1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Miền Tây và Sài Gòn: Ưu điểm gì ??

Chủ đề trong 'An Giang' bởi octieu101, 14/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoxxx

    meoxxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    2.115
    Đã được thích:
    0
    => CHÍNH CÁI TÍNH ÍT TÁM CHUỴÊN NHÀ NGƯỜI KHÁC MÀ NGƯỜI MIỀN TÂY NGỠ NGÀNG ĐÓ. BÁO CHÍ CŨNG ĐÃ VIẾT, Ỡ SG THÌ CHUYỆN NHÀ SÁT BÊN CƯỚI HỎI GIỖ TIỆC JÌ NẾU KO MỜI THÌ CHẲNG AI BIẾT CẢ. CÒN ĐẤT MIỀN TÂY THÌ TỪ TRƯỚC NGÀY ẤY THÌ ĐÃ RỤC RỊCH PHỤ THẾ NÀY THẾ KIA CHUẨN BỊ RỒI, CHÍNH NHỮNG LÚC ẤY TÌNH LÀNG XÓM LÁNG GIỀNG MỚI THỂ HIỆN RÕ NHẤT.CÂU BÁN BÀ CON XA MUA LÁNG GIỀNG GẦN , TỐI LỬA TẮT ĐÈN CÓ NHAU ... CHẮC CHỈ NHỮNG LÚC NHƯ THẾ..
  2. Thanh_Lam

    Thanh_Lam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    Thực ra khái niệm "người Sài Gòn chính gốc" không tồn tại, người nào tự nhận mình là người Sài Gòn chính gốc là người đó hơi có vấn đề. Sài gòn với lịch sử hơn 300 năm nhưng những người khai phá Sài Gòn Chợ Lớn phần lớn là người Hoa nhà Minh, xin chúa Nguyễn Hoàng một phần đất ở miền nam để chạy khỏi ách thống trị của nhà Thanh. Trong gần 300 năm tồn tại của mình người Sài Gòn thực ra là dân từ khắp tất cả các miền đổ về. Đặc điểm này giúp cho Sài Gòn hơn Hà Nội ở mức độ thông thoáng. Hà Nội nghìn năm văn hiến, hình thành nếp văn hoá riêng của người Hà Nội rất thanh tao và nhã nhặn. Tuy nhiên chính nét văn hoá này làm cho người Hà Nội ghẻ lạnh dân các vùng khác và nhiều người vùng khác cũng tự nhận mình là dân Hà Nội cho sang .
    Người sinh sống ở Sài Gòn được cho là người Sài Gòn có cách nhìn thoáng hơn, dễ dàng chấp nhận mọi nét văn hoá khác nhau. Người miền Tây lên Sài Gòn rất nhiều và hoà nhập rất tốt. Điển hình người An Giang chúng ta có nhà văn Nguyễn Quang Sáng người viết kịch bản phim Vỹ Tuyến 17 Ngày và Đêm, Cánh Đồng Hoang, hay nhạc sỹ Hoàng Hiệp, gần đây có ca sỹ Đức Tuấn.
    Trở lại với Long Xuyên, từ khi Long Xuyên trở thành thành phố, được nhà nước và ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư nhiều nên bộ mặt khác hẳn. Hè phố Long Xuyên rất ngăn nắp, nhiều cây xanh được trồng sau này sẽ phủ mát và làm cho Long Xuyên chúng ta có bộ mặt đặc biệt hơn Sài Gòn. Nhớ lúc nhỏ khi đang vui chơi trên cánh đồng ngập nước lũ gần nhà, có mấy chiếc xe tải chở cát đổ lấp ruộng nước có một chú kỹ sư nói với đám trẻ, "đứng tránh ra một chút để cho xe đổ cát các con, ta sẽ xây Long Xuyên thành thành phố ...". Không ngờ gần 15 năm sau Long Xuyên thành thành phố thật.
    Một điểm nhấn nữa của Long Xuyên là sự ra đời của trường đại học An Giang. Nếu khi thành lập, người hiệu trưởng không phải là GSTS Võ Tòng Xuân thì có lẽ kết quả sẽ không được tốt như ngày nay. Đại học An Giang phát triễn rất nhanh nhờ vào tài quản lý của người làm lãnh đạo.
    Long Xuyên -Sài Gòn gần như không có khoảng cách, khoảng cách có chăng chỉ là ở lòng người.
  3. AnotherFruit

