1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Miếng khi đói, gói khi no, của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn trùng

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Tinhnguyen08, 23/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tôi post hộ:
    Chương trình "Bánh Chưng Xanh"
    Tết nguyên đán sắp đến rồi, mọi người đang chuẩn bị cho mình những bộ quần áo mới, những kế hoạch đi chơi, những món ăn ngon......
    Đâu đó, quanh ta, những đứa trẻ ko biết Tết là gì, vì ko có gì đón năm mới, cái ăn - cái mặc còn không có thì nghĩ gì đến việc khác!
    Đâu đó, có những sự phân biệt đối xử mà lẽ ra, em cũng được như bao trẻ em khác! Em cũng muốn được quan tâm, được mặc những bộ quần áo mới, đưọc đón Tết trong không khí ấm áp như bao bạn khác
    Đâu đó, có những người lang thang kiếm sống, ko nhà cửa, ko người thân, ko được ăn no - mặc ấm! Họ sống lủi thủi, ko ai quan tâm...........
    Cũng như mỗi chúng ta, họ cũng rất cần những sự chia sẻ, những sự quan tâm, những cử chỉ động viên ân cần!
    Mỗi chúng ta đều có thể làm đựợc những điều nhỏ nhoi mà ý nghĩa ấy! Họ sẽ cảm thấy ấm áp hơn, vui hơn ! Cũng như đem đến cho họ niềm tin vào cuộc sống, tạo cho họ (trẻ em) hoà nhập cộng đồng cùng xây đắp 1 tương lai sáng hơn!
    Hãy cùng CLB tình nguyện Tuổi Trẻ Xanh chúng tôi đem đến sự ấm áp, chia sẻ ấy cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt và những người vô gia cư trên địa bàn thành phố Nam Định qua chương trình Tết "bánh chưng xanh"
    CHƯƠNG TRÌNH ?oBÁNH CHƯNG XANH?
    I. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
    1. Thời gian
    - Từ ngày 9/2/2007 đến ngày 12/2/2007 (tức ngày 23-26/12/2006 âm lịch)
    2. Địa điểm
    - Trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật: thôn Lộng Đồng, Lộc An, Nam Định.
    - Gia đình trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt (ở lớp học tình thương).
    - Tại các tuyến phố: Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo,?
    II. MỤC ĐÍCH
    1. Thăm hỏi, chúc tết và động viên gia đình các em thiếu may mắn trong cuộc sống, tạo điều kiện cho các em hòa nhập cộng đồng.
    2. Thể hiện sự quan tâm giúp đỡ về mặt tinh thần cũng như vật chất tới những người vô gia cư trên các tuyến phố nhân dịp Tết Nguyên Đán.
    III. THÀNH PHẦN THAM GIA
    1. Trẻ em
    - Đối tượng: là những trẻ em khuyết tật, trẻ em lang thang và những em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.
    - Số lượng: 70 trẻ (gồm 40 trẻ tại lớp học tình thương TP Nam Định, 30 trẻ tại trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật)
    2. Người vô gia cư
    - Số lượng 20 người.
    3. Tình nguyện viên Tuổi Trẻ Xanh.
    4. Ban thường vụ Hội LHTN TP Nam Định.
    5. Đại diện cty TNHH Vinh Nam.
    6. Các cá nhân, tổ chức khác....
    IV. NỘI DUNG
    1. Ngày 9/2/2007: gói và luộc bánh chưng
    8h30 - 10h30: Gói bánh chưng đợt 1
    148h30 - 16h30: Gói bánh chưng đợt 2
    20h ?" 05h (ngày 10/2/2007): Luộc bánh chưng
    2. Ngày 10/2/2007: Tặng bánh đợt 1
    6h: Vớt bánh
    8h ?" 10h: chuẩn bị quà tết
    14h ?" 17h30: Tặng quà tết đến các gia đình trẻ có hoàn cảnh đặc biệt ở lớp
    3. Ngày 11/2/2007: Tặng bánh đợt 2
    14h ?" 10h30: Tặng quà tết đến các gia đình trẻ có hoàn cảnh đặc biệt ở lớp học tình thương (đợt 2).
    19h30 ?" 22h30: Tặng quà tết cho người vô gia cư trên tuyến đường Trần Hưng Đạo và các tuyến phố khác.
    4. Ngày 12/2/2007: Tặng bánh đợt 3
    8h ?" 10h30: Tặng quà tết cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật.
    V. KINH PHÍ DỰ TRÙ
    70 suất quà cho trẻ x 20.000đ = 1.400.000đ
    20 suất quà cho người vô gia cư x 10.000đ = 200.000đ
    Tổng: 1.600.000 đ
    Cụ thể:
    1. Nguyên liệu làm bánh:
    Gạo nếp 40 kg x12.000đ = 480.000đ
    Thịt ba chỉ: 9kg x 21.000đ = 189.000đ
    Đỗ xanh: 10kg x 13.000đ = 130.000đ
    Hành: 2kg x 2.500 = 5000đ
    Lá dong: 18 bó x 3.000 = 54.000đ
    Hạt tiêu: 5.000đ
    Lạt buộc: 20.000đ
    2. Vật liệu
    Củi đun: = 100.00
    3. Chi khác
    - Bánh kẹo:
    70 suất cho trẻ x 7.000đ = 490.000đ
    20 suất cho người vô gia cư x 5.000đ = 100.000đ
    - Túi đựng quà: 90 túi x 300đ/túi = 27.000 đ
    - Tài liệu in ấn, phô tô: 20.000đ
    - Phát sinh: 100.000đ
    Tổng cộng: = 1.720.000đ
    (Bằng chữ: Một triệu bảy trăm hai mươi nghìn đồng chẵn)
    Chúng tôi mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân để chương trình đừợc thành công tốt đẹp.
    ?o Hãy gõ và cửa sẽ mở?. Chúng tôi tin vào điều đó và bây giờ chúng tôi đang gõ cửa với niềm tin rằng các bạn sẽ mở lòng. Cuộc sống ngày càng phát triển hơn, bận rộn hơn, nhưng đằng sau những điều ấy con người ta luôn mong muốn được chia sẻ, quan tâm và làm được điều gì đó cho mọi người.
    Các cơ quan đoàn thể, các anh chị, bạn bè muốn tham gia, đóng góp xin liên lạc với chúng tôi thông qua các đại diện sau:
    1. Chủ nhiệm CLB Tình nguyện Tuổi Trẻ Xanh
    Nguyễn Thị Nhàn
    Tel: 0987 969 581
    Email: lantrai@gmail.com
    2. Nhóm đối ngoại
    Trịnh Xuân Quyết
    Tel: 0912 038 864
    Email: txquyet.ndi@gdt.gov.vn
    3. Thủ quỹ chương trình
    Trần Hồng Nhung
    Tel: 0988 614459
    Mail: ao_ke_caro0406@yahoo.com
    Xin trân trọng cảm ơn!
    (Theo CLB tình nguyện Tuổi Trẻ Xanh)
  2. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ làm phước mà khoe ra không cố định là giảm 50% hay bao nhiêu % đâu,tuỳ độ khoe đến đâu,tức là hưởng phước báo qua lời khen sự ngưỡng mộ nhiều hay ít.Cá biệt có trường hợp làm phước thì ít mà khoe,nổ nhiều quá,có khi bị âm luôn.Thỉnh thoảng gặp những người giúp người khác được một tí thì kể lể rêu rao khắp như là để mọi người được biết mình là người tốt vậy,gặp những người như thế mình cũng thấy ớn.

