1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mình có một con rùa

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi Talking_blue, 01/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước định mua 1 em giống thế này về nuôi cho đỡ buồn , thế mà nó đòi 190e , tý xỉu hic hic . Về nhà mua được 1 rổt rùa . Nhưng trông em ấy cũng dễ thương lắm , người ta bảo nếu nó lớn lên có thể to đến 30 cm
  2. wildkittenhn38

    wildkittenhn38 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2003
    Bài viết:
    1.402
    Đã được thích:
    0
    Min nhà tớ trốn biệt trong hốc của mấy hòn non bộ , 0 thèm ló mẹt ra lấy 1 lần . Thả rau vào nó cũng 0 ăn , hay là cho thức ăn của cá nhỉ . Rùa có ăn cá sống 0 nhỉ, định mua cá mồi về cho nó ăn , 0 hiểu nó có ăn 0 hay lại tung tăng bơi lội với mấy con cá mồi đấy .
    Cái bể nhà mình thì rộng, Min bé tí xíu , 0 hiểu nó có biết mà đi tìm cá mồi để ăn 0 , nhưng mà nhìn thoáng qua thấy tư chất thông minh rùi.
    Nhà ai có rùa post lên đê
  3. koala

    koala Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người, tớ đã nuôi đến 2 con rùa, nhưng mà đều chết cả rồi 2 con rùa của tớ đều mang từ Tam Đảo về. Con đầu tiên khá đắt, 70.000đ con rùa ấy, trong khi bọn bạn chỉ mua con có 10.000đ, cách đây cũng đến 7 năm rồi ( ặc ặc nhanh quá )Hehe, bố tớ chiều tớ thật, hôm ấy tớ cũng không ngờ mình có con rùa đẹp thế. Con này rất.. rất lười ăn, tớ toàn phải bành miệng nó ra để đút chuối vào, và cũng bị nó cắn cho vài nhát. Nó có vài chỗ trốn trong nhà, lúc nào muốn tìm thì chỉ cần thò tay xuống gầm máy giặt mà bắt. Nó lười ăn, lại suôt ngày chui rúc nên chết sớm! Tớ cũng không nhớ rõ là sau bao lâu thì nó chết. Khổ thân con rùa xinh xắn.
    Con rùa thứ 2 về đến nhà tớ sau một chuyến công tác của mẹ ở Tam Đảo. Con này khác hẳn con trước, háu ăn, bò khắp nhà. Hihi, thế nên mới có một chuyện rất buồn cười. Tớ chỉ cần nghe tiếng gầm gừ của con chó Bim ở đâu là biết con rùa ở đó. Con Bim của tớ sợ rùa khủng khiếp, mà thực ra nó sợ các sinh vật lạ (nó học tâp tính này ở mẹ tớ ), nó nhìn thấy rùa ở đâu là chạy mất. Tớ toàn lôi rùa ra để trêu nó, rất tai quái.Quay lại chuyện con rùa, con này tớ không phải bành miệng nó ra mà đút nữa, nó tự kiếm ăn bằng cách bắt dán. Tớ chẳng biết nó có ăn ruồi muỗi không, nhưng nhìn nó bắt dán, hai chân giữ, miệng xé xác con dán rồi nhai, eo ôi khiếp..Tớ chỉ cho nó ăn thêm chuối. May cho nó là hồi ấy nhà tớ nhiều dán để nó bắt .
    Nó bò khắp nơi, chui cả vào đống máy móc toàn dầu mỡ của bố tớ, thế là đã mấy lần tớ phải lôi nó đi tắm bằng xà phòng! Nó cũng rất thích bơi, lúc nào rỗi tớ lại cho nó vào chậu nước vùng vẫy.
    Ấy vậy mà nó cũng chết rồi. Nó chết oan uổng lắm, hic Nó bị một con chuột đại tướng tấn công, chân tay lở loét cả. Tớ rửa vết thương bằng oxi già, bôi thuốc mỡ cho nó mà không ăn thua. Trước khi nó chết, tớ còn lôi nó ra hàng chụp ảnh,
  4. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Đôi điều về rùa tai đỏ - động vật xâm hại

    Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) có lẽ là loài rùa nổi tiếng và dễ nhận dạng nhất. Mai của nó mượt và hơi cong với những sọc vàng ở lưng, một mảng đỏ hoặc thỉnh thoảng là vàng ở ngay đằng sau mắt.

