1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Miền đất Tiền Giang

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi smooth_life, 30/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. smooth_life

    smooth_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Miền đất Tiền Giang

    Tổng quan

    [​IMG][​IMG]

    Diện tích: 2.339 km2.
    Dân số (2004): 1.701.047 người.
    Tỉnh lỵ: thành phố Mỹ Tho.
    Dân tộc: Việt, Hoa...

    Các huyện:
    1. Thành phố Mỹ Tho
    2. Thị xã Gò Công
    3. Huyện Cai Lậy
    4. Huyện Cái Bè
    5. Huyện Tân Phước
    6. Huyện Châu Thành
    7. Huyện Chợ Gạo
    8. Huyện Gò Công Tây
    9. Huyện Gò Công Đông



    Tỉnh Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc Đồng bằng sông Cửu Long và cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km, có diện tích tự nhiên là 2,481.8 km2. Có 32 km bờ biển và là cửa ngõ ra biển Đông.

    Tiền Giang là phần đất của hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công cũ, phía bắc giáp Long An, phía tây giáp với Đồng Tháp, phía đông tiếp giáp với cửa Soài Rạp và biển Đông, phía nam giáp Bến Tre. Thị xã Mỹ Tho cách thành phố Sài Gòn 70 km (44 miles).



    Được meoCara sửa chữa / chuyển vào 15:11 ngày 30/12/2006
  2. smooth_life

    smooth_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Tài nguyên khoáng sản​
    Than bùn: tìm thấy ở Phú Cường, Tân Hoà Tây - Cai Lậy (mỏ Tân Hoà) và tân Hoà Đông - Tân Phứơc (mỏ Tràm Sập). Các mỏ bị phủ một lớp sét, mùn thực vật dày 0-0,7m; trung bình là 0,3m. Tuổi Holocen.
    Mỏ Tràm Sập có thành tạo kiểu lòng sông cổ, dài hàng km, rộng 50 - 70m, dày trung bình 1,7m. Trữ lượng tương đương 125.000 tấn. Sử dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu nền cho sản xuất phân vi sinh.Đang có doanh nghiệp khai thác.
    Mỏ Tân Hoà có thành tạo kiểu đầm lầy, phân bố rãi rác, đẳng thứơc. Độ dày 0,5-2,2m, trung bình 1,6m. Trữ lượng khoảng 900.000 tấn. Sử dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu nền cho sản xuất phân bón.
    Sét: tìm thấy ở Tân Lập - Tân Phước.
    Mỏ sét Tân Lập có nguồn gốc trầm tích hổn hợp sông biển, tuổi Holocen, có lớp phủ dầy 0,2 - 3m, phân bố trên diện tích 2 - 3km2 với chiều dày 15 - 20m. Trữ lượng tương đương 6 triệu m3. Sét có màu xám tối, có nhiễm phèn. Sét có chất lượng tốt, có khả năng làm nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng gốm xây dựng như gạch, ngói ...Đang có doanh nghiệp đầu tư khai thác.
    Cát sông: Phân bố chủ yếu trên lòng sông Tiền
    Các mỏ cát được xác định, phân lớp tập trung tại địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành với 9 thân cát có trữ lượng lớn với chiều dài 2 - 17km, rộng 300 - 800m, dày 2,5-6,9m, có chất lượng đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp. Thành phần hạt chủ yếu là hạt tập trung và hạt nhỏ; độ hạt giảm dần về phía hạ lưu. Tổng lượng mỏ thuộc địa bàn tỉnh hơn 93 triệu m3. Đang có 13 doanh nghiệp đầu tư khai thác.
    Nước dưới đất: trên phạm vi tỉnh có 3 tầng chứa nước có triển vọng, có độ giàu nước từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với qui mô lớn và vừa gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen. Các phân vị này phân bố tập trung ở Mỹ Tho, Cai Lậy; độ sâu dao động từ 150 - 400m. Tại các nơi khác, khả năng khai thác hạn chế. Tại Mỹ Tho, lưu luợng đang khai thác hơn 40.000m3/ngày đêm. Loại hình nước chủ yếu là Bicarbonat - Natri, Clorua- Natri ; nhiệt độ 28 -30oC; pH6 - 8,3.
    Thời tiết - Khí hậu​
    Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9oC; tổng tích ôn cả năm 10.183oC/năm.
    Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8).
    Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%.
    Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s.
    Sông ngòi​
    Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận đồng thời là môi trường cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản :
    - Sông Tiền : là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115km qua lãnh thổ Tiền Giang, cao trình đáy sông từ -6m đến -16m, bình quân -9m, độ dốc đáy đoạn Cái Bè - Mỹ Thuận khá lớn (10 - 13%) và lài hơn về đoạn hạ lưu (0,07%). Sông có chiều rộng 600 - 1.800m, tiết diện ướt vào khoảng 2.500 - 17.000m2 và chịu ảnh hưởng thủy triều quanh năm. Lưu lượng mùa kiệt (tháng 4) khoảng 130 - 190m3/s .
    - Sông Vàm Cỏ Tây: là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua. Sông Vàm Cỏ Tây là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là 1 tuyến xâm nhập mặn chính. Tại Tân An cao trình đáy sông -21,5m, độ dốc đáy 0,02%, rộng 185m, tiết diện ướt 1.930m2, lưu lượng bình quân các tháng kiệt 9m3/s, lưu lượng lũ tối đa gần 5.000m3/s .
    - Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số sông, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây góp phần rất quan trọng trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá và phục vụ sản xuất như : Cái Cối, Cái Bè, Ba Rài, Trà Tân, Phú Phong, Rạch Rầm, Bảo Định, Kỳ Hôn, Vàm Giồng, Long Uông, Gò Công, sông Trà v.v...
    Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bàn nhật triều không đều. Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa sông từ 3,5 - 3,6m, tốc độ truyền triều 30km/h (gấp 1,5 lần sông Hậu và 3 lần sông Hồng), tốc độ độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9m/s, lớn nhất lên đến 1,2m/s và tốc độ chảy xuôi đến 1,5 - 1,8m/s. Trên sông Tiền, tại Mỹ Thuận (cách cửa sông 102km) biên độ triều lớn nhất từ 121 - 190 cm, ở hai lũ lớn nhất (tháng 9 và 10) biên độ triều nhỏ nhất khoản 10 - 130cm và hai tháng mùa cạn (tháng 4 và 5) biên độ triều lớn nhất là 190 - 195cm. Đỉnh triều (max) tại Mỹ Thuận : 196cm (17/10/1978), chân triều (min) : -134cm (30/04/1978).
    Biển​
    Tiền Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông với bờ biển dài 32km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp (sông Vàm Cỏ) và cửa Tiểu, cửa Đại (sông Tiền).
    Sóng biển có độ cao cực đại (bình quân 1,25m và tối đa 3m) vào các tháng 10 đến tháng 02 khi có ảnh hưởng rõ nét của gió Đông Bắc (gió chướng). Ngoài ra, chế độ thủy triều khu vực biển Gò Công Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông.
    Vùng ven biển, thuộc hệ thống các cửa sông giáp biển nên từ lâu đã thiết lập được hệ thống rừng trồng ngập mặn với diện tích 2.028ha gồm các loại bần, đước, mắm, dừa nước, phi lao. Thực vật dưới tán lá rừng ngập mặn rất phong phú gồm 75 loài thuộc 35 họ.
    Khu vực ven biển được phù sa bồi đắp quanh năm, hiện quá trình bồi đắp đang hình thành các cồn ven biển:
    - Cồn Vân Liễu - cồn Ông Mão : nằm tiếp giáp với vùng đất liền thuộc xã Tân Thành (Gò Công Đông), có chiều dài 7km, rộng 5km với diện tích 4.055ha. Độ cao đường bình độ từ 0,6 đến -6,0m, vùng ven bờ nổi lên khi triều kém.
    - Cồn Ngang : nằm tiếp giáp phía Đông cù lao Tân Thới thuộc xã Phú Tân (Gò Công Đông), có chiều dài 5,5km, rộng 2,5km với diện tích 1.617ha. Độ cao dường bình độ từ -1,1 đến -0,6m, nổi một phần diện tích khi triều kém. Hiện một số khu vực cao trên cồn đã trồng được phi lao, mắm ...
    - Cồn Vượt : nằm cách 1,5km về phía Đông Nam cồn Ngang, có chiều dài 10km, rộng 3km, với diện tích 3.188ha. Độ cao đường bình độ từ -2,3 đến - 6,1m, ngập hoàn toàn.
    Với điều kiện nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Thủy sản nước lợ: gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển vào sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu ... tại các vùng cửa sông là 156.000 tấn. Hải sản, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96 triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá.