    Một số người khi công đức trên chùa thì không có ghi lại tên tuổi mặc dù số tiền họ quyên góp cũng khá là xôm.Các thầy hỏi họ chỉ bảo họ là Phật tử.Những người như thế trong cuộc sống nhiều khi họ ngầm giúp đỡ mình mà chính mình cũng chả biết chứ đừng nói đến người khác.Những người như vậy hiểu đạo lý,mà phước báo sau này thì rất là lớn,nhưng vì hiểu đạo nên họ chả để ý đến phước đó.Không chấp nhân cũng chẳng chấp quả miễn đó là đem lại lợi ích cho người khác trong thiện pháp là được.
    Ví dụ về đem lại lợi ích cho người khác trong bất thiện pháp như cho tiền người ta đi nhậu nhẹt hút chích,giờ kiểm tra cho bạn copy bài,v.v..mấy thứ đó cũng là giúp người nhưng chẳng phải là làm phước
  3. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    cám ơn nhà bác đã cho lời chỉ giáo, nhà em muốn mỗi ngày làm một việc thiện mà nhiều khi không được bác ạ, nhiều khi mình muốn giúp người ta thật lòng mà người ta cứ trố mắt ra, chẳng biết làm thế nào, nhiều khi đi xe dọc đường gặp mấy người đi bộ bảo chở giùm vậy mà người ta nhìn mình như một tên "chở người đi không chở về vậy ", híc !
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Kính các bác!
    Khi lòng mình tha thiết muốn làm việc thiện,... thì mình sẽ phát hiện và cố gắng thực hiện những điều thiện mà mọi người dễ bỏ qua ...
    Kính chúc các bác vui vẻ và giúp được thật nhiều người thực sự...
    Hai thanh niên cứu cả đoàn tàu lửa

