1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mi Thuat thoi TRAN, giup em voi

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi kim_ngan1471, 19/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kim_ngan1471

    kim_ngan1471 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Co ai co thong tin ve Mi Thuat thoi Tran thi giup voi.
  2. CHUHOA

    CHUHOA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Đây là môt ít tài liệu để bạn tham khảo:
    Điêu khắc và
    trang trí
    Cung điện và lăng mộ Trần là thể hợp nhất kiến trúc - điêu khắc - trang trí, trong đó có đk đóng vai trò như những biểu trưng xác định không gian và các mốc mặt bằngkiến trúc. Không khí của xh, cá tính của những vương tôn đóng vai trò quyết định phẩm chất tinh thần của điêu khắc này. Tượng hổ lăng Trần Thủ Độ, dài 1,4m mở đầu cho hệ thống lăng mộ. Cơ thể con vật uyển chuyển, năm xoài trên bệ, đầu hơi ngóc được qui vào nhịp điệu và kết cấu khối đơn giản trong thư giãn cơ học bản thân của mãnh thú. Sự tĩnh lặng chứa một sức bật mạnh mẽ là yếu tố tạo hình chủ đạo của điêu khắc Trần. Chó đá lăng Trần Hiến Tôn dài 0,54m được gợi cảm khối ở một mặt khác. Chi tiết cơ thể được lược giản triệt để, thân cuộn cong đều, đầu chạm đuôi, còn hai chân thu hẹp vào khối lõm của cơ thể. Thật khó hiểu ở một lăng mộ vua chúa lại đặt một tượng chó ngủ sinh động như con vật nằm đầu hè ở nhà thường dân. Chỉ có sự trầm mặc đặc biệt toát lên chung từ các tượng lăng mộ Trần giải thích được điều đó, vì lăng luôn luôn là cuộc sống vĩnh viễn tĩnh lặng của vong linh vua chúa. Cũng ở lăng Trần Hiến Tôn tượng trâu dài 1m cho thấy sự thống nhất trong điêu khắc thú vật lăng mộ Trần. Cổ hơi vươn, gáy hơi võng tiếp nối với xống lưng thẳng, bốn chân phủ phục gập vào hơi thu dúm tạo độ đàn hồi nhẹ nhàng dỡ khối cơ thể nặng. Mặc dầu tạo khối bề mặt rất đơn giản, nhưng cơ thể gợi cảm giác có trọng lượng rõ rệt bởi các khoảng lõm dưới bụng và cấu trúc nhịp thân rất đàn hồi. Lăng Trần Hiến Tôn còn hai tượng quan hầu gãy đầu, cao 1,3m trừ đầu, nếu tính cả đầu cao khỏang 1,62m.
    Sử tử dài 1,25m chùa Thông (TH) năm 1270 di tích duy nhất còn lại của trung tâm Phật giáo này. Cũng giống tượng hổ....
    Cho đến nay vẫn chưa tìm thấy một pho tượng Phật thời Trần nào, mặc dù có đầy đủ cơ sở để tin rằng điêu khắc Phật giáo thời Trần rất phát triển với điện thờ Phật bắt đầu đông đảo tượng. Bệ tượng đá chùa Dâu (HB) cao 0,45m, rộng 0,72m phần trên tòa sen hai lớp cánh ngửa, phần dưới bệ bát giác ba cấp trang trí hoa dây, hoa sen, rồng, sư tử, trường hợp hiếm hoi con lại theo truyền thống Lý một bệ dành cho tượng. Trong khi đó ở nhiều chùa xuất hiện bệ hoa sen hình hộp cỡ lớn, thuật ngữ quen dùng gọi là " bệ tam thế". Nếu đúng như vậy từ một biểu tượng Phật thời Lý đã tách ra làm 3 biểu tượng QK - HT - Vị Lai là thành phần chính tối cao của điêu khắc Phật giáo trong chùa TK 17. Bệ đá Tam thế ở nhiều chùa khác nhau đều có dáng chung của một khối hộp chữ nhật lớn từ trên xuống dưới chia làm ba phần rõ rệt: phần trên là một đài sen khổng lồ gồm hai lớp cánh sen ngửa và 1 lớp cánh sen úp, các cánh sen đều mập, gờ cong gãy khúc cuộn đầu lại và bao lấy một cánh sen nhỏ khác, chính giữa có bông hoa nhỏ xinh, phần giữa là thân bệ có nhiều gờ nổi, mặt thường trang trí dây liên tục hoặc ngắt qũang, đôi bệ có cả diềm lá sồi nữa, 4 góc bệ có thường 4 con chim thần (garuđa), khoảng giữa từng đôi chim (nhất là ở mặt trước) là các mảng chia ô chạm rồng mây, (còn nữa)
  3. CHUHOA

