1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mình hỏi về cách quan sát hơi thở ở điểm xúc chạm nơi đầu mũi

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Phongca79, 02/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Phongca79

    Phongca79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Mình hỏi về cách quan sát hơi thở ở điểm xúc chạm nơi đầu mũi

    Thiền chỉ quán niệm hơi thở bằng cách định tâm vào hơi thở vào ra tại điểm xúc chạm của hơi thở nơi đầu mũi .

    -----------

    Ở đây là định tâm vào hơi thở chứ không phải định tâm vào sự xúc chạm của hơi thở .
    ------------

    Nhưng mình thắc mắc là thế thì vài trò của điểm xúc chạm nơi đầu mũi ở cách thiền này là gì nhỉ ?

    Mặt khác , các khác , Mình có thể quan sát lỗ hổng trong hơi thở , hơi thở vào , dừng 1 phần nhỏ của giây , hơi thở lại đi ra , lại dừng 1 phần nhỏ của giây , lại đi vào , mình quan sát song hành với hơi thở . Thế thì cách này có khác gì cách quan sát hơi thở qua điểm xúc chạm ở trên đâu nhỉ ? Đều là định tâm vào hơi thở mà ? Thế vai trò của điểm xúc chạm là gì đây khi mà mình chỉ chú ý đến hơi thở .

    Mình chưa rõ tường tận về những điều cần làm ở cách thiền này , mong các bạn chỉ giùm những thắc mắc khác biệt .
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Câu hỏi của bạn khá hay, trước khi bàn sâu vào chi tiết xin bạn cho biết vài điều sau đây:
    1. Tư thế ngồi của bạn có vững chưa, khi ngồi có bị rung lắc hay cong lưng quá, bạn ngồi kiết già bán già hay...chuối già ?
    2. Bạn có bị vọng tưởng hay ảo cảnh ko ? Có nhức đầu hay đau ngực ko ?
    3. Bạn định tâm đc bao lâu - ý mình là lúc ko có niệm thì bạn giữ đc bao lâu trong khi công phu, chứ ko phải là bạn ngồi đc bao lâu.
    4. Trong cuộc sống bạn có may mắn ra, sắc diện tươi sáng hơn, mọi ng nhìn bạn có cảm thấy vui tươi an lạc ?
    ..........
    Xin lỗi vì mấy câu vớ vẩn, mong bạn cho biết thêm.
    4.
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Khiếp.Bác nhân nhiệt tình kinh.Hỏi một câu bác hỏi lại 4 câu.Tác giả chạy luôn mất.
    Bác phòng công an hỏi vai trò của điểm tiếp xúc là gì?Trong kinh niệm xứ ko hề nói đến điểm đầu mũi này;nên cũng phải cẩn thận.
    Theo em;vai trò của nó nếu có là cái cột trói tâm(điểm trụ của tâm).Tâm ví như con ngựa.Tầm và tứ ví như dây trói;điểm tiếp xúc mà tầm và tứ dán vào ví như cây cột.
    Tuy nhiên em rất nghi ngờ phương pháp này.
  4. Phongca79

    Phongca79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Kính chào bạn TranThienNhan ,
    Thưa bạn Nhân kính mến , mình là lính mới to tí toe nên chỉ mới tập thiền được xíu xíu à , thế nên mới phải lò dò sách bút vào hỏi các bạn mà . Kinh nghiệm của mình chỉ là 1 tuần tập thiền quán niệm hơi thở theo kiểu quan sát lỗ hổng trong hơi thở như mình nói ở trên vào nửa năm trước, có tiến bộ nhanh nhưng theo chiều hướng lạ nên mình đã dừng lại .
    Hiện giờ mình đã rất quyết tâm tập trở lại và đã chọn Thiền Chỉ quán niệm hơi thở đầu tiên . Do tính mình cẩn thận suy xét nên đã có thắc mắc như nêu trên về cách theo dõi hơi thở qua điểm xúc chạm . Mong những người đi trước như bạn chỉ bảo mình chút xíu xíu à .
    Tối qua mình mới tập theo kiểu xúc chạm nơi đầu mũi này lần đầu tiên . Lính mới nhập ngũ mà , mong đại tá TranThienNhan chỉ bảm thêm mình nhé .
    1 ,Do mới tập lần đầu tiên nên mình ngồi trên giường 2 chân chạm đất , chứ không kiết già , bàn già
    2,Lính mới nên ko rõ
    3,Mình định tâm cũng được , do mình có thường ý thức về bản thân trong hoạt động hàng ngày nên định tâm cũng tạm dùng
    4, Lính mới nên không rõ
    Kính bạn
  5. Phongca79

