1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Michael Ende - The Neverending Story và một bản dịch tiếng Việt củ chuối

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Euforny, 16/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. domatday

    domatday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Codet! Mùi Hương là một tác phẩm lẫy lừng của văn học Đức, và bác Lê Chu Cầu nhà ta đã nhiệt tình giới thiệu từ lâu lắm rồi. Theo tôi, có thể nói đây là một dịch giả quá có trách nhiệm.
    Còn về cảm nhận văn học, thì đúng là mỗi người mỗi ý. Quả thật Chuyện dài bất tận không phải là truyện lôi cuốn ly kì kiểu thông thường: nghĩa là nhân vật chính xông pha khắp chốn, đối diện hiểm nguy hết gã này đến mụ khác, và cuối cùng thì lập chiến công hiển hách, hoặc là làm người ta nhẹ người vì nó vẫn không chết (như Harry chẳng hạn); CDBT không như thế, nếu ai đọc với tâm lý như thế thì sẽ thấy câu chuyện nó như thế nào ấy bắt đầu từ khi thằng Bastian "nhảy" vào trong cuốn sách nó đọc và phiêu lưu vô định... Vì lúc ấy không còn kịch tính nữa, Vương quốc tưởng tượng đã được cứu rồi, nó còn lang bạt kỳ hồ làm chi nữa cho nó nhọc? Dưng mà CDBT không thế, và cuộc phiêu lưu của thằng Bastian không giết ai cứu ai hay cứu thế cứu quốc gì... mà chỉ là cuộc phiêu lưu để đi tìm bản ngã thật của chính nó, nó say mê thưởng thức hào quang quyền uy huyền hoặc của chính nó trong Tưởng Tượng, nó dần tha hoá đi (giống như Frodo trong Lord of the Rings vậy)... và có nguy cơ mất trắng... Nó không phải là người hùng kiểu thằng Potter, để tất cả phải trầm trồ (và nó giả vờ khiêm tốn tí ti - khiêm tốn mà để thiên hạ biết là khiêm tốn thì không phải là khiêm tốn nữa-giống hệt như các anh chàng võ công cái thế của Kim Dung vậy, giả vờ khiêm tốn thôi, nhưng kiểu gì thì cũng rất khoái làm võ lâm bá chủ, và kiểu gì thì tác giả của các chàng cũng cố tổ chức ra vài cái Đại hội Võ Lâm!!!!!!...), mà chỉ là người hùng của bản thân nó..., làm được mỗi một chuyện là nhớ được ra nó là ai!!! Phải nói rằng độc giả "nhí" quá thì chưa nên đọc CDBT vì nó không đơn giản lắm, lại hơi quá triết lý, còn chi tiết, và nhất là cảnh trí của nó thì trùng trùng điệp điệp, giống như đi vào giấc mơ, sờ cái nọ thì lại hóa ra là gặp cái kia, như là Matrix vậy... có lẽ vì thế mà Michael Ende mới khiến người ta phải rợn ngợp chăng? Và rõ ràng là CDBT không làm ta thoả mãn ngay như xem phim hành động, hay chuyện chưởng, vì ******** là hết chuyện... Nó thuộc loại sách bắt người ta phải khó ở một tí...
    Nếu bạn Text không thấy khoái CDBT thì tôi nghĩ đó là bạn không khoái kiểu truyện của tác giả, chứ không phải là lỗi dịch giả. Vì tôi thấy ông LCC dịch rất đạt (Tôi có biết mấy người bạn giỏi tiếng Đức, ai cũng khen ông ta), tuy rằng có thể thấy ông LCC thích lối văn hơi kiệm lời, không ưa rằng thì là mà - loại ngữ cụ dùng để tút tát cho câu văn Việt nó nịnh đầm hơn... nên có cảm giác nó khô khô thế nào chăng... Còn về tiếng Việt, thì tôi xin theo cụ cố Phạm Văn Đồng, nghĩa là tiếng Việt nó yếu quá rồi thì phải làm cho nó cương cường lên bằng cách dùng Người - ngựa thay vì Nhân- Mã/ hoặc có thích dùng Nhân-Mã thì cũng không nên cấm dùng Người-Ngựa. Và vì không rõ Người - Ngựa (Nhân mã) thì khác Ngựa - Người (Mã nhân) thế nào, nên đôi khi cũng cần phải phân biệt đầu - mình cụ thể, hoặc để phân biệt hơn nữa thì hễ phần Người nhiều thì gọi là Người ngựa, còn phần Ngựa nhiều thì gọi là Ngựa người... (Xin đừng cho tôi là hấp! Tội nghiệp tôi!)
    Hôm qua khi tôi phản đối bạn Euforny xong, tôi lại thấy hối hận. Có thể là từ ngữ của tôi hơi thái quá. Có gì bạn Euforny bỏ quá cho tôi nhé. (Tiết trong người tôi nó cũng hãy còn vịt cạc lắm.) Cũng như bạn, tôi rất thích Chuyện dài bất tận.
    Recomend for all of you: Norweigian Wood by Haruki Murakami, new vietnamese translation by Trinh Lu (Translator of Life of Pi), absolutely worthy!!!!!!!!!!
  2. Euforny

    Euforny Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Xin chào! Tớ đã đọc được thư của nhiều bạn phản hồi rồi. Cảm ơn vì góp ý của các bạn và cho tớ gửi hai lần xin lỗi.
    Thứ nhất là vì tớ vẵng mặt hơi lâu, đến hôm nay (31/8) mới có thể quay trở lại đây được. Sau chuyến du lịch là ...một trận ốm đã đời, mãi phải nằm bẹp dí... Những bạn yêu cầu mail, tớ đã gửi file zip-(rtf, jpg) rồi. Nếu bạn không xem được hay có trục trặc gì đó, hãy mail lại cho tớ nhé!
    Thứ hai là quan trọng hơn. Về bài viết phần đầu của tớ. Bởi vì, đọc lại mới thấy, nhiều chỗ hơi quá nóng vội. (Hét quá, khản cả cổ mật rồi, mà chắc rằng chẳng ai thích nghe những câu hét chói tai của một con bé hay gắt, phải không?) Lẽ ra tớ cũng nên bình tĩnh hơn. Có những chỗ có lẽ không phải với ngài Lê Chu Cầu rồi, ôi, tạ lỗi, tạ lỗi... Tớ cũng đang rất bối rối nên vẫn chưa thể thảo được bức thư gửi NXB...
    Và cảm ơn ý kiễn phản hồi của bạn domatday. Bạn là fan của LCC phải không? Biết rằng có những tác phẩm ông dịch cũng hay., những truyện mà bạn rất thích(Tớ sẽ cố gắng tìm đọc đây, mặc dù thời gian eo hẹp và tớ sắp bước vào một năm học đầy căng thẳng chuẩn bị cho kỳ thi đại học). Ông cũng là một dịch giả hay. Nhưng tớ muốn nói về cái khác.
    Trước tiên là nhân xưng "gã", "y".
    Thử kiểm lại xem nhé,
    Từ điển Tiếng VIệt 1996 - NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học
    *gã : (d) Từ chỉ người đàn ông nào đó với hàm ý coi là xa lạ hoặc không có thiện cảm. Một gã lái buôn. Không ai biết gã là người như thế nào.
