1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Minh triết

    Đã từ lâu minh triết được xem là vị bà con nghèo của triết học;từ khi hình thành giới triết gia tư tưởng gia chuyên nghiệp; triết học nở rộ các trường phái;minh triết dần dần trở thành bẹt dĩ;bằng phẳng và không hấp dẫn tư duy.

    Minh triết thì không được xếp thành hệ thống; nó ẩn khuất trong các tôn giáo; lẻ tẻ ở các dân tộc (như ta hay nói nền minh triết của các dân tộc).

    Lời nói minh triết hiển nhiên nhạt nhẽo; không có góc cạnh; không có sự nổi bật; không có tranh luận cạnh tranh.....
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Minh triết chú trọng nhận thức của "cơ thể"; nói đúng hơn là không có sự chia tách giữa cơ thể là trí tuệ; điều khiển cơ thể cũng là điều khiển tâm trí (thiền; hơi thở; tư thế...)
    Minh triết cũng là một "khoa vệ sinh của tâm trí"; nó không bám lấy một tư tưởng nào cả; điều đó gây nhiễu cho tâm trí. Nó không ngước mắt lên nhìn "các tư tưởng"
  3. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    minh triết có thể được định nghĩa, khái niệm, chỉ ra hay không?
  4. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    ví dụ, dẫn chứng
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Có thể coi minh triết là cực đối lập hữu cơ của triết học!
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Có một logic đáng lẽ phải bắt đầu từ nó;nếu ở triết học phát triển trên một bình diện thuần túy lý thuyết thì ở bậc minh triết ở ông; đem ra thực hành
    Triết học nghiên cứu các vấn đề như thể phải tìm ra chân lý rồi tuân theo như là một sự áp dụng của khoa học vào kỹ thuật; tưởng chừng vấn đề đơn giản thế; mục đích là đạt được "hạnh phúc". Triết học đã phó mặc vai trò tối cao cho trí tuệ mà bỏ bẵng mất "cơ thể"
    Nietzche nói: "Không phải những mệnh đề siêu hình học nhất của tôi bao giờ cũng phải phụ thuộc vào sinh lý học của tôi" Và chừng ấy mỉa mai thôi cũng đủ để cho diễn từ đứng vững.Kỳ thực; nhận thức-bao giờ cũng phụ thuộc vào hiện sinh-dù nó có chối bỏ đến mức nào nữa (Đó là điều mà chủ nghĩa hiện sinh-Kiarkeegard chuyên chú nhấn mạnh)
  7. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    khi minh triết có đối cực, có liên hệ hữu cơ với triết học, thì chẳng phải có bao nhiêu triết thuyết sẽ có bấy nhiêu minh triết thuyết đó sao.?
    minh triết có thể có nhiều trường phái sao?
  8. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    ?oMinh Triết Trong Một Phút?, nguyên văn bằng tiếng Anh với nhan đề ?oOne Minute Wisdom? của cha Anthony de Mello, được nhà xuất bản Gujarat Sahitya Prakash phát hành và đến nay đã được dịch ra 21 ngôn ngữ khác nhau ở trên thế giới.
    Tác giả: Lm. Anthony de Mello, S.J.
    Gs. Đỗ Tân Hưng chuyển ngữ
    ==========================
    ?oThưa Thầy, có thể nào có sự Minh-Triết Trong Một Phút không??
    Minh-Sư đáp: ?oChắc chắn có.?
    ?oNhưng một phút chắc chắn quá ngắn ngủi phải không??
    ?oNó quá dài đến độ thừa ra năm mươi chín giây đấy!?
    Thấy đệ tử ngỡ ngàng, Minh sư bèn nói tiếp: ?oPhải mất bao lâu để nhìn thấy mặt trăng??
    ?oVậy tại sao ta cần phải mất bao nhiêu năm tháng dài để bồi bổ tâm linh??
    ?oCó thể phải mất cả cuộc đời mới mở được mắt mình ra. Nhưng để nhìn thấy thì chỉ cần một chớp nhoáng.?