    Phongca79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Cho bác 1 điểm nha , mình nghĩ chắc chắn điểm xúc chạm không phải điểm trụ của tâm . Tâm phải định vào hơi thở chứ , đó là yếu quyết của thiền quán niệm hơi thở mà .
  6. Phongca79

    Phongca79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Mình chọn cách theo dõi ở gần mũi theo cách Ajahn Chah chỉ dạy
    -------------
    Pháp Thiền Phật giáo nào cũng khởi đầu bằng tu Chỉ (Samatha) để tập cho tâm yên tĩnh rồi mới tiến đến tu Quán. Pháp tu của Ajahn Chah rất là thực tế, dễ hiểu nên nhiều người có thể áp dụng được. Theo đại đức thì bước đầu cần áp dụng pháp "theo dõi hơi thở" (Anapanasati) bằng cách chú ý vào chóp mũi hoặc môi trên gần chân mũi, để thấy rõ hơi thở ra, hơi thở vào ở nơi đó. "Ðiểm chánh là phải ghi thấy rõ hơi thở trong khi thiền, như vậy hành giả hằng biết lúc nào hơi thở ra và lúc nào hơi thở vào.Khi bước đi thì thấy rõ cảm giác khi chân chạm đất."[1] Lúc đầu nếu chưa chú tâm được thì có thể theo dõi hơi thở vào đi qua mũi, ngực, bụng, còn hơi thở ra từ bụng lên ngực và mũi. Sau khi đã có tiến bộ về sự chú tâm thì chỉ cần theo dõi hơi thở ở mũi thôi. Trong bước đầu mà sự chú tâm còn yếu thì có thể dùng câu chú "Bud-dho" mỗi khi hơi thở vào và ra. Cũng có thể niệm "Dharmo" hoặc "Sangho"[3]. Câu chú chỉ có mục đích chú tâm chứ không có mục đích nào khác nên đại đức nói là có thể dùng câu nào khác cũng được[1]. Ðiều cần là phải tập cho đều thì mới có kết quả tốt. Khi đang theo dõi hơi thở nếu có ý nghĩ khác chợt đến thì cần gạt đi để chỉ thấy biết có hơi thở. "Ðừng nghĩ đến điều gì hết - chỉ theo dõi hơi thở",[1] đó là điều mà đại đức nhắc nhiều lầ
  7. 3e87d50

