1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mình hỏi về cách quan sát hơi thở ở điểm xúc chạm nơi đầu mũi

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Phongca79, 02/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Phongca79

    Phongca79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Pháp Bảo Đàn Kinh
    Phẩm Tọa Thiền Thứ Năm
    Sư dạy chúng rằng: Pháp môn này nói TỌA THIỀN vốn chẳng chấp tâm, cũng chẳng chấp tịnh, cũng chẳng phải là chẳng động. Nếu nói chấp tâm, tâm vốn là vọng, biết tâm như huyễn cho nên chẳng chấp. Nếu nói chấp tịnh, tự tánh vốn tịnh, chỉ do vọng niệm che khuất chơn như, nếu chẳng có vọng niệm, tánh tự thanh tịnh; khởi tâm chấp tịnh, lại sanh vọng tịnh. Vọng chẳng xứ sở, kẻ chấp là vọng, tịnh chẳng hình tướng, lại lập tướng tịnh cho là công phu; kiến giải như vậy chướng tự bản tánh, lại bị tịnh trói.
    Thiện tri thức, nếu người tu theo pháp chẳng động, khi thấy mọi người mà chẳng thấy tất cả thị phi, thiện ác, lỗi lầm của người, tức là tự tánh chẳng động. Thiện tri thức, kẻ mê thân dù chẳng động, mở miệng thì nói thị phi, tốt xấu, hay dở của người; như vậy là trái ngược với đạo, nếu chấp tâm tịnh tức là chướng đạo.
    Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, sao gọi là TỌA THIỀN? Trong pháp môn này vô chướng, vô ngại, bên ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi là TỌA, bên trong thấy tự tánh chẳng động gọi là THIỀN.
    Thiện tri thức, sao gọi là THIỀN ÐỊNH? Bên ngoài lià tướng là THIỀN, bên trong chẳng loạn là ÐỊNH. Ngoài nếu chấp tướng, trong tâm liền loạn, ngoài nếu lià tướng thì tâm chẳng loạn. Bản tánh tự tịnh tự định, chỉ vì thấy cảnh chấp cảnh thành loạn, nếu người thấy mọi cảnh mà tâm chẳng loạn, đó là CHƠN ÐỊNH vậy. Thiện tri thức, ngoài lià tướng tức THIỀN, trong chẳng loạn tức ÐỊNH, ngoài THIỀN trong ÐỊNH gọi là THIỀN ÐỊNH. Kinh Phạm Võng nói: Bản tánh ta vốn tự thanh tịnh. Thiện tri thức, niệm niệm tự thấy bản tánh thanh tịnh, tự tu tự hành, tự thành Phật đạo.
    ----------------
    Đoạn trên có lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng về Định.
    ----------
    Câu thắc mắc của mình là nếu 1 lúc mà mình vẫn ý thức được hơi thở từng khoảng khắc nhưng cùng đó vẫn thấy tư tưởng sinh ra rồi diệt thì liệu có phải là NHẬP ĐỊNH . Hay NHẬP ĐỊNH là dứt bặt mọi tư tưởng ?
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Nói nhiều càng lạc lối.
    Hơi thở vào hơi thở ra, có 1 khoảng nhỏ nó không thở. Nhiếp tâm vào cái kẽ ấy sẽ giúp ta chìm xuống sâu hơn hơi thở. Lúc ấy cơ thể vẫn cứ thở (rất nhẹ) mà tâm ta đang ở dưới, ở nơi cái nền, nên nó ko dính vào hơi thở nữa.
    Vọng tưởng cũng vậy, khi bạn phát hiện kẽ hở của nó, bạn chìm vào dưới gốc của nó, bạn thấy hằng hằng lớp lớp những thứ mà ngày xưa bạn nghĩ đó là chính bạn, nhưng nay bạn ko phải là nó.
    Như một tảng đá dưới hồ, mặc cho gió bão sóng to trên mặt. Đó là nhập định.
    Nói tới đây là đã bỏ qua 3 thứ:
    1. Phước rất lớn (có thể gọi là Phước vô lượng) bạn phải tạo ra rất nhiều lợi ích lớn lao cho đời, giúp họ hạnh phúc và an tâm, thì bạn mới đạt đc thiền định.
    2. Khí lực dồi dào, cơ thể khoẻ mạnh. Có như thế khi bạn đi qua các chướng ngại của thân và tâm rất nhẹ nhàng. Ng ko khoẻ chả đi đâu xa trong thiền định, mà thường hoang tưởng cảnh này nọ, thực ra là bị ma chướng.
    3. Đạo đức sáng ngời, sống một đời vì con người với tất cả các tính chất của một Người (mất chữ con)
    Thiếu 3 điều này, đừng nghĩ tới nhập định.
  3. Phongca79

    Phongca79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Nhập Định khó thế à , mình chưa hiểu nên không lường được .
    Vấn đề đã xong.
    Nhờ Mod xíu xíu close topic nhé .
    Chào các bạn .
  4. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    2 mắt chiếu vừa chiếu mũi, hơi thở dần dần tự nhiên điều hòa. Trước thì chú ý để quen, sau rồi ko cần mà lấy đó làm tiêu chuẩn tự nhiên ko cưỡng mà mắt tự nhiên lấy chóp mũi làm chuẩn. Mắt liên quan đến tâm, ko nên cố dùng mắt mà sao để tự nhiên thì tâm cũng tự nhiên dần. Sau dần hơi thở định, nhân tâm chết chân tính hiện( ko phải tôi chứng đoạn này, nhưng lý rất rõ ràng từ xưa nay) Không nên học đòi chống lưỡi kết ấn khi ngồi, 2 tay ôm đầu gối là tốt nhất.
    Mr_kinghoang nói kinh niệm xứ không có, nhưng lăng nghiêm thì có đấy.
    Nam thì tập được, nữ thì không nên.
    Được phicanh sửa chữa / chuyển vào 18:53 ngày 08/08/2009
  5. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    "ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM" (Kim cương kinh)
  6. Phongca79

    Phongca79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Cách này là của Đạo gia nhưng liệu áp dụng vào thiền nguyên thủy Phật giáo có được không nhỉ ?
    Tôi tìm cách thực hành từ sách của Ajahn Chah nhưng ông ấy không nói rõ các bước gì cả , thật là khó .
  7. Phongca79

    Phongca79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Bác trích dẫn gọn lỏn 1 câu thế này là sao vậy ? Ít nhất cũng phải nói ra rõ ràng xem nó liên quan gì đến câu hỏi của em chứ .
  8. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    Cách này là chỉ quán hay còn gọi là chỉ gián quán pháp(chắc ít người biết tên này). Trí khải tổ thiên thai tông truyền cái này cho anh trai mà thoát được số chết , cố nhiên còn ẩn dấu. Cái ẩn giấu này người tập chác phải tự mà tìm thôi. Thế là đủ nhé
  9. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
  10. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    rồi sẽ tới lúc hôn trầm xuất hiện, lúc đó lại phải cố gắng mà qua, bằng cách tập trung hít thở, niệm, ... khổ lắm

Chia sẻ trang này