1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Miền Tây Hà tĩnh-Quảng bình

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi _mirage_, 04/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phichuc

    phichuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    Ối giời ơi bớ hồn, hai bác thần tượng của em chuyến này đi vui hỉ
    Vào trong động tối om thế mà có mỗi hai bác thì chán phèo phèo
    Ảnh bác chụp đẹp ghê rùi, còn ***g khung trang trọng nữa chứ, năm sau em phải học tập mới được
    Chờ xem ảnh ọt hòanh tráng của hai bác
  2. _mirage_

    _mirage_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Chào C
    Chúc mừng em vui duyên mới không quên lượt phượt. Đi TN mà không ghé vào cửa khẩu Pờ Y thăm ngã ba Đông dương thì phí quá. Từ Ngọc hồi vào có vài chục km nữa thôi. Bọn anh đi 2 người cực kỳ gọn nhẹ và cơ động nhưng tiếc là không thăm được thêm đất Quảng trị ngoài Vĩnh linh ra. Ảnh cũng sắp hết rồi. Gọi là tư liệu để ghi nhớ một chuyến đi chứ cũng chẳng đẹp gì cho lắm.
  3. _mirage_

    _mirage_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Vĩ tuyến 17 lịch sử.
    Cột cờ ở bờ Bắc sông Bến hải-ngày xưa bằng gỗ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cổng chào đầu cầu Hiền lương ở bờ Bắc
    [​IMG]
    Bia tưởng niệm
    [​IMG]
    Đồn Công an vũ trang
    [​IMG]
    Bên kia sông Bến hải, đồn cảnh sát bờ Nam
    [​IMG]
    Cầu Hiền lương (phục chế)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tượng đài dựng ở bờ Nam, người mẹ và con gái đứng ngóng sang bờ Bắc
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trên cây cầu lịch sử.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đồn cảnh sát bờ Nam. Trên tháp canh là chiếc còi hụ
    [​IMG]
    Trước mặt là Gio linh, Đông hà, Ái tử, Cồn tiên, Dốc miếu, Thạch hãn, cửa Việt, thành cổ Quảng trị, nghĩa trang Trường sơn, đường 9 Khe sanh, Lao bảo, Dakrong gần lắm rồi, vì Huế cũng chỉ còn cách 85km trước mặt-hơn 1 tiếng xe máy. Thế nhưng không thể đi xa hơn vì thời gian nghỉ đã hết. Đành hẹn lại một chuyến khác cho dải đất miền Trung.
    Chúng tôi quay ra cửa Tùng, cách Hiền lương 10km. Một cơn giông dữ dội nổi lên cùng trận mưa ào ạt. Cửa Tùng hiện ra mờ mờ sương khói của mặt đường nhựa đang bốc hơi nghi ngút. Chào núi rừng để về với biển.
  4. _mirage_

    _mirage_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Cửa Tùng đón chúng tôi bằng một dãy hàng quán đèn sáng choang sát biển. Hôm nay là 3/5, khách du lịch đã vãn. Chúng tôi dễ dàng tìm thuê được một phòng đẹp với giá vừa phải. Tắm rửa xong thì phi xuống bãi biển, chọn một quán nhỏ ghé vào. Bữa tối nhâm nhi mực khô Quảng trị với bia Huda, thêm 2 bát cháo cá to đùng ngã ngửa ngon tuyệt vời. Giờ tôi không còn nhớ tên là cá gì. Chỉ biết là một cái tên rất dân dã. Gió biển ngoài kia thổi ào ạt, sau cơn mưa trời mát rượi. Cửa Tùng thanh bình và lặng lẽ. Âm thanh duy nhất có lẽ là tiếng sóng. Các lều xung quanh cũng có những nhóm nhỏ người địa phương đến nhâm nhi nhưng họ rất lặng lẽ. Không có kiểu ầm ĩ rượu vào lời ra như các nơi khác. Là khu du lịch nhưng giá cả vừa phải, chúng tôi dễ có cảm tình hơn sau khi đã bị chém khá đau ở Phong nha.
    Ngắm biển đêm. Ngoài kia xa xa là đại dương, chếch bên phải là những ngọn đèn bờ Nam sông Bến hải. Sau khi xem lại ảnh mới thấy có một chú đang vô tư tháo nước.
    [​IMG]
    Thư giãn
    [​IMG]
    Buổi sớm trên bãi biển
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Biển Cửa Tùng nước rất trong và sóng nhẹ. Khá giống với bãi Minh châu ở Quan lạn. Điều này làm chúng tôi tuy ngạc nhiên nhưng rất thích thú. Ban đầu tưởng là sát cửa sông sẽ đục và bẩn nhưng hoá ra lại trong vắt.
    Trên bãi khá vắng. Một nhóm trẻ con đang lặn mò tìm cua tại các ghềnh đá. Tôi cũng ra thử xem có bắt được chú cua nào không? Sau một hồi lặn ngụp kết quả thu được là con số không. Còn các chú bé vớ được 2 con.
    [​IMG]
    Chiến lợi phẩm đây này.
    [​IMG]
    Cửa Tùng trưa vắng
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hẹn trước với mạ chủ lều về món cá chình nổi tiếng. Sáng sớm mạ đã mò ra thuyền đánh cá để mua một con chình hoa 2kg về. Chúng tôi quá chủ quan khi nghĩ rằng sẽ thanh toán đẹp nó. Đến khi mang ra mới thấy quá nhiều cho 2 người. Món chình hấp danh bất hư truyền nhưng phải cố gắng đánh vật mãi mới hết. Món này ở các nhà hàng hải sản HN chắc đắt lòi mắt.
    Đây mới là đĩa đầu tiên
    [​IMG]
  5. phichuc

    phichuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Em có biệt hiệu là "trốn chồng đi chơi" mà hai bác, từ khi chưa chồng đã xí biệt hiệu này rồi. Ham chơi quá quên cả đường về, may mà cha mẹ chồng cũng dễ, nếu không em đã chẳng được tham gia chuyến đi Tây Nguyên cùng mí em gái xinh tươi rồi
    Ảnh bác chụp đẹp mà, dạo này bác mê chụp ảnh ghê, có khi mê hơn em mê ấy chứ.
    Chúc hai bác một ngày vui rất vui
  6. _mirage_

    _mirage_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Rời Cửa Tùng giữa trưa nắng, chúng tôi vào Vịnh Mốc, nơi có hệ thống địa đạo rất lớn trong thời chiến tranh. Vịnh Mốc nhìn ra biển và nằm kể Cửa Tùng, là nơi đầu mối tiếp tế cho đảo Cồn cỏ cách đó 28km. Do đó trong chiến tranh, nơi này đã hứng chịu những trậm mưa bom, pháo từ máy bay và tàu chiến Mỹ trút xuống. Người dân ở đây đã đào khoảng 140 địa đạo tại các thôn làng trong khu vực. Chất đất ở đây cũng đặc bit, rất rắn và kết dính. Vì thế mới có thể đào được địa đạo. Trong mỗi địa đạo có đầy đủ các khu ở, hội trường, bệnh xa, hầm trú ẩn, giêng nước, nhà vệ sinh, nhà trẻ, hầm trú ẩn tránh bom khoan...Địa đạo cũng được chia làm nhiều tầng và có nhiều lối thoát về phía biển. Thoạt nhìn thì cũng tương tự địa đạo Củ chi nhưng ở đây hầm được khoét rộng và cao hơn. Có thể đi bộ bên trong, chỉ cần hơi cúi đầu xuống. Khác với Củ chi là phải di chuyển ngồi, thậm chí bò. Các lối vào hay chỗ dễ sụt được ốp gỗ. Không có các lối thoát hiểm hay lỗ thông hơi bí mật vì chỉ ttránh bom pháo, không lo biệt kích. Một điều nữa là nhiều địa đạo được khoét ngang vào lòng các quả đồi. Ở Củ chi là đồng bằng, chỉ có 1 cách duy nhất là khoét sâu xuống dưới. Trong địa đạo Vịnh Mốc này có độ 20 đứa trẻ đã sinh ra trong lòng đất vì mọi thứ sinh hoạt bình thường vẫn diễn ra đều đặn như trên mặt đất.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lối vào trên mặt ruộng
    [​IMG]
    Ngăn của 1 gia đình
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lối vào từ chân đồi
    [​IMG]
    Lối vào được ốp gỗ chắc chắn
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhà hộ sinh
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lối rẽ xuống các tầng sâu hơn
    [​IMG]
    Từ tầng dưới nhìn lên
    [​IMG]
    Giếng nước trong lòng đất, nước ở đây trong vắt.
    [​IMG]
    Lối thoát ra phía bờ biển
    [​IMG]

Chia sẻ trang này