    Đất đai​
    Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 236.663ha, trong đó có các nhóm đất chính như sau:
    + Nhóm đất phù sa : Chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên 125.431 ha, chiếm phần lớn diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp đã sử dụng toàn diện tích. Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bồi ven sông có thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái.
    + Nhóm đất mặn : Chiếm 14,6% tổng diện tích tự nhiên 34.552ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công, Gò Công Tây và một phần huyện Chợ Gạo. Về bản chất đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Nếu được rửa mặn loại đất này sẽ rất thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng.
    + Nhóm đất phèn : Chiếm diện tích 19,4% diện tích tự nhiên 45.912ha, phân bố chủ yếu ở khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện Cái bè, Cai Lậy, Tân Phước. Đây là loại đất hình thành trên trầm tích đầm lầy mặn ven biển thành tạo trong quá trình biển thoái, nên loại đất này giàu hữu cơ và phèn. Đất phèn tiềm tàng và hoạt động sâu (phèn ít) có diện tích ít hơn so với đất phèn tiềm tàng và hoạt động nông (phèn nhiều) với tỷ lệ 6,82% so với 12,19%.
    Hiện nay, ngoài tràm và bàng là hai loại cây cố hữu trên đất phèn nông, đã tiến hành trồng khóm và mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng đã bước đầu được canh tác có hiệu quả với một số mô hình như trồng khoai mỡ và các loại rau màu, trồng hai vụ lúa và cả trồng cây ăn quả trên những diện tích có đủ nguồn nước ngọt và có khả năng chống lũ.
    Đất phèn nặm chiếm diện tích nhỏ phân bổ dọc bờ đất thấp (đất biền) bị ngập triều ven các lạch triều bưng trũng.
    + Nhóm đất cát giồng : Chiếm 3,1% diện tích tự nhiên với 7.336ha, phân bổ rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện Gò Công Đông do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, nên chủ yếu làm đất thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.
    Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 53%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% (45.912ha) là nhóm đất phèn và 14,6% (34.552ha) là nhóm đất phù sa nhiễm mặn ... trong thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mừơi, chương trình ngọt hoá Gò Công, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái sang các huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước.
    Địa hình​
    Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1m. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung như sau :
    - Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo sông Tiền và kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo). Cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,3m, đặc biệt trên dãy đất cao ven sông Nam quốc lộ 1 từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao trình lên đến 1.6 - 1.8 m.
    - Khu vực thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, giới hạn giữa kinh Nguyễn Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền có cao trình phổ biến từ 0,7 - 1,0m và có khuynh hướng thấp dần về kinh Nguyễn Văn Tiếp. Trên địa bàn có hai khu vực giồng cát và vùng lân cận giồng cát có cao trình lớn hơn 1.0m là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hoà, Long Khánh, thị trấn Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gần Lonh Định). Do đó, khu vực nằm giữa hai giồng này là dãy đất cao ven sông Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ Long, Bàn Long, Bình Trung) có cao trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước.
    - Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước) có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập 2 có cao trình thấp đến 0,4 - 0,5m. Do lũ hàng năm của sông Cửu Long tràn về Đồng Tháp Mười cộng với cao trình mặt đất thấp nên đây là khu bị ngập nặng nhất của tỉnh .
    - Khu vực giữa Quốc lộ 1 và kinh Chợ Gạo có cao trình từ 0,7 - 1,0m bao gồm vùng đồng bằng bằng phẳng 0,7 - 0,8m nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân Hương, Tân Hiệp (Châu Thành) phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình Phan (Chợ Gạo) phía Đông .
    - Khu vực Gò Công giới hạn từ phía Đông kinh Chợ Gạo đến biển Đông, có cao trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển Đông chỉ còn 0,4 - 0,6m Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân (Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông). Do tác động bồi lắng phù sa từ cửa Xoài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía Bắc (Tân Trung, Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng) có cao trình hơn hẳn khu vực phía Nam .
    Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh.
  3. smooth_life