    Lúc 22 giờ ngày 20.1, tàu thống nhất SE1 trên hành trình từ Hà Nội đi TP.HCM, đến địa phận xã Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa, giữa đêm đen như mực thì thấy có tín hiệu cấp cứu của ánh đèn lờ mờ phía trước. Đang vào đoạn vòng cua nhưng lái tàu Nguyễn Đức Long đã ý thức được vấn đề nguy hiểm, quyết định dừng tàu gấp.
    Cả hành khách của đoàn tàu nhốn nháo, hoảng hốt. Kíp vận hành tàu bàng hoàng không tin vào mắt mình khi thấy trước mặt họ là một xe tải hạng nặng mang biển số 36L - 9827 vắt ngang đường ray do tai nạn đường bộ (lái xe bỏ trốn). Hai anh em ruột Nguyễn Văn Dân và Nguyễn Văn Tình (ở xã Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) chính là những người đã phát hiện chiếc xe tải trên đường ray, sau đó đã lấy đèn pin chạy dọc đường ray dùng tín hiệu quay tròn ra hiệu cho đoàn tàu dừng lại. Việc làm của hai thanh niên này đã khiến cho hành khách, kíp vận hành tàu và người dân thán phục. Anh Nguyễn Văn Thọ, Trưởng đoàn tàu SE1 cho biết: "Sự việc này thật sự nguy hiểm, nếu không được cấp báo kịp thời, hậu quả sẽ không kể hết được, ít nhất cũng phải có đến 3 - 4 toa lật vì tàu đang vào đường cua gấp. Việc làm của hai thanh niên trên đã cứu được cả đoàn tàu trên 1.000 hành khách".
    Hành động của hai anh Nguyễn Văn Dân và Nguyễn Văn Tình xứng đáng được ngành đường sắt và các cấp chính quyền khen ngợi và nêu tấm gương điển hình.
    Trần Hoàng Trung
    http://www.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2007/1/22/178847.tno
  5. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0


    nhà em muốn mỗi ngày làm một việc thiện mà nhiều khi không được bác ạ, nhiều khi mình muốn giúp người ta thật lòng mà người ta cứ trố mắt ra, chẳng biết làm thế nào, nhiều khi đi xe dọc đường gặp mấy người đi bộ bảo chở giùm vậy mà người ta nhìn mình như một tên "chở người đi không chở về vậy ", híc !

    ............................
    Làm việc thiện phải kiên trì bác ạ,giống như Tinhnguyên08 ấy,chạy đôn chạy đáo khắp các box để tuyên truyền từ thiện,có nơi còn bị xua đuổi,có nơi bị lạnh nhạt chả ai thèm để ý.Nhưng nếu thực sự làm tất cả vì mọi người chứ không chút gì vì bản thân thì đâu có buồn,chỉ khi mình cố gắng để thể hiện bản thân mình thì lúc thất bại mới buồn thôi.
    Bác muốn giúp đỡ mọi người xung quanh nhưng người ta nghi ngờ vì có thể nào giờ người ta sống trong một môi trường toàn những sự ích kỉ bất thiện,họ không tin vào tình thương giữa người và người,không tin vào những tấm lòng hảo tâm hiếm hoi sót lại giữa cuộc đời này.Nay những người hiếm hoi như bác không kiên trì tiếp tục thì còn ai để họ thay đổi niềm tin đó
    À nếu bác băn khoăn việc mỗi ngày làm một việc thiện mà không đạt chỉ tiêu thì hôm khác làm bù có gì đâu.Việc thiện không chỉ là giúp ích cho người khác trong thiện pháp,mà có thể là làm việc gì đó cho riêng mình,nhưng là làm tăng trưởng đạo đức cho bản thân.Nói ví dụ một người đi loanh quanh không có việc gì có ích để làm,quay về nhà học,cái học đó hiện tại chưa giúp được ai nhưng tương lai hứa hẹn đem lại gì đó tốt đẹp cho gia đình cho đất nước thì cũng là thiện.Hoặc ví dụ một người còn thói quen văng tục chửi bậy cự nự hàng xóm,nay xét lại bản thân thấy như vậy không tốt,thay đổi,đó cũng là thiện. Nếu họ khéo để ý thì một ngày làm được nhiều nhiều chứ không chỉ một vài điều thôi đâu
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhịp Sống Trẻ
    Thứ Tư, 31/01/2007, 05:01 (GMT+7)
    Nhật ký phóng viên
    ?oHành trình nhân ái?