    Thức ăn và thói quen
    [​IMG]

    Mai rùa tai đỏ thường được bao phủ bởi một lớp tảo dày.
    Rùa tai đỏ là động vật ăn tạp, chủ yếu sống ở dưới nước. Do lưỡi bất động nên chúng không thể nuốt thức ăn trên đất liền, phải kiếm ăn dưới nước. Rùa hiếm khi ra khỏi nước, ngoại trừ để đẻ trứng hoặc di cư tới một vùng nước mới. Rùa con chủ yếu ăn thịt, dành phần lớn thời gian săn đuổi cá, côn trùng, nòng nọc, ếch, tôm, ốc sên... Chúng dần dần chuyển sang ăn thực vật khi lớn tuổi hơn. Rùa tai đỏ cũng ăn xác thối động vật.
    Rùa trưởng thành sống qua mùa đông trong bùn ở đáy sông hoặc ao nước ngọt. Trong thời kỳ hoạt động, chúng dành thời gian tắm nắng xen kẽ với việc tìm thức ăn dưới nước. Ban đêm, chúng chui xuống đáy hồ. Mọi người thường nhìn thấy rùa tắm nắng trên các khúc gỗ, trên bờ, đá hoặc thảm thực vật bởi chúng là loài máu lạnh. Chúng rất nhút nhát và ngay lập tức bò uống nước từ điểm tắm nắng khi bị kích thích.
    Rùa tai đỏ thích các vùng nước lặng với nhiều bùn ở đáy và thảm thực vật phong phú. Chúng hiếm khi xuất hiện ở vùng nước động. Mặc dù tỷ lệ chết của các con non rất cao song rùa trưởng thành sống tới 50-70 năm. Rùa tai đỏ sống ở cả vùng nước ngọt và nước lợ. Tuy nhiên, chúng nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.
    Sinh sản
    [​IMG]

    Tỏ tình.
    Trong mùa sinh sản kéo dài từ tháng 3 tới tháng 7, rùa cái có thể bị một "kẻ theo đuổi" dụ dỗ. Con đực cố giành tình cảm của rùa cái bằng cách tham gia vào các hoạt động tán tỉnh, như... bơi lùi trước mặt rùa cái với chân trước duỗi ra. Khi rùa cái sẵn sàng giao phối, nó sẽ dùng móng để vuốt chân trước của rùa đực. Rùa đực leo lên lưng rùa cái từ phía sau và bám chặt bằng vuốt...
    Rùa cái tai đỏ có thể đẻ tới 3 ổ trứng trong một năm, mỗi ổ có từ 4-23 trứng. Chúng thường lên bờ, đào một hố nông, hình hũ rượu, rộng chừng 8-25cm, sâu 120-140cm rồi đẻ trứng vào đó. Cuối cùng, chúng lấp hố bằng đất và các vật liệu khác để bảo vệ trứng khỏi kẻ săn mồi cũng như các yếu tố thiên nhiên bất lợi khác. Rùa con nở sau đó 60-75 ngày.
    Tác động tới môi trường
    [​IMG]