    smooth_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Địa danh du lịch
    Khu du lịch Thới Sơn
    Từ thành phố Mỹ Tho, chỉ cần 45 phút trên sông , du khách đã có thể đến một cù lao rộng 1.100ha mang tên Thới Sơn. Khách đến Thới Sơn có thể xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước, thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình đón chào. Hay tản bộ dưới những tán cây xanh um, mát rượi, tự tay hái trái ngon, thưởng thức món ăn đậm đà chất Nam bộ và ngắm một đêm Thới Sơn thanh bình, huyền diệu với trăng sao soi mình trên sóng nước lung linh.
    Chợ nổi Cái Bè
    Chợ nổi Cái Bè xuất hiện trong sự hình thành một thị trấn nhỏ bên dòng sông Tiền lộng gió. Đến vàm Cái bè, trên một khúc sông rộng, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy cảnh buôn bán tấp nập. Hàng ngày, có khoảng 400 đến 500 thuyền đầy ắp các loại trái cây neo dọc hai bên sông chờ thương lái đến cất hàng. Ghe xuồng như mắc cửi, tiếng nói cười rộn rã, huyên náo - cái huyên náo không dễ lẫn mà chỉ riêng miền sông nước Cửu Long mới có, mang một nét quyến rũ đặc biệt. Nằm về phía hữu ngạn chợ nổi Cái Bè là cù lao Tân Phong, xưa là Cồn Cù, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, được hợp thành bởi 6 hòn đảo xinh xắn có tổng diện tích 2.430ha. Tân Phong như hòn ngọc xanh giữa dòng sông Tiền trĩu nặng phù sa, nổi tiếng với những vườn chôm chôm quả to và ngọt. Đây còn là hình ảnh thu nhỏ của miền Tây Nam bộ hấp dẫn du khách đến với văn minh miệt vườn.
    Khu du lịch biển Tân Thành
    Từ thành phố Mỹ Tho đi thêm 50km theo quốc lộ 50, du khách sẽ đến biển . Khu du lịch biển Tân Thành, thuộc huyện Gò Công Đông. Nơi đây có bãi cát dài 7km, nhìn ra biển là khu du lịch Cồn Ngang cách bờ khoảng 1 giờ đi đò máy. Cồn Ngang có hình vòng cung với hai đầu là hai bãi cát lớn, hiện đang được đầu tư trở thành khu du lịch với nhiều dịch vụ: nghỉ biển, tắm nắng, thể thao trên nước,...
    Trại rắn Đồng Tâm
    Cách Mỹ Tho 12km là trại rắn Đồng Tâm - một trung tâm nuôi rắn lấy nọc xuất khẩu, kết hợp trồng nhiều loại cây dược liệu và nghiên cứu điều trị rắn cắn cho nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, nơi đây còn là một khu vườn thật đẹp - tổ ấm cho đủ các loại chim và động vật quý tại Nam bộ.
    Vùng Đồng Tháp Mười
    Nông trường khóm Tân Lập ở vùng Đồng Tháp Mười chính là thành quả lao động của những người nông dân cần mẫn trên mãnh đất chua phèn. Đến đây, du khách sẽ được hưởng hương vị đậm đà của sản vật Đồng Tháp Mười, thấy cảnh hoang sơ của những cánh rừng - địa danh đã đi vào lịch sử Việt Nam qua bao cuộc đấu tranh giữ nước.
    Cầu Mỹ Thuận
    Ngày 21/5/2000, cả nước rộn rã trong không khí chào mừng khánh thành cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam: cầu Mỹ Thuận.
    Cầu Mỹ Thuận với tổng chiều dài 1.535m, hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, phần cầu chính chia thành 3 nhịp, mặt cầu rộng 24m đã trở thành một công trình thế kỷ của sự hợp tác giữa các chuyên gia, kỹ sư và công nhân hai nước Việt Nam - Australia. Không chỉ đóng vai trò là cầu nối giữa hai tỉnh Tiền Giang - Vĩnh Long, cầu Mỹ Thuận còn mang trong mình nét tuyệt vời về thẩm mỹ, thu hút khách du lịch ở mọi miền.
    Những làng nghề
    Nghề làm mắm tôm chà ở Gò Công: được mệnh danh là món Tứ Cung, một trong 52 món cung đình được chúa Nguyễn chuyên dùng. Món này được làm từ tôm bạc nghệ xay nhuyễn, ướp gia vị rồi phới nắng, mang một hương vị đặc trưng của quê biển Gò Công.
    Làng nghề thủ công mỹ nghệ
    : chủ yếu là nghề đóng tủ thờ ở Gò Công, được làm bằng gổ quý, trãi qua 3 công đoạn chính: khắc, lộng, chạm trổ. Nghề này đòi hỏi tay nghề cao, khéo léo của những người thợ trong từng đường cưa mũi đục. Sản phẩm mang trong mình cả một niềm tâm huyết và giá trị nghệ thuật độc đáo
  4. smooth_life

    smooth_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Ẩm thực
    Nấu mẳn
    Đây là một trong những món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó thể hiện rất rõ nét tính hoang dã và hào phóng của vùng đất mới. Không là kho, không là canh, nó nằm giữa hai món đó.

    Hủ tiếu Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang
    [​IMG]
    Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người "bén mùi" kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự hoàn thiện từ khâu chọn hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký... cùng các lớp thợ nấu sau này

    Bún gỏi già Mỹ Tho - Tiền Giang
    Không biết món ăn này xuất xứ từ đâu. Nhưng tôi chưa thấy trên thành phố này có một nơi nào bán món này cả, cả tên gọi cũng rất khác biệt. Bún gỏi già... Tôi không thể giải thích được vì sao nó lại có tên như thế. Mỗi lần về Mỹ Tho là tôi lại chạy ra quán ăn quen thuộc, gọi một món quen thuộc:? Bún gỏi già?. Chắc các bạn sẽ thắc mắc lắm vì không biết tại sao cái món bún có cái tên lạ tai lại làm tôi thích thú... Tôi ăn nhiều rồi, nhưng chưa lần nào thử nấu cả, không phải lười biếng đâu, vì không có bí quyết, tôi sợ mình sẽ làm hư món khoái khẩu của mình.

