1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Miền ký ức _ Nam Định

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi sentrang55, 30/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sentrang55

    sentrang55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Miền ký ức _ Nam Định

    Ký ức về Nam ĐỊnh là những ngày rong ruổi trên con xe đạp từ nhà đến trường và từ trường tạt qua các thể loại hàng quà vặt về nhà. Quà vặt của bọn em khi thì là cốc chè thập cẩm, khi thì là ốc luộc, khi thì là bánh rán, khi thì là bún tiết, bún đũa... Mỗi món quà đều thấm đượm hương vị rất riêng của Nam Định mà không đâu có được. Để những tháng ngày xa quê hương, ăn gì, nếm gì cũng so sánh: Ôi, món này ở Nam ĐỊnh nhà em ngon hơn nhiều...
  2. DAVICA

    DAVICA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2007
    Bài viết:
    826
    Đã được thích:
    0
    NĐ có 1 loại đặc sản tên là bánh nhãn, không phải được làm từ long nhãn hay có hương thơm của nhãn mà chỉ bởi những chiếc bánh này giống hệt như quả nhãn. Chất liệu làm bánh này chính là một trong những sản phẩm nông sản nổi tiếng của vùng đất nông nghiệp giàu có của tỉnh Nam Định. Đó là thứ bột làm từ loại gạo nếp hương hay nếp cái hoa vàng Hải Hậu từng nổi tiếng trong nước và được xuất khẩu ra nước ngoài.
    Người Hải Hậu rất tự hào về đặc sản quê hương. Bánh nhãn Hải Hậu góp phần làm phong phú nghệ thuật ẩm thực vùng lúa nước, tôn vinh tài nghệ những người nông dân không chỉ biết ăn no, mặc ấm mà còn biết mặc đẹp ăn ngon. Trong văn hóa bánh, quà nói riêng và văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung, mỗi một đặc sản các vùng quê khác nhau đều có một vị trí xứng đáng, cùng nhau tôn vinh nền văn hóa dân gian Việt Nam.
  3. sentrang55

    sentrang55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Ký ức về Nam ĐỊnh là những trận mưa rào mỗi mùa hè. Chẳng chịu đạp xe trên con phố róc nước mà lại chọn những con phố ngập lụt như Hàng Tiện để đi. Sợ nhất là mỗi lần xe máy chạy qua, tạt cho một nhát, ướt nhoèn. Sợ nữa là trong lũ đi cùng có 1,2 đứa đạp quá chậm, lại phải đứng chờ... Mà đứng chờ cũng có nghệ thuật của nó... cứ ít nhất 2 đứa một vẫn ung dung ngồi trên xe nhưng bám vào nhau một cách vững chắc... Tiếng cười, tiếng nói vang khắp một khu phố...
  4. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1

    Ấy là con đường cà khổ năm nhăm. Con đường liên huyện nối trung tâm thành phố với các huyện bên kia con sông Đào. Không nhớ nó có tự bao giờ. Nội vẫn bảo hồicòn thằng Tây mèo (mắt xanh) đóng ở bốt giáp Tư con đường ấy đã được rải đá hộc - thứ đá to bản chưa được đập vụn và dẫm lên thì đau đến chết chân. Hồi trẻ, Nội khoe, rững bận gánh dưa lên tỉnh bán, chân đau quá Nội phải kiếm cái lốp cao su cắt ra thành đôi tông để đi lên cho đỡ đau. Con đường từ quê lên tỉnh cả chục cây số, bây giờ mỗi lần tôi về vi vu xe máy cũng mất cả đôi chục phút thế mà hồi Nội, Nội gánh bộ những gánh dưa (hấu) để đem lên tỉnh bán kiếm chút đỉnh. Cũng chẳng hiểu bán có được nhiều tiền không nhưng cứ mỗi lần đi tỉnh, Nội lại cho cả nhà cải thiện một cái gì đó. Tôi vẫn nhớ, đúng vào năm tôi lên huyện học cấp ba, con đường đó được làm lại. Những hố ổ voi trước đó được lấp đi, san phẳng và khá khang trang to đẹp (so với đường cũ). Thằng cu Dương - bí thư lớp hồi đó vẫn bảo: Đây mới là con đê chính của dòng sông nhân tạo bên trái kia ( sông Đào). Khúc ngoặt chữ S gần phố huyện cũng được nắn lại cho phẳng hơn và phố huyện được mở rộng hơn. Hồi nớ, sao cứ phục tay Dương đó mãi. Đúng là cái đê sông kia cần có con đường này hộ thêm. (Chẳng phải khúc chảy về kia của con sông Hồng gần đến Cổ Lễ đê và đường hạp làm 1 đấy thôi? Nhỉ?).Được cái,ơn giời từ bé đến nhớn chưa phải gặp cảnh lụt lội nào do vỡ đê cả. Ơn Đảng! Thế rồi thì huyện về, phố huyện được mở rộng hơn, con đường chạy qua huyện cũng được mở rộng. Năm nớ từ Hà Nội về, cứ ngưỡng mộ mãi. Phố huyện rộng thế cơ mà. UBND cũng đẹp nữa, nhưng tiếc là cái sân bóng trường huỵên bây giờ không còn nữa. ...
    (continue...)
  5. sentrang55

