1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Michael Ende - The Neverending Story và một bản dịch tiếng Việt củ chuối

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Euforny, 16/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Euforny

    Euforny Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Michael Ende - The Neverending Story và một bản dịch tiếng Việt củ chuối

    Hôm trước tôi đã đọc ?oTruyện dài bất tận? của NXB. Đây là một trong những tác phẩm mà tôi ưa thích nhất, và đã ao ước bấy lâu nay là cuốn sách sẽ được dịnh thành tiếng Việt. Vậy nhưng?
    Lần đầu tiên đọc xong tác phẩm, cảm giác của tôi có lẽ là hơi thất vọng. Chủ yếu là thất vọng vì lối dịch thuật của tác phẩm.
    Có lẽ những dạng truyện hư cấu kỳ ảo này vẫn còn mới mẻ đối với những nhà văn Việt Nam? Chính vì vậy mà có nhiều chỗ dịch chưa đật? Tôi vẫn biết rằng dịch giả đã cất công bấy lâu để dịch được một tác phẩm như thế này, bởi vì dịch thuật không dễ dàng chút nào. Nhưng rồi có lẽ lói dịch thuật của tác phẩm lại thoát ra cái phần quá non nót, nên đã bớt đi một phần cái hay của câu truyện.

    Tôi đã đọc qua những tác phẩm cùng thể loại, như Harry Potter hay Charlie Bone, Eragon, Narnia. Những cuốn sách này cũng hay, nhưng hấp dẫn độc giả cũng một phần vì lối dịch thuật đạt, tạo hấp dẫn cho truyện.
    Đối với những người không may không được có khả năng thấu hiểu ngôn ngữ nước ngoài, không thể tiếp xúc trực tiếp với văn kiện nguyên bản, thì dịch thuật là mọtt phương án gián tiếp, nhưng cũng là duy nhất và là tất cả. Độc giả có thích tác phẩm hay không, có cảm thấy tác phẩm đó hay hay không, nói là phụ thuộc chủ yếu vào dịch thuật cũng không quá, bởi vì, như tôi đã nói trược, với độc giả, dịch thuật là phương thức duy nhất để tiếp xúc với tác phẩm.
    Liệu tôi có nghĩ sai khi đoán rằng có lẽ dịch giả chưa từng đọc đến những tác phẩm kể trên? Lối dịch trong tác phẩm quá khập khiễng. Có lẽ dịch một tác phẩm thuộc thể loại này cũng khó khăn. Nhưng như những biết bao thể loại khác, thể loại này cũng có những cái hồn, những cái chung của nó trong một thế giới vô cùng phong phú, và không thể cứ mà dịch thẳng từ nguyên bản một cách máy móc như trong bản dịch đã làm.

    Hay có lẽ cũng không hẳn là ?omáy móc?. Có những phần phải nói thẳng ra là ?otệ?. Tệ hơn hẳn nguyên bản, để làm mật đi cái hay của truyện.

    Trược tiên tôi để ý đến là cách nhân xưng. Trong bản dịch, gọi Atré?Tju (Hay Atreyu) là ?ogã?. Có một người còn gọi cậu bé là ?oy?. Với một cậu bé cùng tuổi với Bastian!! Tôi thực sự không hiểu nổi tại sao dịch giả lại chọn cách nhân xưng như vậy? Hãy nhớ rằng Atreyu cũng chỉ là một cậu bé chừng mười tuổi, và cũng như biết bao đữa trẻ khác mà thôi. Xin hãy đừng quên điều đó, và không nên, hay nói đúng hơn là ?oKHÔNG ĐƯỢC PHÉP? gọi một cậu bé như vậy. Bởi vì ?ogã? hay ?oy? chỉ dung để gọi một người lớn, một ông già, nhất là một người độc ác.
    Trong bản dịch, điều đó gây phản cảm hơn cả. Ngoài ra, Atreyu còn gọi Bastian, vị cứu tinh, là "y"!? Cớ sao lại gọi một người anh hùng đáng trân trọng như vậy được, trong khi cậu vẫn là mọtt người lễ phép?

