1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Miền đất Tiền Giang

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi smooth_life, 30/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. candy.meo

    candy.meo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Kêu bằng cách nào đây trời ? Ít ra cũng phải để lại cái gì cho tui níu áo chứ trời
  2. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc tờ báo mới, có 1 bài viết về ngôi nhà cổ đẹp ghê, lấy máy chụp lại nà ....
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. uyendinh

    uyendinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    2.497
    Đã được thích:
    0
    Hôm thứ bảy có đi Tiền giang ăn đám giỗ. Được tiếp đón niềm nở chưa từng thấy trong đời. Đi ghe tren sông mà cứ sợ ......chết đuối. Không biết bơi mà. Vào vườn trái cây tha hồ mà vơ vét. Lúc ra về tay xách nách mang cứ y như con buôn, đi buôn sỉ trái cây ấy, buốn cười lắm. Công nhận lâu lâu mới có một ngày vui và thoải mái đến vậy.
  4. coconutland

    coconutland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Nhãn Nhị Quý
    [​IMG]
    Đã từ lâu, địa danh Nhị Quí thuộc huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang gắn liền với một loại đặc sản nổi tiếng, đó là nhãn. Tuy nhiên ở Nhị Quí không phải nơi nào cũng có trồng nhãn mà phần lớn tập trung ở các ấp Quí Thành, Quí Chánh và Quí Lợi. Các ấp khác cũng có trồng nhưng không đáng kể.
    Vào giữa mùa hè oi bức, giữa cái nóng cháy người ở vùng đất cát giồng, bạn hãy dừng lại một vườn nhãn. Chủ vườn sẽ niềm nở đón tiếp và mời bạn dùng một dĩa đầy ắp những loại nhãn to ở đây. Nhưng muốn thú vị hơn, bạn hãy tham quan những vườn nhãn Nhị Quí, tận hưởng không khí trong lành của một vùng đất được những cánh đồng lúa xanh bát ngát bao bọc chung quanh. Nhãn ở đây có rất nhiều loại, nhưng tựu chung có 4 loại chính: nhãn da bò, nhãn tiêu quế, nhãn xuồng cơm vàng, long nhãn. Mỗi loại có hương vị riêng tuỳ theo khẩu vị của từng người.
    Nhãn bắt đầu ra hoa vào khoảng tháng 4-5 dương lịch. Hình thức ra hoa cũng giống như cây phượng, nghĩa là mỗi ngọn cho ra một chùm hoa, mỗi chùm phân ra nhiều nhánh nhỏ, trên đầu mỗi nhánh đều có hoa. Hoa nhãn màu vàng lợt và có 4-5 cánh nhỏ. Ngắm hoa nhãn thích nhất là lúc mặt trời vừa mọc, khi mà hạt sương còn đọng lại trên hoa, lúc ấy, có hàng đàn ong đến hút mật tạo nên một khung cảnh rất đẹp và nên thơ. Phần lớn, người ta nuôi ong tại khu vườn của mình. Dưới mỗi gốc cây, người ta đặt một thùng để ong làm tổ. Đây là nguồn thu nhập đáng kể, sau nhãn.
    Đến tháng 7-8 dương lịch, nhãn bắt đầu chín. Nhãn ở đây thứ nào cũng lớn rái, nhỏ hột, cơm dày và mỏng vỏ. Có lẽ vì điều này mà nhãn Nhị Quí sớm có tiếng. Khi nhãn chín đượm một màu vàng sẫm tươi (riêng long nhãn có màu vàng nhạt) mùi thơm tỏa ngào ngạt. Bóc vỏ một trái nhãn, bạn sẽ thấy cơm nhãn màu trắng đục, cho vào miệng thì ngọt vô cùng. Hạt nhãn màu nâu sẫm. Riêng nhãn tiêu có hột rất nhỏ, cỡ đầu đũa.