    sentrang55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Bềnh bồng bềnh bồng bè ai nhẹ lướt ớ ơ
    Hơ hơ hơ ơ hơ qua bến bến Đò Quan
    Dô khoan dô khoan mà lắng nghe sóng nước âm vang tình người
    Bến nước quê tôi ai qua rồi chẳng nhớ
    Nhớ tiếng còi tầm xôn xang trong lòng người thợ
    Niềm vui rộng mở hòa cùng máy sợi máy tơ
    Dệt trọn ước mơ của người chiến sĩ năm xưa
    Ơ Dệt trọn ước mơ của người chiến sĩ năm xưa,
    thân mang gông miệng ngâm thơ đuổi quân giặc nước
    Về bến hôm nay kìa bè xuôi kia gió ngưọc
    Nhộn nhịp như cánh thoi đưa như thuyền bơi chảy hội mùa
    Hỡi ai xưa còn nhớ bao kiếp người tha phương
    Thân đau thương dưới màn sương gió
    Chân bước xuống tàu mà lòng quặn đau khôn tả
    Vọng lời thở than nước mắt nhòa trong mưa
    Nay thỏa ước mơ bao đời hăng mơ ước
    Ta như cánh chim trời vẫy vùng cùng đất nước
    Ta như cánh buồm vượt lộng gió vượt nẻo trùng khơi
    Náo nức ? ? bến nước quê tôi
    Bát ngát tiếng cười bến cảng đông vui
    Ngọt lịm giọng hò bao lưu luyến mình ơi
    Đó là bài "Qua bến Đò Quan" của Thái Cơ. Mỗi lần nghe bài hát này em không khỏi xúc động và tự hào về đất Nam Định, trời Nam Định và người Nam Định. Cái bến Đò Quan không còn nữa rồi. Thay vào đó là cây cầu Đò Quan hiện đại nối 2 bờ con sông Đào thơ mộng trong mắt em. Tiếng thoi đưa của nhà máy tơ, máy dệt cũng chẳng còn đều đặn kẽo kẹt như xưa nữa. Nhưng tiếng còi tầm thì vẫn còn đó. Nam Định quê em bây giờ không còn thịnh về nghề dệt nữa, nhưng thành phố cũng chuyển mình rất nhanh sang nghề may... có mấy ai không biết đến sản phẩm may Sông Hồng của Nam Định đâu nhỉ...
  6. sentrang55

    sentrang55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Là cái hồi lớp 7, nhân ngày 20/11, thay vì đến thăm thầy cô giáo, lớp em nói dối tập thể để đi chơi núi Gôi và núi Thiên Hương (Phủ Dày). Cả lớp em tụ tập ở tại trường Lý Tự Trọng, ở khu Mỹ Trọng, Nam Định ý. Từ địa điểm đó tới núi Gôi cũng phải 12km chứ chả phải vừa. 12km, xe đạp, cậu nhỏ, cô nhỏ lớp 7, lũn cũn, kĩu kịt đèo nhau trên những chiếc xe Nam Hà... Vừa đi vừa cười nói líu lo. Đến đến núi Gôi, ôi, lần đầu tiên trong đời được nhìn thấy núi... Núi cao thế chứ (chả biết rằng núi Gôi thấp tè... so với các núi khác thì nó chả khác gì quả đồi). Bọn em mừng vui gửi xe rồi leo vèo vèo lên đỉnh núi. Lên tới đỉnh rồi, có đứa hiếu động chạy vèo vèo xuống sườn núi. Hik... đâu biết rằng... chạy từ trên cao xuống sẽ chịu thêm lực hút... không thể kiểm soát được bước chạy... có bạn đã ngã nhào... xước hết cả chân tay, chảy máu... cả bọn tròn hết cả mắt, hoảng hồn... May mà không có thêm đứa nào bị ngã nữa... Bọn em tha thẩn chơi với nhau đến chiều chiều thì lượn về.
    Tưởng vụ nói dối chót lọt, nào ngờ, chả hiểu kiểu gì mà cô giáo chủ nhiệm lại biết, bắt cả lớp viết bản kiểm điểm và gửi về phụ huynh ký... hik... cả lớp được bữa toát cả mồ hôi... kinh luôn... từ đó trở đi, chả dám tự ý tổ chức đi chơi đâu với nhau nữa...
  7. phamminhtri