    Trong tác phẩm có rất nhiều những câu chú thích của dịch giả. Có lẽ có suy nghĩ về những độc giả nhỏ tuổi? Nhưng tôi cảm thấy chính những câu chú thích đó lại khiến tác phẩm trở nên vô nghĩa và khó có thể chập nhận được, bới vì hầu hết các câu chú thích trong đó đều không cần thiết.
    Một trong những đặc điểm chủ yếu của thể loại hư cấu kỳ ào là kẻ về một thế giới khác với thế giới này, và đó cũng chính là định nghĩa của thể loại này. Chính vì nói về những điều ?okhông được biết? trong thế giới hiện tại của chúng ta, nên tác giả phải viết sao cho độc giả có thể tưởng tượng và hình dung ra được một cách rõ rang nhất. Chính vì vậy, lẽ ra những chú thích là không cẫn thiết trong thể loại này. Không chỉ vậy, mà những lời chú thích còn gây nên những hạn chế to lớn vào mặt tinh thần, làm mất đi khả năng tưởng tượng và hình dung của độc giả, là điều chủ yếu tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm.. Đành rằng có những chủ thích cần thiết để độc giả đọc hiểu ý của tác phẩm (như thăng điểm ở Đức chẳng hạn), nhưng rồi có quá nhiều những lời chú thích thừa. Sau đây là những chú thích mà tôi nghĩ là không cần thiết.