    *y(2) : (d) Từ dùng để chỉ ngôi thứ ba với hàm ý ít nhiều coi thường. Y đang điên đầu vì thất bại
    Nếu bạn nghi ngờ, bạn thử tìm E***ion 2006 hay những cuốn từ điển khác có trong tay bạn... Bạn nghĩ sao? (Atréju lại là ...chàng hoàng tử thưở nhỏ của tớ, tớ không nỡ để cậu ta bị đối xử như thế này đâu.)
    Còn về sai sót của bản tiếng Pháp... Tớ nghĩ đó là do ban biên tập ...in nhầm thì đúng hơn, chứ không có vẻ liên quan đến dịch giả...
    Đó là truyện về bài viết của bạn, còn về truyện của LCC. Tớ thực sự không nghĩ rằng LCC là một dịch giả tồi (Chỉ vì tớ kém hiểu biết... ôi, lờ lẽ tớ còn nặng gấp bao lần bạn ấy chứ!) TỚ chỉ nghĩ ông ấy không hợp với cuốn truyện này mà thôi. Có những cuốn truyện mà, tớ hay bất cứ độc giả nào khác, khi đọc đã tìm thấy thế giới của nó ở trong chính mình, và chính mình cũng bị hút bởi thế giới của nó.(Như tiếng Anh diễn đạt là "fall in love" vậy, và đối với tớ đó là cuốn truyện nay) Và cũng có những tác phẩm và dịch giả như thể vốn đã thuộc về nhau. Tác giả là cha mẹ đẻ rồi) VIệc phiên dịch chẳng dễ tí nào đâu, không phải biết hai thứ tiếng là được. Dịch giả phải hiểu được cái hồn của truyện đó, và, đối với những người không có khả năng ngoại ngữ, thì, bản dịch là tất cả. Bạn sẽ thấy đấy, tuỳ bản dịch, mà độc giả có thể thích, mà cũng có thể ghét tác phẩm đó. Vai trò của dịch giả rất quan trọng...
    Tớ nghe nói có hai cách dịch, một là, dịch sát sàn sạt nguyên bản từng câu một. Hai là dịch như thể kể lại nguyên bản bằng một ngôn ngữ mới. Để phù hợp với từng ngôn ngữ, văn hoá khác nhau (Hai ngôn ngữ có thể có rất nhiều điểm không ăn nhập) đôi khi người dịch phải thay đổi chút xíu đi. Và như vậy thì, cần thiết không những chú thích như vậy? Để truyện mở ra một thể giới mới, một thế giới chỉ có trong tâm hồn mình, của riêng mình, nhưng lại là của chung cho tất cả những độc giả, cớ sao mạch truyện lại phải liên tục bị gián đoạn như vậy? RẰng luôn phải có cảm giác thứ mình đọc chỉ là bản diễn giải nguyên bản bằng một ngôn ngữ khác, chứ không phải là chính câu truyện đó? Về khoản này, tớ đồng ý với bạn abhor910.
    Lần này cuộc tìm kiến có lẽ không được suôn sẻ cho lẳm.
    Và tớ nghĩ rằng, dù sao thì cũng nên in lại cuốn sách này đi, nó có quá nhiều khuyết điểm đối với một cuốn sách.
    Tớ vẫn thích cả Harry Potter lắm mà. Nhưng thực sự là, cuốn sách này có quá khó với độc giả trẻ tuổi?
    Đầu tiên tớ đọc hết cuốn truyện này là vào năm 12 tuổi. (Còn mê truyện này và mê Atréju là năm ...7 tuổi) Và từ đó trở đi, không có một cuốn sách nào sánh bằng nổi tác phẩm này. Những cuốn sách khác cũng rất hay, nhưng cái hay của cuốn truyện này lại khác. Nó như cho tớ cái thực của một thế giới tưởng tượng, và...và...theo dõi cốt truyện, tớ cùng Bastian háo hức khám phá ra cái thế giới đầy bí ẩn và cũng đầy hiểm nguy ấy. Tớ cùng Bastian và Atréju (phát âm Atreyu) trải qua biết bao cuộc hành trình thú vị, và có lẽ lúc đó, chính tớ cũng đã bược vào thế giới của quyển truyện này vậy. Và tớ cũng bâng khuâng mãi, phải chăng đó là thứ mà những người lớn gọi là một giấc mơ, rằng khi trở thành người lớn, tất cả sẽ biến đi hết, để mà phải bận tâm đến những truyện khác quan trọng hơn, để sống một cuộc sỗng hiện tại tất bật, hối hả...
    Tớ thầm cảm ơn vì đã gặp được cuốn sách trước khi trở thành người lơn, và ít ra mình cũng đã có một cảm giác được mơ mộng, được phiêu lưu khắp nơi, thế giới trong đó, rộng chưa từng có...
    Và tớ cũng mong biết bao mọi người lớn đừng quên điều đó, mọi người lớn cũng đã từng là trẻ con, cũng đã ước ao biết bao điều như vậy.
    Chính vì vậy, mà tớ không thể đồng ý với bản dịch này. Dù có những ý kiến khác nhau, và có lẽ tớ cũng không được khách quan cho lắm, mà hơi "khan khác", nhưng trái tim tớ, niềm say mê cuốn truyện tớ không thể cho phép như vậy.
    Và câu truyện tớ không nghĩ nó quã khó hiểu đối với trẻ em đâu. Chính vì hồi đó tớ là một đứa trẻ, nên câu truyện mới đi vào một cách tự nhiên và thiết tha đến vậy. (Và cảm giác đó vẫn là một vật báu trong lòng tớ) (Vả lại, về khoản khó hiểu thì không gì bằng "The Lord ò the Rings", "Chúa tể của những chiếc nhẫn". Tớ đọc mãi mà chẳng hiểu tí gì cả)
    Và tớ cũng đang không biết làm gì nữa... Ôi, giá như tớ biết tiễng Đức.
    Cảm ơn vì bạn đã đủ kiên nhẫn đọc một bài dài lê thê của tớ. ( Mà nội dung cũng "lê thê" luôn)
    Được Euforny sửa chữa / chuyển vào 23:41 ngày 31/07/2006
  3. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy cuộc tranh luận của các bạn rất thú vị. Tôi chưa đọc cuốn sách này, mới chỉ xem giới thiệu trên TV cách đây chừng một tháng gì đó (nói thật là họ giới thiệu nghe chả hấp dẫn gì cả ). Qua cuộc tranh luận đến giờ phút này của các bạn, thì tôi bắt đầu thấy muốn đọc rồi.
    Về chuyện dịch thuật nói chung thì tôi cũng đồng ý với ý kiến cho rằng dịch giả không cần dịch sát sàn sạt mà có thể truyền tải nguyên bản bằng một ngôn ngữ mới, cốt sao đảm bảo được cái hồn, cái thần của nguyên bản. Chả thế mà người ta nói dịch thuật là sáng tác lại lần nữa.