    3e87d50 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    hơi thở tiếp xúc với đỉnh mũi, bạn sẽ cảm giác mát, có gió ở chóp mũi rồi hết, rồi lại lặp lại chu kỳ đó. cũng giống như niệm đếm số 0 1, 0 1, 0 1 ...v...v...v...
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Bác nói đúng rồi đấy nhưng bác nhận về điểm 1 đi.Chán bác quá.Đang làm học trò đi học lại chuyển sang làm thầy giáo chấm bài.Em có ví dụ này cho bác hiểu:
    Bác muốn đến chợ.Nhưng bác không biết đường đến chợ.Bác hỏi một người dân ở đấy.Người ấy chỉ chỗ cho bác rằng;hãy đi qua cái bưu điện đằng kia;rồi rẽ trái là vào chợ.Vậy vai trò của cái bưu điện ở đây là gì?
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    @Phongca79: Chào bạn, mình hỏi để biết xem bạn tập theo pp nào và đã tập tới đâu. Qua những thông tin này giúp mình hiểu nhiều hơn về vấn đề bạn hỏi.
    Nếu bạn học theo thầy Ajahn Chah tức là theo thiền Vipassana, một loại thiền có nguồn gốc gần với thời Đức Phật nhất, bạn học 1 tuần vậy là qua Thái học luôn àh ? nghe nói 1 tuần ấy rất nghiêm ngặt và tinh tấn lắm ?
    Phương pháp này đi sâu hơn cái trước, cũng như bạn biết toán nhân chia nhưng khi bắt đầu vào lớp 1 thì vẫn phải học lại toán cộng vậy.
    yếu chỉ của pháp này là KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP VÀO HƠI THỞ ! cứ nhìn nó, biết nó, tách nó ra mà ko phải là nó. Để làm chi ?
    Bạn ko can thiệp vào hơi thở, nhưng nó vẫn cứ dừng lại ở 1 thời khắc không thở, một khoảng lặng. Bạn nhận ra khoảng lặng đó, đó chỉ là bước 1.
    Sau đó bạn sẽ dần dần nhận ra là không phải cái khoảng lặng ấy có đc là do nó nằm giữa 2 nhịp thở ra vào, mà bản chất của nó là một sợi dây xuyên suốt mà các nhịp thở chỉ là những hạt chuỗi, đó chính là cái KHÔNG mà hơi thở tồn tại trên nó, khi nhận ra đc điều này bằng thực chứng, bạn sẽ thể nhập vào nó mà chứng nghiệm đc cái gọi là NHẬP ĐỊNH.
    nếu ko có điểm xúc chạm này, bạn sẽ nhanh chóng điều khiển hơi thở ngay ! và khi điều khiển rồi thì cái khoảng lặng ấy mất ngay tức thì ! Thay vì nhìn ra cái cần nhìn, bạn lại chú tâm vào sự điều chỉnh hơi thở. Chú tâm vào điểm chạm này, sẽ đánh lừa tâm bạn, giúp nó quên khuầy chuyện phải ...thở như thế nào !
    Trên đây là những kiến giải, có thể ko đúng, có thể bạn sẽ thắc mắc. Mình cũng ko muốn đào sâu vào chi tiết vì điều ấy ko giúp ích gì cho bạn, mà có khi sẽ làm bạn tự tưởng tượng rồi đánh lừa chính bạn.
    Hãy tiếp tục công phu và có gì thắc mắc cứ nêu lên.
    Chúc bạn tinh tấn.
  10. Phongca79

    Phongca79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Thưa đại tá TRANTHIENNHAN kính mến , xin được trao đổi cùng bạn xíu xíu
    1- Một tuần đó mình chỉ tự tập chứ không sang Thái bạn ạ . Rất may là tối nay mình ngồi thiền 1 lúc và đã hiểu tại sao hồi đó mình lại sợ hãi và dừng lại khi gặp những điều lạ .
    Đó là mình không có lòng tin vào cái tâm của mình và lòng tin vào Chánh Pháp nên tâm sinh ra hốt hoảng . Giờ đây nhờ giữ 5 giới và lòng tin vào Tam Bảo đã có nên mình đã hiểu được nỗi sợ hãi đó và coi là một cảnh sinh diệt do tâm tạo ra .
    2- Nhờ đọc bài bạn ( chỗ bạn nói về cái BIẾT ) mà mình có suy luận là :
    Việc dùng điểm xúc chạm nơi mũi chính là tạo ra 1 cực hay 1 đầu nối để chỉ chú tâm vào hơi thở ở đoạn cực ( đoạn đầu nối ) đó thôi .
    Vì hơi thở chạy dài , 1 cực là mũi , 1 cực là ngực , 1 cực là bụng nên nếu chỉ quan sát hơi thở đơn thuần thì người ta dễ loạn vào hành trình dài dằng dặc của nó từ mũi xuống bụng , và có thể nhầm sang quan sát các yếu tố đất , nước , gió , lửa của nó .
    Thế nên với việc chỉ ra 1 cực làm điểm xúc chạm , ta chỉ quan sát hơi thở quanh cực đó thôi .
    Không biết liệu suy nghĩ này có đúng đắn lắm không ?
    3- Xin hỏi bạn thế nào là NHẬP ĐỊNH ? Nhờ bạn giải thích hộ mình trạng thái này để mình hiểu rõ hơn trạng thái mà mình gặp phải .
    4-Khi đến lúc mà hơi thở dường như không còn nữa thì mình biết định tâm vào gì bây giờ ?

Chia sẻ trang này