    Vào mùa nhãn chín, nhà nào cũng chất đầy nhãn chín đã được phân loại, chuẩn bị đưa lên thành phố Hồ Chí Minh. Bữa cơm ở đây, ngoài những món ăn, người ta thường đặt một dĩa nhãn chín, thơm lừng vừa hái xuống để tráng miệng. Nhãn là món tráng miệng rất khoái khẩu sau các buổi tiệc hoặc chỉ bữa ăn đạm bạc. Ngoài ra, nhãn dùng để bày ở phòng khách, chưng trên bàn thờ rất đẹp.
    [​IMG]
    Do lúc nhãn chín trùng vào dịp nghỉ hè nên có nhiều nhóm học sinh tổ chức những cuộc picnic tại vườn nhãn. Người dân xứ nhãn rất hiếu khách không ngại chuyện tiền nong. Tuy nhiên, những năm qua, do giá cả bấp bênh nên một số chủ vườn đã chuyển sang trồng một số loại cây khác hoặc nuôi cá, diện tích đất trồng nhãn có giảm đi đôi chút.
    Có dịp về Nhị Quí trong mùa nhãn, bạn đi dọc theo những con đường mòn, qua những vườn nhãn bạt ngàn, nối tiếp nhau mới hiểu được vì sao nhắc đến Nhị Quí, nhiều người liên tưởng đến ngay đến nhãn.
  5. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Tháng 4 trên công trường cầu Rạch Miễu
    [​IMG]
    Những ngày cuối tháng 4, chúng tôi đến thăm công trường cầu Rạch Miễu, nơi mà những kỹ sư và công nhân Việt Nam lần đầu tiên đảm trách một nhiệm vụ khá nặng nề là thiết kế và xây dựng chiếc cầu treo tầm cỡ vượt sông Tiền nối liền hai bờ Tiền Giang và Bến Tre. Dưới cái nắng và cái nóng của mùa khô đồng bằng sông Cửu Long năm nay, chúng tôi thật sự cảm nhận và cảm thông với nỗi vất vả của lực lượng xây dựng công trình đang tranh thủ đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành kế hoạch thông xe kỹ thuật vào cuối năm nay.
    [​IMG]
    Xuất phát từ bờ Bến Tre, chiếc ca nô của công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu nhẹ nhàng lướt sóng vượt sông Tiền đưa chúng tôi đến công trường thi công xây dựng cầu Rạch Miễu. Từ giữa dòng sông Tiền nhìn về phía công trình, dễ dàng nhận ra dáng vẻ của chiếu cầu treo đang dần định hình vừa đẹp, thơ mộng và hoành tráng. Đó là niềm tự hào của cấp ủy, chính quyền và nhân dân hai địa phương Bến Tre và Tiền Giang khi thấy công trình cầu Rạch Miễu - niềm mong ước bấy lâu sắp thành hiện thực. Và càng tự hào hơn, đó chính là thành quả khẳng định trình độ khoa học kỹ thuật ở một tầm cao mới của các kỹ sư và công nhân Việt Nam. Phó Giám đốc công ty BOT cầu Rạch Miễu Vũ Quốc Minh giới thiệu: Dự án xây dựng cầu Rạch Miễunằm trên Quốc lộ 60 nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Dự án nằm cách TP. Hồ Chí Minh 80 Km và cách ngã ba Trung Lương (quốc lộ 1A) 03 Km. Toàn tuyến có chiều dài 8.331m, điểm đầu dự án nối vào quốc lộ 60 tại cầu K120 (Tiền Giang), điểm cuối dự án nối vào quốc lộ 60, lý trình Km 08 + 331 tại thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành (Bến Tre); chiều dài cầu 2.878m, tỉnh không thông thuyền 37,5m, tổng kinh phí dự án gần một nghìn tỷ đồng (vốn NSNN chiếm 58%), cơ quan chủ quản là Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó, chủ đầu tư phần vốn BOT là liên doanh ba Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 01, 05, 06. Sự phối hợp giữa ba tổng công ty này mỗi tổng đảm trách một hạng mục. Đó là, Cienco 01 đảm trách thi công cầu dây văng và các trụ từ T16 đến T24; Cienco 05 đảm trách đúc hẫng và các trụ từ T39 đến M58 (mố 58); Cienco 06 đảm trách đúc dầm Super T và các trụ từ MO đến trụ T15 và từ trụ T25 đến trụ T29. Tầm quan trọng của dự án là tạo điều kiện lưu thông, trao đổi hàng hóa nối liền TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Trong đó, đặc biệt là tỉnh Bến Tre sẽ phá được Thế cù lao làm cuộc Đồng Khởi mới trong phát triển kinh tế - xã hội.