    Cá bống dừa - Tiền Giang
    Cũng như tôm tép có nhiều loại, cá bống cũng thế. Nào là: bống mú, bống vượng, bống cát, bống trứng, bống nhật, bống sao, bống bọt, bống xèo, bống nhảy... Trong các loại bống đó, tôi đặc biệt nhớ loài cá bống dừa. Có lẽ vì vùng quê tôi (thuộc huyện Gò Công Tây - Tiền Giang) chúng sinh sản nhiều, sống thích hợp với địa thế dừa nước (lá dùng lợp nhà) mọc đầy ven sông rạch. Bống dừa vảy nhuyễn, miệng rộng, lưng đen, lườn trắng; con to cỡ nửa cổ tay, hiếm khi lớn hơn.


    Mắm còng xứ rẫy Gò Công
    Ở Gò Công Tiền Giang, rẫy là tên gọi chung của những miền đất thấp, ven các kênh rạch, hằng năm thường bị nhiễm mặn trong một thời gian khá dài. Ðiển hình như các xã cặp theo sông Trà là Ðồng Thạnh, Ðồng Sơn, Bình Phú, Thành Công của huyện Gò Công Tây hay Bình Ðông, Bình Xuân cặp theo sông Soài Rạp, Phú Ðông, Phú Tân kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Ðại của huyện Gò Công Ðông. Miệt này, mỗi năm bà con chỉ có thể canh tác được có 1 vụ lúa mùa.

    Sam biển Gò Công - Tiền Giang
    Ngoài các loại cá tôm thiên nhiên ưu đãi, ở vùng biển xã Vàm Láng, Tân Thành, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang) có đặc sản khá hiếm: sam biển. Với hình thù lạ mắt: vỏ cứng như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn ba cạnh rất linh hoạt dài cỡ 20 cm. Khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày sinh nở. Gió chướng thổi về, người dân ven biển chúng tôi sáng sớm đi dọc bờ thỉnh thoảng vẫn bắt được những cặp sam tấp mé.

    Chuối quết dừa - Tiền Giang
    Kể từ khi xuất hiện trên AT tháng 5.1992 với món ăn bình dân mà vô cùng hấp dẫn cho cả "mày râu" lẫn "kẹp tóc" là xòai tượng mắm đường đến nay, tôi cứ mãi bận rộn với những lo toan đời thường mà quên khuấy đi cái nghiêp... ăn uống vốn dĩ là một trong những "tứ khóai" của thiên hạ, thật là sai sót biết chừng nào! Hôm qua, nhân dịp về một làng nhỏ hiền hòa nằm bên bờ sông Tiền lộng gió, chúng tôi có dịp thưởng thức một món ăn hòan tòan "cây nhà lá vườn" và đậm đà hương vị đồng quê đến nỗi khi lên xe trở về, ai nấy cũng chắc lưỡi hít hà khen ngon quá xá. Đó là món ăn mà ngọai tôi gọi đơn giản là chuối quết dừa.
  5. smooth_life

    smooth_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội tại Tiền Giang
    1/-Lễ hội Kỳ yên đình Vĩnh Bình:
    Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng chạp (âm lịch) hàng năm tại Ðình Vĩnh Bình thuộc thị trấn Vĩnh Bình huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang. Trong lễ hội có đưa linh vị đến miễu Thánh Mẫu Thiên Y A Na rồi đưa về đình Vĩnh Bình, dân làng góp nhiều lễ vật, tổ chức múa rồng, làm lễ tế thần bằng vật sống.
    2/- Lễ hội Nghinh Ông.
    Lễ hội diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10 tháng ba (âm lịch) hàng năm tại lăng ông Nam Hải thuộc ấp Lăng xã Vàm Láng, huyện Gò Công Ðông tỉnh Tiền Giang. Lễ hội có rước sắc Thần từ đình Kiểng Phước bằng xe ngựa, lễ xô giàn thí, cúng thuỷ lục, cúng vong linh thiên vị, hát bội, hát thày, làm lễ nghinh ông trên biển với hàng trăm tàu thuyền trang hoàng lộng lẫy.
    3/- Lễ hội chiến thắng Ấp Bắc :(ngày 2-1 dương lịch hàng năm)
    Tại di tích Ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Trận Ấp Bắc là trận đánh lịch sử, bẻ gãy các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của Mỹ vào ngày 2-01-1963. Các năm chẫn được tổ chức quy mô lớn, có các lực lượng vũ trang và hàng vạn đồng bào tham gia
    4/- Lễ hội Nam Kỳ khởi nghĩa (ngày 23 thág11 dương lịch hàng năm), tại đình Long Hưng, huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang
    Ngày 23-11-1940, trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đình Long Hưng là trụ sở của Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh Mỹ Tho, lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên được treo tại đình này. Các năm chẵn, lễ hội được tổ chức qui mô lớn, có cắm trại , mít tinh, biểu diễn văn nghệ, thi làm bánh, chưng nghi v.v..
    5/- Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Ðịnh (ngày 20 tháng 8 dương lịch hàng năm)
    Bình Tây Ðại nguyên soái Trương Ðịnh tuẫn tiết ngày 20-8-1864. Lễ giỗ được tổ chức tại đền thờ Trương Ðịnh (tại thị xã Gò Công), đình Gia Thuận (huyện Gò Công Ðông, tỉnh Tiền Giang) với qui mô lớn, khách nhiều tỉnh hàng năm đều về dự lễ. Ở thị xã Gò Công có thêm lễ rước linh va` dâng hoa tại tượng đa`i anh hùng dân tộc Trương Ðịnh.
    6/- Lễ giỗ anh hùng dân tộc Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân (rằm tháng tư âm lịch hàng năm)
    Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân bị giặc Pháp xử chém tại quê nhà (xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang). Lễ giỗ được tổ chức tại đền thờ Nguyễn Hữu Huân, thuộc xã Hoà Tịnh huyện Chợ Gạo. Hằng năm đều có các ban ngành trong và ngoài tỉnh, nhân dân trong huyện, học sinh các trường và bà con dòng tộc về dự lễ.
    7/- Lễ giỗ Tứ Kiệt (25 tháng chạp âm lịch hàng năm)
    Tứ Kiệt là 4 vị anh hùng: Nguyễn Thanh Long, Trần Công Thận, Trương Văn Rộng, Ngô Tấn Ðước, bị giặc Pháp xử chém ngày 14-2-1871, nhằm ngày 25 tháng chạp năm Canh Ngọ. Lễ giỗ được tổ chức tại Lăng Tứ Kiệt (thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).Các năm chẵn, lễ giỗ được tổ chức qui mô, có các ban ngành trong tỉnh tham gia.
  6. smooth_life