    (1) Người đọc có thể hình dung ra là cửa ra vào có treo chuông, không cần biết đến những nhôi nhà châu Âu khác có xây như vậy không.
    (5) Hoàn toàn không cần thiết. Giả dụ độc giả không biết ?oMa trơi? là gì hay tưởng đó là ma thì cũng không ảnh hưởng đến cách hiểu của tác phẩm.. Câu truyện không diễn ra ở trái đất nên mọi thứ ở đó cũng phải khác đi. Tác giả đã miêu tả Ma trơi là như thế nào trong truyện rồi, và người đọc có thể hình dung ra được qua đó. Ghi them chú thích là hành động tỏ ý coi thường độc giả và cả tác giả.
    (9) Tương tự (5)
    (10) Nói vậy liệu dịch giả có giái nghĩa được tên từng nhân vật, kể cả Bastian?
    (13) Các bạn đọc trẻ vẫn hiểu. Nếu không hiểu thì vẫn có cuốn từ điển. Ghi chú thích đã tước đi cơ hội tự tìm hiểu của ?ocác bạn trẻ?, ngoài ra từ ?oMê cung? không phải là quá đặc biệt hay quá hiếm hoi. Lại một chú thích tỏ ý coi thường độc giả.
    (15) Có thể có, nhưng không thực sự cần thiết lắm.
    (16) Tương tự (5)
    (17) Tương tự (5)
    (20) Tham khảo Harry Potter hay Narnia. Đã có từ ?oNhân Mã?
    (21) Tương tự (10)
    (22) Hãy để độc giả hiểu trong truyện. Độc giả đang đọc truyện, không phải là đang đọc một quyển sách tham khảo, và mọi thứ diễn ra theo tưởng tượng của tác giả. Dịch giả có thể luồn phần này vào trong phần đọc. Bởi vì, dù sao đây cũng là một câu truyện không có thật, một thế giới ít ra đối với thế giới chúng ta là không có.
    (23) Nếu không, tại sao người ta lịa dựng phim như vậy? Và nếu không, thì độc giả vẫn hình dung ra, bởi vì đó là cách nhìn của Bastian, không phải là của tác giả. Không nen xen cảm xúc của một dịch giả vào một tác phẩm như vậy, vì nó vô cùng phản cảm đối với độc giả, những người có ít nhiều cảm xúc khác nhau về tác phẩm.
    (25) Xin dịch giả tự tìm hiểu vì Tiếng Việt có từ này. Tôi cảm thấy hơi nghi ngờ với vốn từ vựng của dịch giả.
    (26) Không lien quan đó là Tây hay Ta. Đây là ở một thế giới khac, và qua miêu ta của tác giả, độc giả vẫn biết rồngở đó không tốt đẹp gì cho lắm. Rồng ở đây là tác giả kể về rồng ở ?oVương quốc Tưởng Tượng?.
    (27) Tương tự (5). Hãy nhớ rằng đây không phải là ở Trái Đất.
    (30) Chỉ cần biết đó là giá cẳm nến có bảy nhánh. Giá cắm nến thong thường dung vẫn có loại có bảy nhánh.
    (31) Hãy nhớ rằng đây không phải là ở Trái Đất.
    (32) Nếu người dịch không có khả năng, xin hãy nhờ một nhà thơ xem xét phần thơ. Tôi cũng bắt đầu nghi ngờ không biết NXB và người dịch có thực sự muốn dịch hay không?
    (33) Hãy nhớ rằng đây không phải là ở Trái Đất.
    (36) Hãy để độc giả tự hiểu!!
    (37) Và đã được dịch là "không ai"
    (38) Tại sao phải lẽ ra? Liệu người dịch có thực sự hiểu về Tiếng Việt? Quả thực chú thích này là không cần thiết. Ghi chú thích vào có nghĩa là đã thừa nhận khả năng thấp của người dịch, vì lời dịch hay phải được viết một cách tự nhiên nhất, không dược là một lời dịch mà phải là một "văn bản tiếng Việt".
    (41) Độc giả đang đọc tác phẩm. Và điều kiện hiểu đoạn này là giống nhau bới bất cứ một ngôn ngữ nào. Vậy mà, chỉ có bản tiếng Việt mới có chú thích này mà thôi. Nếu dịch giả lo độc giả không hiểu, thì háy đơn giản là ***g vào trong văn.
    (46) Vậy thì hãy đừng ghi chú thích. Cuốn sách này vốn không được chú thích, bởi vì cuốn sách này là để "tự tìm hiểu".
    (47) Dù không biết vậy, thì trong văn cũng đã ghi rồi.
    (48) Không thực sự cần thiết lắm.
    (49) Xin dịch giả "tự tìm hiểu" tên tiếng Việt của Safran. Đây là một loại rau thơm khá phổ biến.
    (50) Không cần thiết ý kiến của dịch giả.
    (51) Tiếng Việt đã có từ "Đá Thổ Nhĩ Kì"
    (52) Hãy để độc giả tự hiểu!!
    (54) Đã được tác giả ghi trong văn.
    (56) "Ông lão bạc" đã đủ để hiểu. Đây là TIẾNG VIỆT.
    "Held Hynreck" Nếu muốn độc giả hiểu, nên dịch là "Người anh hùng Hynreck"
    (58) Tương tự (5)
    (61) ĐỘC GIẢ ĐANG ĐỌC TÁC PHẨM.
    (63) Hãy để độc giả tự hiểu!! Chỉ cần viết là "Kris-Ta-gì-gì-đó "
    (65) Nhìn trên.
    (66) Hãy để độc giả tự hiểu!!
    (67) Hãy để độc giả tự hiểu!!
    (68) Hãy để độc giả tự hiểu!!
    (69) Hãy để độc giả tự hiểu!!
    (71) Nên dịch là "Bốn mặt". Cách nói này quá máy móc.
    (73) Đã được tác giã miêu tả đầy đủ rồi. Hãy để độc giả tự hiểu!!
    (74) Không cần thiết. Đã được tác giã miêu tả đầy đủ rồi.
    (75) Vậy xin dịch luôn là "nữ thần rừng."
    (76) Tương tự (5)
    (77) Vậy thì không cần chú thích, độc giả vẫn hiểu. Hãy nhớ lại Urglas trong Eragon.
    (78) Hãy nhớ rằng đây không phải là ở Trái Đất.
    (79) Không cần thiết. Dù sao đó vẫn là châu báu.
    (80) Không cần thiết. Hãy để độc giả tự hình dung ra.
    (81) Đã có ghi là "Tiếng chim cú" rồi.
    (82)~(84) Hãy để độc giả tự hiểu!! Hãy nhớ rằng đây không phải là ở Trái Đất.
    (85) ĐỘC GIẢ ĐANG ĐỌC TÁC PHẨM. ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT QUYỂN SÁCH THAM KHẢO!!!
    (86) Không cần thiết. Dịch giả thực sự nghĩ độc giả không nhớ?
    (88) Tương tự (5)
    (90) ĐỘC GIẢ ĐANG ĐỌC TÁC PHẨM. VÀ HÃY NHỚ TỪ "NHÂN MÃ"
    (91) Hãy để độc giả tự hiểu!!
    (92) Dù sao sự việc vẫn diễn ra như vậy. Hãy để độc giả tự hiểu!!
    (96) Đây không phải ở châu Âu. Hãy nhớ rằng đây không phải là ở Trái Đất. Và hãy để độc giả tự hiểu!!
    (98) Tương tự (10)
    (99) Đây là chú thích cũng không nên có, hay không được có. Nếu dịc giả muốn phân tích tác phẩm, thì xin hãy phân tích vào bất cứ nơi đâu, nhưng không phải trong quyển sách này. Độc giả mỗi người có một cách hiểu riêng của tác phẩm, và không được phép ép buộc một cách suy nghĩ của một người nào đó. Bởi vì đây là tác phẩm "hư cấu kỳ ảo", một tác phẩm để mà độc giả tự cảm nhận, tự hình dung một thế giới tưởng tượng khác hẳn với thế giới thực tại.
    (100) Tại sao không rõ ý? "Cả hai đều đúng", dịch như vậy có phải là khó hiểu không? Thực sự người dịch có hiểu biết về văn tiếng Việt?
  2. Euforny