    Nói tóm lại là vì chưa đọc tác phẩm nên tôi không dám phát biểu gì. Chỉ là cảm ơn các bạn đã tranh luận sôi nổi và có lý lẽ, đã tạo cảm hứng cho tôi tìm đọc một cuốn sách tốt. Vậy thôi.
    Ngoài lề một chút: Mở ngoặc là tôi không đồng ý với ý kiến bạn nào cho rằng Harry Potter chỉ là á văn học. Tôi đọc cuốn đó khi đã rất rất rất lớn rồi và đã trải qua những khó khăn, tôi thấy cuốn sách đó có nhiều tầng ý nghĩa, và rất có tính giáo dục.
    A, tiện đây cũng xin phép chào bạn Codet một câu. Tôi vốn vẫn thích bản dịch Hoàng Tử Bé của bạn nên thỉnh thoảng vẫn đọc lại ít nhiều.
    Được choai sửa chữa / chuyển vào 14:42 ngày 01/08/2006
  4. mastem

    mastem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2006
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Bạn Euforny ơi. Bạn có bản tiếng Anh của Neverrending Story không. Bạn có thể gửi cho mình theo địa chỉ email: division_bell1990@yahô.com nhé. Mình cám ơn bạn rất nhiều.
  5. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
  6. domatday

    domatday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bạn, Euforny!
    Tôi đã đọc khá kỹ những gì bạn viết. Thú thật, là tôi không nghĩ là bạn đã thích CDBT đến mức ấy! (Nếu bạn nói đã mê Atréju từ 7 tuổi thì bạn xem sách hay là coi phim trước?)... Và vì bạn đã thích CDBT đến mức ấy, bạn đã là một độc giả đặc biệt, với những ấn tượng không thể phai mờ... Tôi không được may mắn là đọc CDBT từ hồi bé (tủ sách hồi bé của tôi quê lắm...), nên chỉ đọc qua bản dịch của LCC, và sau đó thì lướt qua qua bản Histoire sans fin (tiếng Pháp) mà thôi. Với những gì bạn nói, thì tôi thật sự hơi ghen với bạn... Bởi vì, tôi cũng có một cô bạn, cô ấy rất giỏi tiếng Đức, cô ấy vừa đọc xong CDBT cách đây chừng một tháng, và cô ấy nói thật là một cuốn sách tuyệt vời, được dịch cũng rất tuyệt, và cô ấy nói giá như mà cô ấy được đọc từ thủa nhỏ, cái cuốn truyện có bìa màu đồng vàng vàng ấy, với bìa bọc có hai con rắn cắn đuôi nhau, với chữ in hai màu xanh đỏ y như cuốn CDBT mà thằng Bastian béo xấu nó thuổng trong hiệu sách ấy, thì cuốn sách này sẽ đi theo cô ấy suốt cả đời... Bạn nói thế, khiến tôi ghen với bạn, vì tôi đọc CDBT khi tôi suy nghĩ đã "cứng" lắm rồi, chả còn gì ngây với chả thơ nữa cả... Tệ thế đấy!
    Nhưng tôi vẫn yêu CDBT với chính cái bản tiếng Việt mà bạn không thích đó - vì cái ấn tượng đầu tiên nó rất là mạnh mẽ, nó in dấu trong ta như sắt nung vậy, nên tôi thấy hoàn toàn sung sướng trong bản tiếng Việt, với gã Atréju cứng cỏi (xin lỗi cậu Atreyu của bạn nhé!) của tôi, tôi thấy gã hay, tính cách gã ổn định, và tôi đã nói rồi, với tôi, gã không phải là trẻ con... Và nói thật nữa, là tôi thấy gã có vẻ gì đó phi thời, không có tuổi, gã vĩnh viễn là như thế, trong Vương Quốc Tưởng Tượng. Ngay cả thằng Bastian, khi nó "nhảy" vào Tưởng Tượng rồi, nó cũng không bị hạn chế vì tuổi tác nữa...
    Có ai biết khi ta đang suy nghĩ, thì ta bao nhiêu tuổi?
    Vì bạn đã tra cả từ điển tiếng Việt, thì tôi muốn nói với bạn rằng, ngôn ngữ trong từ điển không phải là khuôn vàng thước ngọc mà ai cũng phải theo... và lúc nào cũng đúng cả đâu... Điều cốt yếu nhất, bạn ạ, là thế này:
    NGÔN NGỮ LÀ CÔNG CỤ CỦA CON NGƯỜI> VÀ CON NGƯỜI CÓ THỂ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ NHƯ Ý NÓ MUỐN>HOẶC GÃ HOẶC CHÀNG HOẶC Y HOẶC CẬU HOẶC HẮN>VÀ CỨ ĐỂ CHO NHỮNG NHÀ LÀM TỪ ĐIỂN HỌ ĐẶT PHÍCH HỌ LÀM PHÍCH VÀ HỌ THỐNG KÊ CÁC NÉT NGHĨA TA DÙNG...
    Ngày xưa, cái cuốn từ điển có thể nói là thuộc tầm cỡ bố của cái từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học bây giờ, ý tôi muốn nói đến TỪ ĐIỂN VIỆT NAM của Hội Khai Trí Tiến Đức soạn năm 1931, khi họ trích dẫn điều gì, thì đều lấy dẫn chứng trong văn cả... (họ gọi là "văn liệu")... và tôi nghĩ rằng trong trường hợp này, thì hắn, y, gã... dứt khoát không phải là người xấu hoặc có nghĩa tiêu cực... Tôi không biết viết văn thôi, chứ nếu viết, thì tôi chẳng dại gì mà đi nề hà những đại từ đó, khác gì tôi tự làm rào giam mình!!! Nhưng chỉ với tư cách là người đọc, tôi đã để mình cởi mở thoải mái... Tôi nhớ rằng thời văn chương thời 30-45 các cụ nhà ta sử dụng đại từ chàng-nàng-y-hắn-gã... thích hơn nhiều!!!
    Còn cái yêu cầu phải đọc lại đúng cái câu chuyện ấy trong một ngôn ngữ khác, chứ không phải là một BẢN DỊCH PHẢN ÁNH LẠI... thì đúng là yêu cầu tối cao của việc dịch thuật, tôi nghĩ thế. Bạn đúng về lý thuyết, nhưng với tôi, thì hình như bản của LCC cũng khá gần với BẢN DỊCH TUYỆT HẢO KHÔNG CÓ ẤY!!! Và tôi rất vừa lòng với nó! Và tôi, có lẽ do tôi không có thói quen đọc chú thích lắt nha lắt nhắt, nên những gì ông già LCC làm ra để phục vụ độc giả, và làm một độc giả đặc biệt như bạn phải khó chịu, thì tôi lại chẳng thấy gì... XIn nói thêm với bạn: chỉ dịch giả tử tế bây giờ mới cất công làm chú thích này nọ mà thôi... Còn bọn dịch giả rởm, nhất là lũ Sinh Viên dịch thuê, giáo viên đại học dịch vớ vẩn... thì chẳng ai tỉ mẩn như LCC đâu!!! Còn khuya! Đừng tưởng bở!