    CHUHOA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp nhé) .... là các mảng chia ô chạm rồng mây, cũng có cả hoa lá, dê hổ, sư tử và cây cảnh nữa. Phần dưới cùng là chân bệ thường làm theo kiểu sập chân quỳ dạ cá. Một số bệ có đồ kê trang trí hình sóng nước. Riêng bệ đá tam thế chùa Thầy là một bệ kép có hai tầng bệ với hai lớp tòa sen và 8 con chim thần. Thống kê một số bệ tam thế có niên đại Trần như sau:
    - 1370 ( năm Đại Định 2) bệ chùa Dương Liễu (Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Sơn Bình)
    - 1370 (năm Canh Tuất) bệ chùa Thôn Tiền ( Viên nội, Ứng Hòa, HSB)
    - 1374 (Năm Long Khánh2) bệ chùa D­ương Quế (Cát Quế, Hoài Đức, HSB)
    - 1375 (Năm Long Khánh 3) bên chùa Ngọc Đình (Hồng Dương, Thanh Oai, Hsb)
    - 1382 (năm Xương Phù 6) bệ chùa Xuân Lũng ( Xuân Lũng, Lâm Thao, Vĩnh Phú)
    Còn nhiều bệ khác thời Trần không có niên đại cụ thể. Bệ tam thế chùa Hoa Long ( Hoa Long tự) (chùa thôn Trung, Vĩnh thịnh, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) ở điểm cực Nam của phân bố bệ tượng này. Bệ chùa Thanh Sam có thể coi là muộn, tạm bảo lưu niên đại Trần. Bệ tam thế đất nung của Chùa Trăm Gian đã mang đấu ấn tk 15. Số đo các bệ chùa Bối Khê cao 1,16m, ngang 2,5m sâu 1,16m; bệ chùa Thầy tầng trên cao 82, ngang 2,4m, sâu 0,75m tầng dưới cao 0,37m, ngang 4m, sâu 2,75m, cho phép hình dung tượng Phật thời Trần có kích thước tương đối lớn.
    Các phù điêu gỗ ở các chùa cho phép hình dung điêu khắc Phật giáo Trần ở phương diện khác. Ở đây có bước chuyển biến mạnh mẽ từ trang trí nông dày đặc hoa văn kiểu Lý sang phù điêu tương đối cao có lớp và giãn thoáng mật độ hoa văn kiểu Trần, hình tượng chính được khắc đậm càng nổi bật. Bốn tấm cánh cửa gỗ lim chùa Phổ Ninh, mỗi tấm cao 1,92m, R:0,79M tạo thành hai tổ hợp phù điêu - trang trí hoàn chỉnh và lặp lại. Hai tấm ghép lại phần trên là đôi rồng lớn uốn khúc trong một khoang lá đề, hai góc cao cũng là đôi rồng bố trí theo diện cong của lá đề,phần dưới là hình lư hương. Hai tấmkia cũng tương tự. Tính chất biểu hiện mạnh mẽ của nhịp điệu và độ gập, dốclớn cùa hình rồng làm cho hình tượng này có sức sống mãnh liệt khác hẳn các con rồng đời Lý. Các hoa văn khác rất ít và nhấn chim dưới hình tượng chính gây hiệu quả không gian nổi của bức chạm này. Các chạm khắc trang trí vì kèo chùa Dâu, Chùa Bối Khê, chùa Dương Liễu, di chỉ Cồn Thịnh, đặc biệt là chùa Thái Lạc cũng mang một tinh thần như vậy, đồng thời cũng là sinh khí chung của điêu khắc - trang trí Trần trên bệ tượng, đồ gốm ở tất cả các di tích khác. Các bẩy và kẻ đỡ mái hiên như ở thượng điện chùa Bối Khê chạm khắc biến thành các con rồng ngắn hay tương tự như con MACKARA đầu rồng, thân ngắn đầy vẩy. Các hình người đỡ trụ, đấu chùa Dâu, chùa Thái Lạc cao chừng 45-5ocm là sự vận dụng biến dạng hình tượng hợp lý phù hợp với công năng kết cấu kiến trúc. khỐI trụ tròn, người đỡ trụ đấu nén bẹp cơ thể và dàn ra theo điện cong của trụ đấu, tay nâng đài sen, tay chống sườn, chân gập lại trong báy lá tọa, đầu vặt nghiêng sát với ngực và bụng, còn vai nhô cao. Các chi tiết trang trí phối hợp rất cân xứng theo nhịp điệu cấu trúc cơ thể. Có thể nói đây là cách vận dụng điêu khắc vào trang trí kiến trúc một cách tài tình nhất. Những bức chạm hình lá đề trên vòm nóc vì kèo, hình vuông (1x1m) và chữ nhật (1x0.6m) ở các cốn ván bưng chùa Thái Lạc thực sự là những phù điêu tiêu biểu. Đó là các hình rồng chầu, tiên nữ đầu người mình chim dâng hương, dâng hoa, tấu nhạc, các cảnh vũ nhạc triều đình trong mây. Hình tượng chính chạm rất cao mảng lớn, mây búi, cụm tóc nở theo nhịp điệu chạy uốn khúc hình sin của các hoa văn dương sỉ,hoa dây nổi lên bền mặt rồi chìm xuống tận đáy bức chạm. Tất cả đều bằng gỗ lim dày cứng chạm hai mặt và có tác dụng chịu lực nén của mái phụ trợ cho khung vì kèo thô mộc.
    Tiếp thu trọn vẹn các môtíp trang trí Lý, như rồng, nghê,phượng, sấu, sư tử, đầu người mình chim, hoa cúc, hoa sen, dương sỉm trang trí Trần lại khai thác triệt để các môtíp Châmp như con Garuđa, kinari, mackara. Môtíp cây mệnh với một cây nhiều cành xương xẩu, không lá với nhiều quả và sừng tê rất bí hiểm. Trang trí này thấy được trong chạm khắc ngai thờ Trần chùa Thầy một trung tâm Phật giáo Mật tông. Trang trí Cây mệnh xuất hiện trên bệ tượng chùa Ngọc Khám ( Thuận THÀNH, Hà Bắc) tk15 chắc là dấu nối về điêu khắc và trang trí từ tk14 đến 15, tức là từ Trần đến Lê sơ, rồi kết hợp với môtíp vòng vú kiểu Champa trên bệ gỗ bát giác tkỷ 15 chùa Thầy; tk17 môtíp đó trở nên phổ biến đặc biệt trong trang trí.
    (trích " Mỹ thuật của người Việt")
    Còn hình minh họa thì bạn nên đến bảo tàng mỹ thuật và di tích Hoàng thành sẽ có rất nhiều. Chúc bạn thành công
  4. CHUHOA