    Euforny Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Hmm...... Hình như cách nói của tớ khác so với thường ngày? Trời ơ, nhưng thật đúng là tớ không thể kìm nổi cục tức này. Tớ là một fan của Ende. Đúng vậy, tớ cực kỳ yêu thích tác phẩm của ông. Tớ đã từng đọc tác phẩm của ông bwngf tiếng Nhật và tiếng Anh, cả hai ngôn ngữ đều dịch rất hay.Vậy mà, bản dịch tiếng Việt, một thảm hoạ
    Rất tiếc là ngài Ende đã mất vào năm 1995. Nhưng cũng chính vì vậy, mà bản dịch này tớ không thể tha thứ được!! Bởi vì chính trong truyện, nhà văn đã khuyến khích độc giả tưởng tượng những chi tiết bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, rặng mỗi người có một thế giới Fantagen riêng, một cách nhìn riêng và một ý nghĩa riêng. Vậy mà, bản dịch đã gó ép và áp đặt suy nghĩ của dịch giả vào độc giả, hán chế những cảm xúc riêng của độc giả.
    NXB Hội Nhà Văn, với dịch giả là Lê Chu Cầu... Liệu tớ có nên gửi e-mail cho NXB không nhỉ? Các bạn đã từng đọc quyến sách này chưa, các bạn nghĩ thế nào...?
  3. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Ồ, giá mà tớ kiếm được bản tiếng Anh!
  4. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Ồ, bản dịch của Lê Chu Cầu à? Bác này dịch Nhà giả kim hồi xưa mà. Sao bản này lại tệ thế sao?
    Theo tôi thì bạn cứ viết mail phản ánh nhé. Sẽ tốt hơn cho NXB và những dịch giả khác đó.
  5. Euforny