    AnotherFruit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Đều là dân An Giang cả nếu có khen thì cũng chỉ để người ta nói mèo khen mèo dài đuôi he he he. Nhưng đọc bài bác Lam thấy khoái khoái trong bụng...tui là dân An Giang - Long Xuyên nè he he he he he Lúc làm lẽ để công bố LX thành thành phố trực thuộc tỉnh lúc đo tui được vinh dự tham dự với tư cách là...học sinh thành phố LX đứng xếp hàng ở dưới nghe các bác phát biểu
    Đúng là LX cũng có đổi mới nhiều hơn. Nhưng tôi vẫn chưa vừa ý. Giá như trong quy hoạch từ vài năm trước đã chú ý mãng cây xanh thì đến giờ fải đẹp hơn, nhưng bức xúc hơn là hình như ý thức về phát triển mảng xanh trong qui hoạch ở VN và ở AG không được đúng mức thì phải. Nhìn cây xanh thì có nhưng nói là cảnh và để tạo môi trường thì xin lỗi hơi bị QUÁ LỜI rồi.... Đường sá thì có rộng hơn nhưng xe cũng nhiều hơn, chạy ẩu, lấn chiếm nhiều hơn coi như huề. Mấy cái cửa hàng có nhiều hơn nhưng đồ chất lượng thì cũng vẫn như xưa coi như huề. Thành phố nhiều nhà cao hơn, người dân có vẻ "sống khá hơn" nhưng Giáo dục đứng CHót ĐBSCL coi như huề. U AG mới về nổi đình nổi đám nhưng hiện nay thì nghe đâu nội bộ cũng lũng củng, thiếu thốn đủ bề..chỉ khổ thầy Xuân và các sinh viên coi như huề. Nhưng dù gì thì CÓ CHỒNG còn hơn ở GIÁ....hi hi hi được thế là tốt rồi, cái gì cũng phải từ từ
    Bác Thanh_Lam nói "tránh ra để chú đổ cát xây dựng thành phố..." em nghe giống giọng mấy bác ... , hay bên TH... nói quá chứ không phải của công nhân, mà cái này giống bài viết của cô giáo em lúc trước viết rồi kêu em học thuộc lòng để nói mỗi khi có báo chí hay đoàn kiểm tra đến hơn. hi hi hi hi
    Bác Lam ơi, con cái của gia tộc nào thuộc những người đầu tiên đến khai phá thì bác gắn cho họ cái chữ "dân Gốc" được không? Chứ lập luận như bác thì đến Hà Nội cũng không có gốc đâu, bác kiểm tra lại giúp em (và không phải người nào sống ở HN cũng là dân HN, và không phải người nào cũng "dễ sương" ..cũng như bất kì nơi nào khác thôi)...
  4. Thanh_Lam

    Thanh_Lam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    Ái cha, vậy người Sài Gòn gốc là người Chân Lạp và người Hoa nhỉ? Còn người Long Xuyên gốc là dân bị chúa Nguyễn đày vì phạm tội, vậy ai muốn thành người Long Xuyên gốc thì hãy xách mã tấu hùng cứ bốn phương sau đó thì có thể tự vỗ ngực xưng tên ta là người Long Xuyên gốc đây ... haha
  5. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Ốc thì thích Long Xuyên (cũng như miền Tây) ở chỗ yên bình, ít khói bụi, không khí trong lành, mát mẻ, ít nóng hơn SG. Lúc ốc mới lên Sài Gòn, trùi ui, chóang vì nạn kẹt xe và bụi mịt mù, buổi chiều và ban đêm cũng phải đeo khẩu trang.
    Khung cảnh ở miền Tây thì ít có những nhà cao tầng như SG, nhưng cảnh thiên nhiên thì số zách. (ít ra thì miền Tây có núi, có sông,...he he).
    Hiện nay ở LX có nhiều đường mới mở, nhiều tòa nhà xây lên thật, lâu lâu dìa hông nhận ra LX ngày trước nữa chứ. Em thì thấy hồ Nguyễn Du còn đẹp hơn bến Ninh Kiều ở Cần Thơ nữa cơ. Hôm nào dìa, chụp hình post lên mới đc. Mà ngộ lém, ai mà xách xe đi chơi ở LX thì thế nào cũng phải ít nhất vòng qua hồ Nguyễn Du 1 lần hết. cho coi
  6. AnotherFruit