    smooth_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Di tích lịch sử​
    Óc eo Gò Thành
    ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ gạo
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 3211 QĐ/BT ngày 12/12/1994)
    Khu di tích văn hóa Óc Eo có niên đại từ đầu thế kỷ 1 đến thế kỷ IV sau công nguyên. Đã khai quật 3 lần và tìm thấy các pho tượng quí : Vinus, Negasa, Nam Thần cùng nhiều hiện vật bằng vàng, đồng và gốm. Đây là một di tích đặc biệt quan trọng, có giá trị trong việc nghiên cứu về nền văn hóa Phù Nam tại Tỉnh Tiền Giang.

    Mộ Thủ Khoa Huân

    ấp Hoà Quới, xã Hoà Tịnh, huyện Chợ Gạo
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 112 QĐ/BT ngày 15/6/1987)
    Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân, sinh năm 1830 tại xã Mỹ Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, thuở bé rất thông minh và học giỏi. Ông đậu thủ khoa trong cuộc thi Hương năm 1852 dưới triều Tự Đức.
    Khi thực dân Pháp lộ rõ âm mưu xâm lược nước ta, ông từ quan, liên kết các sĩ phu yêu nước, chiêu mộ nghĩa binh đứng lên chống giặc. Trong 15 năm hoạt động, 3 lần bị giặc bắt, ông đã nêu tấm gương sáng về lòng yêu nước và khí phách anh hùng, chúng đày ông đến đảo Réunion - một hòn đảo Đông Nam châu Phi, nhưng ông vẫn không nhụt chí. Ra tù, ông cùng các sĩ phu yêu nước tổ chức lực lượng, đánh địch nhiều nơi. Khi bị bắt, giặc đem tước lộc ra mua chuộc, nhưng không lay chuyển được ông. Cuối cùng, chúng xử trảm ông tại quê nhà. Trước lúc chết, ông vẫn ung dung đọc thơ, tỏ khí phách của một bậc hiền tài yêu nước. Mộ và đền thờ Thủ Khoa Huân đặt tại xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Tượng đài ông được dựng tại trung tâm Thành phố Mỹ Tho.

    Lũy Pháo Đài
    ấp Pháo Đài, xã Phú Tân, huyện Gò Công Đông
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 112 /VHQĐ ngày 15/6/1987)

    Để kiểm soát đường thông thường và bảo vệ tổ quốc đầu thế kỷ 18 nhà Nguyễn cho lập đồn và đấp luỹ gọi là "tiểu khẩu". Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nghĩa quân Trương Định đã sử dụng luỹ để chống giặc từ biển xâm nhập vào (1860 - 1864).

    Lăng Trương Định

    phường I, thị xã Gò Công, Tiền Giang
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 3959 QĐ/BT ngày 14/5/1993)
    Khu di tích gồm lăng, đền thờ và tượng đài anh hùng dân tộc Trương Định toạ lạc trong nội ô thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
    Trương Định sinh năm 1820 tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi. Cha ông là Trương Tầm, giữ chức lãnh binh Gia Định
    Từ nhỏ, Trương Định đã có tướng mạo khôi ngô, thông hiểu binh thư, võ nghệ. Thời Thiệu Trị, ông theo cha vào Nam, lấy vợ người Tân An, tỉnh Định Tường (Tiền Giang) rồi ở luôn ở quê vợ. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của Nguyễn Tri Phương, ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập ấp ở huyện Tân Hoà (Gò Công). Vì có công lớn, ông được triều đình Huế phong chức Quân Cơ, hàm lục phẩm.
    Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Trương Định lãnh đạo nhân dân đứng lên chống giặc, làm cho thực dân Pháp bao phen thất điên bát đảo. Ngày 26/02/1863, Pháp huy động một lực lượng lớn mở cuộc tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Đến rạng ngày 19/08/1863 ông rơi vào vòng vây địch. Do có sự phản bội, Trương Định đã tử tiết ngày 20/8/1864, nêu cao khí phách của một vị tướng anh hùng. Nhân dân đã chôn cất ông tại thị xã Gò Công.
    Mộ ông được xây bằng đá ong là dạng kiến trúc mộ táng tiêu biểu của người Việt ở Nam Bộ.

    Lăng hoàng gia
    Ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 3959 QĐ/BT ngày 2/12/1992)
    Bao gồm đền thờ và mộ Phạm Đăng Hưng (cha bà Từ Dũ Thái Hậu, ngoại vua Tự Đức). Dòng họ Phạm Đăng là một trong ba dòng họ có công khai phá vùng Gò Công từ thế kỷ 17.


    Lăng Tứ Kiệt
    Thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Tiền Giang
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 61/1999 QĐ/BVHTT ngày 13/9/1999)
    Lăng Tứ Kiệt là tên gọi bao gồm Mộ và đền thờ bốn vị tiền bối yêu nước Long - Rộng - Thận - Đước dã lãnh đạo nhân dân và nghĩa quân đứng lên chống thực dân Pháp vào những thập niên cuối của thế kỷ 19 ở vùng Cai Lậy, Cái Bè


    Nhà Đốc Phú Hải
    phường I, thị xã Gò Công
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 921 QĐ/BT ngày 20/7/1994)
    Đây là 1 công trình kiến trúc nghệ thuật thời phong kiến được xây dựng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có giá trị cao về mặt lịch sử và nghệ thuật.