    phamminhtri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Nam ĐỊnh ư !! Là nơi chốn dấu tuổi thơ của tôi , là vùng trời bình yên mỗi khi tôi đạp xe trên phố ,lặng ngắm hồ Vị xuyên và xúc động trước tượng đàu Trần Hưng Đạo .
    Nơi ấy cũng có một người con gái mà tôi đem lòng yêu say đắm nhưg lại chẳng bao giờ nói được với cô ấy dù chỉ một câu nói yêu thương .
    Nơi ấy chứa đựng bao nỗi uất hờn mà cái khi tôi còn mãi đũng quần trên ghế nhà trường đã không ít lần tự nhủ rằng sẽ đi thật xa và không bao giờ trở về nơi ấy.Nhưng cũng chính nơi ấy là những hình ảnh dỗn dập hiện về trong những đêm dài thao thức trên đất Kinh Kỳ,là bao nỗi thường trực và khắc khoải trong lòng mỗi người con xa xứ.
  8. sentrang55

    sentrang55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Là nơi một thời trên mọi bức tường ở khu công cộng đều có dòng chữ: Người Thành Nam nói lời hay, làm việc tốt. Chẳng hiểu sao giờ không còn nữa...
  9. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Cái này tớ đã post ở một box khác, tớ gửi lại ở đây để đôi khi nhắc nhở mình. Nếu vi phạm quy định ttvnol thì mod cứ xoá nhé.
    Tớ gọi cái này của tớ là giấc mơ, nhưng nếu nói là ký ức thì nó phù hợp hơn.
    6 tuổi, học lớp 1 trường làng, cuộc sống đối với nó thật đơn giản.
    Như bao đứa trẻ nông thôn khác.
    Làng nó cũng chỉ vài thôn, và cái lớp học của nó cũng chắp vá, ghép gộp trẻ con của mấy làng lân cận, bữa thì cô giáo nghỉ, bữa thì học sinh nghỉ... Mỗi buổi học lớp cứ vắng vẻ, lèo tèo.
    Trẻ con bọn nó thật lắm chuyện, hôm nào đến lớp học cũng cãi nhau ỏm tỏi, đứa khoe cái này, đứa khoe cái khác, rồi cãi nhau xem cái nào hay hơn, cái nào đẹp hơn... Cô giáo cũng tất bật và nhiều khi quát tướng lên mỗi khi cô kêu khản cả giọng mà không lôi được bọn chúng vào lớp, hồi đó thì nó chưa biết, nhưng nghĩ lại, ngoài trách nhiệm ra, chắc cô cũng yêu quý bọn chúng nhiều.
    Cuộc sống khó khăn, người lớn còn phải lo toan, bươn chải. Bọn trẻ con chúng nó hầu như hoàn toàn tự túc trong việc học hành.
    Mà bọn chúng thì nào biết nghĩ cái gì, những trò chơi đánh khăng, đánh đáo, ô quan, lò cò, cướp cờ, nhảy dây, đá bóng... đã chiềm hết thời gian của bọn chúng. Lớp học hình như là nơi để những cái đó diễn ra sôi nổi, sinh động hơn.
    Từ cái lớp học trường làng ấy, giấc mơ đầu tiên của nó xuất hiện.
    (to be continue... he he... )
  10. DAVICA

    DAVICA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2007
    Bài viết:
    826
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa trẻ con quê minh hay chơi trò chơi dân gian như nu na nu nống, bịt mắt bắt dê, Rồng rắn lên mây, bắn bòm, đá boong, trận giả, nhảy dây, chơi chuyền, khăng, chơi cù quay, rồi tắm sông, trèo cây, .... thật là vui.
    Hàng năm cứ đến dịp Tết Trung Thu, không khí rộn ràng lại tràn ngập trên khắp vùng quê. Rồi cắm trại trông trăng, cả khu cắm trại như chìm ngập trong không gian lung linh, lấp lánh đèn hoa rực rỡ, những đoàn người xe nối tiếp nhau, những gương mặt trẻ thơ vui mừng háo hức,......
    Tết Trung Thu mình cùng đám bạn bè giăng đèn kết hoa, tết dây hạt bưởi, thả diều ***g đèn,... Đám con gái thì say mê, cần cù ngồi học cách làm những chú cún bông ngộ nghĩnh bằng quả bưởi, tạo những hình người tuyết bằng quả mận,... Đám con trai thì nào là Súng phun nước, nào là đèn cù, đèn ông sao, những chiếc mặt nạ đủ hình thù, trống đất, kèn lưỡi dài, đầu sư tử... Đứa nào có những món đồ chơi hiện đại thì được coi là oai lắm: xe ô tô điều khiển, máy bay nhấp nháy, thanh gương ánh sáng,... Cái thời nghèo túng ấy thế mà lại thật vui và đầy ắp những kỷ niệm đầm ấm.
    Bây giờ các cháu mình ở quê phải học nhiều hơn, rồi trò chơi điện tử, các loại đồ chơi hiện đại, chắc chúng chẳng còn chơi các trò cũ nữa, ôi! nhớ biết bao, cái tuổi thơ êm ả.......................

Chia sẻ trang này