    AnotherFruit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Sao hơi gắt vậy bác Lam...em thấy em đâu có câu nào mạo phạm tới bác đâu...
    Nhưng bác nghiên cứu kỹ lại lịch sử 1 chút nữa và đừng trên góc nhìn lịch sử khách quan 1 chút giúp em (ngay cả bây giờ ở TQ người còn phải suy nghĩ nếu không có Tần Thủy Hoàn liệu có Trung Quốc như ngày nay không nữa mà). Chứ nói như vậy thì em thấy có lỗi với tổ tiên của em và cả bác quá!!!
    Đây không phải là topic tranh luận về lịch sử nhưng nếu thích bác mở topic đi em tham gia nhiệt tình. Nhưng cũng nói 2 điểm mốc thế này.
    1. Bác xem kỹ lại giúp em về thời kì Thủy Chân Lạp là thời nào tương đương với lịch sử dân Việt nhe. Rồi Thủy Chân Lạp thực ra như thế nào? Vương Quốc gì? Và lịch sử vùng đất này biến động ra sao?
    2. Mặc Cửu ở Hà Tiên là một; và "đoàn người nhà Minh" như Bác nói thực ra là thỏa thuận với chúa Nguyễn nhà ta để vào cư ngụ vì thấy đất còn hoang nhiều đó bác...bác thử bắt đầu đọc từ tài liệu nói về cái Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai đi bác. Theo như cách nghĩ nông cạn của em, suy diễn theo lập luận của bác..thì dù gì thi dù người Việt mình cũng vô Gia Định-Biên Hoà - rồi Định Tường - Sài Gòn..... trước cái đoàn người như bác nói Bác ơi.
    3. "Đám người phạm tội" xách mã tấu đi hùng cứ như bác nói thì nếu có phải là con cháu của những người đó em cũng vẫn tự hào là con cháu nủa những người đi mở cỏi. Nhưng bác nghiên cứu và suy nghĩ giúp em công cuộc đi khai phá đất này chỉ toàn "Đám người phạm tội" uh!?có logic không? chắc bác quên câu "Từ thuở mang gươm đi mở cỏi. Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long." rồi; và nếu bác cũng là dân AG bác chắc phải biết cụ Thoại và con kênh Thoại Hà và Vĩnh Tế....
    4. Tạm thời tin theo cái này đi Bác..." An Giang ?oXưa là đất Tầm Phong Long, năm Đinh Sửu thứ 19 (1757) đời Thế Tông, quốc vương Chân Lạp Nặc Tông dâng đất nầy, đặt làm đạo Châu Đốc, vì đất ấy có nhiều chỗ bỏ hoang, đầu đời Gia Long mộ dân đến ở, gọi là Châu Đốc Tân Cương? (Đại Nam nhất thống chí)." ...khi nào mình đọc được 1 biên sử của Thủy Chân Lạp nói mình cướp đất họ thì lúc đó em và bác chỉnh cuốn ĐNNTC lại sau nhe.
    Nếu bác không đồng tình thì em chỉnh lại thế này nhe: Người nào xuất thân từ gia đình có lịch sử sinh sống tại vùng đất với thời gian tương đương ngang bằng (hoặc = 3/4 ) thời gian lịch sử gần nhất khi vùng đất bắt đầu ổn định tính từ thời điểm hiện tại ngược về, thì bác có thể xem là Gốc giúp em được không!? Nếu theo qui định hộ tịch thì ... gia đình nào có thời gian lưu trú lâu nhất tính tới thời điểm hiện tại thì coi như Gốc được không bác... vì lỡ dân đến trước hổng sinh con, em đến sau khoan dăm năm để ở đợ thôi nhưng vợ em được cái mắn đẻ, chỉ dăm năm sau khi gia đình các tiền bối không còn ai (hổng chừng tại con vơ em nó đầu độc áh em hổng biết) ....con em thì đầy ra nuôi muốn không nổi rồi con em đi tứ xứ cưới vợ, gả chồng rồi tụi nó lục đục kéo về sống với em...thì bác cho em xin chữ Gốc đi bác..chứ đâu có ai GIÀ rồi THÀNH TINH như em...
    Đôi dòng cùng bác...cho vui thế thôi...
    Nhất trí với bình chọn Hồ Nguyễn Du đẹp hơn bến Ninh Kiều, hồ Nguyễn Du là hồ lãng mạn (vừa phải) nhất VN. Nhưng Ốc không để ý là nếu muốn đi chỗ nào khác ngoài Hồ Nguyễn Du thì LX hổng có chỗ nào hết huh. Có ai ở LX cập nhật 1 tấm về Hồ Nguyễn Du đi anh em, em cũng nhớ cái "gốc cây ngày ấy" của em lắm rồi!!!
    Được AnotherFruit sửa chữa / chuyển vào 05:38 ngày 22/12/2006
    Được AnotherFruit sửa chữa / chuyển vào 05:58 ngày 22/12/2006
  7. Thanh_Lam