    Thu Huyền (áo trắng, giữa) cùng các cụ, các em chùa Bồ Đề và nồi bánh chưng giữa đêm xuân - Ảnh: H.MAI
    TT - Chỉ vài tuần nữa là Tết, những thành viên của ?oHành trình nhân ái - mang Tết đến người nghèo? ai cũng bận rộn với bao việc chung, riêng. Thế nhưng, họ đã gác tất cả để tham gia chuyến hành trình đầy ý nghĩa: mang Tết đến người nghèo.
    Điệu chèo mượt mà, truyền cảm cất lên trong không gian tĩnh mịch về đêm của ngôi chùa. Cô gái trẻ chuyên vào vai Thị Mầu - Thu Huyền (Đoàn chèo Hà Nội) đang hóa thân vào vai một sứ giả mang Tết đến với người nghèo. Không gian những ngày cuối năm như ngừng lại. Thấp thoáng những giọt nước mắt trong niềm vui của những người già cô đơn, trẻ lang thang cơ nhỡ đang trú ngụ trong ngôi chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội)...
    Thu Huyền xúc động chia sẻ: ?oHai ngày sống cùng những con người có hoàn cảnh đặc biệt khiến tôi như lớn lên thêm. Đã từ lâu tôi đồng cảm và cảm phục những việc sư thầy Đàm Lan trụ trì chùa đã làm: thầy đã cưu mang bao mảnh đời thiếu may mắn, những đứa trẻ bị bỏ rơi, những người già cô đơn không nơi nương tựa. Hai ngày ở đây cho tôi hiểu những số phận ấy không chờ đợi quà bánh, vật chất mà thứ họ mong đợi là sự ấm áp của tình người?.
    ?oHành trình nhân ái? (do VNPT khởi xướng) vẫn đang được tiếp nối. Điểm đến tiếp theo của các bạn trẻ sẽ là nơi những cơn bão vừa đi qua, những nơi bà con dân tộc, những xóm tạm cư nghèo bên bờ kênh ở TP.HCM... Họ đang mang theo ngọn lửa nhân ái đến những nơi cần họ để sưởi ấm con tim bao đồng bào khó khăn dù Tết đang ngày một cận kề.

    Huyền đã tíu tít đi chợ, mua thịt, gạo, lá dong. Quay về chùa, Huyền cùng sư thầy mặc cho các cụ những chiếc áo bông mới, rồi chuẩn bị gói bánh. Trời tối cũng là lúc lửa được nổi lên, Huyền cùng sư thầy và các cụ, các em nhỏ quây quần bên nồi bánh chưng; mừng tuổi cho mọi người rồi len lén giấu những giọt nước mắt chia sẻ...
    Đi bộ vượt khá nhiều đồi dốc, cô gái Hà thành đến với bản Sìn Pao Chải, xã Thào Chư Pìn, huyện Si Ma Cai, Lào Cai trong cái rét cắt da của miền núi những ngày cuối năm. Bao mệt nhọc của quãng đường đã được bù đắp bởi sự cảm thông khiến Lã Thanh Huyền chỉ có thể ôm bọn trẻ vào lòng. Huyền chia sẻ sau những chuyến đi này, cô không còn có thể dửng dưng với cuộc sống của đồng bào mình nơi xa...
    Với các nghệ sĩ của Đoàn xiếc Hà Nội, chuyến biểu diễn tặng quà tại nơi nuôi dưỡng trẻ em HIV-AIDS (Trung tâm BTXH số 2), Ba Vì, Hà Tây trong khuôn khổ ?oHành trình nhân ái? có lẽ là chuyến lưu diễn nhớ mãi trong đời. Anh Tống Toàn Thắng, diễn viên Thạch Sanh, thú thật: ?oTôi chưa bao giờ biểu diễn một đêm như vậy. Các cháu với ánh mắt khát khao đến nao lòng khiến tôi không diễn bằng kỹ thuật nữa, tôi diễn bằng tình cảm một người cha. Tôi biết có cháu sắp phải xa rời cuộc sống, có cháu đã nhiễm hơn 10 năm...
    Trở về sau chuyến đi Si Ma Cai, Lã Thanh Huyền lại theo ngay một chuyến nữa của ?oHành trình nhân ái?. Lại những bữa cơm nghèo đến thắt lòng của bà con vừa trải qua bão lũ của TP Huế. Huyền ưu tư: ?oCàng đi càng thấy trách nhiệm của người trẻ chúng mình...?.
    HOÀNG MAI