    Euforny Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn... Tớ sẽ thử gửi xem sao, cụ thể là tớ vẫn chưa biết viết thế nào, nhưng...
    >banh pittypat : Trong máy của tớ có bản thiếng Anh của truyện, nếu bạn muốn, bạn có thể gửi tin nhắn cho biết địa chỉ mail của bạn để tớ có thể gứi cho bạn (thể file ép .zip hay .rar,
    bêb trong là .doc và những hình vẽ .jpg)Mời bạn tham khảo...
    >bạn codet : Bạn biết dịch giả này? Tớ thì...cũng chưa chắc lắm, nhưng chỉ biết là tớ vừa tức vừa buồn khi biết truyện mà ông đã làm với một trong những cuốn sách của đời của tớ. Từ trước tới giờ, tớ đã từng tham quan biết bao những thế giới kỳ bí, trong sách, trong truyện tranh... Nhưng chưa có một thế giới rộng lớn và rõ ràng như trong `The Neverending story` này. Và đó chính là tài nghề của tác giả, tớ tin vậy. (Bởi vì Middle Earth trong `The Lord of the Rings` tuy rộng lớn, nhưng tác giả viết hơi ...khó hiểu quá. Không hiểu ai đã sếp bộ này vào truyện thiếu nhi...)
    Rất tiếc là tớ không có khả năng tiếng Đức nên không thể tiếp xúc được (hiện tại là không) với nguyên bản của TNeS (nguyên bản là tiếng Đức mà) nhưng bạn thử đọc những bản dịch tiếng Anh, tiếng Nhật... xem, bạn sẽ thấy, thể giới tưởng tượng kỳ ảo trong đó được miêu tả dễ hiểu, mà muôn màu biết bao!! Tớ đã cảm nhận được từng chi tiết nhỏ nhất, máu của bàu trời và không khí, độ ẩm của gió, vị của đất và mùi của sự sống. Một thế giới tưởng tượng sinh động đến không ngờ!
    Hơn nữa, tác giả là một người rất quý các tác phẩm của mình. Trước đấy khi TNeS được dựng thành phim, có lẽ khó khăn nhất là xin phép tác giả chuyển nhượng bản quyền thành phim. Ông không cho phép dựng phim vì không muốn bị thay đổi nội dung truyện dù là chi tiết nhỏ nhặt nhất, điều mà khó có thể tránh khỏi khi dựng thành phim, như một ông bố giữ gìn đứa con cưng. Sau khi dựng được thành phim rồi, ông không hài lòng với bộ phim đó, vù thế mà khi sau đó, dựng tác phẩm `Momo` của ông thành phim, ông đã tự tay viết kịch bản phim và tham gia cả phần diến xuất luôn.
    Đúng, tác giả là người như vậy. Thế nên, tớ thấy rất buồn khi xẩy ra truyện này với đưác con cưng mà ông đã tự hào biết bao! Ông không còn trên đời này nữa, ôi
    giá như ông còn ở đây.
    Nếu nhiều người phản ánh thì, liệu có thay đổi được tình hình không nhỉ?
  6. abhor910

    abhor910 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ tớ háo hức mua được quyển truyện này về, đọc say sưa, xong rồi càng về cuối thì lòng háo hức càng xẹp bớt. Tớ không biết bản tiếng Anh, nhưng cảm giác duy nhất mà tớ có được khi đọc xong là hơi bị khó hiểu và văn chương thì khô cứng. Điểm khó hiểu thì thôi, tại tớ dốt, chỉ quen đọc Harry Potter nên thế. Điểm thứ hai thì liệu có phải lỗi tại dịch giả không hở bạn?
    Chuyện nhân xưng dịch giả dùng sai tớ hoàn toàn đồng ý với bạn. Vậy ngoài chuyện đó và chuyện chú thích linh tinh, dịch giả còn có những lỗi nào nữa, bạn nói thêm cho tớ ngộ được không?
    Đọc nhiều truyện dịch bây giờ nhiều lúc giống như là nhai cơm nguội, không có chút sức sống nào hết.
  7. ivy_81

