1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Miễn trừ tư pháp quốc tế !

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi hbb, 23/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Miễn trừ tư pháp quốc tế !

    Cho tớ hỏi chút..

    Ngoài việc Chính phủ các nước được miễn trừ tư pháp quốc tế ra... Ngày trước tớ nghe nói trên thế giới vẫn còn có 3 quốc gia cho phép miễn trừ tư pháp quốc tế với cá nhân thì phải..

    Đã từng có tin tức trong giới tội phạm cao cấp rằng nếu chạy được sang những nước đó ( xin cho phép giấu tên ) thì yên tâm thoát tội

    Tớ không phải là dân Luật nên về vấn đề này hy vọng mọi người giải thích theo đúng quan điểm luật chính thống hộ tớ cái
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Bạn thử định nghĩa rõ ràng hoặc giải thích rõ hơn một chút theo quan điểm của bạn thế nào là MIỄN TRỪ TƯ PHÁP QUỐC TẾ? Tớ chưa bao giờ gặp thuật ngữ này nên cũng không biết nói thế nào với bạn cả. Bạn thử diễn giải nôm na xem nó là như thế nào nhé.
    Riêng về lĩnh vực hợp tác phòng chốgn tội phạm hình sự, các quốc gia thường ký với nhau hiệp định tương trợ tư pháp, trong đó có quy định việc dẫn độ tội phạm, uỷ thác điều tra .v..v...
    Quyền miễn trừ trách nhiệm hình sự có thể dành cho cán bộ của ĐSQ, lãnh sự quán trong khi thực hiện chức năng công quyền. Dành cho thành viên chính phủ hoặc phái đoàn sang đàm phán hoặc thực hiện công vụ etc...nói chung là tuỳ từng trường hợp cụ thể chứ không chung chung.
    Bây giờ, thực ra có một số lĩnh vực chính phủ hay đại diện một quốc gia không được quyền miễn trừ nếu họ tham gia một quan hệ kinh tế với một chính phủ khác hoặc pháp nhân có quốc tịch khác.
    Cái chính là phụ thuộc vào hoạt động của đại diện một quốc gia trong lĩnh vực nào thì mới được miễn trừ mà thôi (còn lại rất hạn chế - chỉ khi thực hiện nhiệm vụ đại diện cho quốc gia của mình thì mới được miễn trừ thôi).
    Việc tội phạm chạy sang nước khác mà thoát tội (nôm na là không bị dẫn độ) tức là chỉ cần chạy sang nước mà nước sở tại chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp - ko quay lại nước thực hiện hành vi phạm tội, thì họ không thể bị bắt và quy tội. :D, cái này cũng tuỳ từng quốc gia, ký kết hiệp định với nước nào, như thế nào...etc...
    Tớ giải thích loằng ngoằng, vì ko xác định bạn muốn hỏi cái gì... có gì nói rõ thêm nhé.
  3. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Đúng .. Thanks.. cái đó gọi là các nước chưa ký bất kỳ một Hiệp định nào với Việt Nam về việc dẫn độ tội phạm..
    Ngày trước tớ chỉ nhớ là có khoảng 3 nước gì đấy... Ai có danh sách cụ thể thì nói hộ tớ cái ... hoặc PM cũng được .
    Many thanks !
  4. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Sao lại có 3 nước thôi á? Chắc phải ít nhất 130 nước chưa từng có hiệp định gì với VN về vđề này mới đúng.
    Việc dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia thường thể hiện trong các Hiệp định về tương trợ tư pháp hoặc Hiệp định về hợp tác dẫn độ tội phạm.
    Về Hiệp định tương trợ tư pháp thì VN mới ký với khoảng 15 nước, danh sách ở ĐÂY