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=184993&ChannelID=7
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    QUÁN ĂN TỪ THIỆN - HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
    Cần CÓ một tấm lòng của người GIÀU ?
    Đó là lời chúc của nghệ sỹ ưu tú- Kịch nói ?" LÊ VŨ CẦU .
    Anh nói nhân dịp đầu năm mới, tôi cảm ơn các bạn đã quan tâm đến địa chỉ bếp ăn từ thiện của chúng tôi , và tôi cũng chúc cho các bạn cùng với bạn đọc và thân nhân được ?o GIÀU CÓ ?o , chúng tôi thắc mắc và hỏi anh : ?o bọn em nghe người ta chúc nhau là an khang thịnh vượng , vạn sụ như ý , ..v..v? còn anh chỉ chúc tụi em giàu có thôi sao ? vì chúng em cũng thích làm từ thiện như anh vậy ?.
    Anh giải thích ?o các bạn đã giàu thôi thì chưa đủ , từ CÓ của ông cha ta có hàm ý là có thật nhiều trong đó quan trọng nhất là có một tấm lòng biết thông cảm , thấu hiểu được người khác và giúp đỡ họ ?o ?thật đúng là lời nói của một nghệ sỹ lớn .
    Toàn thể người dân VIỆT NAM , chắc ai cũng có biết hoặc nghe nói đến nghệ sỹ LÊ VŨ CẦU , với hài kịch cười đến đau cả bụng là ?o VỢ THẰNG ĐẬU ?o , cũng rơi thật nhiều nước mắt khi xem vở ?o DẠ CỔ HOÀI LANG ?o .v.v?
    Anh đã nghĩ , một đời người suy ngẫm cũng qủa thật là ngắn ngủi , ước gì mỗi chúng ta làm được gì đó có ích cho mọi người và nhất là làm sao để cho người nghèo bớt khổ đau ? ?oBếp ăn từ thiện ?o nầy chỉ là một mơ ước nhỏ trong nhiều mơ ước của tôi , tôi vui vì làm cho mọi người có được tiếng cười vui vẻ và hôm nay đây tôi hạnh phúc hơn vì đem được sự no ấm cho mọi người , tôi xin mời tất cả mọi người , từ già trẻ , gái trai , trong và ngoài nước VIỆT NAM, không phân biệt sang hèn ?đến quán ăn từ thiện của tôi và quý nhà hảo tâm đã góp sức lại thành lập nên nó , ?quý vị hãy đến để chia sẽ niềm hạnh phúc nầy và cùng thưởng thức hương vị của cơm chay , cơm mặn ?các món ăn được thay đổi mỗi ngày và có người phục vụ tận tình ?
    Và sự thật đúng như thế, quán ăn rất khang trang , tất cả đều tiện nghi và cách phục vụ ? đầy đủ không khác gì các quán ăn kinh doanh khác
    Chúng tôi hỏi anh : ?o rồi nếu như có quá nhiều khách miễn phí như thế thì làm sao anh đủ kinh phí lo cho quán nầy tồn tại được lâu dài ? ?o
    Anh bảo : ?o các bạn đừng có qúa lo xa , người VIỆT NAM ta đã có câu LÁ LÀNH ĐÙM LÀ RÁCH , mọi người luôn sẵn sàng giúp nhau mà , chỉ thiếu việc ?o ai sẽ là phát pháo khai hỏa ?o mà thôi , và thật sự như thế , ban đầu tôi đã nghĩ là có một mình tôi làm thôi , nhưng sau đó các bạn của tôi nói , phải để một thùng quỹ lạo ngay trước cửa quán , tùy hỷ vào sự đóng góp của mỗi người , thế là ?trở thành một phong trào rồi đó?
    ?anh vừa nói vừa cười mãn nguyện , đến hôm nay chúng tôi mới thật sự thấy anh cười , trong khi trên sân khấu thì anh lại làm mọi người cười đến đau bụng mà gương mặt anh vẫn không có được nụ cười như hôm nay .
    Chúng tôi ra về , lòng vui sướng khi thấy nụ cười của anh , không quên cảm ơn anh đã góp cho đời thật nhiều niềm vui từ sân khấu đến cuộc sồng đời thường , và cũng chúc cho anh có nhiều sức khoẻ , và duy trì được ?oquán ăn từ thiện ?o mãi mãi với sự tiếp bước của nhiều người và ngày càng mở rộng hơn như tâm nguyện của anh .
    Anh đã ?o CÓ ?o rất nhiều , ?nên chúng tôi chỉ còn chúc cho anh GIÀU nữa mà thôi?
    Địa chỉ liên lạc :
    ?o BẾP ĂN TỪ THIỆN ?o ( QUÁN VỢ THẰNG ĐẬU )
    40 ĐẶNG VĂN BI , phường Bình Thọ,
    Quận THỦ ĐỨC , TP HCM-VN
    - điện thoại : +11-84- 8- 8978820
    - liên lạc trực tiếp với nghệ sỹ Lê VŨ CẦU :
    +11-84-903-93-22-40
    - Qúan ăn mở cửa mỗi ngày , kể cà ngày LỄ và chủ nhật, từ 11giờ trưa đến 12:30 giờ trưa .
    -Nơi đây xin nhận mọi sự ủng hộ và đóng góp của quý vị như :
    + Tiền mặt ( gửi về tên và địa chỉ kể trên )
    + Gạo, nếp, đậu v.v..
    + Trái cây , rau cải, ...
    + Gia vị các lọai ...
    qúy vị chỉ cần gọi điện thoại đến QUÁN , sẽ có người đến tận nơi để nhận
    - Nhân sự tình nguyện phụ giúp QUÁN, nấu nướng,chạy bàn , giao cơm tận nhà qua điện thoại , phục vụ đám tiệc chay , mặn , v.v? kể cả người tình nguyện làm quản lý , để tiện cho việc mở thêm nhiều chi nhánh nữa .
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình "Bàn mới tình thương!"
    Trong hạnh phúc bao la, niềm vui là sự chia sẻ! Chúng ta chia sẻ cho nhau hơi ấm đầu xuân, chia sẻ những tình thương và niềm hạnh phúc khác...
    Và thật quý biết bao khi chúng ta cùng sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh những niềm vui bình dị đời thường. Cái đời thường nhất mà chúng ta thấy, có hàng ngày lại là những niềm mơ ước khát khao cháy bỏng của những em nhỏ, những số phận còn kém may mắn hiện hữu hàng ngày bên chúng ta. Tôi nhớ mãi, một em bé chân bị tật, mơ ước một cái lạnh trống để có thể đi được mà cũng ko có. Hàng ngày vẫn phải lết đầu gối trên những nền đất đá gồ ghề để lớp da mỏng manh đã trở nên trai nì, sần sùi lô nhô mô thịt... Đó chỉ là một trong hàng triệu cảnh đời bất hạnh đó đây đang rất mong chờ một niềm hạnh phúc chia sẻ của bạn, của tôi, của tất cả chúng ta