    TÓM LẠI: BẠN CŨNG CÓ LÝ VỚI YÊU CẦU CỦA MỘT ĐỘC GIẢ ĐẶC BIỆT NHƯ BẠN. NHƯNG CŨNG CÓ NHIỀU NGƯỜI CẦN CHÚ THÍCH KHÁC...
    Còn ý kiến về Harry Potter. Thì gọi là á văn học, cũng chỉ là một cách nói. Chả ai xếp nó ra ngoài văn học được đâu. Cũng như chúng ta đây, dễ có ai mà xếp mình vào loại á người được!!!! Tuy nhiên, nói nó là á văn học, là có lý do.
    Harry Potter đọc rất cuốn hút, đúng, không khác gì đọc chưởng cả. Hà, giá có cả 7 tập để nghiền thì chắc là đọc không quá 10 ngày!!! Đọc Harry ta chỉ thấy chạy theo tình tiết, cốt truyện, và chỉ thế mà thôi. Tôi chẳng cần suy nghĩ nhiều. Harry Potter thể hiện rất rõ nét chức năng GIẢI TRÍ của văn học. Cái thế giới phù thuỷ học đường đó thì hấp dẫn, nhưng tôi không coi Harry Potter là cái gì đó quá ghê gớm... Vì trong dòng văn học fantasy, Harry chỉ là một quả núi, và còn lâu, còn lâu lắm mới là những đỉnh núi kỳ vĩ nhất...
    Harry có những đặc điểm sau:
    -Ngôn ngữ phẳng tẹt... không hàm súc...
    - Tính cách nhân vật tương đối nông, lặp lại, hơi giống con rối...
    - Cốt truyện lặp lại, đơn điệu: bao giờ cũng đầu năm, hết năm học, xen giữa là những trận quid***ch..., với một ít băng nhóm, và Kẻ mà ai cũng biết là ai đấy... thì có rất ít việc để làm, quá ít với một Kẻ như vậy.
    - Tác giả quá tham lam chi tiết: Cuốn Hội Phượng Hoàng gần 900 trang tiếng Anh... không cần thiết.
    - Nhiều chi tiết bất hợp lý: Lỗi hệ thống. Ví dụ cuốn Hội Phượng HOàng, Vì sao Harry đã được dượng Sirius Black cho hẳn một món quà quan trọng là cái gương, để khi cần thì liên lạc, mà nó vẫn không thèm sử dụng, nó quên đi, có dễ quên đến thế không khi mà nó đã qúy dượng của nó đến thế... Để rồi nó phải đôn đáo đi tìm dượng, mạo hiểm dùng cả hệ thống lò sưởi để liên lạc... Rồi mãi khi Sirius chết rồi, nó mới nhớ đến cái gương.... để mà liên lạc... Quá quê! Nhiều bạn đọc có kinh nghiệm đã nói với tôi rằng, vụ dàn dựng cho Dumbledore bị ám sát chết ở cuối cuốn Hoàng Tử Lai rất thiếu kinh nghiệm.... Ai, kẻ nào mà dám tự đi ám sát Dumbledore? Ngay Voldemort còn phải ngán nữa là... Và làm sao mà bọn Dearth Eaters lại biết rằng CỤ Hiệu trưởng ở thời điểm ấy đã suy yếu nghiêm trọng... để mà dám ám sát cụ?
    Còn nữa, nhiều người cũng nói rằng, Dumbledore chết giả vờ, đầu tập 7 tới sẽ sống lại một cách ngoạn mục... Hà hà...
    - Nhưng mà thôi. Nem công chả phượng có ý nghĩa của nó. Mì ăn liền cũng có ý nghĩa của nó. Tui thích mì lắm.
    Tôi nói thế không có nghĩa là tôi chê Harry Potter đâu nhé, tôi có thể ca ngợi thế giới của Harry như bất kỳ ai!
    Thêm một lời nữa về ý của bạn về dịch thuật. (Quá tham) Đúng, dịch thì có dịch sát sàn sạt, và dịch thoát lấy ý. Dưng mà dịch là phục vụ (service) chứ không phải là phản bội (trahir) tác giả. Dịch giả là người đi trên dây: phản ánh và chọn lựa... Tôi không tin và không cần và rất ghét dịch giả sáng tạo, nghĩa là tạo ra những thứ kỳ kỳ, dị mọ của chính mình mà cứ tưởng thế là hay, tự tiện lôi văn mình vào... Tôi cần biết văn phong của tác giả, chứ không cần văn phong của dịch giả... Marquez đã nói: dịch giả là con khỉ của nhà văn. Và dịch giả Nguyễn Trung Đức dịch Trăm NĂM CÔ ĐƠN ở ta rất thích câu đó, ông chỉ ước được sang Colombia gặp Marquez và nói: TÔI LÀ CON KHỈ CỦA ÔNG ĐÂY!!!
    Dưng mà vẫn xa đề quá rồi. Ý của tôi chỉ là bạn nói có lý, dưng mà bản CDBT của LCC thì theo tôi không phải là một bản dịch sát sàn sạt...
    VÀ BI GIỜ
    THÌ
    TÔI XIN THÔI
    NGAY ĐÂY
    DƯNG MÀ
    TÔI KHÔNG
    THÍCH ĐỀ

    KÍNH THƯ,
    MÀ TÔI SẼ
    ĐỀ

    MẾN THƯ,
    PHẢI,
    RẤT
    MẾN THƯ,
    RẤT RẤT LÀ
    MẾN THƯ,
    EUFORNY Ạ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
    CIAO!
  7. domatday

    domatday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi vì viết lung tung vào đây nhá. Dưng mà mấy hôm nay tớ vừa mới đọc được vài cuốn khá thích/và khá bực. Nên buồn tình viết vẩn vơ chơi.
    - Thứ nhất là cuốn "Tiểu Long Nữ" của Nguyễn Huy Thiệp, không hiểu đã có nhiều người đọc chưa, nhưng quả thật không thể ngờ được là Nguyễn Huy Thiệp lại hạ chuẩn nhanh đến như vậy. Chỉ có thể nói một câu: ông ấy viết tồi quá. Thật là phí công thờ phượng lâu nay của tớ!!! Nùn ơi là nùn! Nùn đến mức xấu hổ! Tôi vẫn không hiểu: Quỷ tha ma bắt tớ đi, tớ vẫn không hiểu nổi là tại sao ông ta lại đi viết cái thứ văn già phóng sự này! Mà còn tồi hơn cả một cái phóng sự!
    Tôi cũng không hiểu tại sao nhà văn VN ta cứ mau tàn như hoa bèo tây thế không biết... Được một hai quyển, sau rồi thì rặt rác rưởi thôi, chả giữ người đọc gì cả... Thật còn thua cả một bà hàng phở... Trong khi đó, giời ạ, nhà văn Tây họ viết hết cuốn này đến cuốn khác, cuốn nào cũng oách (như tác giả The Neverending Story đây còn có một truyện khác cũng tuyệt lắm, là cuốn MOMO, bên Tàu nghe đâu cũng dịch rồi!), viết văn như xếp vàng xếp ngọc, càng viết càng đẹp... (Có một nhà văn người Pháp mà tớ rất thích là GOSCINY, ông này cùng với minh hoạ gia SEMPÉ có serie truyện trẻ ranh về thằng nhóc tì PETIT NICOLAS hay tuyệt. Đã viết đâu 5 tập rồi, mới đây ra tiếp tập 6 đọc vui thích cực kỳ...) Còn Nguyễn Huy Thiệp thì, than ôi, quá chán... Thiệp hình như có ý thức mình là một ông QUAN VĂN rồi, đếch thèm chú ý viết gì nữa, mà thích làm tiên chỉ phán xét chỉ trỏ mà thôi!!!!