    Còn hiệp định song phương về dẫn độ tội phạm VN cũng mới ký với một số nước (không nhiều), tớ chưa tìm được danh sách cụ thể. Tuy nhiên vì VN đã là thành viên của Intepol nên trong nhiều trường hợp dù chưa có hiệp định nhưng việc dẫn độ vẫn có thể được thực hiện nhờ sự trợ giúp của Intepol bằng các biện pháp khác....
    Hiện nay có rất nhiều nước chưa ký hiệp định với VN về dẫn độ tội phạm: Australia, Italia, một lô các quốc gia ở Châu Phi, nam Mỹ...
    Thoải mái nhé
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    về khái niệm miễn trừ tư pháp : đó là những đặc quyền đặc lợi: cụ thể là
    1-quyền miễn trừ xét xử
    2-quyền miễn trừ các biện pháp đảm bảo sơ bộ trong vụ kiện
    3- quyền miễn trừ các biện pháp cưỡng chế thi hành án
    4-quyền miễn trừ về tài sản
    1 tội phạm ở nước sở tại rồi trốn qua nước khác, thì không có gì buộc tòa án nước sở tại không được xét xử người đó, nếu tài sản của tội phạm vẫn còn ở trên quốc gia sở tại thì quốc gia sở tại hoàn toàn có thể kê biên tịch thu tài sản đó để đảm bảo thi hành án...mà không có gì ngăn trở
    Vậy theo em không có khái niệm quyền miễn trừ tư pháp của cá nhân. CHỉ có điều khi người phạm tội đã trốn sang nước khác hay tẩu táb tài sản sang nước khác thì quốc gia sở tại xử lí thế nào thôi
    Về quốc gia, quốc gia được quyền miễn trừ tư pháp bởi vì quốc gia là 1 chủ thể có chủ quyền, địa vị pháp lí của các quốc gia là ngang nhau mà những kẻ ngang quyền nhau thì không được quyền xét xử nhau, nếu 1 quốc gia cố tình vi phạm thì vấn đề này sẽ không được điều chỉnh bởi tư pháp quốc tế nữa mà là bởi công pháp quốc tế
    Trở vấn đề 1 tội phạm của quốc gia này tẩu tán tài sản hay trốn ra quốc gia khác, đây là vấn đề rất hay, theo em nó liên quan đến 1 loạt các vấn đề :như dẫn độ tội phạm, cư trú chính trị, bảo hộ ngoại giao , các công ước về chống rửa tiền, ....MOng được trao đổi với các bác
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 12:15 ngày 25/10/2004
  6. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Quyền miễn trừ tư pháp quốc tế của quốc gia hay các nhân viên có cấp hàm ngoại giao thì trong sách vở nói nhiều lắm.. .. Có lẽ chúng ta cũng không nên bàn nữa... Vấn đề ở đây tớ muốn trao đổi chính là việc tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài không có mục đích chính trị ...
    Việc dẫn độ tội phạm cũng chỉ áp dụng khá hạn chế. Thông thường ta vẫn thấy nhất là việc làm hộ chiếu giải, dựng lên một bộ hồ sơ hoàn toàn mới (như cách mà CHương trình bảo vệ nhân chứng của Interpol hoặc một số nước vẫn làm) để thoát khỏi bị truy cứu hình sự ... Tuy nhiên, nếu có bằng chứng chứng minh được hồ sơ giả mạo ( ADN chẳng hạn ) thì vẫn không thoát tội được...
    Khi tớ còn làm trong lĩnh vực Ngoại Thương đã từng nghe nói rất nhiều vụ án và một số nguyên tắc cơ bản của tội phạm quốc tế... :
    1. Mở tài khoản tại các Nhà băng Thuỵ Sĩ .. ( cái này bàn chi tiết sau )
    2. Tìm quốc gia để chạy chốn là nước không có bất cứ một quy định nào về việc dẫn độ tội phạm quốc tế hay ít nhất cũng là với nước mà mình mang quốc tịch or/and phạm tội ( cái này tớ diễn đạt không được rõ ràng lắm bởi quên gần hết rồi và trong các tìa liệu cũng như truyền miệng nhau người ta thường không nói rõ )