    ivy_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    444
    Đã được thích:
    0
     Đọc những dòng cảm nghĩ của chủ topic chỉ muốn có ngay bản tiếng Anh để đọc thôi.
    Gửi cho mình nhé! Đã PM cho bạn địa chỉ mail.
    Văn học dịch bây giờ... Phát tủi thân.....Ngày còn bé, chỉ có tiền mua mấy quyển sách cũ nát mà thấy háo hức lạ, có quyển đọc đi đọc lại đến nỗi giấy rời ra bay lả tả. Bây giờ, lớn, đi làm có tiền, mua được sách mới, cầm mát cả tay mà có hẳn 1 chồng sách cao ngất đọc mỗi quyển được chục trang rồi...không tiêu hóa nổi nữa...Tại tác giả, tại người dịch,....hay tại mình?....
     
  8. domatday

    domatday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã đọc Chuyện dài bất tận do Lê Chu Cầu dịch, tôi cũng đã đọc bài nhận xét của Euforny và tôi thấy rằng gọi đây là "một bản dịch tiếng Việt củ chuối" như trên là bất công, định kiến, không chính xác, và hết sức xách mé. Và có vẻ như lối nhận xét này theo đuôi một cách đầy sai lầm lối phê bình Da Vinci Code. Tôi thấy Chuyện dài bất tận được dịch cẩn thận, thậm chí hơi quá mức (như việc thừa thãi chú thích đã chứng tỏ), còn Da Vinci Code là sai kiến thức, sai tiếng Anh, cẩu thả, xé ra cho nhiều người dịch... Tóm lại là về căn bản không thể so sánh.
    Theo ý tôi, đây là một trong những bản dịch rất tốt của văn dịch hiện tại. Chuyện dài bất tận khó dịch hơn rất nhiều so với Harry Potter - là loại văn chương chỉ cần ba bốn hoặc năm ngày là ngốn xong cả nguyên bản, miễn là thuộc một vài từ về phù thuỷ, nó là loại á văn học thôi, chỉ hấp dẫn ở cốt truyện. Nó là loại văn phẳng tẹt (flatly) không có chi nấn ná, dọc và dịch như scan được. (Chứ làm gì có khó như bạn Euforny nhận xét đâu!) . Trong khi đó, The neverending Story là một livre de culte! Có ảnh hưởng rộng khắp Âu Mỹ. (Hiện tại Pháp có một tác giả là By Flavia Bujor mới mười bốn tuổi đã viết cuốn THE PROPHECY OF THE GEMS cực kì nổi tiếng đã công khai nói là fan của CDBT!) Dịch CDBT là dịch một tác phẩm văn học khó, và tôi thấy dịch giả Lê Chu Cầu đã hoàn thành công việc của mình khá tốt. Tôi đã ngó qua bản tiếng Pháp, thấy dịch giả bản tiếng Pháp còn bị sai ở chỗ khi câu chuyện lặp lại từ đầu,( đoạn chữ "Hiệu sách cũ chủ nhân K.... K.... K..." viết ngược) vfi không hiểu nên cứ để nguyên các chữ viết ngược theo kiểu nhìn trong gương của tiếng Đức tưởng như là câu thần chú vậy. Tóm lại, theo ý tôi, gọi CDBT bản tiếng Việt là "bản dịch củ chuối" là vô trách nhiệm.
    - Ý kiến của tôi cụ thể về những "dọn vườn" được Euforny nêu ra như sau:
    - Một số chú thích của Chuyện dài bất tận đúng ra thì cũng không quá cần thiết thật. Nhưng nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến BẢN THÂN CÁI CÂU CHUYỆN ĐÓ CẢ!!!!!! Chỉ ai thấy cần thiết thì ngó xuống dưới, không ngó thì đâu có sao đâu!
    - Ai quy định rằng cứ là "y", "hắn", "gã" thì là xấu ác, là vô phép, là bất lịch sự? Từ Điển Tiếng Việt nào vậy? Và ai bảo rằng "gã", "y" thì cứ phải là người lớn? Tôi không thấy vấn đề gì khi gọi Atréju là "gã" cả. Tôi thấy gọi Atréju là "gã" khiến cho anh chàng này có một vẻ chững chạc, và phi thời. Atréju đâu phải là một thằng nhãi ranh? Vì sao cứ phải gọi là "cậu"?
    - Khi dịch giả khiêm tốn gọi mình không dịch được thơ (mà lẽ ra thì phải là thơ) ở chú thích thì cũng không hẳn là như vậy đâu nên cũng không nên chê bai ngay. Đọc cũng thấy vần đấy chứ? Nhất là đoạn Ông Lão NÚI DI SƠN quăng ra các TỪ NGỮ để làm cái ********* Nữ Thiếu Hoàng đi lên... Thật điêu luyện và sành điệu!!!
    - Tôi không hiểu sao Euforny lại có thể miệt thị bản dịch là "máy móc", "tệ", "củ chuối", trong khi tôi thấy thật cảm động và đầy chất thơ. Có là vô cảm hoặc nhiều định kiến lắm mới không thấy xúc động và vẻ đẹp trong văn dịch ở ngay đoạn mào đầu, tả về thằng bé Bastian mập xấu mê sách... nên phải ăn trộm quyển Chuyện dài bất tận...
    Thật là xược!
    ...
    Tóm lại: Tôi thấy ý kiến rằng quá nhiều chú thích là thừa thì còn tạm chấp nhận được. Nhưng Lê Chu Cầu là một dịch giả già, cẩn thận, và chắc là luôn nghĩ mình đang dịch cho kể từ đứa trẻ mười tuổi, nên đã tỉ mẩn thế. Hãy THA THỨ CHO Y!!!!!!!!
    (TÔI KHONG PHẢI LÊ CHU CẦU ĐÂU NHÉ, ÔNG NÀY ĐANG Ở BÊN ĐỨC)
    TÔI RẤT GHÉT BỌN DỊCH GIẢ RỞM. NHƯNG CHÊ LÊ CHU CẦU THÌ LÀ MỘT SAI LẦM TUYỆT ĐỐI. XIN HÃY TÌM ĐỌC "MÙI HƯƠNG" CỦA PATRICK SUSKIN HOẶC NHÀ GIẢ KIM CỦA PAULO COELHO DO ÔNG TA DỊCH!
  9. abhor910