    - Thứ hai là cuốn tớ recommend hôm kìa: Rừng Na-uy của Haruki Murakami. Đọc cuốn đó, nhiều lúc mình thấy vui quá, lòng cũng thấy lâng lâng, bồi hồi cảm động... Cuốn này có lẽ bạn nào tuổi còn hồng quá thì xin chờ thêm mấy thu nữa hãy coi cũng chưa muộn. Thiệt đấy! Vì văn chương Nhật cái khoản ***y thì cũng khá là dzữ dzằn. Nhưng mà vẫn trong sáng lắm... Tớ thấy xao xuyến nhất là đoạn Toru Wantanabe chợt nhớ ra cái cảm giác nguyên thuỷ thời ấu thơ đầy khát vọng và đột ngột nhận thấy Hatsumi đẹp tuyệt vời...
    Rừng Na-uy được coi là cuốn sách nhẹ nhàng, đằm thắm, và dễ chịu nhất của Murakami. HÀI HƯỚC VÀ SÀNH ĐIỆU!
    Ông này viết đến cả chục tiểu thuyết với mấy tập truyện ngắn nữa, nhưng cuốn nào cũng oách. Cuốn sau chẳng kém cuốn trước. Bút lực vô cùng dồi dào... Không như nhà văn Việt Nam. Một điều quan trọng nữa: Tôi đoán chắc chắn rằng Murakami sẽ có một ảnh hưởng lớn lao đến văn chương VN thông qua các nhà văn. Giống như các chị LINGLEI ở TQ cũng ảnh hưởng phần nào đến mấy chị trẻ trẻ ở HN bây giờ. Chỉ có điều ảnh hưởng của MURAKAMI thì sâu rộng hơn nhiều, sau Murakami, nhà văn VN sẽ dám viết ***y hơn, sẽ đua nhau viết ***y hơn... Và sẽ chịu áp lực phải viết ***y hay hơn, chứ không thô thiển, sống sượng, và kém cỏi như hiện nay...
    THƯ TRUNG HỮU NGỌC
    THÀNH KÍNH PHÂN ƯU!!!
    CIAO!
  8. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Chà chà, lâu lâu mới có thêm một người đọc rồi chịu khó "sổ" ra một tí như vầy.
    Thi thoảng, đọc tiếp cái gì rồi vào đây viết nhé.
    Có ebook cuốn tiếng Anh nào hay thì cho tôi xin. chuyển vào email nhé. Phantincodet@yahoo.com
    Tks nhiều.
  9. Euforny

    Euforny Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    >bạn mastem : hình như địa chỉ mail của bạn gửi có bị lỗi hay sao ấy, mail của tớ quay trở lại (ToT) Có phải Add bạn là division_bell1990@yahoo.com? Tớ ko gửi được địa chỉ ấy.
    >bạn domatday : Thực ra có rất nhiều điều tớ muốn nói với bạn, nhưng... Về cuốn từ điển, thì trong từ điển nếu tớ ko nhần là cách hiểu phổ thông nhất của từ đó, và dù ngày trước nó có nghĩa như thế nào thì bây giờ khái niệm đó cũng khác đi rồi, ngôn từ là sinh vật, nó có thể lớn lên, thay dổi, sinh ra những từ ngữ mới và có thể chết đi mà. Thế nên, tớ nghĩ vậy thôi.
    Đũng vậy, đây là chính kiến rất riêng của tớ, và đó cũng là lí do tại sao giờ tớ phải nghĩ lại, và đến bây giờ vẫn chưa gửi được mail. Tớ biết ý kiến chủ quan của một người ko thể làm nên truyện gì cả. Nhưng bạn , bạn cũng có chắc rằng ý kiến của bạn là đại diện cho đại-đa-số-những-người-còn-lại? Tớ, và bạn, mỗi người có một ý kiến riêng rất khác nhau. Đó là lẽ tự nhiên mà thôi. TỚ khác bạn, vả lại, trên đời này chẳng có ai giống nhau (và đó cũng chính là cái hay của Con Người). Thực ra có quá ít người Việt biết tương đối rõ về tác phẩm này để mà tranh luận. Cũng buồn đấy nhỉ!? Không biết ý kiến của những người khác thế nào thôi... Còn về Harry Potter cũng vậy, tớ có những cái nhìn hoàn toàn khác với bạn. Thôi, cái này để bài viết khác nói, ko thì, coi chừng, sẽ dài đấy!
    Được Euforny sửa chữa / chuyển vào 14:47 ngày 08/08/2006
    P.S. Momo tớ đã đọc rồi. Truyện hay lắm. Tớ có bản tiếng Anh trong máy đấy, nếu bạn muốn thử đọc, cho tớ biết địa chỉ mail nhé!
    Được Euforny sửa chữa / chuyển vào 14:56 ngày 08/08/2006
    P.S.2 Xin lỗi vì sửa lại nhiếu lần. Bạn nói về những sinh viên dịch thuê thế ko tốt đâu. Nếu như một trong số họ đọc được bài viết này sẽ nghĩ gì? Chắc chắn là ấn tượng ko tốt về bạn rồi! Trên mạng, bạn có thể bày tỏ ý kiến với bất kì ai, nhưng cũng chính vì thế mà ko luồng trước được ai sẽ đọc được. Tớ nghĩ bạn nên cẩn thận hơn...
    Được Euforny sửa chữa / chuyển vào 15:01 ngày 08/08/2006
  10. domatday

    domatday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Codet va Euforny nhá!
    >Bạn Codet: Được rồi, khi nào tôi có gì hay hay, sẽ gửi cho bạn ngay. Nhưng thú thực tôi chỉ thích có cái gì đó cầm trong tay đọc, đỡ nhức mắt lắm... Và như thế mới thíc!
    >Bạn Euforny: Cảm ơn bạn đã có ý kiến. Tôi rất hiểu. Thật ra thì tôi nghĩ rằng tôi chẳng nên tranh luận với bạn làm gì, bạn là mẫu độc giả đặc biệt của CDBT!!! Mà như bạn nói ý: cũng có nhiều người đọc CDBT lắm đâu! Nên thích một tý để nói chuyện cũng quý lắm cơ! Mong là các nhà văn họ có nhiều độc giả lý tưởng như bạn... và có vài đứa dễ tính hơn như tôi... Còn tôi, tôi cũng không chắc là tôi là đại-diện-cho-những-nguời-còn-lại đâu! Có lẽ tôi cũng là một loại hơi chập-cheng mà thôi...