    Hiện nay, mình rất cần các bạn giúp đỡ cùng đóng những chiếc bàn ghế, vật dụng, đồ dùng...những gì có thể để giúp đỡ các trẻ em thiệt thòi đang khát khao được sống, được học, được một chút gì mơ đến cuộc sống của bao đứa trẻ bình thường khác. Chương trình rất mong nhận được sự chia sẻ của các bạn đang sống và làm việc tại Tp.Hcm.
    1. Công việc: (khối lượng công việc rất nhiều)
    - Gỡ bỏ những đinh ốc, tháo rời các tấm ván và phân loại sử dụng
    - Sử dụng những tấm ván, thanh gỗ...ở trên và đóng thành những chiếc bàn ghế, vật dụng cần thiết cho các trẻ em thiệt thòi (Dự kiến chúng ta sẽ đóng cả trăm bộ bàn ghế, cùng nhiều vật dụng khác)
    * Chúng ta có khoảng 600-700 tấm ván ép cùng nhiều loại thanh gỗ + bàn ghế còn tận dụng tốt do công ty Chip Sáng ủng hộ.
    2. Dụng cụ cần có: (các bạn có hoặc mượn được mang theo nhé)
    - Búa đanh (búa có thể cạy đinh)
    - Tuốc - lô - vít
    - Kềm (Kìm)
    (Các bạn có gì mang đó nha )
    3. Thời gian và địa điểm:
    - Thời gian: từ ngày 24/02 - 24/03/2007 (tất cả các ngày, phù hợp với quỹ thời gian của bạn)
    - Địa điểm: Số 35-37, Hồ Hảo Hớn, Quận 1, Tp. HCM (Cơ sở của trường ĐH Mở TPHCM)
    4. Liên hệ:
    - Nguyễn Văn Tuấn: 0904313181 - 0988263071
    Nick: quehuongcharity
    Email: quehuongcharity@gmail.com
    hoặc:
    - Nguyễn Quang Tùng: 0977857160
    - Phạm Kim Ngân: 0976882529
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chủ nhật tuần này 11/3/2007 (tức 23/1/Đinh Hợi)
    có 1 đoàn đi 2 chùa trong 1 ngày
    . Chương trình như sau:
    -Sáng::6h30 tập trung trước cổng chùa Quán Sứ Hà Nội
    7h xe chạy
    Đi chùa Hoa Tự (Thôn Phù Sa, xã Hoàng Hanh, Huyện Tiên Lữ, Hưng Yên) Do Nhà sư Thích Nguyên Hải trụ trì
    Đoàn cúng 7 pho tượng Phật Dược Sư, 1 pho tượng Phật Di Lặc.
    Dự lễ hô thần nhập tượng
    Cúng kinh sách
    Trao 25 suất quà cho cụ già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn...
    Ăn cơm chay.
    -Chiều: Đi chùa Đông Trù (huyện Đông Anh)
    Do nhà sư Thích Đàm Nhân trụ trì
    Đoàn cúng 7 pho tượng Phật Dược Sư,
    Dự lễ hô thần nhập tượng
    Cúng kinh sách
    Trao 25 suất quà cho cụ già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn...
    -Ra về, dự kiến chiều, tối sẽ về đến Hà Nội
    Thành viên tham dự: Đóng góp tuỳ tâm, trọn gói là 100.000 VNĐ
    Chi tiết xin liên hệ:
    Chú Ân: 04.7673279 - 098.454.06.79
    Nhà A33 Tập thể Trung ương Đoàn, Cầu T11, Đường Bưởi.
    Chương trình đi cúng dường các chùa, cúng tượng, tặng kinh sách... thường xuyên diễn ra hàng tháng. Đây là dịp tốt để mọi người chung tay làm việc thiện, giúp đỡ, yêu thương mọi người , hướng tới cuộc sống vô ngã, vị tha.
    Xin cảm ơn các bác!
    Một số chương trình bữa ăn từ thiện tại Việt Nam:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-70Dwq1g5dKdyudBdq94SMDSThlUdpg--?cq=1&tag=meals
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một nhà sư đi vay tiền làm từ thiện
    Ngày thường, sư Ánh vẫn mặc chiếc áo bạc màu.
    60 năm, sư bà Thích Đàm Ánh, 83 tuổi, chủ trì chùa Phụng Thánh, Hà Nội đã kêu gọi được hàng chục tỷ đồng để cứu người nghèo đói. Bà vừa được ************* ***************** tặng Huân chương lao động hạng ba vì thành tích này, nhưng khi hỏi chuyện bà gạt đi: "Làm phúc không mong được ghi công".
    Sinh năm 1924 trong một gia đình nhà nho bị phá sản tại Bắc Giang, sư Ánh từng 3 lần chết đi sống lại. Ba tháng tuổi bố mẹ chia tay, sư ở với bà ngoại. Đến năm 5 tuổi, buôn bán lỗ vốn, người mẹ "ăn cắp" con ruột đi bán cho một nhà thổ ở Lạng Sơn để lấy một đồng bạc. Rất may, bà trốn ra chợ, gặp người làng và được họ đưa về với bà ngoại.
    "Bà ngoại mượn thày tướng đến xem, thày phán tôi chẳng ai nuôi được, chỉ có đi tu mới tốt", sư bà Ánh giải thích lý do lên chùa khi mới 10 tuổi. Cuộc sống tu hành khắc nghiệt, đói triền miên khiến sư Ánh phải ăn vụng cà muối, rồi uống một bát nước lã thật to cho đầy cái bụng thì mới ngủ được. "Một hôm, không chịu được đói, tôi đứng trước tượng Phật khấn được ăn một bát cơm trắng, không phải độn ngô khoai sắn, sau này dù nghèo thế nào cũng sẽ đi làm phúc giúp người nghèo hơn", sư Ánh nhớ lại.
    Lời nguyện ấy theo sư Ánh suốt đời. Trong nạn đói lịch sử năm 1945, chính tay chú tiểu Ánh bó chiếu, chôn xác và cầu siêu cho hàng trăm người dân chết đói. Năm 1946, bà đi khắp Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên... để học giáo lý đạo Phật, đồng thời vừa tham gia Phật giáo cứu quốc, vừa làm việc nuôi mình và giúp trẻ nghèo.
    Tằn tiện, vay tiền làm từ thiện cứu người
    Năm 1974, sư Ánh được giao trụ trì chùa Phụng Thánh, Hà Nội, tiếp quản ngôi chùa xiêu vẹo, đồ đạc chẳng có gì ngoài 30 cái bát cũ, mấy manh chiếu rách, mấy thước vải mối xông. Với kinh nghiệm làm tương, khâu khuy áo bông, may áo bà ba từ thời ở hợp tác xã, sư Ánh ngày đêm sản xuất. Sau này, bà phát triển thêm nghề ướp chè sen, chè bưởi và nấu cỗ chay.
    Chè nhài, chè sen nhà chùa làm ra không đủ bán, dù giá bao giờ cũng đắt gấp 3-4 lần chè thông thường. Còn tương mỗi năm đều đặn xuất 2.000 lít. Cỗ chay chùa Phụng Thánh ngon nổi tiếng, ngày rằm, mùng một khách ra vào nườm nượp. Đến bây giờ, sư Ánh vẫn đi chợ mua thực phẩm, rồi trực tiếp nấu nướng. Bà tỏ ra tiếc nuối vì không thể ngồi máy khuy áo kiếm tiền vì đôi mắt đã không còn tinh tường.