    Phó Giám đốc Minh cho biết thêm: tiến độ hoàn thành công trình có phần hơi chậm so với kế hoạch vì công trình được khởi công nhân kỷ niệm 27 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/2002), nhưng thực chất bắt tay vào chính thức thi công là tháng 7/2004. Đây là chiếc cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế và thi công, cho nên lực lượng đảm trách công trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm vì phải tiếp cận công nghệ mới, kỹ thuật mới với mục tiêu là đảm bảo chất lượng công trình. Theo đó, với khối lượng công việc khá lớn như đã giới thiệu, cả 3 tổng công ty huy động toàn bộ lực lượng trên 500 công nhân lành nghề hội tụ cả ba miền Nam, Trung, Bắc và gần 60 kỹ sư phụ trách kỹ thuật, có lúc tập trung làm cả ca đêm để đẩy nhanh tiến độ, đáp lại lòng mong mỏi của hai địa phương. Qua gần ba năm tiến hành xây dựng, đến nay công việc đã hoàn tất trên 60%. Tuy nhiên, theo Trưởng phòng kỹ thuật công ty BOT cầu Rạch Miễu Lê Việt Hòa thì gần 40% công việc còn lại là giai đoạn cực kỳ quan trọng phải tập trung nước rút. Đó là, hai trụ tháp dây văng (T18, T19), đã thi công được 84 m/ 106 m rất công phu, đòi hỏi sự chính xác rất cao về kỹ thuật để tạo thuận lợi cho giai đoạn cuối là hợp long nối nhịp thông xe kỹ thuật vào cuối năm nay.
    Tại bờ Mỹ Tho (Tiền Giang) đã hơn 11 giờ trưa mà không khí lao động trên công trường vẫn tất bật, khẩn trương. Kỹ sư trẻ Bùi Quang Trung, Phó Ban chỉ huy công trường đội cầu 05, công ty cầu 14, quê ở Gia Lâm (Hà Nội) cho biết: Đội anh có gần 100 công nhân chịu trách nhiệm thi công một nửa phần dầm, dây văng và trụ tháp T18. Đến thời điểm này, phần công việc của trụ tháp T18 đã thực hiện được 21/26 đốt, chuẩn bị bước vào thi công đốt Ko (điểm nối trụ tháp và mặt cầu). Anh Trung hướng dẫn chúng tôi lên độ cao 90 m, nơi các công nhân đang khẩn trương lắp đặt hệ đà giáo thi công đốt đầu tiên đốt Ko. Thời tiết những ngày cuối tháng tư - mùa khô của Nam bộ thật khắc nghiệt. Trời không chút gió, nhiệt độ trung bình 36 đến 37 độ. Ở độ cao 90 m mới thấy hết cái nóng cháy da và sự nhiệt tâm của các công nhân. Đang cùng với các công nhân thi công đốt Ko, Nguyễn Văn Hoàng, quê ở Thái Bình tâm sự: Em có phần ưu tiên hơn các bạn đồng nghiệp khác là năm nay về thăm quê đến hai lần. Hoàng cười và tiếp về để cưới vợ, nhưng sau một tháng là em trở lại công trường ngay để cùng với anh em tiếp tục công việc đang trong giai đoạn nước rút. Vất vả là thế, nhưng khi nghĩ đến chiếc cầu dây văng ''made in Việt Nam '' lần đầu tiên được tham gia thi công là cảm thấy vui sướng và quên hết vất vả.