    - Về lời của tôi về sinh viên dịch thuê, có lẽ tôi cũng hơi văng mạng thì phải... Cảm ơn Euforny nhé! Thật đấy! Chân thành cảm ơn. Tại ấn tượng của tôi về bọn đó không được tốt!!! Thôi, cho tôi xin lỗi những sinh viên dịch thuật tử tế vậy. Còn bọn vớ vẩn thì xin kiếu, nhá!!!
    - Nếu Euforny sẵn lòng, thì xin gửi cho tôi bản tiếng Anh MOMO vào địa chỉ này nhé: domatday@gmail.com ; cảm ơn bạn!!!!
    Tôi post tặng Euforny và Codet nữa một truyện về thằgn nhóc tì Nicolas nhé... Tên truyện nguyên tác là Histoires Iné***es du Petit Nicolas (Nhóc tì Nicolas: những chuyện chưa kể) của tác giả Gosciny (vẽ tranh Sempé-tranh rất hay, nhưng hôm nay tôi vội quá, nếu ai thích thì tôi post sau vậy).
    Đây là hai mẩu trong nhiều chuyện về Nhóc tì Nicolas:
    ĐÀN BÀ CON GÁI
    MARIE-EDWIGE Ở TRONG NGÔI NHÀ sát cạnh nhà tôi; bố và mẹ cô nàng là ông và bà Courteplaque; cô nàng có mái tóc màu vàng, khuôn mặt màu hồng, đôi mắt màu xanh; cô nàng là một thiếu nữ, rất là hay. Tôi không được gặp cô nàng thường xuyên, bởi vì ông và bà Courteplaque không thân thiện với bố mẹ tôi lắm, và cũng tại vì Marie-Edwige rất chi là bận bịu: cô nàng lúc nào cũng học đánh piano và tóm lại là một đống các thứ việc.
    Vì thế tôi rất mãn nguyện khi mà hôm nay, sau bữa quà chiều, Marie-Edwige lại kêu tôi sang chơi nhà cô nàng, vào trong vườn chơi. Tôi đi xin phép mẹ, mẹ nói:
    - Cũng được, Nicolas, nhưng mà con phải chơi ngoan với cô bé ấy. Mẹ không muốn có cãi cọ đâu đấy. Con biết là bà Courteplaque rất nóng nảy, đừng có để bà ấy có cớ phàn nàn.
    Tôi hứa với mẹ, rồi chạy sang vườn nhà Marie-Edwige.
    - Mình chơi gì đây? tôi hỏi.
    - À, cô nàng đáp lời, mình chơi trò làm y tá nhé. Cậu bị bệnh rất nặng, và cậu rất sợ, còn tôi thì chăm sóc cậu, và cứu sống cậu. Hoặc nếu cậu muốn, thì giả vờ có chiến tranh, cậu bị thương rất nặng, còn tôi thì ở giữa chiến trường, tôi cứu chữa cậu bất chấp nguy hiểm.
    Tôi thích có chiến tranh hơn, thế là tôi nằm trên cỏ, và Marie-Edwige đến ngồi bên cạnh và cô nàng cất tiếng nói:
    - Ôi trời ơi! Anh bạn tội nghiệp ơi! Sao anh lại đến nông nỗi này! May mà có tôi đây đến cứu anh bất chấp nguy hiểm. Ôi trời ơi!
    Thật là một trò chơi chẳng ra làm sao cả, nhưng mà tôi không muốn gây sự, bởi vì mẹ đã dặn rồi. Thế rồi, sau khi Marie-Edwige đã giả vờ cứu chữa tôi chán chê, cô nàng nói rằng chúng tôi hãy chơi trò khác, và tôi nói ngay: "Đồng ý!"
    - Thế thì chạy thi nhé? Marie-Edwige đề nghị. Ai chạy đến chỗ cái cây kia trước, người đó sẽ thắng.
    À, trò đó hay đấy, nhất là tôi thì cực đỉnh với món chạy một trăm mét; trên sân rộng ấy à, tôi chấp tất cả mọi đứa, chỉ trừ thằng Maixent, nhưng mà thằng đó thì không tính, bởi vì chân nó dài ơi là dài, với cả đầu gối thì to ơi là to. Vườn ở đây không dài đến trăm mét, nhưng mà cứ chơi thôi.
    - Được rồi, Marie-Edwige nói, tôi sẽ đếm đến ba. Đến ba thì chạy!
    Thế rồi cô nàng chạy vụt đi, cho đến khi cô nàng đến gần sát cái cây thì cô nàng kêu lên: "Một, hai, ba!"
    - Tôi thắng rồi! Tôi thắng rồ...ồi, cô nàng reo lên.
    Tôi bèn giải thích cho cô ta rằng, nếu mà đã chạy thi, thì phải xuất phát cùng một lúc, nếu không thì sao gọi là chạy thi được. Vậy là cô nàng nhất trí, và chúng tôi lại thi lại.
    - Nhưng mà cậu phải để tôi chạy ở trước cậu một tí, Marie-Edwige nói, bởi vì đây là vườn nhà tôi.
    Thế là chúng tôi cùng xuất phát, nhưng bởi vì là Marie-Edwige ở gần cái cây hơn tôi nhiều, nên cô nàng lại thắng. Sau khi thi đi thi lại mãi, tôi nói với cô nàng, tôi chán lắm rồi, còn Marie-Edwige thì nói rằng tôi chóng xuống sức thật, nhưng mà nói cho cùng, thi chạy cũng không thích lắm, và chúng tôi chơi trò khác vậy.
    - Tôi có bi viên đấy, cô nàng nói. Cậu có biết chơi trò ném bi không?
    Tôi đáp rằng tôi mà đã ném bi thì cực đỉnh, và rằng tôi chơi thắng cả người lớn cơ. Thật đấy, một lần tôi đã chơi ném bi với bố và ông Blédurt, một hàng xóm nữa của nhà tôi, và tôi đã thắng cả hai; họ cười, họ cười mãi, nhưng mà tôi biết rõ rằng họ đâu có cố ý để thua! Nhất là ông Blédurt!
    Marie-Edwige mang đến một đống bi gỗ đủ loại màu sắc.
    - Tôi lấy bi màu đỏ, cô nàng nói; nhưng tôi phải ném quả đích, và tôi ném đầu tiên.
    Cô nàng ném quả đích, và cô nàng ném hòn bi của mình ra - không tồi lắm - và tôi ném hòn bi của tôi, gần đích hơn bi của cô nàng nhiều.
    - A! Không được! Không! Marie-Edwige nói. Lần vừa rồi không tính; tôi bị trượt tay. Tôi ném lại.
    Cô nàng ném lại lần nữa, nhưng rồi lại nói là vẫn bị trượt tay; thế nên cô nàng lại ném lại, và lần này thì bi của cô nàng gần quả đích hơn của tôi. Chúng tôi lại tiếp tục chơi; Marie-Edwige ném đi ném lại nhiều lần, và tôi thì bắt đầu thấy muốn bỏ về nhà, bởi vì chơi ném bi mà như thế, thì còn vui gì nữa, nhất là lại không có quyền được gây sự; thật đấy, chả thèm xạo!
    - Thôi! Marie-Edwige nói, hay chơi gì cho nó đỡ mệt hơn một tí nhé? Chờ tôi tí, tôi có đồ chơi để ở trong nhà, đợi tôi mang ra.