    Thanh_Lam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    Another hiểu sai ý mình rồi, mình đang đùa mà, đâu có gay gắt đâu. Những điều mà Another liệt kê là chính xác chỉ xin bổ sung thêm:
    Sài Gòn Chợ Lớn ngày xưa tách thành 2 mảnh đất riêng biệt, một là Chợ Lớn, 2 là Sài gòn, khu vực chợ Lớn là do người Hoa tạo dựng và rất sầm uất khu vực còn lại (Bến Thành ngày này) do người Kinh phát triễn. Do vậy đất Sài Gòn có thể coi là của người Kinh vậy.
    Việc dâng đất của vua chân Lạp thực ra là vỏ bọc thôi, chứ trong tâm niệm của người Chân Lạp họ bị ép buộc làm điều đó. Trang 138 Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim chép rằng :
    "Nặc Nguyên về làm vua Chân-lạp thường hay hà-hiếp rợ Côn-man110 và lại thông sứ với chúa Trịnh ở ngoài Bắc để lập mưu đánh chúa Nguyễn.
    Chúa Nguyễn biết tình-ý ấy, đến năm quí-dậu (1753), sai Nguyễn cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên. Năm ất-hợi (1755) Nặc Nguyên thua bỏ thành Nam-vang chạy sang Hà-tiên nhờ Mạc thiên Tứ.
    Năm sau Mạc thiên Tứ dâng thư về nói rằng Nặc Nguyên xin dâng
    hai phủ Tầm-bôn và Lôi-lạp để chuộc tội, và xin cho về nước. Chúa Nguyễn không muốn cho. Bấy giờ ông Nguyễn cư Trinh dâng sớ bày-tỏ cách khai thác nên dùng kế "tầm thực" nghĩa là nên lấy dần dần như con tầm ăn lá, thì mới chắc chắn được. Chúa Nguyễn nghe lời ấy bèn nhận hai phủ và cho Nặc Nguyên về Chân-lạp.
    Năm đinh-sửu (1759) Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận làm
    giám-quốc. Nặc Nhuận còn đang lo để xin chúa Nguyễn phong cho làm vua, thì bị người con rể là Nặc Hinh giết đi, rồi cướp lấy ngôi làm vua. Quan tổng-suất là Trương phúc Du thừa kế sang đánh, Nặc Hinh thua chạy bị thuộc-hạ giết chết, bấy giờ con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang nhờ Mạc thiên Tứ ở Hà-tiên. Mạc thiên Tứ dâng thư về xin lập Nặc Tôn làm vua Chân-lạp. Chúa Nguyễn thuận cho, sai Thiên Tứ đem Nặc Tôn về nước.
    Nặc Tôn dâng đất Tầm-phong-long để tạ ơn chúa Nguyễn. Chúa
    bèn sai ông Trương phúc Du và Nguyễn cư Trinh đem dinh Long-hồ về xứ Tầm-bào, tức là chỗ tỉnh-lỵ tỉnh Vĩnh-long bây giờ, và lại đặt ra ba đạo là Đông-khẩu đạo ở Sa-đéc, Tân-châu đạo ở Tiền-giang và Châu đốc đạo ở Hậu-giang.
    Nặc Tôn lại dâng 5 phủ là Hương-úc, Cần-bột, Trực-sâm, Sài-mạt và
    Linh-quỳnh để tạ ơn Mạc thiên Tứ. Mạc thiên Tứ đem những đất ấy dâng chúa Nguyễn, chúa cho thuộc về trấn Hà-tiên cai-quản.
    Vậy đất 6 tỉnh Nam-Việt bây giờ là đất lấy của nước Chân-lạp mà
    người Việt-nam khai-thác ra. "
    Và cuối cùng xin gửi tặng tất cả các bạn bài hát Về Miền Tây do Cẩm Ly và Đức Tuấn trình bày, chúc mọi người vui vẻ:
    http://svmgu.com/Joomla/Bongda/Vemientay.wma
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý Long Xuyên quy hoạch đẹp, tuy nhiên hiện nay nhiều nhà mặt tiền ở Long xuyên đang phá quy hoạch, nó bắt đầu trở nên lộn xộn, không đồng nhất các dãy phố như trước kia nước.
    Khách sạn Đông Xuyên là một điểm đẹp mới xây. Tớ thích chí khi uống cà phê ở khách sạn này lắm,
    Con đường bên cạnh hồ Nguyên Du thì đẹp, có nhiều cây và nhiều quán cà phê nhưng cái hồ Nguyễn Du thì phải xem lại. Em thấy nó là cái hồ hình chữ nhật, đâu có cái gì đâu nhỉ. Hồi đó còn có một cái nhà hàng trên hồ và một cây cầu gỗ bắt ngang qua hồ, nhưng bây giờ thì bị đập rồi.
  9. shabu