    Một bể nuôi rùa tai đỏ làm cảnh. Một loài động vật cảnh "dễ thương" sẽ hóa thành loài động vật xâm hại nguy hiểm khi "thoát" ra ngoài bể nuôi!
    Rùa cái thường lớn hơn rùa đực. Con đực trưởng thành có thể đạt tới chiều dài 90-100mm khi được 2-5 tuổi và kích cỡ tối đa là 28,9mm. Rùa con mới nở dài 2-3,5cm. Quê hương của rùa tai đỏ là Bắc Mỹ, tập trung ở thung lũng sông Mississippi từ miền Bắc IIIinois và Indiana tới phía bắc Vịnh Mexico, Texas và Alabama, và còn có thể rộng hơn nữa. Tuy vậy, rùa cái tai đỏ vẫn được gọi là "rùa Florida".
    Mặc dù rùa tai đỏ được du nhập tới nhiều nơi trên thế giới làm vật cảnh song chúng lại bị Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) liệt vào danh sách 206 loài xâm hại toàn cầu
    Theo vietnamnet
    Được coi77 sửa chữa / chuyển vào 11:01 ngày 29/06/2004
  5. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Có bao nhiêu rùa tai đỏ... "lấn chiếm" Hồ Gươm?
    Mặc dù rùa tai đỏ (tên khoa học Trachemys scripta) là loài bản địa ở miền Nam nước Mỹ, được bán ở khắp Bắc Mỹ và nhiều nơi trên thế giới làm vật cảnh song chúng lại được của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) liệt kê trong danh sách 206 loài xâm hại toàn cầu. Điều đáng lo ngại là loài rùa này đã được giáo sư Hà Đình Đức phát hiện ở Hồ Gươm!
    Trao đổi với phóng viên VietNamNet, GS Đức cho biết bức ảnh đầu tiên về rùa tai đỏ có từ năm 1997, do ông Vũ Văn Mạnh chụp. Đến năm 2001-2002, người dân bắt được một số con và cũng chụp ảnh. Chính GS Đức cũng đã chụp ảnh và quay phim rùa tai đỏ đang bơi ở hồ vào khoảng năm 2002. Ông nói: ''''Tôi đã nói vấn đề này vào năm ngoái song không ai quan tâm''''.
    Theo GS Đức, có thể rùa tai đỏ là do người dân phóng sinh xuống hồ. TS Nguyễn Văn Sáng (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) cũng có cùng quan điểm: ''''Tôi cho rằng rùa tai đỏ được du nhập vào Việt Nam bằng con đường không chính thức. Do nó có những sọc vàng trên mai và mảng màu đỏ tươi ngay đằng sau mắt nên nhiều người thích. Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam kiêng nuôi rùa trong nhà nên sau khi mua về, họ đã thả chúng xuống hồ''''.
    GS Đức cho biết cụ rùa to, ba ba và rùa cổ sọc là những cư dân chính của hồ. Còn theo những thông báo về rùa mà mọi người nói với ông thì số loài rùa ở Hồ Gươm hiện nay lên tới 11 loài. Người dân phóng sinh cả đồi mồi, vích và thậm chí là rùa núi xuống hồ. Được hỏi ngoài Hồ Gươm, liệu rùa tai đỏ còn được phát hiện ở những nơi nào khác ở Việt Nam hay không, GS Đức nói: ''''Không có ai quan tâm nên hiện vẫn chưa phát hiện rùa tai đỏ ở những nơi khác song tôi tin là có''''
    Việc rùa tai đỏ (còn gọi là rùa Florida), với 14 tiểu loài, được coi là động vật xâm hại là chuyện đã rõ mười mươi, theo đúc kết và cảnh báo của IUCN. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu và đưa ra tài liệu chứng minh mức độ xâm hại của nó đối với các loài thuỷ sinh bản địa để tránh lặp lại câu chuyện của ốc bươu vàng và hải ly ở Việt Nam. Đó là quan điểm của cả GS Đức và TS Nguyễn Văn Sáng.
    Lần tìm thông tin trên mạng, chúng tôi được biết đã có bằng chứng khoa học chứng minh rùa tai đỏ cạnh tranh thức ăn và nơi làm tổ với rùa bản địa, gây hại cho hệ thực vật dưới nước ở nhiều quốc gia. Ngoài ra, rùa tai đỏ còn mang Salmonella - vi khuẩn gây làm thức ăn trở nên độc hại đối với con người. Bản thân rùa không bị ảnh hưởng song vi khuẩn này lây nhiễm cho trẻ em hoặc người nuôi.
    Chính vì lý do trên mà Đài Loan hiện đã cấm nhập khẩu rùa tai đỏ. Chỉ tính riêng từ năm 1994 tới 1998, đã có ít nhất 182.000 rùa tai đỏ từ Mỹ được nhập vào Đài Lan từ năm 1994 tới 1998 để làm vật cảnh. 1.832.400 rùa tai đỏ từ Mỹ được nhập vào Trung Quốc năm 1997. Những con rùa nước ngọt này đã được nhập vào châu Âu kể từ những năm 1970. Kể từ tháng 2/1990, việc nhập khẩu và bán rùa tai đỏ đã bị cấm tại châu Âu.
    Pháp là một ví dụ điển hình. Trong suốt những năm 1970, hơn 3 triệu rùa tai đỏ được bán tại Pháp mỗi năm với giá 5 USD/con nhỏ. Chúng cần ao rộng, ăn nhiều và nhiều người đã thả chúng vào ao hồ tự nhiên, sông, cống rãnh và thậm chí là bờ biển. Ước tính có tới hơn 500.000 con đã được thả ở Pháp trong vòng vài năm. Do số lượng nhiều nên rùa tai đỏ cạnh tranh với rùa ao châu Âu, Emys orbicularis. Chúng ăn các loài cá nhỏ, ấu trùng, động vật lưỡng cư nhỏ, nòng nọc, do đó làm hại tới hệ động vật tự nhiên của ao hoặc sông hồ. Các chuyên gia coi chúng là Loài Xâm hại Sinh thái nghiêm trọng.
    Kể từ năm 1990, nhiều tổ chức đã hợp tác để hạn chế loài động vật này cũng như ngăn chặn việc thả chúng vào môi trường. Một số nhà khoa học gợi ý nên giết rùa tai đỏ ở Pháp. Sẽ tốt hơn nhiều nếu đưa chúng trở lại quê hương bản quán ở Mỹ song các quy định y tế ngặt nghèo tại Mỹ đã ngăn cản việc làm đó.
    Trở lại với câu chuyện rùa tai đỏ ở Hồ Gươm, vấn đề hiện nay là cơ quan quản lý hồ cần phối hợp với các nhà khoa học để nghiên cứu tác động của loài ngoại lai này.
    (Theo VietNamNet)
  6. wildkittenhn38