    Tôi đợi, rồi Marie-Edwige quay trở lại vườn với một cái hộp giấy to có đầy các thứ bên trong: quân bài, thẻ, súc sắc, một cái máy khâu nhỏ bị vỡ, một bàn cờ ngỗng (tôi có ba cái ở nhà), một cánh tay búp bê và hàng đống hàng đống các thứ khác.
    - Mình chơi bài nhé? Marie-Edwige nói. Cậu biết chơi bài không?
    Tôi nói rằng tôi biết chơi đấu tay đôi, rằng thỉnh thoảng chơi ở nhà, tôi chơi hoà với bố, hay cực.
    - Tôi còn biết một cách chơi hay hơn nhiều nữa cơ, Marie-Edwige nói. Chính tôi nghĩ ra. Rồi cậu sẽ thấy, rất là hay.
    Trò chơi của Marie-Edwige cũng khá rắc rối, tôi không được rành lắm. Cô nàng chia hàng đống bài cho mỗi người, và cô nàng có quyền được xem bài của tôi, và đổi bài của cô ta lấy bài của tôi. Sau đó, cũng như chơi đấu tay đôi, nhưng mà phức tạp hơn, bởi vì ví dụ thế này, có những lúc, chỉ có con ba thôi, cô nàng cũng đè được cả con át của tôi. Và đối với con ba rô của cô nàng, thì con át tép của tôi cũng chẳng là cái gì. Tôi bắt đầu thấy trò này của Marie-Edwige rất ngớ ngẩn, nhưng mà tôi không nói gì vì nhỡ đâu lại có chuyện, nhất là bà Courteplaque lại đang ở cửa sổ nhòm chúng tôi chơi.
    Khi Marie-Edwige thắng hết tất cả các con bài rồi, cô nàng hỏi xem tôi có muốn chơi một ván nữa không để gỡ lại, nhưng tôi đáp rằng tôi muốn chơi trò khác, rằng trò này rắc rối quá. Vậy là tôi lục tìm trong cái hộp to, và dưới đáy hộp, tôi đã tìm thấy - biết gì không? - một bàn cờ! Tôi chơi cờ thì cực đỉnh! Cực là đỉnh!
    - Chơi cờ! tôi kêu lên.
    - Được thôi! Marie-Edwige nói; nhưng tôi nhận quân trắng, và tôi đi trước.
    Chúng tôi đặt bàn cờ trên cỏ, và xếp quân cờ, và Marie-Edwige đi trước. Tôi để cô nàng ăn hai quân; Marie-Edwige thích ra mặt, thế rồi, sau đó, chốp, chốp, chốp, tôi xơi liền ba quân.
    Thế là, Marie-Edwige nhìn tôi, cô nàng đỏ lừ hết cả người lên; cằm cô nàng giật giật như là sắp khóc đến nơi; mắt cô nàng đầy nước, và cô nàng đứng lên, cô nàng đạp một cú thật mạnh vào cái bàn cờ, và cô nàng bỏ vào trong nhà vừa đi vừa gào lên:
    - Đồ ăn gian bẩn thỉu! Tôi không thèm nhìn mặt cậu nữa!
    Tôi bèn quay về nhà, tức giận hết cả người, còn mẹ đã nghe thấy tiếng kêu gào thì đang đợi tôi ở cửa. Tôi kể cho mẹ tất tật những gì đã diễn ra. Thế là mẹ ngước mắt nhìn lên, mẹ khẽ lắc đầu, và mẹ nói:
    - Đúng là bố nào thì con ấy! Đàn ông con trai đều giống nhau cả lượt!... Chơi cũng chẳng biết đường mà chơi!...

    KÈN TROMPET
    VÌ LÀ TUẦN NÀY TÔI KHÔNG HƯ gì mấy nên bố đã cho tôi tiền và nói: "Con hãy ra cửa hàng đồ chơi mua thứ gì mà con thích." Vậy là tôi ra cửa hàng đồ chơi và mua về một cái kèn trompet.
    Đấy là một cái kèn trompet rất đỉnh, mỗi khi thổi kêu hay kinh khủng. Trên đường về nhà tôi tự nhủ là tôi sẽ thổi thoả thích và bố sẽ rất vừa ý.
    Khi tôi vào trong vườn chơi, tôi nhìn thấy bố đang lấy kéo xén hàng rào. Muốn làm bố ngạc nhiên, tôi đi thật khẽ đến đằng sau bố, và tôi thổi một cú kèn trompet thật lực. Bố kêu lên, nhưng mà không phải vì cú kèn trompet. Bố kêu lên là vì bố vừa mới xén một một nhát kéo vào ngón tay.
    Bố ngoảnh lại, và mút mút ngón tay. Bố nhìn tôi hai con mắt cứ tròn ra: "Con đi mua kèn trompet à", bố nói, rồi sau đó, bố hạ giọng xuống: "Lẽ ra phải biết trước điều đó mới phải" thế rồi bố đi vào trong nhà để băng tay. Bố tôi ấy à, rất là hiền, nhưng bố lại không được khéo tay lắm, có thể chính vì thế mà bố không thích lao động ở ngoài vườn.
    Tôi vừa bước vào trong nhà vừa rú kèn trompet. Mẹ từ trong bếp chạy ra. "Có chuyện gì vậy? Có chuyện gì vậy?", mẹ kêu lên. Khi mẹ nhìn thấy cây trompet của tôi, mẹ có vẻ không hài lòng. "Con lấy nó ở đâu vậy? mẹ hỏi tôi, ai mà vô ý vô tứ đưa cho con cái thứ này?" Tôi trả lời mẹ rằng chính bố đã mua cho tôi kèn trompet. Bố bước vào đúng lúc ấy, bố muốn mẹ giúp bố lấy băng băng xung quanh ngón tay. Mẹ nói rằng mẹ lấy làm mừng cho bố là đã sáng ý đến nỗi mua cả cho tôi kèn trompet, nhưng mà bố, vốn rất nhún nhường, lại đỏ lừ người lên và bố bắt đầu phân trần rằng sự việc không hẳn là như thế. Thế là tôi nói rằng đúng là bố sáng ý thật đấy, và rằng tôi cũng chúc mừng bố. Nói rồi tôi thổi một cú trompet. Mẹ đề nghị tôi ra chơi ở bên ngoài vì mẹ muốn nói chuyện riêng với bố. Chắc chắn là mẹ vẫn muốn chúc mừng bố nữa.