    shabu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    So sánh ưu điểm giữa Miền Tây và Sài Gòn mà chưa thấy dân Sài Gòn trong này, nhìn vào cái hàng dài thòn lòn toàn thổ địa Miền Tây (Long Xuyên) không thôi. Xin phép cô quản trị cho Sha tôi tham gia với, vì Sha tôi được sanh đẻ và lớn lên ở Sài gòn, nên viết về Sài Gòn mấy chục trang cũng chưa trút hết cảm xúc. Nhưng nhìn lại chủ đề thì tự thấy sẽ hố to nên Sha tui xin nhường lại cho những người bạn Sài Gòn khác, chỉ xin dán cái link dưới đây để anh chị em dân Sài Gòn có ghé đọc cho vui .
    http://www.cse.buffalo.edu/~hungngo/Vietnamese/sg.html
    -Sha
    Được shabu sửa chữa / chuyển vào 07:16 ngày 23/12/2006
  10. AnotherFruit

    AnotherFruit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bác nếu loại bỏ cái tật em cũng dị ứng với bất kì sự xuất hiện dù bất kì ở trạng thái nào của từ Ch Tr
    thì
    NGHE ĐÃ THIỆT....
    Bác viết mà em cứ như đọc truyện của NNA ..thơ của BCV vậy...Ma em khoái thơ BCV lắm...
    Em thấy cả tuổi thơ và nhà của em trong đó nữa dù nhà em ở AG kia....
    Người An Giang..người miền Tây hay người Sài Gòn...âu cũng gọi để phân biệt địa lý...Chứ có khác gì đâu...

    Khi nhỏ mỗi lần nghe được đi Sài Gòn là trong bụng nó rộn ràng đâu từ cả tháng trước..Nghỉ hè xong thì câu "TAO ĐI XÌ GÒN" vang lên oai còn hơn đầu hè được nhất lớp mà chưa chắc thằng nhất lớp nó oai hơn mình. Có anh em ba con cô chú bác nào từ Xì Phố về chơi cứ như VK ....ha ha ha...

Chia sẻ trang này