    Rời đội cầu 05 đã gần 12 giờ trưa, chúng tôi đến cồn Thới Sơn nơi đội cầu 12 (Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 01), đang đảm trách nhiệm vụ thi công trụ tháp T19 và nửa cầu dây văng còn lại. Một bộ phận công nhân vẫn chưa nghỉ trưa mà đang tranh thủ hoàn thành hệ thống đà giáo Ko. Kỹ sư Nguyễn Tiến Tuân, quê ở Hà Tây cho biết: Đội chúng tôi có 80 công nhân, phần việc chúng tôi đảm nhận đã hoàn thành song song với đội cầu 05 là trụ tháp T19 cũng đã hoàn thành 21/26 đốt, đang triển khai đốt Ko. Có nghĩa là khối lượng được giao đã hoàn thành 70 %. Tuân tâm sự : các anh thấy đấy lính cầu đường đã quen sống tạm bợ, nay đây, mai đó và vất vả lắm. Anh em chúng tôi chịu nắng quen rồi, vì phải tranh thủ mùa khô để đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành theo hế hoạch đã định.
    Thời điểm hiện nay là thời điểm công trình đang chạy đua nước rút để dự phòng điều kiện mưa sớm có khả năng làm gián đoạn tiến độ thi công. Phó Giám đốc Vũ Quốc Minh khẳng định: Theo tiến độ thi công thuận lợi như hiện nay; đồng thời với lực lượng kỹ sư, công nhân trẻ, có tay nghề cao tôi chắc chắn rằng công trình sẽ hoàn thành và thông xe kỹ thuật đúng như kế hoạch vào ngày 31/12 năm nay. Áp lực lớn nhất của chúng tôi hiện tại không phải là nỗi lo công việc mà chính là nguyện vọng và tình cảm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre rất gắn bó với chúng tôi, trông từng ngày cầu được nối liền hai bờ. Gần ba mươi năm trong nghề xây dựng công trình giao thông, làm công trình ở nhiều nơi nhưng chưa bao giờ tôi nhận thấy được tình cảm sâu sắc của chính quyền và người dân đối với chúng tôi một cách ấm áp như ở Tiền Giang và Bến Tre. Cảm động nhất là dịp Tết Nguyên đán vừa qua, chính quyền và nhân dân Bến Tre đã đến tận trụ sở công ty chúc tết và tặng mỗi công nhân một phần quà. Đây là niềm động viên thật to lớn, khích lệ chúng tôi, dù có vất vả, khó khăn đến đâu lực lượng những người xây dựng công trình cũng quyết tâm vượt qua để đáp lại tình cảm cao quý đó, đáp lại nguyện vọng của cấp ủy, chính quyền hai địa phương Tiền Giang và Bến Tre là sẽ hoàn thành cầu Rạch Miễu vào cuối năm nay - Phó Giám đốc Minh bộc bạch.
  6. polaris711

    polaris711 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    --------------
    Còn nữa chứ: DI TÍCH LỊCH SỬ: CHIẾN THẮNG RẠCH GẰM XOÀI MÚT, Nguyễn Huệ đánh bại quân Xiêm. P nhớ ko lầm là vào năm 1879 thì phải?!
  7. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Người Miền Tây ủng hộ đội tuyển VN:
    [​IMG]
    Link: http://www.nld.com.vn/tintuc/the-thao/195912.asp
  8. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Tiền Giang ngày xưa nổi tiếng về bánh kẹo với 1 đầu phà của Bắc Vĩnh Long- Tiền Giang. Hôm bữa mình ghé tiệm Vân Mập nhìn quầy bánh này nhớ lại thời huy hòang của các tiệm bánh ngày xưa ghê . Nhớ nhất là quán Ông Mập. Ông Mập bán nem, Ông Mập bán bánh tráng sữa ... hìhì ... quán nào cũng có chữ Mập thì mới làm ăn phát đạt hay sao á !
    [​IMG]

Chia sẻ trang này