    Tiền kiếm được, sư Ánh dành toàn bộ giúp đỡ các trại phong, trung tâm nuôi dưỡng thương binh, trẻ mồ côi, người già cô đơn trên toàn quốc. Hầu như địa phương nào chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ đều có mặt sư Ánh, gần đây nhất là bão Chanchu, năm ngoái là lũ quét ở Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. sư Ánh đã trao cho 32 quản trang liệt sĩ Quảng Trị mỗi người một con bò. "Có người biết, còn gửi thư ra xin tiền mua bò", vừa nói, sư Ánh vừa chìa ra lá thư đóng dấu bưu điện của tỉnh Bến Tre.

    5-6 năm nay, sư Ánh đi cùng với Trung ương Hội chữ thập đỏ. Bão Chanchu vừa qua, Trung ương Hội chi 100 triệu đồng, quyên góp được 12 triệu đồng, sư Ánh đi vay đủ 150 triệu đồng giúp đồng bào. "Thấy tôi vay mượn, một nhà hảo tâm đã tự nguyện ủng hộ 30 triệu đồng. Đợt ấy, tôi mang 168 triệu đồng đến trao tiền cho gia đình nạn nhân ở Quảng Nam", sư Ánh khoe, đôi mắt nheo lại, miệng móm mém cười.