    wildkittenhn38 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2003
    Bài viết:
    1.402
    Đã được thích:
    0
    Min là rùa tai đỏ chứ , sao bảo ăn nhiều mà có thấy nó ăn gì đâu. Mọi người kiêng nuôi rùa trong nhà là sao nhỉ , nó ngoan thế mà lại kiêng nuôi nó àh . Tối qua thả cá mồi vào bể , sáng nay dậy vẫn thấy cá bơi tung tăng còn rùa thì biệt tăm biệt tích . Min nhà mình giốn rùa Hồ gươm , 1 năm nổi lên 1 lần
  7. MIG21

    MIG21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    2.355
    Đã được thích:
    0
    Ha ha ... mình mới có 2 con rùa ha ha ... phải vào đây xem kinh nghiệm chăm sóc rùa của các bác như thế nào mới được sướng quá ha hah....
  8. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    eo ơi , bên Vịt ở sao mà họ bán đắt thế !! bên này đi ra bờ hồ đi bộ vòng vòng 1 tí thế nào cũng nhặt đuợc 1 chú ....Free !!!
    còn trong tiệm ở đây họ bán 2 tì 1 con nhỏ bằng quả chanh xinh lắm (rùa tai đỏ con ) tha hồ mà chọn !!! con rùa ăn giá đó cũng chụp tại nơi Vịt ở đấy !!!
    rùa tai đỏ

  9. wildkittenhn38

    wildkittenhn38 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2003
    Bài viết:
    1.402
    Đã được thích:
    0
    Ah , Min nhà em giống 2 nhóc tỳ bác alleykat post lên kia kìa . Em cho nó ăn cá mồi mà nó trốn mất bác ạ , bi h cho nó ăn cái gì được hả bác . Thanks bác trước nhé
  10. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    rùa hộp (box turtle)

Chia sẻ trang này