    Bố có vẻ rất bực mình khi bố đi từ trong nhà ra. "Nicolas, bố nói với tôi, bố cần nói chuyện với con." Tôi hỏi bố có gì gấp gáp lắm không, chứ tôi thì đang bận thổi trompet đây. Trong nhà có tiếng cái gì đó bị vỡ, và điều đó khiến tôi ngạc nhiên lắm, vì mẹ chẳng hề vụng về tẹo nào. Bố nói với tôi rằng việc rất gấp, và hai bố con sẽ nói chuyện đàng hoàng thẳng thắn. "Bố nói to lên, tôi nói, như vậy thì con vừa thổi kèn trompet mà vẫn vừa nghe thấy được bố nói cái gì." Tôi không muốn bị mất thời gian. "Nicolas!", bố hét lên, và bố đột ngột có vẻ căng thẳng. Tôi hiểu ngay, bố cũng muốn chơi trompet nhưng mà bố ngại không dám hỏi thẳng tôi. Tôi sắp sửa đưa cây kèn trompet cho bố sau khi đã thổi thêm một hồi đã đời thì ông Blédurt, hàng xóm nhà chúng tôi, nhô đầu lên khỏi hàng rào và ông ta kêu lên: "Cái trò ầm ĩ này bao giờ thì mới kết thúc?" Ông Blédurt rất thích gây sự với bố, nhưng vào lúc này chắc là chẳng ăn thua gì, bởi vì bố bây giờ thì chỉ thích có thổi trompet mà thôi.
    "Chúng tôi có triệu anh đâu hả Blédurt?" bố tôi nói.
    "Anh muốn gì hả? Ông Blédurt đáp lại, lần cuối cùng mà người ta triệu tập tôi như thế này thì là tôi đang ở trong quân ngũ!" "Trong quân ngũ? Ái dà, vậy thì lặn lẹ!" bố nói vậy và cười hệt như là bố đang rất khó chịu. Tôi không hiểu "lặn lẹ" có nghĩa là thế nào, nhưng mà ông Blédurt thì có vẻ bực mình, ông đã nhảy qua hàng rào và bước vào vườn nhà tôi. "Lặn lẹ? Tôi á? ông hỏi. Tôi đã đi chiến đấu, chính tôi, chứ không phải như những cái hạng mà tôi biết!" Tôi rất thích ông Blédurt kể những thành tích chiến đấu của ông trong chiến tranh, một lần ông đã giảng giải cho tôi chuyện một mình ông đã bắt sống được cả một cái tàu ngầm có đầy quân địch ra làm sao. Nhưng tiếc thay, ông ấy không kể chuyện nữa, bởi vì bố và ông ấy đã giở giọng khác. "Thật không đấy?" bố hỏi. "Thật!", ông Blédurt đáp, và ông đẩy bố một cái ngã phệt xuống bãi cỏ. Ông Blédurt không hề đợi bố đứng dậy, ông nhảy qua hàng rào quay về nhà mình, và ông hét lên: "Đừng để tôi phải nghe thấy âm thanh của cái thứ ngu ngốc anh mua cho thằng con bất hạnh của anh nữa!"
    Bố đứng dậy, và bố nói với tôi: "Đưa cái kèn trompet đây!" Tôi biết ngay mà, đúng là bố thích thổi trompet mà. Tôi rất quý bố, vì thế tôi đưa cho bố mượn chiếc trompet; tôi chỉ hy vọng là bố không giữ nó quá lâu, bởi vì tôi vẫn chưa chơi xong.
    Bố tiến lại gần hàng rào ngăn giữa vườn nhà tôi và vườn nhà ông Blédurt, và bố há mồm nuốt một đống hơi, rồi bố nín thở và bố thổi mạnh cái trompet. Bố thổi đến nỗi đỏ lừ mặt lên. Thật là tuyệt đỉnh! Tôi không bao giờ tưởng tượng được là cái kèn trompet nhỏ này lại có thể kêu to đến thế. Khi bố dừng lại để thở, chúng tôi nghe thấy có tiếng đổ vỡ ở trong nhà ông Blédurt, rồi cánh cửa nhà ông bật mở, và ông Blédurt lao ra ngoài. Cùng lúc đó, cửa nhà tôi cũng mở toang, và chúng tôi nhìn thấy mẹ cũng xách vali ra ngoài, cứ như là mẹ sắp đi du lịch. Bố quay đầu nhìn hết bên này lại bên kia: bố có vẻ hơi ngạc nhiên.
    "Tôi về nhà mẹ tôi đây", mẹ nói. "Về nhà bà á? tôi hỏi, con có thể đi cùng được không? Con sẽ thổi trompet cho bà nghe và mọi người sẽ rất thích!" Mẹ nhìn tôi và mẹ bắt đầu khóc. Bố muốn đến dỗ dành mẹ nhưng bố chẳng kịp làm vậy: Ông Blédurt đã nhảy vào vườn nhà tôi. Đấy là một thói quen kỳ quặc của ông ta; có lần bố đã gọi ông ta, bố đã đặt một thùng nấu quần áo ở đằng sau hàng rào; và chúng tôi đã cười thoả thích khi ông Blédurt bị rơi vào trong thùng. Nhưng lần này thì không cười được: Ông Blédurt cũng chỉ muốn chơi thổi kèn trompet. "Đưa tôi cây kèn trompet kia ngay!", ông hét lên. Bố từ chối. "Với cái kèn này, ông Blédurt nói, anh đã khiến vợ tôi sợ chết khiếp, cô ấy đã làm rơi cả một chồng đĩa!" "Ôi dào! bố nói, anh mà đã trả tiền mua đĩa, thì có vỡ cũng chẳng mất nhiều lắm đâu. Mà thôi anh đi đi, đây là chuyện riêng của gia đình tôi." Ông Blédurt đáp rằng đây không phải chuyện riêng của gia đình nữa, mà với cái trò inh ỏi này, thì là chuyện của cả khu phố. Ông Blédurt nói đúng: từ cửa sổ các nhà, có hàng đống người nhòm ra và ra hiệu "suỵt! suỵt...".
    "Anh đưa cái kèn đây cho tôi", ông Blédurt - đã muốn thổi lắm rồi - nói. "Đến mà lấy", bố nói, bố đúng thật là tốt bụng. Nhưng mà, để đùa vui, bố lại giả vờ không muốn rời cái kèn trompet ra. Bọn họ mỗi người một đầu ra sức kéo, và cuối cùng, để làm trò hề, họ làm rơi kèn xuống đất, thế rồi bố đẩy ông Blédurt ngã ngồi lên chiếc trompet. Khi tôi chạy đến nhặt nó lên, chiếc trompet đã bẹp dí. Thế là hết cái để chơi.
    Thế là, tôi bắt đầu khóc. Thật thế mà, nếu bọn họ muốn chơi kèn trompet, thì cứ việc tự đi mà mua chứ!...
    Vì tôi ra sức khóc, bố, mẹ và ông Blédurt đều muốn dỗ dành tôi. Mẹ nói: "Ồ con trai lớn tướng của mẹ, con sẽ lại mua đồ chơi khác mà." Và bố thì nói: "Thôi nào, thôi nào, thôi nào..." còn ông Blédurt thì đã nhảy sang vườn nhà ông, quần đụng cả vào hàng rào, bởi vì ông chắc đã bị đau khi ngã ngồi vào chiếc trompet.
    Bây giờ thì mọi chuyện đã dàn xếp ổn thoả. Với số tiền mà mẹ lại cho tôi, tôi sẽ mua một cái trống, nhưng mà tôi không biết là chơi có thích bằng chơi kèn trompet hay không.
    Thế đã nhá! CHúc dọc zui zẻ
    Je m''en vais

Chia sẻ trang này