    Trừ dịp lễ tết, hoặc đi làm từ thiện, ngày thường bà vẫn mặc chiếc áo nâu sồng can tay, chiếc quần với vô số mảnh vá mà có người vẫn đùa "quần vô tuyến". Đôi dép nhựa đi 4 năm nay, bị thủng ở gan bàn chân, nhưng vì quai, đế còn tốt nên nhà sư vẫn đi vì "vứt đi quá lãng phí".

    Tâm nguyện trước khi nhắm mắt

    Năm nay bước sang tuổi 83, mắt đã kém, bước đi không còn nhanh nhẹn, nhưng giọng nói còn sang sảng và đặc biệt trí nhớ của sư bà Thích Đàm Ánh vẫn rất tốt. Bà có thể đọc vanh vách những bài thơ tự sáng tác để động viên mình trong những tháng năm nghèo khó. Bà bảo từ nay đến cuối năm sẽ cùng các sư sản xuất lấy tiền xây 10 ngôi nhà đại đoàn kết (mỗi nhà 10 triệu đồng) cho bà con nghèo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Bình Thuận; trao nốt 40 con bò cho 40 quản trang liệt sĩ ở Quảng Trị.

    Và một tâm nguyện của sư Thích Đàm Ánh trước khi nhắm mắt là xây được ngôi nhà cho một số cụ già cô đơn. Hiện chùa Phụng Thánh là nơi tạm trú của 6-7 người ngoại tỉnh. Cô Phạm Thị Quế, quê Ninh Bình, ở nhờ chùa Phụng Thánh 2 năm nay, kể: "Em lay lắt ở Hà Nội mấy tháng trời mà vẫn không tìm được chỗ ở, việc làm thì không có. Nghe có người giới thiệu, em mạnh dạn đến chùa xin ở nhờ và được sư Ánh giúp đỡ".

    Giải thích về công việc âm thầm của mình, sư Ánh nói: "Đức Phật nói danh lợi giống như nén hương. Thắp lên, hương thơm chưa kịp lan tỏa thì đã tàn. Tôi chẳng cần danh lợi, chỉ mong sao có thể chia sẻ bớt khó khăn cho người nghèo".

    Đó cũng là lý do hằng ngày, tại ngôi chùa nằm sâu trong ngõ Cống Trắng, phố Khâm Thiên, có một vị sư già cùng 3 sư trẻ cần mẫn sản xuất, tích cóp tiền làm từ thiện.
    Theo Hồng Khánh
    Vnexpress

Chia sẻ trang này