    Đình Long Trung
    Xã Long Trung, huyện Cai Lậy, Tiền Giang
    Xã Long Trung, huyện Cai Lậy, Tiền Giang
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 61/1999 QĐ/BVHTT ngày 13/9/1999)
    Đình Long Trung do dân làng lập vào khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 để thờ cúng các vị Thành Hoàng mà họ tín ngưỡng cùng những người có công khai khẩn đất hoang lập làng.


    Đình Long Hưng
    Ấp Long Thạnh, xã Long Hưng, huyện Châu Thành

    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 65 QĐ/BT ngày 16/1/1995)

    Là nơi đặt chỉ huy sở của tỉnh Mỹ Tho trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940. Đình còn là trụ sở cách mạng của tỉnh . Nơi lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên xuất hiện (23/11/1940 ), sau này trở thành cờ tổ quốc.

    Chùa Bửu Lâm
    phường 3, thành phố Mỹ Tho
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 61/1999 QĐ/BVHTT ngày 13/9/1999)
    Chùa Bửu Lâm là một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu nhất thế kỷ 19 ở đồng bằng sông Cửu Long . Về mặt lịch sử chùa còn là cơ sở cách mạng vững chắc của Thị Ủy Mỹ Tho trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
    Chùa Bửu Lâm là một ngôi chùa độc đáo của người Việt ở Nam Bộ. Chùa cũng là nơi hoạt động của nhiều nhà yêu nước nổi tiếng như Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh), Phan Chu Trinh.

    Chùa Vỉnh Tràng
    ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 114/VHQĐ ngày 30/8/1984)
    Chùa Vĩnh Tràng thuộc xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, trên khuôn viên rộng hơn 2.000m2 có nhiều cây xanh, cảnh đẹp. Đây là ngôi chùa lớn nhất tỉnh Tiền Giang.
    Chùa xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ XIX. Năm 1849 được nâng cấp thành ngôi chùa lớn và đặt tên là Vĩnh Tràng. Chùa mang dáng vẻ kiến trúc châu Á pha lẫn châu Âu. Sự kết hợp hài hòa hai phong cách kiến trúc Á- Âu đã tạo nên vẽ đẹp lộng lẫy mà thanh thoát nơi cửa Phật bởi những hàng đá hoa rực rỡ, với những bộ cột, những bức hoành được chạm khắc công phu?
    Tất cả phản ánh tinh hoa nghệ thuật điêu khắc Việt Nam 100 năm trước. Trong chùa có nhiều pho tượng quý ( 60 pho tượng bằng gỗ quý), đặt biệt bộ tượng Tập Bát La Hán được tạc vào năm 1907 là một thành tựu của nghệ thuật điêu khắc vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Chiến thắng Giồng Dứa
    xã Long Định, huyện Châu Thành
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 62/2003 QĐ-BVHTT)
    Chiến thắng Giồng Dứa là di tích lịch sử cách mạng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta giai đoạn 1945 - 1954.
    Nơi đây ngày 25/04/1947 dưới sự chỉ huy của đồng chí Trần Văn Trà - Khu Bộ trưởng Khu 8. Chi đội 17 bộ đội chủ lực của quân khu và đại đội khoá sinh Trường Quân chính khu 8 phối hợp cùng quân dân du kích Mỹ Tho đánh tiêu diệt đoàn xe công voa và đoàn xe Chính phủ bù nhìn Nam Kỳ tự trị.

    Chiến thắng Cổ cò

    Quốc lộ I, xã An Thái Đông, huyện Châu Thành
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 38/2001/QĐ-BVHTT ngày 12/7/2001)
    Trận Cổ Cò diễn ra ngày 22/01/1947 (nhằm ngày mùng 1 tết Đinh Hợi) là trận phục kích của chi đội 17 Quốc vệ đội Mỹ Tho và chi đội 18 đại đội Trường Quân chính khu 8 cùng du kích huyện Cái Bè đánh tiểu đoàn Leon cơ giới Pháp trên đường số 4 đoạn từ cầu Bà Tồn đến cách Mỹ Thuận 1km, chủ yếu ở khu vực Cổ Cò.
    Chiến thắng Cổ Cò góp phần chặn đứng âm mưu bình định nông thôn Nam Bộ của địch. Chiến thắng diễn ra giữa lúc quân dân ta đồng loạt nổ súng đánh quân xâm lược Pháp tại Hà Nội, Huế ... góp phần thúc đẩy khí thế đấu tranh cách mạng, tạo tin tưởng phấn khởi trong nhân dân từ địa phương đến cả nước quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn quân xâm lược.

    Chiến thắng Ấp Bắc
    ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 43 QĐ/BT ngày 7/1/1993)

    Ấp Bắc là một ấpnhỏ thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang), cách Tp.Mỹ Tho 20km về phía Tây. Nơi đây vào ngày 2/1/1963 đã diễn ra một trận đánh lớn của quân giải phóng miền Nam (hai tiểu đoàn 261 và 514 của bộ đội địa phương) cùng quân dân - du kích xã Tân Phú và các xã thuộc huyện Châu Thành.
    Trong trận đánh này, bộ đội và dân quân du kích đã bẻ gãy các chiến thuật " Trực thăng vận", " Thiết xa vận", "Bủa lưới phóng lao" của hơn bốn ngàn quân Mỹ-Nguỵ với nhiều chiếc máy bay, xe tăng và tàu chiến. Chiến thắng Ấp Bắc báo hiệu sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm cùng chiến lược " Chiến thắng đặc biệt " của Mỹ áp dụng ở Miền Nam Việt Nam thời kỳ 1961-1965.