    Đồng chí nào biết chút gì về vấn đề này lên tiếng giùm cái
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    về dẫn độ tội phạm , em biết cũng không nhiều, có cuốn sách : dẫn độ tội phạm quốc tế của Nguyễn Xuân Niêm ( nhà xuất bản chính trị Quốc Gia) nhưng tìm cả mấy nhà sách mà không ra, nếu bác nào biết nhà xuất bản đó ở đâu thì hẹn nhau 1 bữa lùng cuốn sách đó nhé
    Em cũng đang mượn 1 anh mà không biết anh ấy còn giữ không
    Giờ em cà rốt quá, nếu có thêm thông tin thì quay trở lại topic này , hix
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    mới đọc lóm đề tài nghiên cứu của bạn, hehe... chắc không vi phạm công ước Berne các bác nhỉ :
    Về dẫn độ tội phạm :
    dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia có cơ sỡ pháp lí từ các :
    -điều ước quốc tế về phòng chống 1 số loại tội phạm cụ thể, ví dụ như công ước LHQ về chống buôn bán ma túy , công ước về dẫn độ tôiphạm ở các n7ớc châu Mĩ 1981...
    -Các điều ước đa phương song phương về dẫn độ và tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự:ví dụ hiệp định của hội đồng châu âu về dẫn độ
    -Qui phạm pháp luật quốc gia
    - nguyên tắc tương trợ pháp lí giữa các quốc gia
    Dẫn độ tội phạm phải đáp ứng 1 số điều kiện nhất định gọi là điều kiện dẫn độ tội phạm :
    1-có kẻ tình nghi bỏ trốn và hậu quả là cán trở quá trình tố tụng hình sự của 1 quốc gia
    2-hành vi phạm tội đã được ghi nhận trong điều ước quốc tế về dẫn độ
    3-Hành vi phạm tội bị phạt tù từ 1 năm trở lên được ghi nhận trong luật hình sự của cả 2 quốc gia :quốc gia dẫn độ và quốc gia yêu cầu dẫn độ
    4- việc dẫn độ chỉ được thực hiện khi có đơn yêu cầu dẫn độ của 1 nươc
    5- người phạm tội chỉ bị xét xử về các tội danh , mà bởi những tội danh đó người đó bị dẫn độ
    6- người phạm tội sẽ không bị kết án tử hình nếu quốc gia giao tội phạm không chấp nhận án tử hình
    Về trình tự dẫn độ :gồm trình tự của phía quốc gia yêu cầu dẫn độ, của phía quốc gia được yêu cầu dẫn độ(giao tội phạm ) và trình tự chung :
    1- trình tự của bên yêu cầu dẫn độ :
    Phải có đơn yêu cầu trong đó nêu tên cơ quan yêu cầu
    mô tả hoàn cảnh và thực trạng của hành vi phạm tội
    Họ tên quốc tịch, nơi thường trú, thông tin cá nhân của người phạm tội hay người tình nghi
    Chỉ rõ mj71c độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra
    Kèm theo là các văn bản chứng minh cơ sở pháp lí của yêu cầu dẫn độ: bản sao lệnh bắt giữ, lệnh truy nã đỏ của interpol
    tất cả đều phải thể hiện bằng vănbản và gửi bằng con đường ngoại giao
    ( còn tiếp )
  9. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Cái tớ muốn hỏi các đồng chí chính là cách lách luật. Nhưng trên diễn đàn này thì không cho phép mà cũng dễ gây hiểu nhầm cho một số người..
    Như vậy chúng ta đã có một bộ khung về việc đẫn độ tội phạm phi chính trị quốc tế. Bây giờ thử tìm cách hệ thống lại và chỉ ra các khe hở còn tồn tại trong mớ lùng nhùng các loại quy định này... Ai xung phong làm hộ cái

Chia sẻ trang này