    Minh Sư trong những mẩu chuyện sau đây không phải là một nhân vật duy nhất. Ngài chính là một Gu-ru Ấn-Độ, một Thiền Sư, một Đạo Nhân, một Ra-Bi Do-Thái, một Đan Sĩ Kitô giáo, một Xu-Phi Hồi giáo. Ngài vừa là Lão-Tử lẫn triết gia Socrate, là Đức Phật Thích-Ca lẫn Chúa Giêsu, là Zarathustra lẫn đức Mahomet. Người ta tìm thấy giáo thuyếtù của ngài ở thế kỷ thứ bảy trước công nguyên và ở trong thế kỷ hai mươi nữa. Sự minh triết của ngài thuộc về cả Đông lẫn Tây. Tiểu sử của ngài thực sự có quan trọng lắm không? Nói cho cùng, lịch sử chỉ ghi chép những hiện tượng, chứ không phải cái Thực Chất, những giáo thuyết chứ không phải sự Thinh Lặng.
    Chỉ cần một phút để đọc mỗi một giai thoại sau đây. Có thể quí vị sẽ thấy ngôn từ của Minh Sư chói tai, gây phẫn nộ, hoặc hoàn toàn vô nghĩa. Quả thật không phải là một quyển sách dễ đọc! Sách này được viết ra, không phải để giáo huấn nhưng để Thức Giác. Tiềm ẩn trong những trang sách đó (không phải trong những giòng chữ in, không phải ngay cả trong những câu chuyện, nhưng là trong tinh thần, trong tâm thức, trong bầu không khí) là một sự Minh Triết không thể truyền đạt qua ngôn ngữ con người. Khi quí vị đọc những trang sách in và cố gắng lãnh hội ý nghĩa ngôn từ khó hiểu của Minh Sư thì có thể quí vị, mặc dù không chú tâm, sẽ được may mắn sa vào sự Giáo Huấn Thầm Lặng bàng bạc trong suốt quyển sách và quí vị sẽ được Thức Giác - và biến đổi. Minh Triết có nghĩa như sau: quí vị được thay đổi mà không cần phải dùng một nỗ lực mảy may nào; được biến đổi - quí vị tin hay không thì tùy ý- chỉ bằng cách thức giấc để đối diện với thực chất, cái thực chất không nằm trong ngôn từ mà hiện hữu bên kia biên giới của ngôn ngữ.
    Nếu quí vị may mắn đã được Thức Giác, quí vị sẽ hiểu vì sao ngôn ngữ tinh tế nhất là ngôn ngữ không được diễn đạt bằng lời nói, hành động tinh tế nhất là hành độâng không thẻâ hiện bằng việc làm và sự biến đổi tinh tế nhất là sự biến đổi không do ý lực.
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Minh triết thì không có lịch sử(chỉ có lịch sử của mỗi nhà minh triết) ; không có trường phái như triết học; nó thuộc về tất cả các thời; nó đến từ đáy sâu của thời gian; có thể nói minh triết là phần "phản lịch sử" của tư duy. Nó luôn sẵn sàng dọn ra cho chúng ta như cái "chúng ta có nhiều nhất trong tay"; và thường không thể trực tiếp bị phê bình
    Trong khi triết học không ngừng nở rộ thì ngay từ thời Hy Lạp cổ đại; người ta vẫn không ngừng cho rằng tư duy đem lại lẽ sống cho con người là minh triết chứ không phải triết học
    Triết học truy tìm sự kì bí; sự bí ẩn. Còn minh triết thì chăm chú vào cái hiển nhiên(chính vì cái gì quá hiển nhiên mà người ta quên khuấy nó đi). Bằng cách đi tìm chân lý;sự bí ẩn triết học đã trở thành một cuộc phưu lưu mạo hiểm mê hồn; do đó mà gần như chiếm hết hứng thú của minh triết . Minh triết trở nên nhạt nhẽo không cứu vãn được.
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Một lời nói như "Cây bách ngoài sân". Chẳng thể phán xét được là nó đúng hay nó sai; nhưng lại có thể khiến người ta ngộ ra được. Ấy là vì; thông qua một chức năng khác của lời nói ; đó là vừa trình bày lại vừa xui khiến; các bậc minh sư có khả năng khai ngộ cho người khác thấy bằng cả một thái độ nhân văn; bằng "toàn bộ cơ thể" chứ không phải là bằng giải thích thuần túy lý tính. Hơn thế nữa nó còn phải mượn đến một thao tác khác là thao tác "thẩm mỹ học" [có nhiều điều chúng ta chỉ có thể hiểu thông qua một tư thế]
    Triết học quan tâm đến đúng sai rành rọt; còn minh triết quan tâm đến sự thỏa đáng (đúng sai không quan trọng miễn là thỏa đáng); do đó minh triết quan tâm đến sự điều tiết sao cho thỏa đáng; còn triết học quan tâm đến sự phát lộ "chân lý".

Chia sẻ trang này