngựa, Rồng và móng rồng ... , không phải tất cả đều có chi tiết xây thành.
    Một sự kiện nữa hay xuất hiện là cái Chết của bên chiến bại, thường là Vua cha và Con gái và thường có diễn biến bỏ chạy xuống BIỂN hoặc chết tại biển ... (cũng không phải là yếu tố có trong tất cả các truyện).
    Nhưng vấn đề thú vị là tại sao lại chết ở Biển chứ không phải ở một nơi nào khác, tại sao lại Gà, Rùa, Rồng, Ngựa , Trâu ... chứ không phải những loại thánh thần có nhân dạng, tại sao Mỵ Châu lại rắc lông Ngỗng (hoặc lông một loại chim) chứ không phải cách đánh dấu gì khác... Tại sao lại tên Mỵ Châu mà không tên rì khác ... Đấy là những vấn không hoàn toàn ngẫu nhiên mà nó chính là những dấu vết, những ký hiệu của một đời sống xa xưa để lại đến ngày nay qua văn hoá dân gian. Nhờ vào việc giải mã chúng, người ta khám phá LS và văn hoá loài người.
    Những chi tiết mô tả sự tìm về của TT và Trai ngọc MC cứ rực sáng lên mỗi khi rửa bằng nước GIẾNG Trọng Thuỷ (lại một ký hiệu văn hoá) như một biểu tượng của tình yêu bất tử thì theo nhiều nhà nghiên cứu là chi tiết xuất hiện muộn, được thêm vào khá lêu sau này.
    Có lẽ về sau này, khi mà đời sống tinh thần của người Việt ta tiến bộ hơn và người ta cảm thấy cần thiết có sự quan tâm hơn đến những khía cạnh đẹp đẽ khác của tâm hồn thì một cách vô thức (hay ... rất có ý thức), văn học dân gian gánh thêm sứ mệnh bảo toàn cái tinh thần ấy trước LS, "ký hiệu hoá" nó lại, như đã từng ký hiệu và bảo toàn các dấu hiệu văn hoá cổ xưa khác chăng ? Nhờ thế mà bên cạnh những giá trị văn hoá học hết sức quý giá để lại cho ngày nay nó đang tiếp tục mang thêm nhưng thông điệp về sự cao quý, đẹp đẽ của tình người cho cả mai sau ?
    Hì hì, cái này ta đợi sự giải đáp của các chiên ra thì hợp lý hơn. Tớ viết mấy lời dài dòng góp vui là chính. Năm mới chúc sức khoẻ các bác nhá.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  6. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Ah, cuối cùng bác Cườihaymếu cũng góp mặt vào box văn học. Thanh sờ kiu bác về những thông tin quý giá. Hic, nhưng mà những cái ngoài đề tài tình iu trong truyện cổ tích này hình như là chương trình học phổ thông đã "nhồi nhét" đủ rùi thì phải bác ạ. Thế nên cháu nghĩ cái thread này của chị Fallriver chỉ là một chút ít mở rộng, suy nghĩ thêm về một nét nhỏ nhỏ của nhỏ nhỏ (hì hì) trong truyện ấy thôi. Tình iu thì ai muh chả quan tâm huh bác? :)
    Cháu thì cháu chẳng để ý mấy đến cái motiv chung của câu chuyện cổ tích này so với những câu chuyện khác. Tại vì đã là cổ tích dân gian (hình thức truyền miệng) mà không có dị bản mới là chuyện lạ. Chẳng nói đâu xa, các bác nhà ta bàn về Tấm Cám, thế mà quên mất không liên hệ đến Cinderella hoặc một số chuyện viết về đề tài mẹ ghẻ con chồng trong các bộ cổ tích Thái, cổ tích Dao và rất nhiều quyển truyện cổ tích trên thế giới. Đọc mỗi quyển đều thấy khác, dù cho diễn biến và kết thúc đều na ná như nhau.
    Nhưng mà nói chung thì cái ý kiến của bác về những "ký hiệu" của đời sống xưa trong nền văn học dân gain cũng rất thú vị. Cháu cũng rất muốn biết rõ hơn về nó, dưng mà kiến thức có hạn nên cũng chẳng hiểu được. Bác có thể chia sẻ suy nghĩ và hiểu biết của mình về cái vấn đề này được không ạ?
    "... ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có can đảm để bước qua những ranh giới ấy"
  7. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, cháu Pittypat thức khuya thế thì sáng đi học làm sao?
    Bác thấy cháu thì chạy vào ăn theo nói leo thôi chứ bác vỡ lòng văn nghệ viết lách rì. Nói thế chứ viết về MCTT mà bỏ qua chuyện tình sử thì mất hay đi mấy phần (mà đoạn tình sử ấy không có bài viết của cháu thì còn phải mất đi giá trị thêm vài lần nữa, hì hì ...), thực ra đoạn ý chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hoá chứ cũng không phải là người xưa thêm thắt bừa bãi. Văn hoá người Kinh ta nó phải khác cái Mèo mán Thái Dao ... chứ cháu nhỉ, không thì còn gọi rì là nghìn năm cái nôi Kinh Bắc, hì hì ...
    Hết giờ nghỉ trưa zồi nên hẹn cháu lúc khác viết tiếp nhá. À theo bác thì có đường cùng đấy cháu ạ, đường cùng là cái ranh giới mà ta không đủ can đảm để vượt qua, hì hì ... VD bác đây quý cháu và rất muốn viết tiếp nhưng vì sợ bị cúp lương nên đành cay đắng shut down cái máy, hì hì, thế là bác cùng đường zồi ...
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  8. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Bác Cườihaymếu ơi, thanh sờ kiu bác vì đã quan tâm. Cháu học chiều chứ không học sáng ạ (nhà trường bất công, dở hơi thế đấy!).
    Cái chữ ký của cháu là trích đoạn trong "Mùa lạc" của Nguyễn Khải đấy bác ạ. Cháu phải dùng nó để động viên cái tinh thần thi cử đang run lẩy bẩy của cháu mà! Hic. Còn bây giờ là tối rồi, ngày mai lại là thứ 7, chắc bác được nghỉ nhỉ (hì hì), vậy bác nhớ trả lời cái câu hỏi của cháu trên kia đấy nhá!
    À, bác ơi, "văn hoá Kinh Bắc" là gì? Nó có những đặc điểm nổi bật nào? Cháu vẫn thường nghe cụm từ này trên TV hoặc đọc trong sách báo nhưng chưa từng có khái niệm rõ ràng về nó. Chẳng hay bác có thể chỉ cho cháu được không?
    "... ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có can đảm để bước qua những ranh giới ấy"
  9. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Cháu Pitypat thân iêu ơi, chú lại nghĩ là cháu nên cố gắng giữ can đảm đừng bước qua cái ranh giới ấy nhá, để thi cử xong hẵng hay cháu ạ.

    Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi, con chim chiền chiện
  10. chiquitito

    chiquitito Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    những điều bác cườihaymếu viết làm em càng thêm 'phê' cái chuyện MCTT này. bởi vì như vậy tức là MCTT không phải được sáng tác chỉ trong một thời điểm nào đó, mà nó đã được sáng tạo trong cả một quá trình 2000 năm, và lại còn được sáng tạo không chỉ bởi tư duy của riêng người Việt nam mà là tư duy của cả vùng Đông nam á nữa chứ! Với bao công sức và bao thời gian như thế, thì làm sao mà không hay được, nhỉ?

Chia sẻ trang này