    abhor910 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Nói về cảm nhận sau khi đọc một tác phẩm thì khó diễn giải nguyên nhân cụ thể lắm. Nhưng có một điều là gập Chuyện dài bất tận lại, tớ không cảm thấy được cái xúc cảm như khi tớ đọc được những cuốn sách như Đất vỡ hoang, Cuộc đời của Pi hoặc cũng không xa xôi gì, "á văn học" như Harry Potter chẳng hạn, không thấy hồi hộp, thổn thức với từng câu chữ rồi bâng khuâng khi câu chuyện kết thúc. Với tớ, tác phẩm dịch hay là khi đọc, câu chữ lời văn không còn phân định được là dịch hay là nguyên bản nữa, chỉ thấy cuộn lên trong đó cái sức sống kỳ diệu của câu chuyện, nhân vật, ý tưởng...
    CDBT là một câu chuyện nhiều màu sắc, tầng lớp những ý nghĩa và đúng là một tác phẩm trẻ con cho người lớn hoặc ngược lại. Tớ cũng không hề phủ nhận người dịch không cẩn thận, dụng công cho tác phẩm. Đây là một tác phẩm dịch công phu, nhưng có lẽ, người dịch vì công phu quá nên đã gọt bớt cái hồn, cái sức sống của câu chuyện chăng?
  10. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Tự nhiên thấy quý ban thế vì bạn đã nhắc đến cuốn Mùi hương, một cuốn tiểu thuyết rất ấn tượng đối với tôi. :)

Chia sẻ trang này