    CHUHOA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Tháp Bình Sơn
    Kết cấu tháp vuông gạch trần căng lên cao càng nhỏ dần với các tầng 4 mặt trổ cửa cuốn và nhô diềm mái tương tự như tháp Phổ Minh, có tháp Bình Sơn chùa Vĩnh Khánh (Tam Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phú). Nhiều đợt trùng tu làm xáo trộn gạch ở các tầng. Ở TẦNG 9 có viên gạch đề " Tam thập tầng" 13t. Như vậy theo thuật ngữ truyền thống về tháp cao tầng thì tầng sát đất không tính, T1 bắt đầu từ t2. Hiện tháp chỉ còn 11t, C:15M, cạnhđáy 4,45m, cạnh tầng 11 vuông 22cmx22cm, loại dài 45cmx22cm. ở các tầng xây nhô dần 5-6 hàng gạch tạo diềm mái và thế cân bằng. Kết cấu trụ có mộng chốt, cá chì và keo vữa kết dính. Lớp gạch ốp ngoài 46x46cm dàn thành hàng bọc kín tháp. Loại gạch này có chân gấp thước thợ nhằm cài chắc với lớp gạch hộc trụ tháp. Tất cả tháp đều có hoa văn trang trí. Như rồng, quầng sáng lá đề, sư tử hí cầu, hoa dây. Chính kết cấu kiến trúc và hình thức trang trí xác định niên đại Trần ở Tháp Bình Sơn, song là kiến trúc muộn, cuối tk14. Dấu tích của chùa Vĩnh Khánh không còn. Sự trơ trọi của tháp giữa ngã ba đường càng làm tăng thêm tính hoành tráng và độc lập của một kiến trúc cao tầng mà những tháp về sau không thể so sánh được

Chia sẻ trang này