    Bến đò Phú Mỹ
    ấp Phú Hữu, xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước
    (Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 921 QĐ/BT ngày 7/1/1993)

    Tại đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1947 - 1949 ) , thực dân Pháp đã bắt cán bộ chiến sĩ và nhân dân địa phương chặt đầu, xả thịt buột những người dân vô tội qua lại phải mua, nếu ai không mua chúng bắt và đem chặt đầu
  7. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Nem Lai Vung


    [​IMG]
    Nem Lai Vung là món ăn bình dân ngon có tiếng ở miền Tây, du khách một khi đã tới địa phận Đồng Tháp đều nghĩ tới chuyện mua vài chục nem làm quà cho người thân.
    Cô Tư Mặn và ông Mính Trãi quê Lai Vung không ngờ rằng món nem do họ làm ăn ?ochơi chơi? từ thập niên 1960 của thế kỷ trước qua bao năm lại được bà con ưa thích tới vậy. Lúc đó nem được làm chủ yếu để cúng kiếng, giỗ tiệc, lễ tết. Thịt làm nem là thịt heo đưa vào cối đá quết nhuyễn, da heo được lạng nhỏ thành từng miếng.
    Trộn lẫn các thứ thịt, bì, tiêu, ớt và lót kèm lá vông xong người ta gói lại bằng lá chuối để vài ngày cho lên men là thành món ăn đậm đà. Nem làm ngon và đúng cách phải đủ 8 phần thịt, 2 phần da bì, lót phải là lá vông và dây buộc nem phải bằng dây chuối. Sau này ăn thấy ngon miệng, dễ làm nên một số người Lai Vung mới quyết định học cách làm nem để bán.
    Ban đầu chỉ là bán nhỏ, lẻ, sau đó do truyền miệng nhau nên việc buôn bán nem được khếch trương lên theo các chiếc xe đò, chiếc phà miền Tây. và tới thập niên 1980 - 1990 nem Lai Vung thành mặt hàng bình dân có tên tuổi được ưa chuộng. Lúc đó lò nem nào cũng tưng bừng với cảnh trai tráng ngồi quết thịt, nữ ngồi cắt lá vông, lá chuối gói trái nem.
    Riêng cánh thanh niên thì tranh nhau tới các lò lấy nem bán theo các bến phà bắc Cần Thơ, bắc Mỹ Thuận, Vàm Cống. Mỗi ngày, một người có thể bán từ 2-4 thiên nem (1 thiên là 1.000 cái nem). Tới năm 2000, Lai Vung đã xuất hiện hàng chục lò nem tên tuổi như Hiệp, Quang, Chiến Ngoan, Hoàng Oanh, Ba Liêm, Út Thẳng, Tư Minh... Trong số đó không ít người nhờ nem trở thành triệu phú, tỉ phú như Út Thẳng, Chiến Ngoan, Năm Thơ.
    Nem Lai Vung có thể dùng ăn với cơm, bún, ăn tráng miệng nhưng ngon nhất là ăn với bánh mì. Chỉ có ăn với bánh mì mới bộc lộ được hết mùi vị ngon của nem. Và đã ăn một cái nem rồi thì cứ muốn ăn thêm cái nữa! Qua nhiều năm giá nem cũng không đổi bao nhiêu, nem nhỏ 1 chục (chục 10 cái) là 4.000đ, nem lớn 1 chục 8.000đ, các loại nem đặc biệt 1 chục từ 10.000 - 15.000đ.
    Ngày nay do cạnh tranh nhau dẫn tới thiếu nguyên liệu nên lá vông được thay bằng lá tầm ruột, dây ni lông buộc thay dây chuối. Thịt, da heo người ta không dùng tay làm thủ công nữa mà đưa vào máy xay nhuyễn. Tuy có một vài thay đổi nhỏ nhưng mùi vị vẫn vậy. Duy có người khó tính, lớn tuổi lại hay chắc lưỡi nhớ đến chiếc nem ngày nào!
  8. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Mắm tôm chà Gò Công


    [​IMG]
    Vụ lúa mùa ở Gò Công (Tiền Giang) vào tháng 10 âm lịch cũng là lúc người nông dân thu hoạch tôm bạc.
    Tôm bạc dùng làm mắm phải thật tươi ngon, sau khi cắt bỏ phần đầu nhọn và mắt, đem ngâm trong rượu đế chừng mươi phút. Sau đó rửa sạch lại tôm và cho vào cối đá giã mịn và nêm nếm đường, tỏi, ớt thật đều tay. Các công đoạn trên phải làm thật nhanh, lúc tôm còn tươi mới đạt chất lượng mắm sau này.
    Kế đó đem hỗn hợp trên phơi nắng gắt trong 1 tuần lễ, rồi lại cho vào rổ, rá tre chà xát để lấy phần tinh bột của tôm và gia vị, có lẽ vì vậy mà thứ mắm tuyệt hảo trên có tên mắm tôm chà!
    Tiếp tục phơi nắng độ nửa tháng, trong giai đoạn này người ta dùng vá, đũa tre quậy liên tục cho mắm tôm hấp thụ ánh nắng mặt trời, cuối cùng cho vào hũ sành để dành ăn dần. Mắm tôm chà thường dùng để ăn với bún, kèm rau thơm và thịt ba chỉ luộc. Mắm tôm chà Gò Công có mặt khắp các siêu thị ở Việt Nam.
  9. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Hủ tiếu Mỹ Tho
    [​IMG]
    Du khách về miền Tây Nam Bộ mà không ghé lại Tiền Giang để tham quan ngắm cảnh và ăn những món ăn dân dã miệt vườn là điều thiệt thòi lớn. Một trong các món ăn ngon của miền sông nước được nhiều người ưa chuộng là món hủ tiếu Mỹ Tho.
    Hủ tiếu Mỹ Tho khác với hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò xứ Huế? ở chỗ không ăn với xà lách, dấm, rau ghém mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương? Điều làm nên hương vị riêng cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người "bén mùi" kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự hoàn thiện từ khâu chọn bột gạo làm ra cọng bánh đến nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho.

    Nhiều người cho biết, hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như tàu hương, nàng thơm chợ Đào). Đây là vùng trồng lúa thơm địa phương thuộc xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho. Nhưng hủ tiếu ngon phải là bánh khô, khi nấu trụng sơ qua nước sôi, thơm mỡ hành phi, cọng trong trông bóng mắt.

    Nồi nước lèo trong veo thơm lừng mùi tôm khô, mùi mực nướng, mùi hành phi... xương ống, giò heo và sườn non được hầm mềm rụi, những sợi hủ tiếu nhỏ như sợi bún, độ dai vừa phải không như hủ tiếu bột lọc quá dai, hủ tiếu mềm quá bở.

    Hủ tiếu trụng nước sôi vừa mềm thì trút ngay vào chiếc tô, người bán hàng bỏ thêm giá, hẹ, sườn hoặc giò heo, bao tử, gan, mực non nướng, củ cải trắng, củ cải đỏ, hành phi, hành lá xắt nhỏ, củ hành tươi, cải bắc thảo, tiêu và sau cùng thì tưới lên một muôi nước lèo.

    Hủ tiếu ăn nóng mới ngon. Giá trắng, hẹ xanh hoà với màu đỏ của củ cải, sườn và gan béo ngậy, mực và bao tử giòn giòn, sợi hủ tiếu dai dai, mát mịn, người ăn có thể bỏ thêm gia vị như xì dầu, chanh, tiêu, ớt... có khi xin thêm nước lèo, giá, rau thì người bán vui vẻ "bổ sung" mà không tính thêm tiền.

    Hồi trước, hủ tiếu Mỹ Tho ngoài thịt, lòng còn có con tôm chẻ đôi bày lên mặt tô trông rất bắt mắt. Bây giờ thay con tôm bằng miếng sườn hay cặp trứng cút.

    Ngón gia truyền không ai chịu hé răng. Hơn kém nhau còn tuỳ thuộc vào nồi nước lèo. Về cơ bản, chất ngọt của nước lèo từ xương ống hầm kỹ, thịt và khô mực nướng cùng một số nguyên liệu và gia vị đặc trưng được các đầu bếp gia giảm theo khẩu vị của khách hàng. mỗi lần mở nắp nồi hầm chan bánh, hương thơm toả ra ngào ngạt mời gọi khách khiến người qua đường cầm lòng không đậu. Vì vậy mà, dù cho hàng quán vùng Cầu Quay đến vườn hoa Lạc Hồng tuy tuềnh toàng nhưng khách vẫn cứ nườm nượp.

    u?c meoCara s?a vo 15:48 ngy 30/12/2006
  10. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Cá cơm-món ăn bình dân
    tiệc, giỗ của người Gò Công chính gốc.
    [​IMG]

    Trong các buổi tiệc, giỗ ở miền quê Gò Công (Tiền Giang), ngoài những thức ăn thịt, cá ê hề, chủ nhà thường dọn kèm mỗi bàn vài ba thố mắm cá cơm chua cùng bún, rau sống. Giản dị như vậy, nhưng món mắm chua luôn lôi cuốn khách bằng hương vị đậm đà, dân dã?
    Vào những tháng mưa nhiều, cá cơm đẻ rộ, sản lượng đánh bắt nhiều vô kể. Ngư dân làm mắm dùng trong gia đình khá đơn giản: ướp từng lớp cá với muối theo tỷ lệ vừa phải, đựng trong khạp gọi là mắm sống, để dành ăn lâu dài. Nổi tiếng cả nước là nước mắm cá cơm Nam Ô. Nam Ô là một làng nhỏ ngay trên quốc lộ 1, thuộc thành phố Đà Nẵng. Vào tháng 3, ngư dân tập trung đánh bắt loại cá cơm than, trộn với muối Cà Ná hạt to cho vào chum, vại gài đậy kín. Khoảng 6 tháng sau trộn cá muối lại và khi trên mặt chum xuất hiện lớp men màu trắng thì lấy vải mịn để lọc. Nước mắm Nam Ô có màu cánh gián, độ đạm cao, thơm ngon đặc biệt.
    Một món ăn ngon được chế biến công phu từ cá cơm là? nem. Cắt đầu và phần bụng cá, bỏ ruột, rửa sạch, ngâm nước muối cho cá nhũn ra, gỡ bỏ xương, ngâm lại với nước dừa cho thấm chất ngọt. Vớt để ráo nước, gói cá vào vải mùng vắt khô, quết nhuyễn với tỏi nướng, cá sẽ dai và thơm. Trung bình 1 kg cá cần 50 g tỏi cùng với muối, đường, tiêu hột, bột màu thực phẩm, tỏi sống xắt lát mỏng, trộn đều với cá và gia vị rồi vo viên cỡ ngón tay cái, thoa ngoài bằng mỡ nước. Dùng vài lá chùm ruột gói viên cá, ngoài là lá vông, lá chuối, cột dây chữ thập thật chặt. Sau một tuần là ăn được. Nem cá cơm dễ tiêu, hàm lượng dinh dưỡng cao.
    Món mắm cá cơm chua ăn cùng bún, rau sống thường lôi cuốn khách trong các bữa tiệc.Cách chế biến cũng không khó. Cá cơm cắt đầu, bỏ ruột, chà bằng rổ tre cho sạch vảy. Để ráo nước, rải phơi nắng vừa độ dai và trong. Đâm nhuyễn tỏi, ớt vừa khẩu vị trộn đều với cá, sắp khéo vào hũ thủy tinh, nấu nước mắm ngon cùng đường cát trắng cho sôi, để nguội đổ ngập cá. Mía chặt lóng chẻ tư gài ép cá không cho nổi, đậy kín. Bình quân 2 kg cá cơm khi thành phẩm còn độ 1 kg mắm. Để từ 10 đến 15 ngày, mắm có mùi thơm là dùng được. Khi ăn, xắt khóm miếng nhỏ, rim đường cát cho dẻo, đu đủ xanh bào sợi bóp muối, vắt khô sẽ giòn và không làm nát cá. Trộn các thứ với mắm, thêm chanh, ớt tuỳ thích. Nếu trộn để hai ngày sau mắm sẽ chua và thơm ngon hơn. Ăn kèm thịt phay luộc, bún, khế, chuối hột non, dưa leo và các loại rau thơm. Những vị này hoà lẫn nhau tạo cảm giác rất ngon miệng, trên hết vẫn là hương mắm cá cơm ngọt dịu, đằm thắm chất quê.
    Tuy là món ăn bình dân dễ chế biến, nhưng mắm cá cơm chua rất được ưa chuộng và thường không thiếu vắng trong các buổi
    Được meoCara sửa chữa / chuyển vào 15:57 ngày 30/12/2006

Chia sẻ trang này